Chào mừng đến với Tử Bình diệu dụng.
Trang 1 của 5 123 ... CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 49
  1. #1
    Ban quản trị

    Ngày tham gia
    May 2012
    Bài viết
    5,916

    《 Tuyết Tâm Phú 》

    Tuyết Tâm Phú toàn văn chú giải

    Nguyên tác: Bốc Ứng Thiên Nhà Đường
    Truyền nhân Phong Thủy Kham Dư học Trần Ích Phong chỉnh lý



    Tuyết Tâm phú 》 thuộc đời nhà Đường do Bốc Ứng Thiên sáng tác, là sáng tác cổ điển xem Hình Thế phong thủy, phép Loan Đầu. Bốc Ứng Thiên, tự là Nguy, hiệu là Côn Lôn Tử, tên khác là Bốc Đô Giám. Bốc Ứng Thiên gia thế ở châu Cống, không tiến cử Thái Sử mà đi vào Đạo môn, làm Hoàng Quan sư (Đạo sư). Bởi vì tâm địa trong sáng, thấu triệt địa lý, vì vậy đem thủ danh nguyên tác là 《 Tuyết Tâm phú 》.
    《 Ninh Đô Trực đãi châu chí 》 có ghi lại: "Phó Đô giám, danh là Dật Kỳ. Giỏi thuật Thanh Ô, là Thiên giám Đô giám kiện tụng. Hoàng Sào nỗi loạn, Phó Đô cùng Dương Quân Tùng tránh đất huyện Tây quê Hoài Đức, liền lấy học thuật, truyền cho Liệu Tam Truyện, Tam Truyện truyền cho Tử Vũ, Vũ truyền cho con rể Tạ Thế Nam, Thế Nam truyền lại cho Tử Tích.
    Ảnh đính kèm Ảnh đính kèm
    Nhược năng liễu đạt Âm Dương lý,
    Thiên Địa đô lai nhất tưởng trung.


  2. Cảm ơn bởi:


  3. #2
    Ban quản trị

    Ngày tham gia
    May 2012
    Bài viết
    5,916
    Toàn văn《 Tuyết Tâm phú 》cùng chú thích như sau:

    1, Tổ tông Địa lý
    Thiên khai Địa ích,
    Sơn trì xuyên lưu.
    Nhị khí diệu vận vu kỳ gian,
    Nhất lý tịnh hành nhi bất bội.

    Chú giải: Trước kia Bàn Cổ khai thiên lập địa, trời đất còn sơ khai hỗn độn mà thành một vòng tròn, giống như một quả trứng gà, Bàn Cổ liền sinh ra ở trong đó. Trải qua một vạn tám nghìn năm, trời đất tách ra, khí dương nhẹ mà trong thăng lên thành trời, khí âm nặng đục chìm xuống thành đất. Dãy núi sừng sững tĩnh lặng, sông nước chảy xiết, dẫn đến chỗ này thực ra đều là nhị khí âm dương vận hành ngưng kết. Khí âm nặng đục mà thành đất là núi, tính tĩnh mà nhu, khí dương nhẹ trong mà thành trời là nước, tính động mà cương.
    Sơn Thủy một động một tĩnh, một cương một nhu, hay là chỗ khiến cho nhị khí âm dương thăng giáng trầm phù lưu động ngưng kết. Âm Dương tuy chia ra nhị khí, thực ra bản chất vẫn là một lý. Cô Âm bất sinh, Cô Dương bất trưởng, Âm Dương phối nhau, mới thành tạo hóa. Cho nên Sơn giáp Thủy hành, Thủy theo Sơn mà đi, Sơn tàng Thủy mà Thủy tàng Sơn, Sơn Thủy ma sát cọ rữa lẫn nhau, Âm Dương giúp nhau, trong âm có dương, trong dương có âm, chỗ nói Nhất Lý cùng hành mà không nghịch vậy.

    Khí đương quan kỳ dung kết,
    Lý tất đạt vu tinh vi.

    Chú giải: Muốn xem phong thủy Âm Dương nhị trạch cát hung như thế nào, thì lúc xem xét tình huống nhị khí âm dương vận hành biến hóa cùng dung kết, nghiên cứu tinh hoa đạo lý biến hóa nhị khí âm dương sinh khắc.
    Nhược năng liễu đạt Âm Dương lý,
    Thiên Địa đô lai nhất tưởng trung.


  4. Cảm ơn bởi:


  5. #3
    Ban quản trị

    Ngày tham gia
    May 2012
    Bài viết
    5,916
    Do trí sĩ chi giảng cầu,
    Khởi ngu phu chi ức độ.

    Chú giải: Áo diệu Âm Dương dung kết biến hóa cũng không phải bình thường con người có thể nhận biết, về phần kẻ sĩ lúc có đạo này mà hướng cao minh cầu giải, nếu như tự cho là thông minh ngông cuồng tự suy trắc, e rằng là nhận biết không được.

    Thể phú vu nhân giả,
    Hữu bách hài cửu khiếu.
    Hình trứ vu địa giả,
    Hữu vạn thủy thiên sơn.
    Tự bản tự căn,
    Hoặc ẩn hoặc hiện.

    Chú giải: Thân thể con người có 100 xương 9 lỗ (Bách hài Cửu khiếu). Bách hài, là chỉ tên gọi chung xương cốt toàn thân; Cửu khiếu, tức là đôi mắt, đôi tai, hai lỗ mũi, miệng, tiền âm niệu đạo (chỗ lỗ tiểu) và hậu âm giang môn (hậu môn) ở trên thân thể. Bách hài Cửu khiếu là chỉ toàn bộ cơ thể và tất cả khí quan. Hình trạng đất có vạn thủy thiên sơn. Cây cối là từ rễ cây sinh ra cành nhánh, địa hình cũng giống như cây cối, có can có chi, là nhận can nhận chi khác nhau, can chi địa hình có ẩn có hiện.
    Thân thể và sơn thủy giống nhau, cũng là chịu chỗ nhị khí âm dương mà thành. Con người có xương cốt, đất có sơn mạch; con người có xương trán xương má, đất có dãy núi; con người có huyết dịch, đất có sông nước; con người có khiếu khổng, đất có huyệt động; con người có lông tóc, đất có cây cỏ; con người có nam nữ, Long có Thư Hùng; con người có đầu lâu, Long có Tinh phong (đỉnh núi); con người có cổ gáy, Long có Quá hạp, cả hai căn bản là hoặc ẩn hoặc hiện, nếu không có một không phải là làm ra chỗ nhị khí âm dương.
    Con người quý ở vóc người khôi ngô, Sơn quý ở xếp hàng mở mang; con người quý ở Tổ Tông cao quý, Sơn quý ở lai Long tôn nghiêm; con người quý ở thể chất khỏe mạnh, Sơn quý ở nhấp nhô lên xuống có lực; con người quý ở ngũ quan đoan chính, sơn quý ở tinh phong thành hình; con người quý ở dung mạo tuấn tú tinh thần sáng sủa, đất quý ở sơn thanh thủy tú; con người quý ở mũi thẳng miệng vuông, sơn quý ở Minh Đường mạch chính; Mặt quý ở ngũ nhạc triều củng, Huyệt quý ở nước ôm quanh núi.
    Nhược năng liễu đạt Âm Dương lý,
    Thiên Địa đô lai nhất tưởng trung.


  6. Cảm ơn bởi:


  7. #4
    Ban quản trị

    Ngày tham gia
    May 2012
    Bài viết
    5,916
    Thai Tức dựng dục, thần biến hóa vô tận.
    Chú giải: Cát huyệt là Thai, sau huyệt yết kết lạc mạch thúc khí là Tức, Huyệt tràng tàng phong tụ khí là Dựng, hình thế sơn thủy triều ứng hữu tình là Dục. Những chỗ này giống như Thần biến hóa vô cùng.
    Nơi khí thịnh tụ hội là Dựng là Huyệt tinh, nơi khí sinh động là Dục là phân mạch, nơi khí dung kết là Thai là Huyệt vị, nơi khí tạm nghỉ là Tức là Tiểu danh là Đường. Loại nhị khí Âm Dương này có thể biến hóa vô cùng vô tận, thiên hình vạn trạng, nhưng chỗ sinh cơ Dựng Dục lại gây nên như thần, hay không thể nói hết.

    Sinh Vượng Hưu Tù,
    Cơ vận hành mà không ngừng.

    Chú giải: Sơn tụ Thủy hội, gọi là Sinh Vượng. Sơn bay Thủy chạy, gọi là Hưu Tù. Liên quan đến con người thịnh suy cảm ứng với thế núi sông, vận hành sinh vượng hưu tù mà thôi.

    Địa linh nhân kiệt, khí hóa hình sinh.
    Chú giải: Đất có linh khí mới có thể xuất nhân vật kiệt xuất, bởi vì khí diễn hóa sinh ra địa hình khác nhau, địa hình địa thế khác nhau thì sinh ra nhân vật khác nhau.

    Thục vân vi diệu nhi nan minh,
    Thùy vị mang muội nhi bất tín.

    Chú giải: Ai nói loại địa linh nhân kiệt này là chuyện vi diệu là làm khó cho con người hiểu rõ chứ? Ai nói chuyện loại địa linh nhân kiệt này là mênh mông mờ ám khiến cho con người không đủ tin tưởng chứ?
    Nhược năng liễu đạt Âm Dương lý,
    Thiên Địa đô lai nhất tưởng trung.


  8. Cảm ơn bởi:


  9. #5
    Ban quản trị

    Ngày tham gia
    May 2012
    Bài viết
    5,916
    Cổ nhân bốc trạch, có nghĩa không có chữ;
    Hậu nhân làm thư, truyền ở nhà mà hành ở thế.

    Chú giải: Cổ nhân trước thời nhà Hán, bốc trạch biết đại nghĩa phong thủy, nhưng vẫn không có dùng từ ngữ ghi lại. Trí tuệ nhân tài đời sau mới bắt đầu viết sách lập thuyết, truyền cho người nhà lại còn phát hành ở nhân thế.
    Sự tình xem phong thủy âm dương nhị trạch, đã có từ xưa. Bàn Canh bốc Ân, Lưu Công bốc U, Chiến phụ bốc Kỳ, Khổng Tử bốc Trạch, Doanh công tướng cây Xưa cây Lý, Chu Công tướng Lạc ấp, Vinh Công tướng Lăng vân, Gia Cát tướng Kim lăng …, những vị tiên hiền này mặc dù đã có phép xem phong thủy, nhưng đều không có các sách lập thuyết. Đến đời sau Quách Phác, Dương Quân Tùng, Tăng Văn Siêm thông minh thủ lý, mới đem kinh nghiệm tướng địa của tiên hiền chỉnh lý phát huy, viết sách lập thuyết, cùng truyền lại cho người nhà và đệ tử, sau đó lưu hành trên thế gian. Đây là tình huống cơ bản quá trình hình thành địa lý.
    Thuật Địa lý nói chung thai nghén từ thời Tiên Tần, hình thành ở thời Đường mà thịnh hành ở thời Tống, phiếm lạm ở thời Minh Thanh. Trước đây thời Đường xem phong thủy chỉ có luận hình thế dãy núi, sau thời Tống phát minh ra La Bàn, thuyết Lý Khí liền theo đó mà hình thành, đến thời Minh Thanh xem phong thủy thì không ly khai khỏi La Bàn vậy. Đại đa số Địa sư là bỏ gốc lấy ngọn, coi trọng Lý Khí xem xem nhẹ Loan Đầu, cùng đem các loại thuyết về Lý Khí ở trên gán ghép với các danh gia họ Quách, Dương, Tăng, thậm chí ở trong các điển tịch phong thủy của Quách, Dương, Tăng tăng thêm nội dung Lý khí, lấy giả loạn chân, hỗn hào thị phi, khiến cho người học sau không phân biện được chân hay giả, mà càng ngày càng xa rời lý luận của Quách, Dương, Tăng, đây là vấn đề yêu cầu người mới học không thể không chú ý.
    Nhược năng liễu đạt Âm Dương lý,
    Thiên Địa đô lai nhất tưởng trung.


  10. Cảm ơn bởi:


  11. #6
    Ban quản trị

    Ngày tham gia
    May 2012
    Bài viết
    5,916
    Táng thừa Sinh khí,
    Mạch nhận Lai Long.

    Chú giải: Một câu: Táng thừa Sinh khí xuất phát từ trong《 Táng Thư 》của Quách Phác, ý tức là di hài Tổ tông phải an táng ở nơi có Sinh khí, để cho di hài tọa đón sinh khí ở trong đất, sau đó mới có thể che phúc cho hậu nhân.
    Trong《 Táng Thư 》 nói: Đất có cát khí, mà theo từ đất, ý tức là nơi có sinh khí, Long khởi từ địa hình, nơi không có sinh khí, thì địa hình khô héo. Đây chính là nói, Long mạch tức là Sơn mạch, nơi đất khởi "Long" tức là "Long". Cho nên Quách Phác lại nói "Cốt Khâu lũng, Chi Cương Phụ, chỗ khí đi theo", đây là "Sinh khí" theo "Cốt Khâu Lũng, Chi Cương Phụ" mà đi, hoặc là nói, "Cốt Khâu lũng, chi nhánh gò đất " chính là tung tích "Sinh khí" vận hành, cũng tức là chỗ ở Long mạch.
    Cốt Khâu lũng tức là núi mang theo đá, Chi Cương Phụ tức là đất núi có mao tích (xương thô, lông sống lưng), cho nên lúc Tầm Long Sát Mạch phải xem kĩ từ Tổ sơn mang đá men theo hướng đi chi nhánh liên tục, ở trong núi thì Long có sống lưng, xoay hướng nhấp nhô lên xuống, uốn lượn mà đi, thẳng đến Quá Hạp buộc khí, Tinh phong dừng lại, mạch thở sơn dừng, sa củng thủy ôm, tự mở Đường cục, thì là chỗ Sinh khí dung kết, phương có thể tìm huyệt; ở bình dương thì ẩn ẩn lộ hình, như đường trung tuyến tro bụi, vết rắn trong bụi cỏ, mai thổi trong tuyết, bọt sóng cuộn nguyệt, nhìn tựa không có, xét thì có thực, từng chặn mà đi một đường, thẳng đến chỗ mạch đập thủy ngăn hoặc là chỗ hơi khởi sa mỏng, sinh khí mới có thể dung kết.
    Núi có sinh khí, xa xôi từ trời, quanh co mà xuống, hình trạng giống như sóng gợn, uốn lượn mà đến, thế như Rồng cuộn, đột lớn lại nhỏ, cao thấp xoay chuyển, bung ra xếp màn, muôn hình vạn trạng, phân chia phát mạch, Tinh phong đoan nghiêm, tiền nghênh hậu tống, tả hộ hữu triền, vài độ phân hợp, vài lần Bác hoán (thay đổi), từ thô biến mịn, từ cứng biến mềm, có cây xanh tươi, đá trơn đất cứng. Núi không có sinh khí, 《 Táng thư 》 đưa ra có 5 loại: Một là Đồng sơn (núi trọc), tức là mạch đất khô héo, đất cây cỏ không sống; Hai là Đoạn sơn (núi đứt), tức là mạch núi bị đục đứt, bao gồm cả gáy núi bị đứt phá mặt; Ba là Thạch sơn (núi đá), tức là nham thạch gầy trơ xương ngọn núi thô sơ biến nhỏ; Bốn là Quá sơn, tức là sơn Long chạy đi chưa chịu dừng lại để kết cục; Năm là Độc sơn, tức là sơn Long đơn độc, núi không có Sa Thủy quấn quanh bảo hộ, bao gồm cả núi Quá Hạp bị gió thổi nước cướp đi. 5 loại núi này đều thiếu khuyết sinh khí, an táng về sau nhân đinh thoái bại.
    Nhược năng liễu đạt Âm Dương lý,
    Thiên Địa đô lai nhất tưởng trung.


  12. Cảm ơn bởi:


  13. #7
    Ban quản trị

    Ngày tham gia
    May 2012
    Bài viết
    5,916
    Huyệt tổng Tam đình, Sơn phân Bát Quái.
    Chú giải: Lai Long kết huyệt, có phân biệt Sơ kết, Trung kết, Mạt kết, Huyệt tinh có phân ra ba thế Lập, Tọa, Ngọa. Huyệt vị có phân biệt tam đình Thượng, Trung, Hạ, cũng gọi là Thiên huyệt, Nhân huyệt, Địa huyệt.
    Huyệt tinh thân thẳng tay thẳng, giống như con người đứng thẳng, thì khí bay bỗng ở trên mà lấy Thiên huyệt, như chỗ Liêu Kim Tinh 《 Điểm Huyệt nhận Thế ca 》 nói: Lập, là thân thẳng khí di động ở trên, tìm Thiên huyệt ở chỗ này. Huyệt tinh thân cong tay ôm, giống như người ngồi thẳng, thì khí tụ ở giữa mà lấy Nhân huyệt, như chỗ Liêu Kim Tinh nói: Tọa, là thân cong khí tàng ở trong, Nhân huyệt rất tương xứng. Huyệt tinh thân ngửa chân duỗi ra, giống như người nằm ngửa xuống, thì khí chìm ở dưới mà lấy Địa huyệt, là chỗ Liêu Kim Tinh nói: Ngọa, là thân nằm khí hạ xuống dưới, đây chính là Địa huyệt.

    Tồn tại ở người, chớ tốt ở con mắt;
    Mùi vị ở lý, ai tạo ở huyền vi.

    Chú giải: Thuật Kham Dư tục xưng là Tướng địa hoặc là xem phong thủy, tướng và xem đều là dùng thị lực. Bất luận là quan sát Lai Long khứ mạch, hay là phân biện hình thái Long huyệt Sa thủy, đều phải xem xét Huyệt tràng Cực Vựng, đều phải sự tinh xảo của thị lực, mà không phải là năng lực của La Bàn Lý Khí. Không biết đạo lý phong thủy, thì làm sao có huyền xảo tinh vi để tạo táng chứ?

    Duy âm dương thuận nghịch chi nan minh,
    Ức quỷ thần tình trạng chi mạc sát.

    Chú giải: Đạo Địa lý, khó là ở hiểu rõ Âm Dương thuận nghịch. Có thể biết âm dương, có thể biện thuận nghịch, thì phong thủy là chuyện không khó vậy. Nhưng mà khí âm dương, vận hành ở giữa núi sông trời đất, thuận nghịch đa đoan, như tình trạng quỷ thần, khó mà minh sát.
    Nhược năng liễu đạt Âm Dương lý,
    Thiên Địa đô lai nhất tưởng trung.


  14. Cảm ơn bởi:


  15. #8
    Ban quản trị

    Ngày tham gia
    May 2012
    Bài viết
    5,916
    Bát Quái phân bố bát phương,
    Thẩm xét tứ thế tứ duy,
    Có đi có lại có động tĩnh.

    Chú giải: Muốn rõ tình trạng thuận nghịch, thì phải thẩm sát Huyệt tinh thế thái tứ duy, khảo sát sơn thủy đi đến động tĩnh ở bát phương. Chỗ nói "Tứ duy Tứ thế" là tình trạng sơn hình thế thái xung quanh ở Huyệt tinh, tức là tả Thanh Long, hữu Bạch Hổ, tiền Chu Tước, hậu Huyền Vũ. Tứ thế tốt chính là chỗ Quách Phác nói Thanh Long uyển diên, Bạch Hổ tuần phục, Huyền Vũ thùy đầu, Chu Tước tường vũ. Tứ thế phá tổn chính là chỗ Quản Lộ nói Huyền Vũ tàng đầu, Thanh Long vô túc, Bạch Hổ hàm thi, Chu Tước bi khốc.
    Phàm hành Long khởi chỉ, lai khứ động tĩnh, không ngoài ở tứ duy bát phương. Chỗ nói "Lai" tức là Sơn Tổ tông, nguyên đầu của thủy. Chỗ nói "Khứ" tức là đầu ở đỉnh núi, đuôi ở cuối sông. Hành Long hoặc là đến mà lại đi, hoặc là đi mà lại đến, mọi chỗ đều có động tĩnh, đến mức trong tĩnh có động, trong động có tĩnh, không biết lai, khứ, động tĩnh thì không biết âm dương thuận nghịch, mà không biết âm dương thuận nghịch thì không biết địa lý.
    Sơn là âm, thì quý ở động, không động thì không thành Long; Thủy là dương, thì quý ở tĩnh, không tĩnh thì đất không kết. Cho nên Sơn quý nhảy nhót chạy chồm, uyển chuyển nhấp nhô, nếu bất động giống như rắn chết trong túi, thì chính là vô khí; Thủy quý ở dừng lại tích tụ, không thấy lai, khứ, nếu như cấp bách xiết chảy giống như ngựa chạy tên bắn, thì chính là sát khí. Lúc Tầm Long sát Huyệt ở núi chỗ động cầu tĩnh, tĩnh thì mạch dừng khí tụ, mở đường kết huyệt; ở lúc thủy chỗ tĩnh cầu động, động thì mạch sống khí dung, hộ sơn tàng phong. Sơn mạch đến từ xa thì thuận, phải ở trong thuận cầu nghịch, cho nên viết "Sơn không quay đầu không xem sơn", "Nghịch thủy một muỗng có cứu bần"; thủy mạch đến xa thì là Nghịch, phải ở trong nghịch mà cầu thuận, cho nên viết: "Dương dương muốn đi, nhìn ta muốn ở", "Cửu khúc thủy triều đường, đương triều Tể tướng" .
    Nhược năng liễu đạt Âm Dương lý,
    Thiên Địa đô lai nhất tưởng trung.


  16. Cảm ơn bởi:


  17. #9
    Ban quản trị

    Ngày tham gia
    May 2012
    Bài viết
    5,916


    2, Luận nguồn gốc Sơn Thủy
    Từng nhánh núi phát tích, từ tổ tông mà sinh con sinh cháu.
    Cuồn cuộn thủy trường lưu, từ bản căn mà phân chia chi nhánh.

    Chú giải: Núi phát tích ở nơi xa, từ núi tổ tông mà sinh con sinh cháu. Cuộn cuộn nước chảy dài, từ gốc căn mà phân chia chi nhánh. Cuồn cuộn là chỉ bề mặt nước chảy xiết nhanh.
    Chi nhánh Long chẻ mạch giống như cây cối phân nhánh chia cành, cũng giống như con người sinh con sinh cháu. Dương Công 《 Hám Long kinh 》 có nói: "Tu Mi sơn là thiên địa cốt, trung trấn thiên địa là cự vật. Như cần cổ sống lưng con người. Sinh ra tứ chi Long cao vút. Tứ chi phân ra bốn thế giới, nam bắc tây đông là bốn nhánh." Là ý nói, Côn Lôn sơn (bao gồm cả dãy núi Hi Mã Lạp sơn) là nóc nhà thế giới, là đất phát nguyên Long mạch của thiên hạ, là Lão Tổ tông. Phân ra bốn hướng đông nam tây bắc kéo dài đến từng vùng đất trên thế giới, một mặt phía nam tiến vào Trung Quốc. Trong đó chỗ đại can đại chi kết đại huyệt liền thành tỉnh hội hoặc là đô thị, chỗ tiểu can tiểu chi kết thành tiểu huyệt liền thành huyện thành hoặc là hương trấn. Tầm Long sát Huyệt thì đầu tiên là phải nhận biết rõ lai Long khứ Mạch, hiểu rõ chỗ bản căn của sơn thủy, biện rõ chủ Long và chi Long. Can Long đa số là sinh ra Vương hầu, Chủ Long phải trội hơn Chi Long.
    Ảnh đính kèm Ảnh đính kèm
    Nhược năng liễu đạt Âm Dương lý,
    Thiên Địa đô lai nhất tưởng trung.


  18. Cảm ơn bởi:


  19. #10
    Ban quản trị

    Ngày tham gia
    May 2012
    Bài viết
    5,916
    Nhập Sơn tầm Thủy khẩu,
    Đăng Cục xem Minh Đường.

    Chú giải: Nhập sơn xem đất phải tìm kiếm ở đất này xuất ra Thủy Khẩu, leo lên đầu núi phải xem Minh Đường ở đất này.

    Nhạc độc chung tinh túc chi linh,
    Khách Chủ tẫn đông nam chi mỹ.

    Chú giải: Dương dương ngũ hành, vốn thuộc Nhất Khí, nhẹ trong di động ở trên trời mà thành Tượng, nặng đục chìm xuống ở đất mà thành Hình, chỗ Tinh lâm, chỗ chung đất, trên dưới mà cảm ứng nhau. Cho nên Dương Công ở trong 《 Hám Long kinh 》có nói: "Núi sông ở dưới Tinh ở trên, cùng chỗ Nhất Khí không hai Thể", "Núi lấy danh Tinh thủ chủng loại, Tinh Thần chiếu xuống núi thành hình". Núi sông trên mặt đất cùng Tinh thần ở trên trời mặc dù hai loại hình thể có hình trạng khác nhau, nhung lại là chỗ Nhất Khí phân ra, trên thực tế không có hai dạng như thế. Nơi mặt đất kết huyệt, ở trên liền có ánh sáng Tinh sao chiếu đến. Giống như nhân vật ở trên đất có các chư tướng công hầu, trên trời tất có các Tinh sao chư tướng công hầu vậy.
    Huyệt sơn là Chủ, Triều sơn là Khách. Dương Công nói: Nếu tướng giỏi chủ đối Khách hiền, tức là lúc điểm huyệt thì phải khiến cho Chủ sơn cùng Triều sơn đối diện nhau có tình, có ý nhìn nhau, giống như chủ nhân cao quý đối đãi với Khách hiền năng, kính ngưỡng lẫn nhau, lễ nhượng với nhau, mới là Khách Chủ tẫn đông nam chi mỹ. Mà muốn cho Khách Chủ hữu tình, thì trước tiên phải biết phân biệt Khách Chủ là chân hay giả, phải biết chân Long thì tất nhiên là chân Huyệt, chân huyệt thì tất nhiên là triều chân, giả Long giả Huyệt tất nhiên là không phải chân triều.

    (Còn tiếp)
    Nhược năng liễu đạt Âm Dương lý,
    Thiên Địa đô lai nhất tưởng trung.


  20. Cảm ơn bởi:


 

 

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •