Chào mừng đến với Tử Bình diệu dụng.
Trang 3 của 3 Đầu tiênĐầu tiên 123
Kết quả 21 đến 25 của 25
  1. #21
    hieunv74
    Khách
    Trích dẫn Gửi bởi hieunv74 Xem bài viết
    Không rõ bác có biết:
    Phiên bản lịch thứ nhất: "Lịch Trung Hoa sớm Trước thời kỳ Xuân Thu, Lịch Trung Quốc là lịch mặt trời. Theo tài liệu, phiên bản đầu tiên là lịch Ngũ Hành. Trong lịch Ngũ Hành, năm bắt đầu là mùa xuân, và bao gồm 10 tháng và một quá trình chuyển đổi. Mỗi tháng dài 36 ngày. Những tháng được đặt tên với thiên can, và một cặp hình thành một hành. Nên được gọi là lịch ngũ hành.

    Phiên bản thứ hai là lịch bốn mùa (tứ thời bát tiết). Trong lịch bốn mùa, năm bắt đầu bằng mùa xuân, và bao gồm 12 tháng trong năm.
    Nói không có dẫn chứng, bác lại bảo không thành ý:

    Muốn phá giải Thanh Nang, phải tìm về quá khứ rất nhiều để tìm hiểu lịch sử (khó khăn lắm bác à, không đơn giản chút nào):
    China[edit]

    Main article: Chinese calendar
    Before the Spring and Autumn period (before 770 BC), the Chinese Calendars were solar calendars. In the so-called five-phase calendar, the year consists of 10 months and a transition, each month being 36 days long, and the transitions 5 or 6 days.

    During the Warring States period (~475-220 BC), the primitive lunisolar calendars were established under the Zhou Dynasty, known as the six ancient calendars (simplified Chinese: 古六历; traditional Chinese: 古六曆). The months of these calendars begin on the day with the new moon, with 12 or 13 months (lunations) in a year. The intercalary month is placed at the end of the year. In Qin China, the Qin calendar (simplified Chinese: 秦历; traditional Chinese: 秦曆) was introduced. It follows the rules of Zhuanxu's calendar, but the months order follows the Xia's calendar.

    nguồn: https://en.wikipedia.org/wiki/History_of_calendars

  2. #22
    Thân hữu

    Ngày tham gia
    May 2012
    Bài viết
    808
    Trích dẫn Gửi bởi lesoi Xem bài viết
    Chính xác bí quyết xếp cách Nguyệt lệnh thời gian phân ngày sử dụng là:

    + Tháng Dần: Dư khí Mậu 7 ngày, Trung khí Bính 7 ngày, Chính khí Giáp 16 ngày. Giờ Dần chứa Kỷ 1 Bính 2 Giáp 5 khắc.
    + Tháng Mão: Dư khí Giáp 10 ngày, Chính khí Ất 20 ngày. Giờ Mão chứa Giáp 3 Ất 5 khắc.
    + Tháng Thìn: Dư khí Ất 9 ngày, Trung khí Quý 3 ngày, Chính khí Mậu 18 ngày. Giờ Thìn chứa Ất 2 Quý 1 Mậu 5 khắc.
    + Tháng Tị: Dư khí Mậu 9 ngày, Trung khí Canh 5 ngày, Chính khí Bính 16 ngày. Giờ Tị chứa Mậu 2 Canh 1 Bính 5 khắc.
    + Tháng Ngọ: Dư khí Bính 10 ngày, Trung khí Kỷ 9 ngày Chính khí Đinh 11 ngày. Giờ Ngọ chứa Bính 2 Kỷ 1 Đinh 5 khắc.
    + Tháng Mùi: Dư khí Đinh 9 ngày, Trung khí Ất 3 ngày, Chính khí Kỷ 18 ngày. Giờ Mùi chứa Đinh 2 Ất 1 Kỷ 5 khắc.
    + Tháng Thân: Dư khí Mậu 10 ngày, Trung khí Nhâm 3 ngày, Chính khí Canh 17 ngày, giờ Thân chứa Kỷ 2 Nhâm 1 Canh 5 khắc.
    + Tháng Dậu: Dư khí Canh 10 ngày, Chính khí Tân 20 ngày. Giờ Dậu chứa Canh 3 Tân 5 khắc.
    + Tháng Tuất: Dư khí Tân 9 ngày, Trung khí Đinh 3 ngày, Chính khí Mậu 18 ngày. Giờ Tuất chứa Tân 1 Đinh 2 Mậu 5 khắc.
    + Tháng Hợi: Dư khí Mậu 7 ngày, Trung khí Giáp 5 ngày, Chính khí Nhâm 18 ngày. Giờ Hợi chứa Mậu 1 Giáp 2 Nhâm 5 khắc.
    + Tháng Tý: Dư khí Nhâm 10 ngày, Chính khí Quý 20 ngày. Giờ Tý chứa Nhâm 3 Quý 5 khắc.
    + Tháng Sửu: Dư khí Quý 9 ngày, Trung khí Tân 3 ngày. Chính khí Kỷ 18 ngày. Giờ Sửu chứa Quý 1 Tân 2 Kỷ 5 khắc.
    Đây là bí quyết tháng, giờ ở trong 【 Trích Thiên Tủy 】, cùng 【 Tử Bình chân thuyên 】 là có chút phân biệt. Về phần Quyết phân ngày ở trong phần bạn LeTung73 nói chính là chỗ Thủy Uông Uông sử dụng, cùng quy luật tự nhiên là không phù hợp, chỉ dùng tham khảo.
    Xếp Cách chuyên dựa vào khí Nhân nguyên giữ lệnh Nguyệt lệnh làm Cách, Thập Thần là Thập cách. Lấy lực lượng Thập Thần lớn nhỏ ở mệnh cục, định cách cao thấp cát hung; lấy ý hướng nhật chủ tham khảo hợp với thời lệnh (giờ), định cục cát hung!
    Anh lesoi, cách phân này theo em dễ rơi vào Tử pháp, chẳng hạn sinh đúng ngày thứ 7 tháng Dần thì phân định Mậu hay Bính!? Theo em người xưa đã có sự hiệu chỉnh khi phân định như vậy tồn tại số gia ngày? nên nếu chấp vào cách phân chia cố định như thế sẽ có sai lệch và bị bó buộc.

  3. #23
    Thành viên

    Ngày tham gia
    Oct 2016
    Bài viết
    509
    Các anh cho em hỏi, theo vượng tướng hưu tù tử thì không có thổ vượng. Cụ thể là có 5 hành mà chỉ có 4 mùa, vậy hành thổ, kim là thiệt nhất hay sao ạ?

  4. #24
    Ban quản trị

    Ngày tham gia
    May 2012
    Bài viết
    5,916
    Trích dẫn Gửi bởi Sherly:
    Các anh cho em hỏi, theo vượng tướng hưu tù tử thì không có thổ vượng. Cụ thể là có 5 hành mà chỉ có 4 mùa, vậy hành thổ, kim là thiệt nhất hay sao ạ?
    Bạn hiểu lầm rồi. Ngũ hành vẫn là ngũ hành, tất cả đều theo 4 mùa suy vượng. Hành nào cũng đều tuân theo suy vượng.
    Nhược năng liễu đạt Âm Dương lý,
    Thiên Địa đô lai nhất tưởng trung.


  5. #25
    Ban quản trị

    Ngày tham gia
    May 2012
    Bài viết
    3,610
    Trích dẫn Gửi bởi thiếu bá Xem bài viết
    Anh lesoi, cách phân này theo em dễ rơi vào Tử pháp, chẳng hạn sinh đúng ngày thứ 7 tháng Dần thì phân định Mậu hay Bính!? Theo em người xưa đã có sự hiệu chỉnh khi phân định như vậy tồn tại số gia ngày? nên nếu chấp vào cách phân chia cố định như thế sẽ có sai lệch và bị bó buộc.
    Chắc chắn là học điều gì trong hệ thống TB chúng ta cũng nên thấy các lý thuyết đều cho khả năng suy tính phần chính yếu, nhưng phần không được thêm vào, chúng vẫn có tính chất liên can. Vì ngũ hành, âm dương hiện diện cùng khắp mọi nơi, mọi thời, không thể thiếu 1.

    Như thiếu bá hỏi, tháng Dần Lập Xuân năm nay từ ngày 3.2, tới ngày 9.2 là 7 ngày, Mậu chiếm lệnh. Sau đó là ngày 10.2 - 16.2, 7 ngày này Bính là lệnh. Từ 17.2 đến 4.3 (trước tiết Kinh Trập) do chính khí là Giáp chiếm lệnh tháng 16 ngày. Qua đó, không có thắc mắc trong 1 ngày mà tính do Mậu hay Bính chiếm lệnh được. Nếu sinh ngày 9.2, tính Mậu; qua ngày đó là 10.2 mới tính Bính.

    Bảng tính nhân nguyên ti lệnh kể trên chúng ta không cần định sai hay đúng, mà hiểu rằng các "khí" được nêu ra đều trong trạng thái Trường Sinh, Lâm Quan, Đế Vượng là chính. Các trạng thái khác như Dưỡng nằm ở tứ mộ Thìn Tuất Sửu Mùi. Ngoài ra, các tọa địa như Bệnh, Tuyệt, Thai, Mộc Dục, Tử... đều không nêu ra trong nguyệt lệnh, chỉ vì muốn nhấn mạnh các khí vượng nhất trong tháng; lấy đó làm chính dụng và phối với các khí khác để nhận định bát tự.

    Vì thế, tôi vẫn tính trong tháng có đủ thập can và âm dương tàng trong tháng, các bạn nhìn qua thì hiểu ngay:

    Tháng Dần Lập Xuân: Giáp lâm quan, Ất đế vượng, Bính Mậu trường sinh, Đinh Kỉ tử, Canh tuyệt, Tân thai, Nhâm bệnh, Quí mộc dục

    Thập thần qua đó mà định vượng suy. Như Giáp là nhật chủ, Ất là Kiếp tài tọa đế vượng, Bính là Thực thần trường sinh, Đinh Thương Quan tử...v.v...

    Khi luận giải thì tôi chú ý toàn bộ các khí tàng trong tháng, không chỉ kể đến Giáp, Bính hay Mậu trong tháng Dần.
    bi - trí - dũng

  6. Cảm ơn bởi:


 

 

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •