Chào mừng đến với Tử Bình diệu dụng.
Trang 1 của 3 123 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 27
  1. #1
    Ban quản trị

    Ngày tham gia
    Jun 2014
    Bài viết
    858

    Ứng dụng bí pháp Âm Dương

    Ứng dụng bí pháp Âm Dương

    Mục lục
    Một, Nguyên tắc chung
    Hai, Lý luận Trung Hòa
    Ba, Quy luật phổ biến cát hung họa phúc
    Bốn, Tường giải hỉ kỵ của Thập Can: (Ngũ hành hóa khí)
    1, Đơn Đinh độc Giáp, là mắt mù chân thọt:
    2, Giáp kiến Nhâm, nhiều tai nạn:
    3, Quý Bính thấy nhau máu huyết đổ:
    Năm, Tường giải Thập can hỉ kỵ:
    1), Giáp mộc
    2), Ất mộc
    3), Bính hỏa
    4), Đinh hỏa
    5), Mậu thổ
    6), Kỷ thổ
    7), Canh kim
    8), Tân kim
    9), Nhâm thủy
    10), Quý thủy
    Sáu, Phép dùng Thập Can
    1) Giáp mộc
    2) Ất mộc
    3) Bính hỏa
    4) Đinh hỏa
    5) Mậu Kỷ thổ
    6) Canh kim
    7) Tân kim
    8) Nhâm Quý thủy
    Bảy, Mật pháp Âm Dương tốc đoán cát hung
    1) Tổng quyết:
    2) Bí quyết “Tự bính Tự” Thập can
    Đức trọng Quỷ Thần kinh,
    Tài cao Long Hổ phục.

  2. Cảm ơn bởi:


  3. #2
    Ban quản trị

    Ngày tham gia
    Jun 2014
    Bài viết
    858
    Một, Nguyên tắc chung

    Nguyên tắc chung luận phú quý bần tiện, thọ yểu cát hung là âm dương hòa hợp, trong đó cũng bao hàm cân bằng âm dương.
    Ba nguyên tố lớn luận mệnh là: Ngũ hành, Thập Thần, Cung vị. Lúc ứng dụng thực tế còn phải xem vượng suy, nhưng không phải ;à nói phép cân bằng vượng suy đơn thuần như trước đây.
    1), Lúc dụng ngũ hành luận mệnh, vượng suy có thể nói là cân bằng âm dương.
    2), Thập Thần luận mệnh thì nói Thuận dụng Nghịch dụng đối với Cát Hung thần.
    Trung y thì nói cân bằng âm dương, còn Mệnh lý thì nói âm dương hòa hợp, chính là lấy "Trung Hòa" làm nguyên tắc.

    Hai, Lý luận Trung Hòa

    "Trung hòa" phân ra làm 2 bộ phận lớn là "Trung Dung" và "Hài hòa".
    "Trung" tức là không nghịch với quy luật, pháp tắc của bản thân sự vật.
    "Hòa" tức là hài hòa không tương chiến. Trong đó Trung dung là đã bao hàm ngũ hành cùng thập thần vượng suy là không thể thái vượng hoặc là thái nhược. Đối với thập thần mà nói, trọng điểm của Trung dung là ở chỗ Cát Hung thần tất cần phải tuân theo quy luật và pháp tắc, tức Cát thần phải hộ vệ, Hung thần phải chế hóa.
    + Nếu như ở trong Ngũ hành có mộc hỏa lộ rõ vượng, thì thích có kim thủy đến ức chế. Kim thủy lộ rõ vượng thì thích có hỏa thổ đến ức chế. Đồng thời còn phải xem xét đến đặc tính của âm dương, dưới tình huống thông thường âm thích có dương chế, dương phải đi chế âm, đây gọi là Âm Dương chính dụng, là đại cát đại lợi.
    Lúc Dương quá vượng hỉ Âm để cân bằng, nhật can là hỏa, lộ rõ vượng, cần thấy thủy, chỗ này gọi là quản thúc, nếu không hỏa quá tự do, sẽ xuất hiện tật bệnh ở phương diện tinh thần, tư tưởng, như học tập khí công, nghiên cứu học thuật mà dẫn đến tẩu hỏa nhập ma. Lúc này nếu như thấy thủy, thì là thành danh. Lúc Âm quá vượng thì phải có Dương đến khắc, để đạt đến âm dương cân bằng mà Âm thể hiện là có liên quan đến chính sự.
    + Lúc luận ngũ hành phải xem lực lượng bản thân ngũ hành có trung hòa hay không, có phù hợp với định lý 2/8 hay không? Dương lúc lộ rõ vượng thì phải thấy Âm để cân bằng, lúc Âm lộ rõ vượng thì phải thấy dương để cân bằng.
    + Lúc luận Thập Thần thì lấy đạo sử dụng bản thân Cát Hung thần làm nguyên tắc, Cát thần phải thuận dụng, Hung thần phải nghịch dụng. Cho dù lúc Tứ Hung thần nhược cũng không thể sinh trợ cho nó, lúc sinh trợ cho dù có thân thể khỏe mạnh, nhưng ở trên thuộc tính xã hội sẽ có tai họa. Còn trong Tứ Cát thần, nếu như thân vượng thấy Ấn, vẫn cứ cần có Quan tinh đến hộ vệ Ấn tinh, đây là thuận dụng, mà có phú quý. Cũng chính là nói, thập thần đối với phép xem vượng suy là không coi trọng. Do đó, Âm Dương nói hòa hợp mà không nói cân bằng. Nếu như nói bản thân thập thần đã là nghịch với pháp tắc Trung dung, bản thân thái vượng hoặc là thái nhược thì sức khỏe và lục thân tất sẽ có vấn đề xảy ra.
    Lần sửa cuối bởi Hùng804, ngày 28-03-17 lúc 11:50.
    Đức trọng Quỷ Thần kinh,
    Tài cao Long Hổ phục.

  4. Cảm ơn bởi:


  5. #3
    Ban quản trị

    Ngày tham gia
    Jun 2014
    Bài viết
    858
    Hòa: Đây là nguồn gốc thông thường của cát hung họa phúc, Hòa là cát, Chiến thì hung. Trong đó 30% tai họa là bởi do ngũ hành, bản thân thập thần vượng suy sai lệch ra khỏi đạo trung dung mà tạo thành. Lúc bản thân không sai lệch khỏi đạo trung dung, lại kết hợp "Hòa" để xem. Ngũ hành, Thập Thần hài hòa là cát, chiến cục thì có tai họa.
    Cũng không phải tương khắc thì gọi là Chiến, như Thực thần chế Sát, bản thân chính là phù hợp với đạo Trung dung, không phải gọi là Chiến. Trong Ngũ hành thì mộc hỏa, kim thủy thấy nhau, trong Thập Thần là có xuất hiện tổ hợp Kiêu thần đoạt Thực, Thương quan kiến Quan, đồng thời lúc lực lượng một phương lộ rõ lớn hơn một phương khác, thì xưng là Chiến cục.
    + Kim Mộc tương chiến, lúc lực lượng kim lớn hơn mộc, tất là có tai. Như Canh Thực chế Giáp Sát, lực lượng Canh kim lớn hơn Giáp mộc, lúc này dùng phương thức Tài tinh là không thích hợp, như làm việc ở cơ quan chính phủ, cũng sẽ làm ra chuyện nghịch đạo đức nhân nghĩa, như chặt cây phá rừng hoặc là làm ra chính sách bạo lực. Lúc tổ hợp không tốt sẽ làm ra chuyện không hợp pháp.
    + Thủy Hỏa tương chiến, lúc lực lượng thủy lớn hơn hỏa, gọi là Thủy bắt nạt Hỏa, tất nhiên là có tai họa, sẽ xuất hiện họa khẩu thiệt kiện tụng, lao tù, nghiêm trọng là có họa đại tai sinh tử. Lúc lực lượng hai bên xấp xỉ nhau, thì tổn thất không lớn, luôn luôn giằng co nhau mà không gây chiến. Lúc lực lượng mộc hỏa lộ rõ lớn hơn kim thủy, cũng sẽ xuất hiện hiện tượng phản khắc, hình thành tổ hợp mộc lấn át kim, hỏa lấn át thủy.
    Thiết khẩu đoán thẳng: Âm lấn Dương có đại tai, thủy vượng khắc thương hỏa, kim vượng khắc thương mộc, tất là có tai họa. Trái lại mộc làm nhục kim, hỏa làm nhục thủy thì cũng có tai họa.

    + Sao gọi là Chiến? Đôi bên đều có lực lượng, nhưng lực lượng khác nhau rất xa, tất là một phương có đại tai. Lúc lực lượng đôi bên xấp xỉ nhau, gọi là giằng co nhau. Khi tách rời ra khỏi đạo trung hòa tất là có họa.
    Trong hai tái thể lớn của Âm Dương, ngũ hành tương chiến, là có tai họa ở phương diện thuộc tính tự nhiên, như sức khỏe bản thân không tốt, lục thân có họa, chỗ làm nghề nghiệp không hợp pháp, sẽ làm ra chuyện trái với nhân nghĩa đạo đức. Thập Thần tương chiến, là sẽ có tai họa ở phương diện thuộc tính xã hội.
    Đức trọng Quỷ Thần kinh,
    Tài cao Long Hổ phục.

  6. Cảm ơn bởi:


  7. #4
    Ban quản trị

    Ngày tham gia
    Jun 2014
    Bài viết
    858
    Ba, Quy luật phổ biến cát hung họa phúc

    1. Âm Dương hòa hợp: Cân bằng ở trên "Vượng Suy Trung Hòa".
    Ở trên Tượng pháp có thể thường xuyên gặp phải. Nhật chủ cùng mỗi một ngũ hành, thập thần, lúc sai lệch khỏi Trung Hòa thì tất có họa. Dưới tình huống thông thường phù hợp với nguyên tắc 2/8 thì không có chuyện. Mộc Hỏa là Dương, Dương là chính phủ, không thích bị khắc. Kim Thủy là Âm, Âm không thể được sinh, bởi vì Âm là tiểu nhân, tật bệnh, lúc có chế hóa thì có thể sinh. Nếu lúc Dương quá vượng, cũng phải dụng kim thủy để khắc, nhưng điều kiện tiên quyết là lúc mộc hỏa lộ rõ vượng thì mới được. Trái lại kim thủy vượng hơn mộc hỏa, là nói âm lấn dương, tất có họa. Lúc ứng dụng thực tế, lộ rõ vượng thì hỉ khắc, lộ rõ nhược thì hỉ sinh.
    2. Dương chế Âm là cát, Âm chế Dương là hung.
    + Trong Thập Thần, dương là cát thần, âm là hung thần. Cát thần chế hung thần là cát, hung thần chế cát thần là họa. Dương chế Âm là khắc, là có thành tựu lớn. Dương nếu muốn có chỗ thành tựu thì phải đi chế âm, là cát. Như chính phủ phát huy tác dụng thống trị mặt xã hội u ám. Dưới tình huống thông thường, âm chế dương không lấy cát luận, giống như Hung thần chế Cát thần.
    + Trong Ngũ hành, ngoại trừ lúc mộc hỏa lộ rõ vượng thì mới thích kim thủy khắc. Kim thủy vượng khắc mộc hỏa đều là có họa, tối thiểu là thân thể lục thân không tốt, nghiêm trọng là có họa kiện tụng lao tù.
    + Trong Cung Vị, năm tháng là Dương, ngày giờ là Âm. Ngày giờ hình xung phá hại năm tháng, là có họa lớn, ngoại trừ dưới tình huống năm tháng là kỵ thần còn tốt. Năm tháng lúc là mộc hỏa, là cát thần, bị ngày giờ chế, tổn thương dương thì họa không nhỏ, trước tiên lục thân là thiếu không đủ, tối thiểu là không có nơi nương tựa lục thân.
    1), Tổn thương dương, Dương trọc: Có họa. Thể hiện ra là không có nơi nương tựa, cha mẹ bất toàn, lục thân vô duyên, kiện tụng lao tù.
    Thể hiện là xuất gia, học thuật tẩu hỏa nhập ma, tổn hại xã hội, vì nhìn không thấy xã hội trụy lạc mà phản xã hội, hành vi tổn hại xã hội cùng người khác không phải là vì danh lợi, chỉ do tư tưởng có vấn đề. Tai họa cùng tổn thương dương là giống nhau, tổn thương chính phủ, đơn vị, cùng bất hòa lĩnh đạo, cha mẹ, không có lục thân.
    2), Tổn thương âm, Âm trọc: Sức khỏe có vấn đề, bởi vì âm là thể xác, là kinh tế, con cái, phối ngẫu có họa, hoặc thái độ nam nhân đối với vợ không tốt, hôn nhân không tốt.
    Đức trọng Quỷ Thần kinh,
    Tài cao Long Hổ phục.

  8. Cảm ơn bởi:


  9. #5
    Ban quản trị

    Ngày tham gia
    Jun 2014
    Bài viết
    858
    Sau đó cứ mỗi ngày xem một lần những nguyên tắc này, thì tự nhiên sẽ hiểu. Sau khi nhận thức thông thần Âm Dương chân chính, sẽ có được linh cảm, sau khi nối liền cùng tinh thần Tử Bình, thì cũng không cần dạy mặt đối mặt, tự có năng lượng Tử Bình đến dạy bạn, thì dần dần biết biến thông. Nếu như không thông thần, chỉ có thể trở thành Dự trắc sư ưu tú, mà không đạt đến tầng lớp cao thủ. Bao gồm cả văn học nghệ thuật, đạt đến tầng lớp cao đều phải thông qua quỷ thần.
    Then chốt vẫn là ở Thập Can, sau này sẽ giảng tác dụng địa chi, sẽ biết phép luận thông tục là không có liên quan cùng âm dương, không nhận địa khí, dụng lý luận âm dương xem, rất đơn giản.
    Bản chất Tượng pháp là xem trọng âm dương ngũ hành, dùng thập thần không nhiều lắm. Ngũ hành luận thuộc tính bản chất, như công việc, phương vị kiếm tiền, phẩm chất, tính cách, cùng quan hệ bên ngoài, năm nào đó thân thể không tốt sinh bệnh, chỗ này đều không có liên quan đến phú quý bần tiện, cát hung họa phúc, cát hung họa phúc là luận tai nạn trọng đại và tật bệnh.
    Luận Tượng pháp chính là xem Thập Thiên Can, đương nhiên phải có kết hợp địa chi, thiên can là từ địa chi xuất ra, không hiểu địa chi thì không luận được mệnh. Lúc luận tượng nhân sự, thiên can là khí là đại biểu, bề ngoài xem thiên can, chân chính căn nguyên thực tế là ở địa chi. Thiên can là Khí, địa chi là Hình, địa chi tàng can, là hình tàng khí, hình chủ tĩnh, hình động thì khí mới có thể động, cho nên địa chi phát sinh hình xung hợp hại, thì can tàng mới phát sinh tác dụng.
    Chỗ Thiên Địa Nhân đối ứng Thiên chính là thiên can, Địa đối ứng là địa chi, Nhân đối ứng là Nhân nguyên, phán đoán chi tiết cuộc đời chính là thông qua nhân nguyên tàng can địa chi cộng thêm quan hệ tác dụng địa chi mà xuất ra. Tượng pháp là thông qua tàng can ở địa chi để nhận biết thiên can. Hiểu được những lời này, thì phương hướng Tượng pháp sẽ đúng.
    Lúc xem tượng nhân sự là xem tàng can ở địa chi, đại biểu là thiên can, tất phải dùng lý luận đồng gia để suy luận. Đơn giản Thiên can là đại biểu, là công năng. Địa chi là thực lực, là cơ sở.
    Tượng nhân sự của Thập Thiên Can không chỉ xem đơn thuần thập thiên can, thiên can đối ứng can tàng địa chi mới là Tượng nhân sự thiên can chân chính. Một thiên can rất sợ cái gì, thích nhất cái gì, là thông qua âm dương hòa hợp cùng quan hệ tác dụng địa chi để thể hiện. Những bí quyết này khả năng bất kỳ trong sách nào ở trên phường in hè phố đều không có, cá biệt hiếm có được chân truyền, nếu có môn quy thì không thể truyền. Thực tế, những chỗ này đều không có bất kỳ cơ sở nào để bảo lưu.
    Lần sửa cuối bởi Hùng804, ngày 28-03-17 lúc 11:57.
    Đức trọng Quỷ Thần kinh,
    Tài cao Long Hổ phục.

  10. Cảm ơn bởi:


  11. #6
    Ban quản trị

    Ngày tham gia
    Jun 2014
    Bài viết
    858
    Bốn, Tường giải hỉ kỵ của Thập Can: (Ngũ hành hóa khí)

    Giáp Kỷ hợp thổ, Ất Canh hợp kim, Bính Tân hợp thủy, Đinh Nhâm hợp mộc, Mậu Quý hợp hỏa.
    Cho nên Giáp Kỷ sợ Đinh Nhâm, Ất Canh sợ Mậu Quý, Bính Tân sợ Giáp Kỷ, Đinh Nhâm sợ Ất Canh, Mậu Quý sợ Bính Tân.
    Thiên can là dương, là khí, có lú rất nhiều lấy ngũ hành thiên can hóa khí luận mệnh.
    Ví dụ như Giáp Kỷ sợ Đinh Nhâm, bởi vì ngũ hành Giáp Kỷ hóa khí thuộc thổ, ngũ hành Đinh Nhâm hóa khí thuộc mộc, mộc khắc thổ, cho nên Giáp Kỷ sợ Đinh Nhâm.
    Ngũ hành Giáp chính là mộc, ngũ hành hóa khí là thổ, Giáp sợ Đinh Nhâm.

    1, Đơn Đinh độc Giáp, là mắt mù chân thọt:

    Chỉ qua là ở trong mệnh cục tứ trụ nếu thiên can chỉ có một Đinh hỏa hoặc là một Giáp mộc, hoặc là một Đinh, một Giáp đều thấu thiên can, thì ngụ ý là bất lợi đối với một đời người, hoặc là tương đương có tin tức tổn hại. Bất luận là xuất hiện ở can năm, can tháng, can ngày hoặc là can giờ, đều biểu thị mệnh chủ này cùng những lục thân khác có bệnh tai nhiều hoặc là mang tàn tật (tàn tật là chỉ một bộ phận nhỏ trên thân thể không đầy đủ, như chân tay bị thương đứt ngón tay, hoặc là trên khuôn mặt có vết sẹo, hoặc chân tay bị thương sau khi khỏi sẽ bị gãy xương). Dân gian gọi "Đơn Đinh độc Giáp, mắt mù chân thọt", dùng từ mặc dù có chút khuếch đại, trong thực tế chính xác có chỗ thích hợp làm kinh người.

    2, Giáp kiến Nhâm, nhiều tai nạn:

    VD: Nhâm Tý, Mậu Thân, Giáp Thân, Kỷ Tị
    Năm 1997 Đinh Sửu, lấy đi tài khoản của công ti, suýt nữa ngồi tù; năm 2002 Nhâm Ngọ, bị đánh vở phần đầu, lưu lại hậu họa, năm 2004 phát tác bệnh tinh thần.
    Năm 2007 Đinh Hợi, bệnh tinh thần lại tái phát, năm này làm đại lý bị phá sản; năm 2012 Nhâm Thìn, say rượu té xe, tự đụng xe bỏ mạng. Đều là sự tình ở năm Đinh, Nhâm phát sinh khá là nghiêm trọng.
    Lại ví dụ như Mậu Quý sợ Bính Tân, bởi vì ngũ hành Mậu Quý hóa khí thuộc hỏa, ngũ hành Bính Tân hóa khí thuộc thủy, thủy khắc hỏa; đặc biệt Quý thủy sợ Bính hỏa.

    3, Quý Bính thấy nhau máu huyết đổ:

    Quý là mây đen mưa phùn, Bính là Thái Dương, cả hai không ai nhường ai đúng là bạn tiến thì tôi lui, một khi thấy nhau thì sẽ có sự tình phát sinh.
    Nam mệnh: Giáp Tý, Bính Dần, Quý Dậu, Quý Hợi. Cả người vết thương lớn nhỏ vô số.
    Lần sửa cuối bởi Hùng804, ngày 28-03-17 lúc 12:00.
    Đức trọng Quỷ Thần kinh,
    Tài cao Long Hổ phục.

  12. Cảm ơn bởi:


  13. #7
    Ban quản trị

    Ngày tham gia
    Jun 2014
    Bài viết
    858
    Năm, Tường giải Thập can Hỉ Kỵ

    1), Giáp mộc

    Giáp mộc đối ứng là Dần mộc, trong Dần mộc tàng Giáp, Bính, Mậu. Như trong bát tự không có Bính hỏa, có Giáp mộc cũng chính là có Bính hỏa. Thì sẽ có tín hiệu tin Phật, cầu đạo.
    Trong Ất mộc không có hỏa, thì không nhất định là tin phụng đạo Phật, bởi vì Ất mộc là hiện thực, còn Giáp mộc thì tinh thần hóa. Giáp mộc rất sợ Nhâm thủy, bởi vì thủy sẽ tiêu diệt Bính hỏa trong Giáp Mộc, thì Giáp mộc biến thành Ất mộc. Do vậy, lúc Giáp mộc thấy thủy nhất là Nhâm thủy hoặc tình huống lúc Giáp mộc là kỵ thần không có chế hóa thì sẽ có bệnh tim, thị lực không tốt. Giáp mộc rất sợ Nhâm thủy, chủ tim, mắt không tốt.
    Giáp mộc là Dần mộc, trong quan hệ địa chi đối ứng Dần Hợi hợp, lúc hỏa ở thiên can không vượng mà kim thủy vượng, thì là tổn thương dương, đôi mắt có vấn đề.
    VD Càn tạo: Ất Mão, Giáp Thân, Quý Mão, Ất Mão
    Mộc vượng là kỵ, Giáp mộc Thương quan là bệnh thần, đôi mắt có bệnh, là người mù.
    VD Khôn tạo: Mậu Tý, Giáp Tý, Giáp Ngọ, Nhâm Thân
    Tiểu nữ hài, trong bát tự âm vượng, dụng Mậu thổ để ngăn âm thủy, Giáp mộc kiến Nhâm thủy, hỏa tổn thương mà biến thành Ất mộc lại khắc Mậu thổ là kỵ thần, đôi mắt không tốt, xem ti vi thường chảy nước mắt.
    Giáp mộc thấy Bính hỏa có thể vứt bỏ không để ý tới sự nghiệp, gia đình, mà truy cầu văn hóa, lý tưởng. Bởi vì trong Giáp mộc có mng Bính hỏa, Giáp mộc thấy Bính hỏa, liền có thể thực hiện lý tưởng và truy cầu, cho nên rất kích động.
    Trong Ất mộc không có hỏa, thấy Bính hỏa là thích nói, nhưng sẽ không hăng hai tiến lên.
    Năm tới năm Giáp Ngọ, Giáp mộc kiến Bính hỏa, trong bát tự nhật can là Bính, hoặc là có Bính hỏa, sẽ không quan tâm tới truy cầu lý tưởng.
    Lúc luận tượng nhân sự, phải nắm Giáp mộc xem làm 3 hành Giáp Bính Mậu.

    2), Ất mộc

    Ất mộc đối ứng là Mão mộc, chỗ đại biểu rất đơn thuần chỉ là Ất mộc. Bên trong không có hỏa, sẽ không hiến thân.
    Trong tất cả can âm đều có mang kim thủy, trong Ất mộc thủy nhiều rất ảm thấp, vì vậy, Ất Mão thấy thủy nói là phong thấp.
    Đức trọng Quỷ Thần kinh,
    Tài cao Long Hổ phục.

  14. Cảm ơn bởi:


  15. #8
    Ban quản trị

    Ngày tham gia
    Jun 2014
    Bài viết
    858
    3), Bính hỏa

    Bính hỏa đối ứng Tị hỏa bên trong có chứa Bính hỏa, Canh kim, Mậu thổ. Bản thân Bính hỏa đại biểu tu dưỡng văn hóa, nhưng tính khí không tốt, có lúc sẽ lạnh lẽo vô tình, bởi vì bên trong có chứa Canh kim, Canh kim rất lạnh lùng vô tình.
    Bính hỏa vạn đào hoa cũng rất nhiều, bởi vì Canh kim là Thiên Tài, đối với nam nhân Bính hỏa mà nói phổ biến được người khác giới rất thích. Nhưng Bính hỏa thấy Giáp mộc, thì sẽ vô tình đối với tình nhân, thông qua quan hệ địa chi có thể biết, Dần Tị tương hại, trong Dần có Bính hỏa khắc Canh kim trong Tị.
    Bính hỏa chủ tinh thần, nhưng người Bính hỏa trời sinh là chiêu tài, bởi vì Bính hỏa mang Canh kim, chỉ qua là cuối cùng sẽ tán tài, bởi vì Canh kim là Thiên tài.

    4), Đinh hỏa

    Đinh hỏa đối ứng là Ngọ hỏa, bên trong có chứa Đinh hỏa, Kỷ thổ. Nhân nguyên là tượng nhân sự, bất cứ chuyện gì cũng đều từ thiên can để đại biểu, đem địa chi chuyển qua trên thiên can là được.
    Kỷ thổ là cuộc sống, là nhân gian, cho nên Đinh hỏa là lò lửa ở nhân gian. Chỗ này thì người Đinh hỏa khá là hiện thực, còn người Bính hỏa thì là lý tưởng hóa và tinh thần hóa. Tất cả can âm đều có mang kim thủy, Đinh lại có chứa Kỷ, rất hiện thực, rất thực tế.
    Mậu Kỷ thổ rất phức tạp, nhưng cũng rất đơn giản.
    Đức trọng Quỷ Thần kinh,
    Tài cao Long Hổ phục.

  16. Cảm ơn bởi:


  17. #9
    Ban quản trị

    Ngày tham gia
    Jun 2014
    Bài viết
    858
    5), Mậu thổ

    Mậu thổ xuất ra từ trong Thìn, Tuất, bên trong có chứa Mậu thổ, Ất mộc, Quý thủy, Tân kim, và Đinh hỏa.
    Thông thường trong bát tự Mậu thổ có chứa 3 loại thiên can, lấy nguyên tắc Mậu thổ xuất ra từ một địa chi nào đó mà phán đoán, nếu xuất ra từ trong Thìn, thì bao hàm Mậu thổ, Ất mộc, Quý thủy. Xuất ra từ trong Tuất, thì bao hàm Mậu thổ, Tân kim, Đinh hỏa.
    Nhưng bản tính Mậu thổ là dương, thì lấy nửa hỏa mà xem. Nhưng lúc trong bát tự có thủy vượng, sinh ở mùa đông, dưới tình huống có Thân Tý Thần hợp thủy cục, thì đem Mậu thổ xem là thủy, bởi vì Mậu thổ là con tắc kè bông biến hóa. Thiên can có Mậu Quý hợp, thì bản thân Mậu thổ cùng thủy có quan hệ rất tốt. Lúc trong bát tự thủy vượng, thì Mậu thổ đi theo thủy. Bản tính Mậu thổ thì lúc xem như là nửa hỏa, mà lúc hỏa vượng, thì xem như là hỏa. Nhưng lúc Mậu thổ xuất ra từ trong Thìn, lúc thủy vượng thì tình huống xem như là thủy cũng không nhiều.

    6), Kỷ thổ

    Kỷ thổ xuất ra từ trong Sửu, Mùi, bên trong có chứa Kỷ thổ, Quý thủy, Tân kim, Đinh hỏa, Ất mộc.
    Bản tính thiên hướng về Sửu thổ, hiện thực, cụ thể thiết thực, là cuộc sống gia đình, coi trọng danh lợi. Dưới tình huống thông thường đều lấy âm xem, vì có mang kim thủy.
    Trong hiện thực, người làm dự trắc nhiều nhất chính là có nhật can Kỷ thổ. Kỷ thổ là phục vụ cuộc sống, kiếm tiền, cuộc sống hiện thực, là người rất thực tế.
    Lúc Kỷ thổ xuất ra từ trong Mùi, lại là lúc trong bát tự có mộc hỏa vượng, thì Kỷ thổ sẽ đi theo mộc hỏa, thiên hướng về hỏa mà xem, có tượng làm thầy giáo, học mệnh lý, nhân phẩm chính trực, tâm địa thiện lương, thích đọc sách, tuy bản tính hiện thực, nhưng thích mộc hỏa.
    VD Càn tạo: Mậu Ngọ, Đinh Tị, Kỷ Tị, Kỷ Tị
    Tạo này là giáo sư đại học.
    Cho nên, lúc xem thổ nhất định phải xem thổ là xuất ra từ địa chi nào, bởi vì thổ có tính biến hóa rất mạnh, có chứa 3 thiên can, mà Mậu Kỷ thổ trời sinh là có phân biệt, Mậu thổ là hơn phân nửa là Bính hỏa, thông thường xem như là mộc hỏa, xuất ra từ trong Thìn, lúc thủy vượng thì thiên hướng lấy thủy để xem, thì cũng chú trọng danh lợi. Còn Kỷ thổ hơn một nửa là có kim thủy.
    VD Càn tạo: Ất Sửu, Mậu Tý, Nhâm Thìn, Đinh Mùi
    Trước đây đại biểu làm nông nghiệp, về sau làm y dược. Thủy vượng, Mậu xuất ra từ trong Thìn, đối với quyền lực xem rất nặng.
    Đức trọng Quỷ Thần kinh,
    Tài cao Long Hổ phục.

  18. Cảm ơn bởi:


  19. #10
    Ban quản trị

    Ngày tham gia
    Jun 2014
    Bài viết
    858
    7), Canh kim

    Canh kim xuất ra từ trong Thân, bên trong có chứa Canh kim, Nhâm thủy, Mậu thổ.
    Bởi vì trong Canh kim có mang Nhâm thủy, lý tưởng truy cầu Canh kim chính là Nhâm thủy, giống như trong Giáp mộc có chứa Bính hỏa, cho nên lúc nhận chuẩn một con người, cho nên sẽ làm hết sức mình mà không quan tâm đến gia đình cùng tính mệnh. Còn Tân kim thì chỉ có trung thành với cấp trên mà thôi, cũng lưu tâm đến việc chống đối cấp trên của mình.

    8), Tân kim

    Tân kim xuất ra từ trong Dậu, chỉ có chứa Tân kim, có mục tiêu rất rõ ràng.

    9), Nhâm thủy

    Nhâm thủy xuất ra từ trong Hợi, có chứa Nhâm thủy, Giáp mộc.
    Nhâm thủy là Đế Vương tinh, nhưng có tình người, có tư tưởng thánh nhân, trong có chứa Giáp mộc, Giáp mộc đại biểu chính phủ, dương, tình người, Nhâm thủy hướng dương, quang minh chính đại. Nhật chủ là Nhâm thủy hoặc trong bát tự có Nhâm thủy, nếu làm ông chủ thì rất có tình người, xử lý quan hệ nhân tế rất tốt, nhưng có tính mục đích rất mạnh, sẵn sàng làm tất cả vì quyền lực, lợi dụng quan hệ nhân tế để lấy được quyền lực, loại tình người này không phải là phát từ bản tính, mà là có xu hướng mục đích. Một khi làm lĩnh đạo, thì sẽ trở mặt đối với cấp trên trước đây. Tại sao như vậy, bởi vì tất cả tượng nhân sự đều xuất ra từ Nhân nguyên. Nhâm thủy đối ứng với Hợi thủy, Giáp mộc đối ứng Dần mộc, Dần Hợi hợp, là quan hệ vừa hợp lại vừa phá, giống như Tị Thân hợp phá vậy. Phá chính là phá hư, là chiến cục, có họa.
    Giáp mộc thiên tính là sợ Nhâm thủy, Dần Hợi hợp, Nhâm thủy sẽ tiêu diệt Bính hỏa ở trong Dần, làm tổn thương dương, chính là tượng lấn át lĩnh đạo, đem lĩnh đạo đạp xuống để ta làm lĩnh đạo, hỏa chính là lĩnh đạo.
    Đức trọng Quỷ Thần kinh,
    Tài cao Long Hổ phục.

  20. Cảm ơn bởi:


 

 

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •