Chào mừng đến với Tử Bình diệu dụng.
Trang 1 của 5 123 ... CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 49
  1. #1
    Thành viên

    Ngày tham gia
    Oct 2016
    Bài viết
    509

    Hành lang manh phái bí điển

    Anh lesoi đang dịch cuốn sách này, với những chương hiện có, ai có thắc mắc gì mời vào topic này ta cùng bàn luận.

  2. #2
    thanhien
    Khách
    Mình đang thắc mắc tác giả là ai?
    Liệu manh phái này có giống môn phái của Đoàn Kiến Nghiệp ?

  3. #3
    Ban quản trị

    Ngày tham gia
    May 2012
    Đang ở
    Hà Nam
    Bài viết
    1,706
    Trích dẫn Gửi bởi thanhien Xem bài viết
    Mình đang thắc mắc tác giả là ai?
    Liệu manh phái này có giống môn phái của Đoàn Kiến Nghiệp ?
    Tôi đã hỏi anh lesoi, thôi cứ tạm coi là của tác giả vô danh . Cách đặt vấn đề luận mệnh như vậy rõ ràng hơi hướng truyền thống, không thể là chi nhánh của Đoàn Kiến Nghiệp được.

    Phần luận Tuế vận, Lưu niên tác động tới mệnh cục tôi thấy rất mới mẻ, các bạn có ý kiến khác về điểm này không?
    Phản bổn quy chân

  4. Cảm ơn bởi:


  5. #4
    Locust
    Khách
    Đại Vận là Thần, Lưu niên là Quân, mối quan hệ này đã có đề cập trong cuốn Tam Mệnh Thông Hội (theo trí nhớ cá nhân, phiền ai quan tâm kiểm tra lại!!!). Cá nhân Locust đồng ý với ý kiến này.
    Tuy nhiên, không hiểu cơ sở nào để nói 8 tự Nguyên Cục là Dân? Ta biết rõ, Vận chẳng qua xuất phát từ 2 trụ Tháng và Ngày của Nguyên Cục. Vậy thì, Vận là con của Nguyên Cục, con ứng Thần, cha mẹ ứng Dân?
    Đề xuất cá nhân:
    1. Lưu niên là Quân (can chi Thật), không phụ thuộc Nguyên Cục.
    2. Nguyên Cục lẫn Đại Vận đều là Thần. Nếu cần thiết, xét kỹ hơn nữa, thì Nguyên cục là Thần, Đại Vận là Dân.
    Tạm kết luận:
    1. Thần, Dân phạm Quân thì Tội nặng.
    2. Dân phạm Thần thì Tội vừa.
    3. Quân phạm Thần, Thần phạm Dân thì Tội nhẹ.
    => Ảnh hưởng của Lưu Niên > Ảnh hưởng của Nguyên Cục > Ảnh hưởng của Đại Vận.
    Ví dụ:
    Hạn năm mà Tốt, thì Nguyên Cục xấu, hoặc Đại Vận xấu => Vẫn cảm thấy vui tươi như thường.

  6. #5
    thanhien
    Khách
    Trích dẫn Gửi bởi lesoi Xem bài viết
    Câu này chưa hẳn là vậy đâu Sherly. Nó phụ thuộc rất nhiều yếu tố, mệnh nam mệnh nữ, nhật can âm dương, ... sau này tôi sẽ post lên hết ở trong sách "Mệnh lý Manh phái bí điển", và đặc biệt là học trò của Manh sư Hạ Trọng Kỳ, nữ sĩ Hình Tú Phân luận rất hay. Tha hồ các bạn chứng nghiệm trong thực tế.
    Tại vì có liên quan đến Hình Tú Phân nên mình liên tưởng tới ông Đoàn Kiến Nghiệp.
    Quyển này mình cũng cảm nhuận luận theo truyền thống.

  7. #6
    Thành viên

    Ngày tham gia
    Oct 2016
    Bài viết
    509
    Quyển sách này luận theo truyền thống mà, mặc dù với vài chương hiện tại cũng có nhiều chỗ mang hơi hướng khẳng định quá, VD như chỗ trụ giờ, hoặc có thể là có ảo bí nào đó mà tôi chưa rõ.
    Phần tuế vận theo tôi là hợp lý.
    Lưu niên mà bị hình xung khắc hại gọi là phạm tuế quân, Mệnh là chủ, đại vận là khách. Đại vận là chủ, lưu niên là khách.
    Chủ hiểm khách hiền tiểu nhân đắc chí
    Chủ hiền khách hiểm quân tử oan khiên
    Nhìn về cái tổng quát mà nói, phát tài quan thì mệnh cục phải có lực, gió xuân có về hay không thì xem đại vận thuận nghịch, còn quyết định thành bại thì xem lưu niên. Đôi khi đại vận tốt, nguyên cục tốt mà lưu niên xấu vẫn phá sản như thường.
    Tôi nghĩ đây cũng là cái lý của phần phân biệt mệnh cục phú quý. Trong đó có phần, mệnh cục lưu thông dài, thông suốt cả bát tự thì đại phú đại quý.
    Còn gọi tên khác là nguyên lưu sâu dày. Dạng mệnh này rất khó phá.
    Thương thực sinh tài, tài sinh quan sát, quan sát sinh ấn, ấn sinh thân. Khắp nơi có hộ vệ, thế nên vào vận xấu cũng không có khó khăn gì lớn. Và dĩ nhiên là loại mệnh này cực kỳ hiếm.
    Không biết các anh đã nghiệm chứng chưa. Có sách nói, năm cuối chuyển từ đại vận xấu sang tốt cực kỳ hung hoạ, nếu trung niên là dễ đi trong năm này. Tôi đã nghiệm chứng từ người thân. Không biết cái lí của năm lưu niên cuối đại vận xấu này ở đâu?

  8. #7
    thanhien
    Khách
    Mình nghĩ hạn xấu nào cũng có lý do của nó, chúng ta học mệnh lấy tư tưởng khoa học để chứng minh nó vì sao lại như vậy?
    Bạn có thể up bát tự đó lên được không? Để mọi người cùng phân tích, biết đâu sẽ tìm ra được lý do.

  9. #8
    thanhien
    Khách
    Trích 1 đoạn manh phái bí điển :''Nói trắng ra, chính là vua thì có thể quản lý, sinh hợp thần và dân, có quyền lực chủ động thực thi sinh khắc chế hóa, còn thần và dân chỉ có bị sinh khắc chế hóa, ứng với không thể phản kháng, phản kháng thì nói là xung khắc Thái Tuế, chúng ta biết mệnh, vận xung khắc Thái Tuế nghiêm trọng, tất là có họa. Đây là phạm Thái Tuế, phạm vua nỗi giận, thì thần dân đắc tội với Hoàng Đế, muốn tạo phản, tất là tạo ra trấn áp một con đường chết, tất nhiên dẫn phát ra đến tai họa. Nhất là ở trong mệnh cục một chi vượng nào đó kiềm chế vượng khí, tự không lường sức, xung phạm Thái Tuế, mà chi Thái Tuế đúng lúc là hỉ dụng thần của Nhật chủ, thì hỉ mà không hỉ, đây chính là đạo lý tại sao lưu niên là hỉ dụng thần, nhật chủ trái lại là có họa."

    Lấy ví dụ của tạo bạn namtai
    Mậu Dần - Ất Mão - Mậu Dần - Tân Dậu
    Đại vận : Đinh Tỵ
    Lưu Niên : Mậu Tuất (2018)

    Mệnh cục tuy không xung thái tuế nhưng Mão hợp Tuất khắc thái tuế, trường hợp này có xem là phạm thái tuế không?
    Trở ngược lại Lưu niên Đinh Dậu (2017)
    Mão xung Dậu trường hợp này có xem là phạm thái tuế không? (hạn năm này học hành không thông, răng bị đau)

    Năm này đinh động tỵ đại vận hóa sát sinh thân, dậu xung mão kích vượng thần mộc - mộc sinh hỏa đang lý cát mà lại xấu vậy có cho là phạm thái tuế không?
    Hay là xung đột giữa hỷ dụng thần, Tỵ khắc Dậu ? Gọi là hỏa chuyển hướng khắc Dậu không hề sinh Mậu. vì Đinh tọa Dậu gọi là phùng khắc?

  10. #9
    Ban quản trị

    Ngày tham gia
    May 2012
    Bài viết
    5,916
    Các bạn chớ vội, sách này còn rất dài, phần dưới sách sẽ có các bài luận của ĐKN, Hình Tú Phân. Phần phụ lục lại còn có Phái giang hồ ở đất Giang Tương rất khác lạ. Tha hồ các bạn đàm luận và kiểm nghiệm.
    Từ lâu tôi đã nói, sách là sách, mình là mình; Sách là hướng đi (nhưng cũng chỉ là ý tưởng của người biên soạn), còn Ta là người tiếp thu. Tiếp thu tinh hoa từng quyển sách, cộng thêm kiểm nghiệm thực tế thì mới ra vấn đề.
    Học đi đôi với Hành, lý luận đi đôi với thực tế. Đây là triết học nhân sinh cuộc đời.
    Ở phần mục lục của Manh phái bí điển chỉ là quyển Thượng, còn quyển Hạ rất nhiều môn phái Manh sư luận đoán mà quyển sách đã ghi lại cái tinh túy.
    Tôi đang dịch dang dở cho nên chưa post lên liên tục được.
    Phái ĐKN chuyên về luận Tượng rất hay chúng ta nên tham khảo. VD như quyển sách Can chi đoán sự nghiệp chẳng hạn.
    Mặc dù nói HTP và ĐKN là cùng một môn phái, nhưng cách luận cũng không có gì là liên quan, đây chính là ý tưởng của từng người, chúng ta cũng vậy. Mỗi người có cách lý giải riêng, nhưng cơ bản kết quả là như thế nào?
    Manh phái của Bành Khang Dân lão sư cũng có cách hay riêng, của Cửu Phủ Toàn, Lý Quân (Quyết Cân Tương) ... đều có cái hay riêng; mệnh lý truyền thống cũng có cái hay riêng. Chúng ta nên kết hợp truyền thống (chuyên về lý luận) với phái giang hồ (chuyên về thực tiễn) là hay nhất. Lấy cái tinh hoa của họ để thành cái riêng cho mình, chẳng lẽ không hay sao?
    Còn các bạn bàn về Tuế, Vận, Mệnh: Ai đã biết cách cục hết rồi, chúng ta cứ ứng dụng vào thực tiễn, mới thấy ý nghĩa "Mệnh" trọng, hay là "Tuế, Vận" trọng!
    Nhược năng liễu đạt Âm Dương lý,
    Thiên Địa đô lai nhất tưởng trung.


  11. Cảm ơn bởi:


  12. #10
    Ban quản trị

    Ngày tham gia
    May 2012
    Đang ở
    Hà Nam
    Bài viết
    1,706
    Manh phái bí điển đề cập như vậy là dựa trên quan hệ Quân -> Thần -> Dân, nghĩa là:

    + Khắc: mặc định Quân có thể khắc chế Thần và Dân, Thần khắc chế được Dân, ngược lại thì cho là phản nghịch. Mệnh namtai năm Đinh Dậu, Dậu khắc Mão là hợp thế Quân Dân, chỉ là Dậu trong mệnh cục mượn thế vua nên tiếp tục gây chiến với Mão, làm căng thẳng quan hệ đã phát sinh từ trước. Điểm cần suy xét là lực khắc chế của Quân -> Thần -> Dân ra sao, Quân đã khắc Thần thì có giảm lực khắc Dân? Thần Dân cấu kết (hội hợp) thì có sợ Quân khắc chế hay không? Lực khắc chế của Quân ra sao, như lưu niên Đinh Dậu, Dậu chịu Đinh khắc thì còn mấy sức để đi khắc Mão. Ở điểm này theo tôi có phát sinh sự việc nhưng có thể không đủ nặng để kể ra.

    + Hợp: có quan hệ hai chiều, Quân sinh Thần sinh Dân, Dân sinh Thần sinh Quân (đóng thuế nuôi vua), tuy nhiên chỉ có hội hợp mà không hóa, tức là: nếu ở mệnh cục có bán hợp, gặp Quân hoặc Thần tạo thành tam hợp tam hội thì ngũ hành chính ở mệnh cục sẽ tăng thế. VD: mênh cục có Thân Tý bán hợp, gặp tuế vận có chữ Thìn thì thế thủy ở mệnh cục sẽ tăng, nhưng bản khí của Thìn là thổ sẽ không bị biến tính do vậy nếu Thìn là Thái tuế vẫn có mặt khắc chế thủy.
    Phản bổn quy chân

  13. Cảm ơn bởi:


 

 

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •