Chào mừng đến với Tử Bình diệu dụng.
Trang 1 của 7 123 ... CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 61
  1. #1
    hieunv74
    Khách

    Lightbulb Ngũ hành sinh vượng hưu tù tử

    Ngũ hành sinh vượng hưu tù tử: mọi người cho rằng tôi hiểu sai trật tự của Ngũ hành sinh vượng hưu tù tử!

  2. #2
    hieunv74
    Khách
    Tôi xin trích bài dịch tại Quyển: Ngọc chiếu định chân kinh

    Mọi người sẽ thấy hạt sạn:
    Tại trang 47:

    Vượng, tướng, Hưu, Tù, Tử: chỉ là liệt kê thứ tự trạng thái sinh khí từ cao đến thấp mà thôi! chẳng liên quan gì đến ngũ hành!

    Lần sửa cuối bởi hieunv74, ngày 08-10-17 lúc 22:48.

  3. #3
    hieunv74
    Khách
    Từ trạng thái vượng tướng hưu tù tử trên - lại đem khái quát thành Ngũ hành -> rồi từ khái quát đó suy ra: đương lệnh là vượng -> hành được ta sinh là Tướng....

    Cũng tại trang 47 - Ngọc Chiếu định chân kinh:

  4. #4
    hieunv74
    Khách
    Nếu chỉ dừng lại ở những phần suy luận trên thì chẳng nói làm gì.

    Cuối trang 47 và đầu trang 48 lại ghi đảo lộn vị trí của trạng thái TƯỚNG (nghĩa là 2 vị trí TƯỚNG và HƯU đổi vị trí cho nhau, chẳng có lý do gì cả):


  5. #5
    hieunv74
    Khách
    Trang 48: Đồ hình vẽ 1 đường - kẻ bảng diễn giải 1 kiểu (đúng là nói 1 đằng làm 1 nẻo)!


  6. #6
    hieunv74
    Khách
    vậy các bác cho tiểu sinh hỏi: lấy theo sách thì đúng rồi - nhưng sách còn viết 2 nẻo thì theo nẻo nào đúng?????

  7. #7
    hieunv74
    Khách
    Câu hỏi 1:
    Trích dẫn Gửi bởi sherly Xem bài viết
    Các anh cho em hỏi, theo vượng tướng hưu tù tử thì không có thổ vượng. Cụ thể là có 5 hành mà chỉ có 4 mùa, vậy hành thổ, kim là thiệt nhất hay sao ạ?
    sherly chưa hiểu vô cực, âm dương, ngũ hành rồi, nên đọc thêm phần này nhé.

    Nếu 5 hành luôn luôn hiện, thì 5 trạng thái nó sẽ luôn cân bằng và 5 trạng thái đó luôn cố định; không biến đối! Tuy nhiên trong tự nhiên không bao giờ như thế!

    Anh trạng thái: tử - ví như người yếu, nếu cứ xuất hiện thường xuyên gặp anh nào mạnh đấm, đá cho 1 phát là chết luôn. Chính vì thế trạng thái tử hay rút về tàng ẩn. Chính vì hành tử tàng ẩn; nên 04 hành hiện mấy trạng thái quân bình ngũ hành (thử lấy ngôi sao 5 cánh bỏ trống 1 cánh: sau đó luận ngũ hành xem nhé)!

    Vì 4 hành kia tương tác với nhau sẽ xuất hiện hành thoái quá và hành bất cập -> chính vì thế 04 hành hiện rất cần hành ẩn xuất hiện để lập lại thế cân bằng (đây cũng chính là nguyên lý: nguyên lý khan hiếm nguồn lực nào - nguồn lực đó sẽ có giá: như vàng, titan..... hihi).
    Lần sửa cuối bởi hieunv74, ngày 08-10-17 lúc 23:31.

  8. #8
    hieunv74
    Khách
    .................................................. ................................
    Lần sửa cuối bởi hieunv74, ngày 09-10-17 lúc 00:01.

  9. #9
    hieunv74
    Khách
    Khái niệm về Ngũ hành:

    Ngũ hành – ví như 1 ngày có ngũ vận (kỳ); hành: có dụng ý nghĩa vận động tuần hoàn (luân hồi) như: sáng sớm (朝), ban ngày (昼), chiều tối (夕), ban đêm (夜) [mỗi kỳ có 1 nhân tố ẩn làm chủ khí, lập lại thế cân bằng khi có sự thoái quá hay bất cập]; một năm có 4 mùa: xuân (春), hạ (夏), thu (秋), đông (冬) vận động, biến hóa tuần hoàn [mỗi mùa có 1 hành ẩn làm chủ khí của 5 kỳ vận]. Do sự vật có sự khác biệt nên biểu hiện (hiện) ra bên ngoài có sự khác nhau, ví như:

    Ngũ hóa có
    : sinh 生, Trưởng (thành) 长, Hóa 化, thu vào (kiềm hãm, khống chế 收), ẩn (ẩn tàng, trốn, ẩn náu藏)

    Ngũ âm có: thương, chủy, giốc, vũ, cung.
    Ngũ sắc có: xanh (thanh青), đỏ (xích 赤), vàng (hoàng 黄), bạch (trắng白), đen (hắc 黑).
    Ngũ vị có: chua (toan 酸), khổ (đắng 苦), ngọt (điềm 甜), cay (tân 辛), mặn (hàm 咸).
    Ngũ phủ: Mật (đảm胆), ruột non (tiểu tràng小肠) , ruột già (đại tràng大肠), dạ dày (vị 胃), bọng đái (bàng quang膀胱).
    Ngũ tạng có: gan (can肝), tim (tâm心), lá lách (tỳ脾), phổi (phế肺), thận 肾
    ................................

    Từ Ngũ hóa: Ngũ hóa có: sinh 生, Trưởng (thành) 长, Hóa 化, thu vào (kiềm hãm, khống chế 收), ẩn (ẩn tàng, trốn, ẩn náu藏)
    Thấy: ---------------------Sinh --------------Vượng-------- Suy -----Tù --------------------------------Tử

  10. Cảm ơn bởi:


  11. #10
    hieunv74
    Khách
    Quay lại 4 mùa:
    ...........
    Địa chi phối Ngũ hành: mỗi năm nông lịch, chính nguyệt khởi từ Dần Mão: Dần Mão (mùa xuân) khởi sinh生 (Dần Mão), Vượng (thành) 长 (Tị Ngọ), Hóa 化 (Thân Dậu), thu vào (kiềm hãm, khống chế 收)Hợi Tý), ẩn (ẩn tàng, trốn, ẩn náu藏) (Sửu mùi Thìn tuất).

    Trường hợp này, hành Thổ chính là hành ẩn. Vì sao nó ẩn? Vì nó rất sợ xuất hiện sẽ bị các hành sinh vượng khắc chết! Nhưng, vì thiếu thốn nó, thành ra hành thổ là hành quý nhất. vì nhiều hành khác quý nó. Nên Nó có vai trò lập lại thế cân bằng cho 04 mùa. Khi Mùa đông thoái quá – thổ cử Sửu xuất hiện để cân bằng hành thoái quá – gọi là “Vật cực tắc phản”;
    Tương tự, Mùa xuân đến thời điểm vượng, thì Thìn nhảy ra để cân bằng hành mộc không cho thoái quá và giúp hành bất cập; Mùa hè: hỏa vượng tại ngọ -> Thổ cử Mùi xuất hiện để lập lại thể cân bằng; Mùa thu kim vượng tại dậu -> thổ phải xuất Tuất ra để lập lại thể cân bằng không cho hành kim thái quá. Cho nên các sách nói thổ vượng tại tứ quý /nên được hiểu rằng: khi các mùa có sự thoái quá thì thổ phải xuất hiện để lập lại thế quân bình của các hành. Hay nói cách khác, mỗi năm đều có sự xuất hiện của Thổ tại bốn mùa – là thời điểm nguyệt phân. Mỗi năm: mùa xuân vượng vào tháng 3, mùa hè vượng vào tháng 6, mùa thu vượng vào tháng 9, mùa đông vượng vào tháng 12 (tháng chạp) cũng chính là thời kỳ thổ phải xuất hiện để lập lại thế cân bằng cho 04 mùa tại Thìn (tháng 3), mùi (tháng 6), Tuất (tháng 9), sửu (tháng chạp/12). Bởi vậy, các sách nói thổ vượng tứ quý. Cho nên, thìn tuất sửu mùi đều thuộc về hành Thổ.

    Quả vậy, quy luật của Tự nhiên không thiên lệch hành nào cả!

  12. Cảm ơn bởi:


 

 

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

Tag của Chủ đề này

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •