Chào mừng đến với Tử Bình diệu dụng.
Trang 3 của 7 Đầu tiênĐầu tiên 12345 ... CuốiCuối
Kết quả 21 đến 30 của 61
  1. #21
    hieunv74
    Khách
    Cám ơn thiếu bá nhiều;

    Đấy là quan hệ 1-1; nhưng thực tế 1 vật thường bị tắc động cùng 1 lúc nhiều yếu tố (quy chung lại là cả 5 hành); cho nên ở phần Sinh Trưởng ở quyển Thần Phong thông khảo có viết:

    Trích:....
    " Sao gọi là Trưởng vậy?
    Mùa Xuân Tằm làm kén, nói là phương của mộc khí.
    Mùa Hạ nóng thành lò lửa, làm nổi bật ánh sáng quá nóng.


    Nhưmộc đến ở cung Chấn, hỏa đến cung Ly. Giống như đất của Đế vượng, thực tế không giống như ở vị trí sinh trưởng. Vốn là lấy sinh là đầu của trưởng, trưởng là kế tiếp theo sinh. ...."

    Vậy thì giải thích chỗ này như thế nào? Sinh - trưởng cũng bị sai thứ tự sao?

    Phần sau nói về quan hệ Vượng - tử là nguyên lý xây dựng ngũ vận:
    + Như Tài Quan thuộc mộc, thì trưởng nuôi dưỡng ở phương Dần Mão Thìn, nói là phương của mộc khí vậy. Như thế thì cao quý ở hành kim vận để khắc thì cùng với mộc ở cung trường sinh thì lý không như nhau.
    + Như Tài Quan thuộc hỏa, hỏa thì nuôi dưỡng lâu dài ở phương Tị Ngọ Mùi, khí hỏa này là phương lửa rực cháy. Thích hợp thì quý hành thủy vận để khắc thì cùng với hỏa ở cung Trường sinh là lý lẽ bất đồng vậy.


  2. #22
    Ban quản trị

    Ngày tham gia
    May 2012
    Đang ở
    Hà Nam
    Bài viết
    1,706
    Không biết hieunv74 trích dẫn sách từ nguồn nào, chứ đọc "trưởng" như thế này thì không "tiêu" nổi.

    Ngũ hành vượng suy căn cứ vào nguyệt lệnh (tháng sinh) để quyết định, lấy vòng Sinh Vượng Tử Tuyệt làm thước đo, trên quy luật dương thuận âm nghịch, dương tử âm sinh, âm tử dương sinh.

    Cũng có người dùng trạng thái Vượng, Tướng, Hưu, Tù, Tử để biểu đạt vượng suy của ngũ hành, cách này giảm hóa chỉ xét cho 4 mùa, không phân biệt âm dương.

    Ngũ hành tương tác thì không bao giờ có quan hệ 1-1, tổng hòa trong đó bao gồm quan hệ âm dương đồng tính dị tính, thuận sinh thuận khắc, phản sinh phản khắc, tòng cường...

    Cơ bản là vậy.
    Phản bổn quy chân

  3. #23
    hieunv74
    Khách
    Mình trích từ quyển: Thần phong thông khảo:

    http://tubinhdieudung.net/showthread...t-lo%E1%BA%A1i

    Trạng thái Vượng, Tướng, Hưu, Tù, Tử để biểu đạt vượng suy của ngũ hành - trạng thái vượng suy - đây chỉ là liệt kê thì ok! nếu suy vượng của ngũ hành là hơn lăn tăn - vì ngũ hành cũng có âm dương của ngũ hành rồi mà.


  4. #24
    Ban quản trị

    Ngày tham gia
    May 2012
    Đang ở
    Hà Nam
    Bài viết
    1,706
    Phần trích dẫn tại Thần Phong Thông Khảo tôi đã xem lại, lời văn dịch sát nghĩa nhưng diễn đạt khá trúc trắc, có lẽ tiền nhận thường "chuộng" lối nói ẩn dụ. Bên dưới chị Kim Cương đã diễn giải rất rõ ràng về "Sinh" và "Trưởng", trạng thái ngũ hành âm dương diễn tiến theo 12 cung Trường sinh.

    Tiếp đó, Thần Phong Thông Khảo có nêu ví dụ Tài Quan thuộc mộc, đã trưởng tại phương Dần Mão Thìn, điều này có thể hiểu: Tài Quan là dương mộc của mệnh sinh tháng Dần, Mão, Thìn, là đất Lâm Quan, Đế Vượng, lại thấu lộ, như vậy là quá vượng, hành vận cần qua đất kim để khắc tiết bớt đi mới thành được giường cột.

    Ý bạn vượng suy của ngũ hành khác với suy vượng của ngũ hành như thế nào, tôi chưa hiểu.
    Phản bổn quy chân

  5. #25
    hieunv74
    Khách
    Trích dẫn Gửi bởi thachmoc Xem bài viết
    Phần trích dẫn tại Thần Phong Thông Khảo tôi đã xem lại, lời văn dịch sát nghĩa nhưng diễn đạt khá trúc trắc, có lẽ tiền nhận thường "chuộng" lối nói ẩn dụ. Bên dưới chị Kim Cương đã diễn giải rất rõ ràng về "Sinh" và "Trưởng", trạng thái ngũ hành âm dương diễn tiến theo 12 cung Trường sinh.

    Tiếp đó, Thần Phong Thông Khảo có nêu ví dụ Tài Quan thuộc mộc, đã trưởng tại phương Dần Mão Thìn, điều này có thể hiểu: Tài Quan là dương mộc của mệnh sinh tháng Dần, Mão, Thìn, là đất Lâm Quan, Đế Vượng, lại thấu lộ, như vậy là quá vượng, hành vận cần qua đất kim để khắc tiết bớt đi mới thành được giường cột.

    Ý bạn vượng suy của ngũ hành khác với suy vượng của ngũ hành như thế nào, tôi chưa hiểu.
    Ý tôi đang thắc mắc tại sao có lúc thì Sinh trước sau đó đến Vượng sau; Nhưng có lúc lại thấy Vượng trước sau mới đến tướng (tướng tôi hiểu là trạng thái sau vượng nên tương đương vơi Sinh). Vậy thì khi nào thì có trạng thái Sinh -> Vượng; khi nào thì Vượng -> Sinh/ nếu có 2 trạng thái vậy: thì tại sao lại đổi chỗ vị trí sinh (lúc thì trước vượng, lúc thì sau vượng). Chỉ hỏi có thế thôi.

    Hihi

  6. #26
    hieunv74
    Khách
    "Sinh" và "Trưởng", trạng thái ngũ hành âm dương diễn tiến theo 12 cung Trường sinh - cái này hoàn toàn đồng nhất với Ngũ hành tương sinh tương khắc! Đã hiểu rồi!

    Như trong phần dịch: Uyên Hải Tử Bình Toàn Tập:
    Trích:"..
    Lý Nhị chí âm dương tương sinh
    Trong một năm phân chia ra ngũ hành, phối hợp khí hậu ở trong 12 tháng, đều chủ vượng -> tướng, để định dụng thần. Trong đó ngũ hành lại phân ra hai âm dương, ở trong một năm khí đều chủ sinh -> vượng. Như:

    - Đông Chí nhất dương thì có lý lẽ mộc vượng. Tại sao vậy?

    Thí dụ như lấy người sinh nhật can là Giáp, Ất, ở trước Đông Chí, dương khí chưa động, phương mộc ở tử tuyệt, mộc không cát lợi.

    Nếu người sinh ngày Giáp, Ất, ở sau tiết Đông Chí, dương khí đã sinh, mộc nhận khí ấm, mệnh thọ lộc đều có đủ, chỉ cần dụng thần nhập cách..."

    hết trích. Nguồn:
    http://tubinhdieudung.net/showthread.php?1169-Uy%C3%AAn-H%E1%BA%A3i-T%E1%BB%AD-B%C3%ACnh-to%C3%A0n-t%E1%BA%ADp!/page4

    Nhưng còn Vượng, tướng thì là trạng thái nào? khi nào áp dụng trường hợp này? Phân biệt để khi áp dụng đỡ áp dụng lung tung, tránh luận sai thôi.

    Như trên Nhật can Giáp ất: trước đông chí được hiểu là Từ Thu -> Đông! Sau đông chí được hiểu từ Đông đến Xuân / Từ đông đến xuân (thì theo Vượng tướng tử tù Hưu: Mộc ở trạng thái Hưu/ còn theo luận như trên lại là trạng thái Sinh của hành Mộc).

    Tôi cố gắng viết đơn giản đi để mọi người đỡ hiểu lầm, hihihi
    Lần sửa cuối bởi hieunv74, ngày 18-10-17 lúc 16:53.

  7. #27
    hieunv74
    Khách
    Uyên Hải Từ Bình Toàn tập!
    Trích tiếp:
    "Tường giải định chân luận

    Nói đến ngày sinh là chủ, lệnh vua hành quân, phép vận bốn mùa, âm dương tình cương nhu, nội ngoại đạo phủ thái
    —— Lấy ngày là chủ, như lệnh cho người hành quân, tứ trụ tôn ngày làm chủ vậy. Phép vận tứ thời, là Xuân Hạ Thu Đông vậy. Ví như:
    Đầu đông thủy vượng mộc sinh, thủy có thể sinh mộc vậy.

    Đầu xuân mộc vượng hỏa sinh, mộc có thể sinh hỏa vậy.

    Đầu hạ hỏa vượng thổ sinh, hỏa có thể sinh thổ vậy.

    Đầu thu kim vượng thủy sinh, kim có thể sinh thủy vậy.

    Thổ vượng ở bốn mùa, là tháng Thìn Tuất Sửu Mùi vậy, cho nên là phép vận chuyển bốn mùa. Tình cương nhu, âm có cương nhu, dương có cương nhu. Nguyệt lệnh có khí viết là Cương, vô khí viết là Nhu. Nội ngoại đạo phủ thái, là năm tháng ngày giờ vậy, tam nguyên phối hợp với thiên can địa chi. Phàm thiên can địa chi thấu xuất ra ngoài ngày, ẩn tàng ở trong ngày..."

    Hết trích!
    Nguồn: http://tubinhdieudung.net/showthread...%BA%ADp!/page4

    Nếu chỉ xét hành MỘC, theo phần viết bên trên, chúng ta có thể suy như sau:

    "Đầu đông thủy vượng mộc sinh, thủy có thể sinh mộc vậy".

    Như vậy, đầu đông là trạng Thái của Mộc: Sinh => Mùa Xuân: Mộc sẽ có trạng thái VƯợng!

    Đến đây mọi người có hiểu lầm gì không?

  8. #28
    Ban quản trị

    Ngày tham gia
    May 2012
    Đang ở
    Hà Nam
    Bài viết
    1,706
    Trích dẫn Gửi bởi hieunv74 Xem bài viết
    Đến đây mọi người có hiểu lầm gì không?
    Ở đây chắc ít có ai hiểu lầm ý bạn. Chỉ là bạn chưa phân biệt rõ ràng vượng suy ngũ hành theo vòng Trường sinh hay trạng thái Vượng Tướng Hưu Tù Tử. Như đã nói ở trên, đây là 2 cách tiếp cận đoán định khác nhau. Để so sánh thì Vượng tương đương với trạng thái Lâm Quan, Đế Vượng; Tướng tương đương với trạng thái Trường Sinh, Mộc Dục, Quan Đái; Hưu tương đương với Suy, Bệnh; Tù tương đương trạng thái Mộ; Tử chính là trạng thái Tuyệt.

    Bạn thích trích sách, ở đây tôi dẫn chiếu đến Thiên Lý Mệnh Cảo - một cuốn sách rất dễ tiếp cận đối với người mới Nhập môn. Chương Thiên Can:

    """"
    1. Giáp
    - Ngũ hành: thuộc mộc.
    - Giới tính: thuộc dương.
    - Phương vị: Đông phương.
    - Khí : Trường sinh ở Hợi, Mộc dục ở Tý, Quan đới ở Sửu, Lâm quan ở Dần, Đế vượng ở Mão ( bên trên là khí thịnh);
    Suy ở Thìn, Bệnh ở Tị, Tử ở Ngọ, Mộ ở Mùi, Tuyệt ở Thân, Thai ở Dậu, Dưỡng ở Tuất ( bên trên là khí suy ).
    - Thế : Vượng ở mùa Xuân ( tối vượng ), Tướng ở mùa Đông ( thứ vượng ); Hưu ở mùa Hạ ( suy ), Tù ở Tứ Lập, trước mỗi mùa 18 ngày ( thứ suy ); Tử ở mùa Thu ( tối suy ).
    Chú thích: Tứ Lập là Lập Xuân, Lập Hạ, Lập Thu, Lập Đông.
    - Sinh : Giáp sinh Bính Đinh Tị Ngọ; Nhâm Quý Hợi Tý sinh Giáp.
    - Khắc: Giáp khắc Mậu Kỷ Thìn Tuất Sửu Mùi; Canh Tân Thân Dậu khắc Giáp.
    - Hợp : Giáp Kỷ tương hợp.
    - Hóa : Nhật can là Giáp, gặp Kỷ thổ, tại tháng Thìn Tuất Sửu Mùi thì hóa thổ. VD Giáp khắc Mậu Thìn là Giáp khắc suy. Giáp khắc, hợp Giáp Kỷ Mùi là Giáp khắc mộ. Sinh Giáp, như Quý Tị là Giáp sinh bệnh.


    2. Ất
    - Ngũ hành: thuộc mộc.
    - Giới tính: thuộc âm.
    - Phương vị: Đông phương.
    - Khí : Trường sinh ở Ngọ, Mộc dục ở Tị, Quan đới ở Thìn, Lâm quan ở Mão, Đế vượng ở Dần ( Bên trên là khí thịnh);
    Suy ở Sửu, Bệnh ở Tý, Tử ở Hợi, Mộ ở Tuất, Tuyệt ở Dậu, Thai ở Thân, Dưỡng ở Mùi ( bên trên là khí suy ).
    - Thế : Vượng ở mùa Xuân ( tối vượng ), Tướng ở mùa Đông ( thứ vượng ); Hưu ở mùa Hạ ( suy ), Tù ở Tứ Lập trước mỗi mùa 18 ngày ( thứ suy ); Tử ở mùa Thu ( tối suy ).
    - Sinh : Ất sinh Bính Đinh Tị Ngọ; Nhâm Quý Hợi Tý sinh Ất.
    - Khắc: Ất khắc Mậu Kỷ Thìn Tuất Sửu Mùi; Canh Tân Thân Dậu khắc Ất.
    - Hợp : Ất Canh tương hợp.
    - Hóa : Nhật can là Ất, gặp Canh kim, ở tháng Tị Dậu Sửu Thân thì hóa kim.
    """""
    Bạn có thấy Giáp, Ất khác nhau ở "Khí" nhưng lại giống nhau ở "Thế" không?
    Phản bổn quy chân

  9. #29
    hieunv74
    Khách
    Cám ơn Thạch Mộc, đặc tính thì không lạ gì; nhưng TM có thể nói rõ sự khác biệt giữ "khí" và "thế" được chút không? hay có quyển nào nói về chỗ này không, mình tìm đọc cũng được

  10. #30
    hieunv74
    Khách
    Trích dẫn Gửi bởi thachmoc Xem bài viết
    1. Giáp - Ngũ hành: thuộc mộc.
    - Khí : Trường sinh ở Hợi, Mộc dục ở Tý, Quan đới ở Sửu, Lâm quan ở Dần, Đế vượng ở Mão ( bên trên là khí thịnh);
    Suy ở Thìn, Bệnh ở Tị, Tử ở Ngọ, Mộ ở Mùi, Tuyệt ở Thân, Thai ở Dậu, Dưỡng ở Tuất ( bên trên là khí suy ).
    - Thế : Vượng ở mùa Xuân ( tối vượng ), Tướng ở mùa Đông ( thứ vượng ); Hưu ở mùa Hạ ( suy ), Tù ở Tứ Lập, trước mỗi mùa 18 ngày ( thứ suy ); Tử ở mùa Thu ( tối suy ).
    Đến bây giờ thi không còn nghi ngời gì là mọi người hiểu nhầm mình.

    "Khí" và "thế" của hành MỘC đều có đặc tính: Tướng ở mùa Đông ( thứ vượng ) -> Vượng ở mùa Xuân ( tối vượng )-> Hưu ở mùa Hạ ( suy ), Tù ở Tứ Lập, trước mỗi mùa 18 ngày ( thứ suy ); Tử ở mùa Thu ( tối suy ).

    Quay lại trang 1 : mình post trang 47, 48 Quyển: Ngọc Chiếu định chân kinh (hay các sách khác cũng vậy), đều ghi:

    Ngũ hành vượng, tướng, hưu, tù tử trong 4 mùa được khái quát như sau:

    Xuân: Thủy (hưu) - Mộc (vượng) - Hỏa (tướng) - Thổ tử - Kim Tù.

    Như vậy, có sự sắp đặt và đổi chỗ giữa trạng Thái Hưu và trạng thái tướng? mà mình muốn đem ra cùng mọi người mổ xẻ nó!

 

 

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

Tag của Chủ đề này

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •