Chào mừng đến với Tử Bình diệu dụng.
Kết quả 1 đến 6 của 6
  1. #1
    Thành viên

    Ngày tham gia
    Apr 2020
    Bài viết
    21

    Xin được hỏi về Mậu Thổ lưỡng trường sinh

    Mình đọc cuốn "Thập Can Tinh Túy" được dịch trên diễn đàn có đoạn:"Mậu đắc lộc tại tỵ hợi". Vốn vẫn nghe về thuyết thổ trường sinh cùng với thủy, vậy trường sinh ở Thân, lộc ở Hợi... Nhưng nếu vậy thì có nghĩa là Thổ không có bệnh, tử, tuyệt?

    Như thuyết phổ biến hiện nay thì Mậu sẽ thai ở Tý, nhưng nếu theo thuyết Mậu trường sinh ở Thân, nghĩa là Mậu sẽ dương nhận ở Tý?

    Mình thấy khó hiểu quá. Khi nào thì nên luận Thổ trường sinh ở Thân, khi nào thì nên luận Thổ trường sinh ở Dần? Vì nếu cả hai đều đúng thì can Mậu đều vượng hơn các can khác?

    Mình mới học Tử Bình, nếu có gì tỏ ra dốt quá thì mong mn thông cảm ^^

  2. #2
    Thành viên

    Ngày tham gia
    Oct 2016
    Bài viết
    514
    chào bạn, trong khi chờ bác lão thành trả lời bạn, mình xin có một chút trao đổi, trước đây mình nghĩ vòng trường sinh là để xem vượng suy, nhưng giờ thì sau khi nghiệm nhiều trường hợp thì VTS hoàn toàn không có ý nghĩa gì trong luận vượng suy của ngũ hành cả, nó là một loại Thần Sát. Ví dụ nhật can ất mộc dục tại tị thì không luận ất mộc vượng tại tháng tị, mà luận theo ý nghĩa của mộc dục: tắm gội, chải chuốt, sinh lý... Sách cũ của cụ TVH có dùng VTS xem vượng suy, nhưng sách mới thì "không ghi gì" nữa. bây giờ người biết thì dấu, thành ra cứ lẫn lộn, tử vi trọng thần sát thì đòi vứt bỏ VTS đi, tử bình trọng ngũ hành thì lại thích đưa VTS vào, người xưa ăn nói nửa chừng làm cứ phải mò mẫm từng chút một ^^
    Và thứ hai là Mậu Thổ, thì tính theo vòng trường sinh của thuỷ, tức mậu sinh ở thân, vượng ở tý, mộ ở thìn (người ta hay ngộ nhận thổ theo hoả và hay lẫn lộn giữa từ vượng theo ngũ hành và chữ ĐẾ VƯỢNG theo vòng trường sinh, và thứ hai là sách từ cổ chí kim đều công nhận, Thìn là mộ khố của Thuỷ và Thổ).
    Vòng trường sinh nó chỉ "vô tình" trùng hợp với vượng tướng hưu tù tử đối với dương can. ví dụ bính sinh vượng ở dần mão tị ngọ thì vòng trường sinh cũng nằm từ trường sinh đến đế vượng, vì thế nó dễ gây ngộ nhận.
    Lần sửa cuối bởi sherly, ngày 29-04-20 lúc 00:17.

  3. Cảm ơn bởi:


  4. #3
    Thành viên

    Ngày tham gia
    Apr 2020
    Bài viết
    21
    Cảm ơn Sherly đã cho ý kiến khai thông đầu óc. Nhưng mình vẫn có chút thắc mắc đến vấn đề này vì trong trường hợp lấy Thổ Thủy cùng sinh ở Thân và lâm quan tại Hợi, vậy tại sao can Mậu tàng trong Hợi lại yếu hơn can Mậu tàng trong Tỵ? (Mậu là trung khí của Tỵ, trong khi Mậu là dư khí trong Hợi, thậm trí một số sách mình đọc còn chỉ để Nhâm Giáp là nhân nguyên của Hợi).

    Nếu lý giải theo VTS hiện nay thì Mậu tuyệt ở Hợi nên khí của Mậu rất yếu ở Hợi, nhưng nếu lấy Mậu sinh ở Thân thì chúng ta nên tâm niệm Mậu là trung khí ở Hợi?

  5. #4
    Hoa Cái
    Khách
    Nói Thổ Trường Sinh ở Thân hay ở Dần, thực tế đều đúng cả. Trước hết xem quan điểm Luận Thổ của Cùng Thông Bảo Giám:

    “Mộc Hỏa Kim Thủy, bốn hành tương ứng với bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông, Thổ tồn tại giữa ranh giới giao thoa bốn mùa. Mùa xuân khi mộc khí sắp tận, hỏa khí tiến tới. Mùa hạ khi hỏa khí sắp tận, khí kim tiến tới. Mùa thu lúc khí kim sắp tận, thủy khí tiến tới. Mùa đông lúc thủy khí sắp tận, mộc khí tiến tới. Khí lúc hỗn tạp (giao mùa) gọi là thổ; Tứ duy (bốn góc) như cung Cấn Sửu Dần, cung Tốn Thìn Tị, cung Khôn Mùi Thân, cung Càn Tuất Hợi, thổ lấy Thìn Tuất Sửu Mùi thành đất chủ vượng. Sinh gửi tại Dần Thân, vượng gửi nơi Tị Hợi, bởi thế mới nói "tán tại tứ duy". Nói chung thổ là khởi nguồn của vạn vật, kim mộc thủy hỏa cùng dựa vào để thành tượng, cho nên tính chất của thổ tùy theo khí hậu Xuân Hạ Thu Đông mà nghi kị khác nhau vậy”

    Tuy nhiên, sau đó Cung Thông Bảo Giám cũng nhận định: ”Tiếp theo trình bày cách dụng thổ khi gặp kim thủy mộc hỏa; thổ dựa theo hỏa sinh ở Dần thì tử ở Dậu; dựa theo thủy sinh ở Thân thì vượng ở Tý; Nhưng tính chất của thổ được hỏa mới quý, gọi là nhờ hỏa để vận động vậy. Hỏa tử ở Dậu, thổ đến Dậu cũng hưu tù mà vô khí, hỏa vượng thổ cũng vượng, hỏa nhược thổ cũng nhược, tên gọi như vậy rất thực tế. Đắc thủy thì nhuận (thấm), gọi là hỷ thủy làm Tài vậy. Thủy vượng ở Tý, thổ đến Tý như bùn nhão đóng băng vĩnh cửu, tán vỡ thành phiến mỏng tựa mái chèo. Tuy nói thổ dựa vào thủy sinh ở Thân, lộc tại Hợi nhưng chỉ là hữu danh vô thực. Thổ đắc kim hỏa, mới thành đại khí, ví như thổ sinh ở mùa thu, kim đương vượng tiết khí thổ, mà được hỏa nguyên thần bổ sung cho thổ, người như thế tất vang danh thiên hạ”

    Việc xem ngũ hành Vượng, Tướng, Hưu, Tù, Tử theo các mùa tronng năm, bản chất chỉ xét cho Can dương bởi Can dương đại biểu cho bản thể của ngũ hành. Cụ thể Tam Mệnh Thông Hội viết: “Như xuân mộc vượng, vượng thì sinh hỏa, hỏa là con mộc, con nhận nghiệp cha, cho nên hỏa là Tướng; mộc dụng thủy sinh, sinh ta là cha mẹ, trước mắt con nối dõi được thời, mà đăng cao hiển hách, sinh ra ta là nên hiểu thoái lui vậy, cho nên thủy là Hưu. Hưu, là chỗ đẹp vô cực, nhưng nghĩa của Hưu là vô sự. Hỏa có thể khắc kim, kim chính là quỷ của mộc, bị hỏa khắc chế, không thể thực thi, cho nên kim là Tù; hỏa có thể sinh thổ, thổ là Tài của mộc, Tài là vật ẩn tàng, cây cỏ phát sinh, thổ tán khí nhơ, cho nên xuân mộc khắc thổ là Tử…”

    Như vậy, mùa Hạ thì: Hỏa vượng, Thổ tướng, Mộc hưu, Thủy tù, Kim tử; mùa Thu: Kim vượng, Thủy tướng, Thổ hưu, Hỏa tù, Mộc tử; mùa Đông: Thủy vượng, Mộc tướng, Kim hưu, Thổ tù, Hỏa tử.

    Vậy Thổ vượng tại đâu? Tam Mệnh Thông Hội viết: "Tháng 6 thổ vượng, thổ sinh kim thì kim tướng, hỏa sinh thổ thi hỏa hưu, mộc khắc thổ thì mộc tù, Thổ khắc thủy thì thủy tử”.

    Điều này trùng khớp với nhận định của Cùng Thông Bảo Giám: “Thìn Tuất Sửu Mùi là bốn thổ thần, duy chỉ có Mùi thổ là cực vượng, vì sao vậy? Thìn thổ kèm theo mộc khí nên bị khắc, Tuất Sửu thổ kèm theo kim khí nên bị tiết, bởi thế 3 thổ này tuy vượng mà không vượng, cho nên thổ tại 3 vị trí đó nếu kim nhiều sẽ trở thành Giá sắc cách, không mất đi sự trung hòa. Nếu ở tháng Mùi thổ, mang theo hỏa khí, chứa hỏa để sinh tồn, vì vậy rất vượng khí”.

    Từ quan điểm về nơi được Vượng chính là cơ sở để Từ Bình xét vòng Trường sinh của Thổ theo Hỏa. Vòng Sinh Vượng Tử Tuyệt được khai triển theo nguyên lý cơ bản của Âm Dương Ngũ Hành, diễn hóa 4 hành Kim Mộc Thủy Hỏa (chưa nói đến Thổ) trong 12 tháng trên quan điểm Vượng, Tướng, Hưu, Tù, Tử. Ngũ hành là một khí, nhưng Âm Dương đối nhau, Dương sinh Âm tử, Âm sinh Dương tử, nên khi Dương được sinh ra, đối nghịch với vị trí đó là Âm vào tử địa. "Được sinh“ tức là bắt đầu có khí lộ. "Tử“ là khí đã tan rã và dần vào trạng thái biến mất hình thể. Sau Tử, Mộ, Tuyệt lại bắt đầu trạng thái "Thai“, "Dưỡng“ là hình thể tái sinh trong mầm gốc, trước khi lại được sinh ra. . Vòng Dương từ Trường sinh đến Dưỡng là vòng thuận chiều của 12 địa chi. Vòng Âm từ Trường sinh đến Dưỡng là vòng nghịch chiều của 12 địa chi. Như Giáp dương mộc tọa Tử ở Ngọ, đến Tuất là Dưỡng và lại Trường sinh ở Hợi. Ất âm mộc tọa Tử ở Hợi, đến Mùi là Dưỡng và được Trường sinh trở lại ở Ngọ. Như vậy, Ngũ hành ký sinh 12 tháng thể hiện sự tuần hoàn không ngừng nghỉ của tạo hóa, vạn vật xoay vòng rồi trở lại ban đầu, như nhân gian luân hồi vậy.

    Nói Thổ theo Hỏa là xét trên quan điểm vòng tuần hoàn Sinh Vượng Tử Tuyệt. Ngũ hành là tách biệt, có sinh có khắc, Thổ là một hành độc lập, nên trong 4 mùa Thổ vẫn phải tuân theo “vòng tuần hoàn của tạo hóa”, tuy nhiên trong tứ chính Dần Thân Tị Hợi thì Thổ khởi sinh ở đâu? Quan điểm của môn Tử Bình, xét sự diễn tiến của vòng Dương thuận chiều + đỉnh Vượng thì Thổ theo Hỏa và Trường sinh tại Dần là điều khá hợp lý.

    Tuy nhiên, xét sự vượng nhược của Thổ chúng ta không nên bó cứng theo vòng Trường Sinh, bởi như Cùng Thông Bảo Giám đã đưa ra nhận định ban đầu: “Thổ tồn tại giữa ranh giới giao thoa bốn mùa” “thổ lấy Thìn Tuất Sửu Mùi thành đất chủ vượng”. Nói rõ ở chỗ này, chúng ta chạm thêm vào quan điểm Nhân nguyên tàng Can hay số ngày hành quyền trong tháng. Theo Thái Cực Hình Khí Pháp:

    + Tháng Dần: Dư khí Mậu 7 ngày, Trung khí Bính 7 ngày, Chính khí Giáp 16 ngày
    + Tháng Mão: Dư khí Giáp 10 ngày, Chính khí Ất 20 ngày
    + Tháng Thìn: Dư khí Ất 9 ngày, Trung khí Quý 3 ngày, Chính khí Mậu 18 ngày.
    + Tháng Tị: Dư khí Mậu 9 ngày, Trung khí Canh 5 ngày, Chính khí Bính 16 ngày.
    + Tháng Ngọ: Dư khí Bính 10 ngày, Trung khí Kỷ 9 ngày Chính khí Đinh 11 ngày.
    + Tháng Mùi: Dư khí Đinh 9 ngày, Trung khí Ất 3 ngày, Chính khí Kỷ 18 ngày.
    + Tháng Thân: Dư khí Mậu 10 ngày, Trung khí Nhâm 3 ngày, Chính khí Canh 17 ngày
    + Tháng Dậu: Dư khí Canh 10 ngày, Chính khí Tân 20 ngày.
    + Tháng Tuất: Dư khí Tân 9 ngày, Trung khí Đinh 3 ngày, Chính khí Mậu 18 ngày.
    + Tháng Hợi: Dư khí Mậu 7 ngày, Trung khí Giáp 5 ngày, Chính khí Nhâm 18 ngày.
    + Tháng Tý: Dư khí Nhâm 10 ngày, Chính khí Quý 20 ngày. Giờ Tý chứa Nhâm 3 Quý 5 khắc.
    + Tháng Sửu: Dư khí Quý 9 ngày, Trung khí Tân 3 ngày. Chính khí Kỷ 18 ngày.

    Sắp xếp theo diễn tiến Âm Dương:

    + Từ tháng Dần đến tháng Mùi: Là âm cực dương sinh cho đến cực dương, thuận theo thứ tự là Mậu Bính Giáp, Giáp Ất, Ất Quý Mậu, Mậu Canh Bính, Bính Kỷ Đinh, Đinh Ất Kỷ
    + Từ tháng Thân đến tháng Sửu: Là dương cực âm sinh cho đến cực âm, thuận theo thứ tự là Mậu Nhâm Canh, Canh Tân, Tân Đinh Mậu, Mậu Giáp Nhâm, Nhâm Quý, Quý Tân Kỷ

    Chúng ta thấy cuối cực âm cực dương chuyển khí đều là do khí Mậu Kỷ thổ trung ương làm môi giới trung chuyển. Cho nên Kỷ xong là đến Mậu, Mậu Kỷ tương thông còn các khí khác thuận theo thứ tự, hết tháng thì dư khí còn lại sẽ tiếp nối nhau qua tháng khác. Vai trò chính xác của Thổ là vậy.

  6. Cảm ơn bởi:


  7. #5
    Thành viên

    Ngày tham gia
    Apr 2020
    Bài viết
    21
    Anh Hoa Cái bình luận rất chi tiết. Đọc kỹ trong cuốn thập can tinh tuý có đoạn sau:

    Mậu thổ có 2 Trường sinh: Một là Trường sinh ở Dần, một là Trường sinh ở Thân. Theo xu thế tư duy bình thường, cùng một thiên can lại có 2 Trường sinh, đây đúng là chuyện không thể. Mệnh thư Kinh điển 《 *Trích Thiên Tủy* 》 có nói một câu:*Mậu đắc Lộc ở Tị Hợi. Mậu đắc Lộc ở Tị, chỗ này thấy khắp nơi, nhưng đắc Lộc ở Hợi, thì rất ít thấy. Người nghiên cứu mệnh lý nhiều năm, đối với Mậu đắc Lộc ở Hợi, khả năng lý giải là không rất khó, bởi vì dốc lòng mà suy thì hiểu ngay, Mậu đắc Lộc ở Hợi vốn chính là Mậu thổ Trường sinh ở Thân. Mậu là cao sơn, thổ dày, là tượng trưng cho tất cả hàm nghĩa vững chắc. Tính Mậu thổ vừa nhiều lại có khắp nơi, Mậu thổ quyết định có đủ tính ỷ lại rất mạnh. Thiên Nhất sinh Thủy, Địa Nhị sinh Hỏa, Mậu thổ có tính lệ thuộc, nếu như nó không phải là vật lệ thuộc ở số thiên địa số 1, số 2 lại đi lệ thuộc vào với ai chứ? Lệ thuộc ở hỏa thì lý giải rất tốt, bởi vì hỏa sinh thổ, đây là từ trong quá trình sinh trưởng của Mậu thổ để mô tả. Lệ thuộc vào ở thủy, thì là từ trong ý nghĩa giá trị của Mậu thổ mà mô tả. Ví dụ như một tòa đạp nước vững chắc, lúc bình thường nước không nhiều, bạn sẽ thường không chú ý đến bất cứ ẩn hàm giá trị của nó như thế nào. Nhưng mà, một khi lũ bất ngờ tràn đến, những cái đạp nhỏ khác đều bị phá vỡ, mà nó sừng sững bất động, ngăn cản nạn hồng thủy giống như mãnh thú vậy, sau khi cứu nguy tính mệnh của bạn, bạn mới có cảm giác thấy đến sự vĩ đại của nó. Phán đoán Mậu thổ dựa vào ở ai, thì xem nguyên cục thủy nhiều hay là thủy ít, lại nói rõ thêm một chút, liền xem Mậu thổ này khởi ở nguyên cục là có tác dụng gì. Thế thủy bát tự hung dữ, trong đó Mậu thổ chính là núi cao đập lớn trời sinh dụng để ngăn lại củng cố dùng thủy. Mậu thổ lúc này, là dựa vào mức độ thủy vượng để quyết định độ dày của thổ. Thủy của người có nhiều sâu bao lớn, Mậu thổ của ta thì sẽ có vững vàng bấy nhiêu. Trong hiện thực, loại người này rất có nguyên tắc, cũng sẽ rất nắm chắc thời cuộc.

    VD Càn tạo: Giáp Thìn - Nhâm Thân -*Mậu Tý*- Nhâm Tý.
    Đây là bát tự của một vị vĩ nhân, trong đó Mậu thổ, thì có hình tượng là một bức cao sơn hậu thổ, trụ cột vững vàng. Nguyên cục là một khối thủy vượng, trời sinh Mậu thổ dựa vào ở thủy. Rất đáng mừng là Mậu sinh tháng Thân, khiến cho Mậu và Nhâm thủy cùng khởi được một Trường sinh, liền dùng chỗ này, thủy của bạn có sâu bao nhiêu, núi của ta cũng cao bấy nhiêu, thủy của bạn có cuồng mãnh bao nhiêu, thổ của ta cũng sẽ có dầy bấy nhiêu. Nói chung hòn đá có thể ngăn chặn biển mênh mông. Triều lên, như thủy tràn Kim Sơn tự, Triều xuống, biển cả lại biến thành ruộng nương, tư tưởng Mậu thổ thủy chung đại biểu ý nguyện của dân chúng mọi nơi. Đây là lúc xã hội công nhận Vĩ nhân, sở dĩ ông ấy vĩ đại, vốn là do giờ sinh ở trong bát tự của ông ấy, đã sớm phân bố có buông tượng ở Tiên thiên.
    Em hiểu đoạn trên ntn không biết có đúng không:
    1. Thái Tích Quỳnh lấy Mậu trường sinh ở đâu dựa vào độ vượng nhược của Thuỷ. Như việc trong mệnh cục thuỷ vượng, nếu sinh vào các tháng Thân, Hợi, Tý thì Thổ được Trường sinh, lộc, vượng. Còn nếu thuỷ vượng sinh vào các tháng khác thì phải xét thổ thất lệnh?

    Mậu sinh ở dần chỉ đúng trong trường hợp mệnh nhược thuỷ?

    Ôi rối trí quá…

  8. #6
    Hoa Cái
    Khách
    Manh phái Đoàn Kiến Nghiệp cũng có quan điểm khác, bạn phải lựa chọn thứ phù hợp với mình:

    "Manh phái cho rằng, điểm trường sinh của thiên can thổ và địa chi thổ là khác nhau. Khẩu quyết: "Thiên can thổ Trường sinh ở Dần, địa chi thổ Trường sinh ở Thân". Mậu Kỷ thổ ở thiên can, cùng chạy theo hỏa, Trường sinh ở Dần; Thìn Tuất Sửu Mùi thổ ở địa chi, cùng chạy theo thủy, Trường sinh ở Thân. Thiên can thổ Mộ là Tuất, nhưng đơn thuần Mậu Kỷ thổ thấy Tuất cũng không phải là Mộ, chỉ có sau khi tọa ở hỏa, ví dụ như trụ Mậu Ngọ, Kỷ Tị, hỏa thổ mới cùng lúc nhập vào trong mộ Tuất. Địa chi mộ ở Thìn thổ, nhưng cũng chỉ có Sửu, Mùi thổ thấy Thìn mới nhập mộ, còn Tuất thổ và Thìn thổ tương xung, không nhập vào mộ Thìn" (Trích Tài liệu phụ đạo mệnh lý Manh Phái)



  9. Cảm ơn bởi:


 

 

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •