Chào mừng đến với Tử Bình diệu dụng.
Kết quả 1 đến 8 của 8
  1. #1
    Ban quản trị

    Ngày tham gia
    May 2012
    Bài viết
    5,917

    Nhà đại văn hào Tô Thức thời Tống

    Nhà đại văn hào Tô Thức thời Tống

    Tô Thức sinh ở thời Tống Nhân Tông có ghi lại sinh vào năm thứ 3 ngày 19 tháng 12, giờ Ất Mão. (Thứ bảy ngày 8/1/1037 D.L, nhằm ngày 19/12 âm lịch năm Bính Tý). Sinh sau tiết Tiểu Hàn 9 ngày.
    Bát tự là:
    Bính Tý - Tân Sửu - Quý Hợi - Ất Mão.
    Đại vận: Nhâm Dần, Quý Mão, Giáp Thìn, Ất Tị, Bính Ngọ, Đinh Mùi, Mậu Thân, Kỷ Dậu.
    Chúng ta đều biết Tô Thức cũng có một đời khá giàu màu sắc truyền kỳ, liên quan với bát tự của ông ấy.
    Hiện tại tôi đem đại sự chủ yếu trong cuộc đời của Tô Thức bày ra ở đây, để cung cấp cho mọi người tham khảo lúc phân tích mệnh lý:
    1, 19 tuổi (năm 1054, Giáp Ngọ): Cưới vợ là Vương Phất con gái của Vương Phương làm vợ, ở Mi Châu (nay là phố Mi Sơn tỉnh Tứ Xuyên).
    2, 20 tuổi (Ất Mùi): Đi đô thành.
    3, 21 tuổi (Bính Thân): Đậu Tiến sĩ.
    4, 22 tuổi (năm 1057, Đinh Dậu): Mẹ mất. Cùng với cha về nhà chịu đại tang.
    5, 24 tuổi (năm 1059, Kỷ Hợi): Rời nhà đến nước Sở.
    6, 25 tuổi (năm 1060, Canh Tý): Đảm nhận chủ bộ ở huyện Phúc Xương tỉnh Hà Nam.
    7, 26 tuổi (năm 1061, Tân Sửu): Ứng trúng Khoa đệ vào hàng thứ ba. Mới đầu đến Mật Châu, sau lại chuyển đến phủ Phượng Tường nhận chức Thiêm phán.
    8, 30 tuổi (năm 1065, Ất Tị): Bãi nhiệm quan từ Phượng Tường. Vợ họ Vương mất.
    9, 31 tuổi (năm 1066, Bính Ngọ): Đại tang cha.
    10, 32 tuổi (năm 1067, Đinh Mùi): Tái thú lấy em vợ quá cố lúc 21 tuổi là Vương Nhuận Chi (Đồng An) làm vợ.
    11, 34 tuổi (Kỷ Dậu): Trở về triều làm Giám quan cáo viện.
    12, 36 tuổi (Tân Hợi): Đảm nhận Giám quan cáo viện kiêm Từ bộ Thượng Thư. Trở về bị Tân đảng bài trừ, đảm nhận làm quan phủ Khai Phong, sau đó lại bị đuổi ra khỏi kinh thành, đảm nhận Thông phán Thông Châu, Hàng Châu.
    13, 39 tuổi (Giáp Dần): Nạp thiếp Vương Triều Vân. Triều Vân lúc này mới 12 tuổi (căn cứ theo nguyên bản khảo chứng, Vương Triều Vân sinh vào năm Quý Mão. Theo nghiên cứu của tôi, Triều Vân họ Sơ làm nô tỳ hầu hạ vợ chồng Đông Pha, sau thu nhận làm thiếp. Nếu không thì ngày ấy ông ấy sẽ tiếp nhận làm Thẩm phán pháp luật. Tôi cho rằng Triều Vân bị đem về nhà sớm nhất cũng ở khoảng 14 tuổi).
    14, 40 tuổi (Ất Mão): Đến làm việc ở Mật Châu. Tự nói "Ta làm quan hơn 9 năm, nhà ngày càng nghèo", "Nhà bếp buồn tẻ".
    15, 42 tuổi (Đinh Tị): Tri hà trung phủ, sau đổi thành Tri Từ Châu.
    16, 45 tuổi (Canh Thân): Chất vấn Hoàng Châu Thông phán.
    17, 49 tuổi (Nhâm Tuất): Lấy danh hiệu là Đông Pha cư sĩ.
    18, 51 tuổi (Bính Dần): Mặc lấy Thất phẩm vào hầu Diên Hòa.
    19, 52 tuổi (Đinh Mão): Là học sĩ Hàn lâm, từ bỏ hầu hạ. Lại dời về Tri Pháp Chế.
    20, 55 tuổi (Canh Ngọ): Bị Cựu đảng bài bỏ ra khỏi kinh. Về Hàng Châu nhậm chức.
    21, 58 tuổi (Quý Dậu): Vào đảm nhận Đoan Minh, Nhị học sĩ hầu đọc. Cùng vợ kế mất.
    22, 59 tuổi (Giáp Tuất): Lại bị đả kích, về Tri Định Châu. Rơi hai chức, cầu một quan, Tri Mạc Châu, vẫn còn nhậm chức, lại mất chức điều đi xa nhận Tiết Độ quân phó sứ, sắp xếp ở Huệ Châu.
    23, 61 tuổi (Bính Tý): Triều Vân chết. (sau khi Triều Vân chết, Đông Pha hàng ngày lúc hoàng hôn đều đi đến trước mộ cùng nói chuyện, bị một nữ viên ngoại phát hiện, cũng thầm yêu. Sau bởi vì không có cách nào truyền thư, thiếu nữ tương tư thành bệnh mà chết. Người cha mới đem chỗ tình này nói với Đông Pha, thỉnh cầu được đáp ứng đem chôn gần mộ của Triều Vân. Đông Pha tự oán trách mình nặng nề.)
    24, 62 tuổi (Đinh Sửu): Sắp xếp phụ trách nhận biệt giá Quỳnh Châu, quân đội Xương Hóa.
    25, 65 tuổi (Canh Thìn): Tháng 5 đại xá. Cuối cùng được nhận mệnh đề cử là quan Phủ Ngọc Cục thành đô, tùy ý ở lại.
    26, 66 tuổi (Tân Tị): Trên đường trở về, tháng 5 đến Chân Châu, bệnh trĩ bộc phát. Bệnh bạo phát, dừng lại giữa đường ở Thường Châu. Ngày 28 tháng 7 chết ở Bì Lăng. Trong lúc mê man vẫn còn hoàn thành sáng tác một bài thơ cuối cùng.

    Tham khảo Tô Thức:
    https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%B4_Th%E1%BB%A9c
    Nhược năng liễu đạt Âm Dương lý,
    Thiên Địa đô lai nhất tưởng trung.


  2. Cảm ơn bởi:


  3. #2
    Thành viên

    Ngày tham gia
    Oct 2016
    Bài viết
    512
    Thân vượng, thực tú ấn thụ nên học thức rất cao.

  4. #3
    Thành viên

    Ngày tham gia
    Oct 2016
    Bài viết
    512
    Luận khí số thì mệnh không đạt, luận khí thế thì mới rõ là mệnh quý. Thực thương tiết tú là loại Cách cục chỉ người thông minh. Hợi mão củng mộc, hợi tý sửu hợp thuỷ, bính tân phu tòng thê hoá thuỷ. Đổ dồn về trụ giờ nên lưu danh hậu thế.

  5. #4
    Ban quản trị

    Ngày tham gia
    May 2012
    Bài viết
    5,917
    Trích dẫn Gửi bởi Sherly:
    Luận khí số thì mệnh không đạt, luận khí thế thì mới rõ là mệnh quý. Thực thương tiết tú là loại Cách cục chỉ người thông minh. Hợi mão củng mộc, hợi tý sửu hợp thuỷ, bính tân phu tòng thê hoá thuỷ. Đổ dồn về trụ giờ nên lưu danh hậu thế.
    Theo bạn vì sao ông ấy có nhiều vợ, nhưng người vợ nào cũng qua đời sớm?

    Nói thêm chỗ này, chưa hẳn là Thực thần tiết tú là giỏi văn chương, nó còn tùy theo ngũ hành tiết tú là gì? Trong sách Ngũ hành tinh kỷ có luận: Mộc chủ Nhân, Thủy chủ Trí. Còn bạn dùng từ "bính tân phu tòng thê hoá thuỷ", vậy cái nào là phu, cái nào là thê? Bính tòng Tân hay Tân tòng Bính?
    Nhược năng liễu đạt Âm Dương lý,
    Thiên Địa đô lai nhất tưởng trung.


  6. Cảm ơn bởi:


  7. #5
    Ban quản trị

    Ngày tham gia
    May 2012
    Bài viết
    5,917
    Nghe bài vịnh 《 Định phong ba 》của Đông Pha cư sĩ mà chạnh lòng:
    Chưa nghe xuyên rừng đánh tiếng lá,
    Ngại gì đi chậm mà ngâm nga.
    Gậy trúc giày nhọn nhẹ thắng mã.
    (Ai sợ!)
    Áo tơi mưa bụi nhận cả đời.
    Gió xuân se lạnh thổi tỉnh rượu.
    (Lạnh lùng)
    Chiếu nghiêng đỉnh núi lại nghênh đón.
    Quay đầu hướng về nơi hiu quạnh, (trở về)
    Cũng không mưa gió cũng vô tình.

    Còn dưới đây là Tô Thức thương tiếc nhớ vợ Vương Phất mà viết bài 《 Giang Thành Tử 》:
    Mười năm sinh tử đều mờ mịt,

    Không suy xét, tự khó quên.
    Nghìn dặm cô phần,
    Thê lương không thể nói.
    Cho dù gặp lại vẫn không biết,
    Đầy bụi trần, tóc như sương.

    Ban đêm ủ mộng chợt về quê,
    Song cửa nhỏ, đang trang điểm.
    Nhìn nhau không nói, chỉ có lệ thành hàng.
    Đoán được hàng năm chỗ đoạn trường,
    Đêm trăng sáng, thiếu đồi thông.
    Nhược năng liễu đạt Âm Dương lý,
    Thiên Địa đô lai nhất tưởng trung.


  8. #6
    Ban quản trị

    Ngày tham gia
    May 2012
    Đang ở
    Hà Nam
    Bài viết
    1,706
    Xem ra anh Lesoi có hứng chuyển từ dịch Tử Bình sang dịch thi từ rồi.

    Bài "Định Phong Ba" em thấy có 2 bản dịch.

    1. Bản dịch của Nguyễn Chí Viễn (bản này hợp với anh Lesoi)

    Rừng động đừng nghe chuyển lá cành
    Ngâm nga chậm bước chẳng đi nhanh
    Gậy trúc giầy rơm say chếnh choáng
    Nào ngán
    Áo tơi mưa khói mặc bình sinh

    Vi vút gió xuân xay chợt tỉnh
    Hơi lạnh
    Đầu non bóng ngả cũng tương nghinh
    Ngoảnh lại những nơi tiêu sắt trước
    Rời bước
    Cũng không mưa gió cũng không hanh


    Nguồn: Tuyển tập từ Trung Hoa - Nhật Bản, Nguyễn Chí Viễn, NXB Văn hoá - Thông tin, 1996

    2. Bản dịch của Nguyễn Xuân Tảo (em thích bản này hơn)

    Cứ mặc lá rừng lát xát rơi
    Hãy thư thả bước, vịnh ngâm chơi
    Gậy trúc, giầy rơm hơn vó ngựa
    Ai sợ!
    Chiếc tơi mưa gió kệ thây đời

    Heo hắt gió xuân, men rượu tỉnh
    Hơi lạnh
    Mặt trời chếch núi đón chào ngươi
    Ngoái cổ lại nhìn nơi hiu quạnh
    Về rảnh
    Cũng không mưa gió, chẳng hong trời.


    Nguồn: Tống từ, Nguyễn Xuân Tảo, NXB Văn học, 1999
    Phản bổn quy chân

  9. Cảm ơn bởi:


  10. #7
    Ban quản trị

    Ngày tham gia
    May 2012
    Bài viết
    5,917
    Ừ, anh thấy cuộc đời của Đông Pha cư sĩ có một cái gì đó khiến anh rất cảm động dành cho người tài hoa nhưng đầy bụi trần!
    Anh dịch từ sách "Thập Can tinh tuý" của Thái Tích Quỳnh tiên sinh khi ông luận mệnh Tô Pha cư sĩ.
    Nhược năng liễu đạt Âm Dương lý,
    Thiên Địa đô lai nhất tưởng trung.


  11. Cảm ơn bởi:


  12. #8
    Ban quản trị

    Ngày tham gia
    May 2012
    Bài viết
    5,917
    Ngày Quý Hợi, trong bí thuật "Cân Tương" (Cái Tráp) của Manh phái có truyền lại bài thơ:

    Cửu hoa sơn thượng thiên môn khai,
    Nhật hành đông phương hoa tự hải.

    Nếu đi Tây phương Côn Lôn địa,
    Tướng sĩ biên cương luyến cố quốc.

    Trong giang hồ vẫn có nhiều bí quyết mà người đời không có được. Ngẫm lại, thuật đoán Khí Số của Thái Tích Quỳnh quả thật cao thâm. Ông ấy được chân truyền bí quyết về Thập Can không ngoài quyết ở trong sách Cùng thông bảo giám, kết hợp phép luận trong Tam Mệnh Thông hội mà ông đã viết ra "Thập Can tinh túy" thật đúng nghĩa.
    Cho đến nay, thuật đoán mệnh hết sức đa dạng và phong phú. Nhưng suy cho cùng luận mệnh theo phép Tử Bình vẫn là bí ảo khôn lường, nhưng Thập Can và địa chi tàng can vẫn là luận mệnh cơ bản. Nó thể hiện rất rõ ràng trong mệnh, từ phú quý bần hàn đến cùng sinh bệnh tử đều không vượt qua ngũ hành thập can và địa chi. Có mấy ai đoán ra tỉ mĩ một vận mệnh con người, nghĩ lại quả thật huyền cơ khó đoán.
    Nhược năng liễu đạt Âm Dương lý,
    Thiên Địa đô lai nhất tưởng trung.


  13. Cảm ơn bởi:


 

 

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •