Chào mừng đến với Tử Bình diệu dụng.
Trang 3 của 5 Đầu tiênĐầu tiên 12345 CuốiCuối
Kết quả 21 đến 30 của 49
  1. #21
    Ban quản trị

    Ngày tham gia
    May 2012
    Đang ở
    Hà Nam
    Bài viết
    1,706
    Nói về tầm quan trọng thì như các bạn nhận định, mệnh cục sẽ được "trọng" hơn bởi có ta mới có các thứ khác được. Mệnh cục là tiên thiên, khi sinh ra thượng đế đã cho ta một số mệnh đặc định, sinh ra là ta đã có một "sứ mệnh" đối với thế gian, chỉ tiếc là con người dễ bị mờ mắt bởi Tài Quan mà quên đi sứ mệnh của mình.

    Nếu xét đến hậu thiên thì tuế vận được mệnh sư coi trọng hơn, bởi đoán mệnh không chỉ dừng lại ở mệnh cục để nói phú, quý, bần, tiện mà phải xem yếu tố ứng kỳ, tức là đoán được khi nào thì phát sinh sự việc, sự việc đó là gì, ảnh hướng tới số mệnh con người ra làm sao? Bỏ qua yếu tố "hữu thần" thì tuế vận chính là thực tại khách quan tác động tới mệnh cục. Ví dụ mệnh cục thành cách, kị thần có chế không thể nói cuộc đời suôn sẻ, gặp tuế vận cởi chế kị thần mệnh cục lập tức gặp hung sự.

    Bí điển dùng hình tượng Quân - Thân - Dân chỉ để nói đến một nguyên tắc xét sự chi phối của Tuế Vận trong đoán mệnh, thực tế việc khởi nghĩa, thay đổi thời đại, đảo lộn Quân thần cũng bắt nguồn từ Dân. Tiền nhân lấy Tượng để nói Lý, hậu học hiểu Lý thì nên quên Tượng.
    Phản bổn quy chân

  2. #22
    Ban quản trị

    Ngày tham gia
    May 2012
    Đang ở
    Hà Nam
    Bài viết
    1,706
    Trích dẫn Gửi bởi sherly Xem bài viết
    Một câu hỏi nhỏ khác: liệu luận quan sát là con cái với nam mệnh có đúng không?
    Theo gốc dịch lý mà nói, hào tử tôn tức thực thương dùng để xem về con cái.
    Nếu lấy lý là vợ sinh ra con, nam lấy vợ là tài, tài sinh quan sát thế nên lấy quan sát là con. Hình thành con cái phải đủ tinh cha huyết mẹ, cha cũng sinh con chứ đâu phải chỉ có mẹ?
    Cụ Thiệu Vỹ Hoa luận thực thương là con cái, thương quan là con gái, thực thần là con trai. Thiết nghĩ vấn đề này là nguồn gốc, liên quan chặt chẽ đến dịch lý, cần khảo cứu bàn luận sâu hơn.
    Nguyên lý hình thành thì đúng là như vậy, nam nữ tương phối mà sinh ra con cái, do khác tính âm dương mà nam mệnh xét Thực là con trai, Thương là con gái. nữ mệnh thì ngược lại. Tuy nhiên thực tế đọc sách tôi thấy không ít mệnh sư vẫn dùng Quan Sát (nam mệnh thường dùng hơn) để xem con cái, manh sư lại càng sử dụng uyển chuyển, điều này theo tôi thì các mệnh sư có sự linh hoạt trong xét đoán, kết hợp vượng nhược trong bát tự và thực tại xã hội: nam nhân không chỉ có công danh sự nghiệp tiền tài, mà còn có gánh nặng gia đình, nuôi dưỡng con cái đôi khi là một áp lực đối với đàn ông là trụ cột gia đình. Lý lẽ này cỏ thể giải thích một phần cho việc dùng Quan Sát, các bạn cũng để ý thêm tại sao các cụ thường hay nói: "tam nam bất phú, tứ nữ bất bần" (Nhà đông con trai thì chia bớt tiền tài của cha mẹ. Nhà đông con gái, đến tuổi cho đi lấy chồng là đỡ phần lo lắng). Các bạn khác còn ý kiến nào không nhỉ?

    Đầu chương 4 còn có "bí mật trong bí mật", có bạn nào biết về vấn đề này không?
    Phản bổn quy chân

  3. #23
    Ban quản trị

    Ngày tham gia
    May 2012
    Bài viết
    5,916
    Trích dẫn Gửi bởi Sherly:
    Một câu hỏi nhỏ khác: liệu luận quan sát là con cái với nam mệnh có đúng không?
    Theo gốc dịch lý mà nói, hào tử tôn tức thực thương dùng để xem về con cái.
    Nếu lấy lý là vợ sinh ra con, nam lấy vợ là tài, tài sinh quan sát thế nên lấy quan sát là con. Hình thành con cái phải đủ tinh cha huyết mẹ, cha cũng sinh con chứ đâu phải chỉ có mẹ?
    Cụ Thiệu Vỹ Hoa luận thực thương là con cái, thương quan là con gái, thực thần là con trai. Thiết nghĩ vấn đề này là nguồn gốc, liên quan chặt chẽ đến dịch lý, cần khảo cứu bàn luận sâu hơn.
    Bạn nên tham khảo lại tài liệu "Mệnh lý huyền cơ tham bí" của Thái Tích Quỳnh, luận số anh em, lục thân sẽ rõ hơn.
    Nhược năng liễu đạt Âm Dương lý,
    Thiên Địa đô lai nhất tưởng trung.


  4. #24
    Ban quản trị

    Ngày tham gia
    May 2012
    Bài viết
    5,916
    Trích dẫn Gửi bởi TM:
    Bí điển dùng hình tượng Quân - Thân - Dân chỉ để nói đến một nguyên tắc xét sự chi phối của Tuế Vận trong đoán mệnh, thực tế việc khởi nghĩa, thay đổi thời đại, đảo lộn Quân thần cũng bắt nguồn từ Dân. Tiền nhân lấy Tượng để nói Lý, hậu học hiểu Lý thì nên quên Tượng.
    Tôi nghĩ rằng, phần này các bạn nên xem lại Trích Thiên Tuỷ nói rõ quan hệ Quân Thần sẽ rõ.
    Nhược năng liễu đạt Âm Dương lý,
    Thiên Địa đô lai nhất tưởng trung.


  5. #25
    Ban quản trị

    Ngày tham gia
    May 2012
    Bài viết
    5,916
    Trích dẫn Gửi bởi Thanhien:
    Đây là lá số của vio bên lyso.vn đưa lên đố hạn tử vong.
    Càn tạo: 1-7-1960 DL
    Canh Tý - Mậu Dần - Canh Ngọ - Kỷ Mão
    Kỷ Mão / Canh Thìn / Tân Tỵ
    Đại vận Tân Tỵ
    Lưu niênMậu Thìn tử vong do ngộ độc uống rượu nhiều, thổ huyết mà chết. Đầu năm cưới vợ. Vận Canh Thìn người này làm
    ăn khá tốt phát tài.

    Tạo này thân nhược dùng thổ kim, mộc hoả kị
    Đại vận Tân Tỵ là kị, tiếp sức hỏa cho Ngọ đốt mộc.
    Lưu niên hội phương mộc theo của lý phạm thái tuế, hội mộc không thành, mộc khắc thìn thổ, thìn là hỉ dụng thần nên năm
    này hung phạm thái tuế.
    Thìn dẫn động Tý xung Ngọ, Thìn cũng dẫn động Dần Mão sinh cho ngọ, Tý xung Ngọ phản bị hoả xung khử, Tý là thương
    quan là thọ tinh cũng là hỉ thần nhuận thổ chế hoả.Thiên can là bên ngoài là sự việc xảy ra mọi người có thể nhìn thấy. Địa chi là sự việc bên trong mọi người không thể nhìn
    thấy. Tạo mệnh này hung ở địa chi liệu có thể dẫn đến tử vong không?

    Thiên can hiển thị hung họa rất nhanh. Còn địa chi hiển thị hung họa chậm, có thể năm sau mới hiển thị. Bạn Sherly có từng
    hỏi giao vận xấu chuyển qua tốt >> thì rất xấu thể cũng nằm trong trường hợp này : Do địa chi không hiển thị tai họa nhanh
    nên khi vừa chuyển sang vận khác thì tai họa ập đến (chuyển sang vận khác địa chi đại vận không còn nắm quyền nữa nên tai
    họa ập xuống liền, đây là giả thuyết của mình chưa có nghiệm chứng)

    Trở về tạo này giả thuyết thứ 2 người này sinh vào giờ mùi.
    Canh Tý - Mậu Dần - Canh Ngọ - Quý Mùi
    Kỷ Mão / Canh Thìn / Tân Tỵ
    Đại vận Tân Tỵ
    Lưu niên Mậu Thìn tử vong

    Vẫn như trên dùng thổ kim trợ giúp thân nhược và tý thủy điều hậu
    Đại vận Tỵ - Ngọ Mùi hội phương hỏa vượng, Dần Tỵ Ngọ sinh cho mùi táo thổ. Mùi Tí tương hại xa
    Lưu niên Mậu Thìn
    Mậu hợp khử Quý, Thìn bán hợp hợp Tí - chuyển thành Tí Ngọ xung khử Tí
    Gọi là Hỉ dụng thần tàn phá nhau, nên thể (nhật can) dụng (dụng thần) đều bị tổn thương nặng nên tử vong
    Phần này là do bạn luận hay bạn post lại các luận của người khác vậy?
    Theo tôi, để có luận giải tường tận về Quyết "Sinh Tử" còn rất nhiều vấn đề để nói. Bạn nên hỏi lại xem hai mệnh ở trên xảy ra bệnh gì mà chết? Kĩ hơn là chết ngày tháng nào? Vì nó còn liên quan đến thời không nhập mệnh, không chỉ có Tuế Vận là được.
    Tôi nghĩ cũng ngộ, hai mệnh khác nhau canh giờ mà chết cùng lúc, là chưa đáng độ tin cậy.
    Nhược năng liễu đạt Âm Dương lý,
    Thiên Địa đô lai nhất tưởng trung.


  6. #26
    Ban quản trị

    Ngày tham gia
    May 2012
    Bài viết
    5,916
    Trích dẫn Gửi bởi TM:
    Nói về tầm quan trọng thì như các bạn nhận định, mệnh cục sẽ được "trọng" hơn bởi có ta mới có các thứ khác được. Mệnh cục là tiên thiên, khi sinh ra thượng đế đã cho ta một số mệnh đặc định, sinh ra là ta đã có một "sứ mệnh" đối với thế gian, chỉ tiếc là con người dễ bị mờ mắt bởi Tài Quan mà quên đi sứ mệnh của mình.
    Theo tôi, "Mệnh" trọng hay "Tuế Vận" trọng? Câu này đã có nói rất nhiều trong sách, nhưng phần đa đều nói Mệnh trọng không bằng Vận, và cũng cho rằng Mệnh không tốt nhưng gặp vận chế tốt thì trở thành mệnh tốt và ngược lại. Vậy thì không có mệnh thì lấy gì kéo dài ra tuế vận?
    Theo tôi, chúng ta biết Tiên thiên đã chú định số mệnh của mỗi con người khi vừa sinh ra. Theo Thời Không, phong thuỷ nơi sinh ra, cùng âm đức ông bà cha mẹ mà người sinh ra có được phúc hay là bần tiện. Những yếu tố này đã được cấu thành ngũ hành trong nguyên cục, cho nên tổ tiên đã để lại cách luận trụ năm chính là gen di truyền và cũng chính là âm đức của tổ tông. Điều này đã được hình thành thuyết "Nhân Quả" trong mệnh.
    Còn mệnh tốt nhưng gặp vận không tốt, người ta gọi là "Không gặp thời", mệnh không tốt nhưng gặp vận tốt gọi là "Gặp thời". Nhưng cho dù không gặp thời hay gặp thời cũng chỉ có một thời gian nhất định. Mệnh tốt cho dù gặp vận không tốt cũng chỉ có sứt da trầy thịt (như mệnh tướng sĩ, vua chúa, quan quân ... chẳng hạn), còn mệnh không tốt, cho dù có gặp vận tốt cũng chỉ nhất thời rồi qua đi (như mệnh Khất cái, có trúng số cũng chỉ là một thời mà thôi, và cũng không tồn tại lâu dài). Nhưng tầng lớp cách cục cũng không cao, cho dù có quan, có giàu thì cũng không thể to lớn được.
    Nếu ai có nghiên cứu thuyết "Nhân Quả" thì biết, tất cả đều đã định sẵn trong nguyên cục, chẳng qua chúng ta không nhìn ra mà thôi. Trong tài liệu "Mệnh lý huyền cơ tham bí" của Thái Tích Quỳnh có nêu phần "Áo bí trụ giờ", trụ giờ chính là ranh giới tiếp nối giữa Tiên và Hậu thiên, nếu biết luận nhân quả, cứ nhìn trụ giờ là hỉ hay kỵ, căn cứ 3 trụ phía trước hình thành mệnh cục xấu, nhưng nếu trụ giờ sinh phù hoặc khắc chế sẽ giúp cho mệnh chủ trở thành tốt đẹp.
    Theo tôi là như vậy.
    Nhược năng liễu đạt Âm Dương lý,
    Thiên Địa đô lai nhất tưởng trung.


  7. #27
    thanhien
    Khách
    Trích dẫn Gửi bởi lesoi Xem bài viết
    Phần này là do bạn luận hay bạn post lại các luận của người khác vậy?
    Theo tôi, để có luận giải tường tận về Quyết "Sinh Tử" còn rất nhiều vấn đề để nói. Bạn nên hỏi lại xem hai mệnh ở trên xảy ra bệnh gì mà chết? Kĩ hơn là chết ngày tháng nào? Vì nó còn liên quan đến thời không nhập mệnh, không chỉ có Tuế Vận là được.
    Tôi nghĩ cũng ngộ, hai mệnh khác nhau canh giờ mà chết cùng lúc, là chưa đáng độ tin cậy.
    - Tạo này do mình luận, vì tạo này bên mục tử vi không có luận về tư trụ.
    - Người này chết do uống rượu nhiều và quan hệ với người tình bị thổ huyết mà mất. Chỉ biết mất vào tháng 3.
    - Bên đó chỉ đố tạo này vào giờ mão (còn giờ mùi là mình giả thuyết có thể người này sinh vào giờ khác)
    Vấn đề tự mình hỏi :
    Giờ mão chỉ hung ở địa chi và phạm thái tuế liệu có thể bị hạn nặng tử vong?

  8. #28
    Ban quản trị

    Ngày tham gia
    May 2012
    Bài viết
    5,916
    Giờ mão chỉ hung ở địa chi và phạm thái tuế liệu có thể bị hạn nặng tử vong?
    Không hẳn cứ phạm Thái Tuế là tất cả đều hung, hoặc bị hạn nặng là chết. Ở đây tôi không phủ quyết ý của bạn, nhưng theo tôi là chưa đủ chứng cứ tử vong. Tôi cũng thường xuyên ghé thăm các diễn đàn, trong đó có Lyso.vn, và cũng biết bên ấy anh bạn Vio đang được nhiều người ngưỡng mộ, tôi cũng đã thấy anh bạn này luận mệnh rồi.
    Quyết sinh tử một mệnh con người không hề đơn giản xem như vậy. Cửa ải sinh tử tôi đồng ý là Tuế Vận kỵ thần cùng đến nhập mệnh phá mệnh cục là rất xấu, nhưng phải ứng cung vị nào, ứng thập thần nào? Chỗ này phép giải của các Manh sư như Hạ Trọng Kỳ, Bành Khang Dân, Hác Kim Dương ... đều có nói. Nhưng họ tuyệt đối không nói rõ bí quyết, buộc chúng ta phải nghiệm chứng nhiều mệnh lệ thực tế thì mới rút ra kinh nghiệm mà luận. Ví dụ như ĐKN có nói Thọ tinh chính là Thực Thương tinh, theo tôi không đúng, bởi vì nếu thân nhược mà lấy Thực Thương làm Thọ nguyên tinh là không đúng, mà phải lấy Ấn tinh làm Thọ nguyên tinh, kết hợp Tinh và Cung đồng luận thì mới quyết được.
    Một mệnh lệ thì phải cung cấp đầy đủ ngày tháng năm sinh, đặc biệt là giờ sinh, vì khi đến cửa tử thì giờ sinh sẽ là nơi thiết nhập của Tuế vận vào mệnh cục, sau đó cân đối với "Ngũ hành đảo điên" (TTT có nói), xem ứng với cung vị nào? ứng với Thập Thần nào? Sau đó mới quyết định lục thân nào là liên quan.
    Trên là nói lý thuyết, còn thực tế thì các bạn tự lấy chỗ người thân mình mà quyết định, chứ không nên theo sách vở lý thuyết. Sau này tôi đưa lên hết bí quyết "Sinh Tử" của các phái lên để các bạn chứng nghiệm. Chứ đừng lấy theo sự lý giải riêng của mình là không chuẩn.
    Nhược năng liễu đạt Âm Dương lý,
    Thiên Địa đô lai nhất tưởng trung.


  9. Cảm ơn bởi:


  10. #29
    Thành viên

    Ngày tham gia
    Jul 2013
    Bài viết
    226
    lesoi dịch: can năm Nhâm can giờ Ất hay can năm Ất can giờ Nhâm mẹ là vợ lẽ,tôi thấy can ngày và giờ là đúng,phần con nuôi tôi thấy khó hiểu

  11. #30
    Ban quản trị

    Ngày tham gia
    May 2012
    Bài viết
    5,916
    Trích dẫn Gửi bởi ngocvan:
    lesoi dịch: can năm Nhâm can giờ Ất hay can năm Ất can giờ Nhâm mẹ là vợ lẽ,tôi thấy can ngày và giờ là đúng,phần con nuôi tôi thấy khó hiểu
    Bạn hỏi ở tiết 1, Tin tức cha mẹ cát hung:
    3) Địa chi thấy 2 Sát là con nuôi, chi năm là Thân, Tý, Thìn còn 3 chi khác có 2 Tuất. Chi năm là Tị, Dậu, Sửu còn 3 chi khác có 2 Mùi. Chi năm là Dần, Ngọ, Tuất còn 3 chi khác có 2 Thìn. Chi năm là Hợi, Mão, Mùi còn lại 3 chi khác có 2 Sửu. Bên trên đều là địa chi thấy đến 2 Sát.
    4) Can năm là Nhâm, can giờ là Ất hoặc can năm là Ất, can giờ là Nhâm, chủ mẹ của bản thân là vợ lẻ.
    câu 3: Ý nói, như chi năm tứ trụ thấy 1 trong 3 chữ Thân Tý Thìn thủy cục, nếu các địa chi khác có 2 chữ Tuất (Tuất xung Thìn) thì gọi là 2 Sát. 1 Tuất xung 1 Thìn là 1 Sát, 2 Tuất xung 1 Thìn là 2 Sát. Chi năm là Dần Ngọ Tuất ... cũng vậy. Sát ở đây có nghĩa là xung chứ không phải là Thất Sát. Đặc biệt là chi tháng xung chi năm, lại thấy chi giờ xung chi năm thì mệnh phải xa rời tổ tông làm con nuôi.
    Ở đây, Manh phái lấy ám hợp cục, chữ Mộ để phân giải.
    Nhược năng liễu đạt Âm Dương lý,
    Thiên Địa đô lai nhất tưởng trung.


 

 

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •