Chào mừng đến với Tử Bình diệu dụng.
Trang 7 của 7 Đầu tiênĐầu tiên ... 567
Kết quả 61 đến 61 của 61
  1. #61
    Ban quản trị

    Ngày tham gia
    May 2012
    Bài viết
    3,610
    Đọc lại bài này, tôi thấy cần nêu rõ lại vòng "Vượng Tướng Hưu Tù Tử" (1) và "Sinh Vượng Tử Tuyệt" (2). Tuy các bạn học môn này khá lâu, đã thấu rõ về vòng sinh vượng (tuy 2 mà 1) này, nhưng có thể còn vài điều chưa biết qua, nhất là các bạn nhập môn, thiết nghĩ rất cần nắm vững điều này.

    Tuy 2 mà 1 tức là ý cả hai đều đại biểu ngũ hành và âm dương của chúng, như nói Mộc nghĩa là Giáp, Ất. Trong vòng (1) dẫn giải chung cho ngũ hành Mộc Hỏa Thủy Kim Thổ ở tứ mùa Xuân Hạ Thu Đông. Vòng (2) thì nói rõ âm dương thuận nghịch của ngũ hành.

    Thường ta biết rằng -bảng (1)-

    Vượng Tướng Hưu Tử
    Xuân Mộc Hỏa Thủy Kim Thổ
    Hạ Hỏa Thổ Mộc Thủy Kim
    Thu Kim Thủy Thổ Hỏa Mộc
    Đông Thủy Mộc Kim Thổ Hỏa

    Bảng (2) cho thấy rõ hơn (thí dụ Hỏa)

    Dần Mão Thìn Tị
    Ngọ Mùi Thân Dậu Tuất Hợi Sửu
    Bính ts md lq
    đv
    suy bệnh tử mộ tuyệt thai dưỡng
    Đinh tử bệnh suy đv
    lq
    bại ts dưỡng thai tuyệt mộ
    Hưu Hưu Vượng Vượng Tướng Tử Tử

    Tị Ngọ đều tọa lâm quan, đế vượng nên Hỏa (cả Bính Đinh) sinh mùa hạ được Vượng.
    Mùi được Tướng vì cuối mùa hạ; điều này giải thích tại sao như trong bảng 1 viết "Thổ tướng mùa Hạ" mà không phải Thổ nào cũng được Tướng, vì thế Thìn, Tuất, Sửu không kể đến. Nếu muốn luận Thìn Tuất Sửu thì phải luận theo dạng ngũ hành của nó, như Hợi Tí là Đông tù (thai, tuyệt), Sửu cũng liên quan.
    Thân Dậu trong mùa hạ gọi là "Kim Tử mùa hạ", nhưng Đinh trường sinh ở Dậu, nên không được luận Đinh tử!
    Dần Mão mùa hạ gọi là "Mộc Hưu", nhưng Bính trường sinh ở Dần, nên cũng không luận Bính hưu khi sinh mùa hạ gặp trụ Dần, nhất là trụ giờ.

    Qua những điều trên, luận qua thập thần, chúng ta thấy như Bính Dần sinh mùa hạ, thiên ấn (Giáp) được trường sinh, không phải luận là Hưu như qua bảng (1).

    Rất nhiều sách cổ và các lý thuyết quan tâm về trụ giờ đều dựa vào âm dương sinh vượng như thế, các bạn để ý sẽ nghiệm thấy rõ.

    Tại sao trụ giờ lại quan trọng? Vì thời gian của năm, tháng, ngày đều so với trụ giờ là còn quá dài, chưa xác quyết được cả mệnh hạn của một người. Trụ giờ lại kể như là hậu vận, thời khắc mà chúng ta đã cao tuổi, sinh lực, sức khỏe không còn tốt như thời trẻ, nếu có được Ấn, Tỉ, Kiếp với những tương tác tốt thì thật là quý.

    Vài lời nhắc lại, các bạn thấy được điểm nào từ các bảng trên, hãy nêu vấn đề để chúng ta nghiệm lý thêm.
    Lần sửa cuối bởi kimcuong, ngày 04-07-21 lúc 13:18.
    bi - trí - dũng

 

 

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

Tag của Chủ đề này

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •