Chào mừng đến với Tử Bình diệu dụng.
Kết quả 1 đến 4 của 4
  1. #1
    Thành viên

    Ngày tham gia
    Jun 2012
    Bài viết
    315

    Chuyển bát tự sang số Hà Lạc

    Số của Hà Đồ Lạc Thư gọi tắt là số Hà Lạc. Nguyên tắc là đổi Can, Chi ra thành số của Hà Đồ Lạc Thư để tìm ra Quẻ dịch tương ứng. Vì quẻ chỉ có 8 quẻ đơn, nhưng phải tìm được quẻ kép mới gọi là Quẻ Hậu Thiên nói rõ hơn về sự kết hợp Âm Dương của Can và Chi.

    Quẻ đơn gồm có:
    Khảm - số 1
    Khôn - số 2
    Chấn - số 3
    Tốn - số 4
    Số 5 là trung tâm
    Càn - số 6
    Đoài - số 7
    Cấn - số 8
    Ly - số 9

    Thiên can theo số quẻ nói trên:
    Mậu - 1
    Ất, Quí - 2
    Canh - 3
    Tân - 4
    Nhâm, Giáp - 6
    Đinh - 7
    Bính - 8
    Kỉ - 9

    Địa chi thì có 2 cặp số:
    Hợi, Tí - 1.6
    Tị, Ngọ - 2.7
    Dần, Mão - 3.8
    Thân, Dậu - 4.9
    Thìn, Tuất, Sửu, Mùi - 5.10

    Số mầu đỏ là số Dương. Số mầu xanh là số Âm.

    Thí dụ bát tự ngày sinh (trong sách của Học Năng):

    Năm: Kỉ Sửu
    Tháng: Mậu Thìn
    Ngày: Quí Mùi
    Giờ: Giáp Dần

    Đổi sang số Hà Lạc bước 1 như sau:

    Kỉ 9..........Sửu 5.10
    Mậu 1...........Thìn 5.10
    Quí 2..........Mùi 5.10
    Giáp 6........Dần 3.8

    Các số Âm và Dương gộp chung lại với nhau để cộng lại lập tổng số. Nếu là Dương Nam, Âm Nữ thì xếp hàng số Dương trên, Âm dưới. Nếu là Âm Nam, Dương Nữ thì ngược lại, số Âm ở trên, số Dương ở dưới. Với thí dụ trên là Dương Nam ta có tổng số Âm Dương như sau:

    Dương: 9+1+5+5+5+3= 28
    Âm: 2+6+10+10+10+8= 46

    Tổng số Dương là 28 mà 8 quẻ Lạc Thư cộng lại chỉ có 25 (1+3+5+7+9), nên trừ bớt 25 đi, còn lại 3.

    Tổng số Âm là 46 mà quẻ Lạc Thư chỉ có 30 (2+4+6+8+10), nên trừ bớt 30, còn lại 16, lại trừ hàng chục, còn lại 6.

    Cuối cùng thì số Hà Lạc của ngày tháng sinh trên là 3/6.

    Đổi 3 = Chấn
    Đổi 6 = Càn

    Vậy là được Quẻ Chấn Càn = Lôi Thiên Đại Tráng

    Người này nên tìm đọc về quẻ Lôi Thiên Đại Tráng để hiểu biết sơ qua về hình tượng ngày sinh của mình mang ý nghĩa gì theo Kinh Dịch.

    Sau đó là tìm Hóa công, Nguyên đường, Thiên nguyên khí và Địa nguyên khí cùng quẻ Hỗ.

  2. Cảm ơn bởi:


  3. #2
    Thành viên

    Ngày tham gia
    Jun 2012
    Bài viết
    315
    Chú ý về tổng số bằng 25 hay nhỏ hơn 25, bằng 30 hay nhỏ hơn 30:
    Thí dụ như được tổng số 24, lấy ngay 4; tổng số 29 lấy ngay 9

    Nếu là 25 thì theo qui tắc a) dưới đây, nếu là 30 theo qui tắc b)

    a) Chú ý về số 5 (trung tâm, không có quẻ đơn nào)

    Khi tính tổng số mà gặp 5 thì không chuyển được sang quẻ nào cả, nên phải tuân theo luật Tam nguyên (180 năm):

    1- Sanh vào Thượng nguyên (1864-1923), nam là Cấn, nữ là Khôn (bất kể dương nam, dương nữ hay âm nam, âm nữ, cứ là nam nhân thì dùng Cấn, nữ nhân thì dùng Khôn)

    2- Sanh vào Trung nguyên (1924-1983)
    a- Dương nam, Âm nữ là Cấn
    b- Dương nữ, Âm nam là Khôn

    3- Sanh vào Hạ nguyên (1984-2043), nam là Ly, nữ là Đoài (giống như 1-)

    b) Chú ý về tổng số cộng lại bằng 10 hay bội số 10 (20, 30, 40...):
    Nếu trừ hết thì không còn gì nữa! Nên phải lấy số có nghĩa mà dùng. Đấy là 20 thì lấy 2, 30 thì lấy 3...

    Như thế thì cũng tương tự như 22 trừ 20 còn 2, hoặc 33 trừ 30 còn 3. Vậy là công bằng.

  4. Cảm ơn bởi:


  5. #3
    Thành viên

    Ngày tham gia
    Jun 2012
    Bài viết
    315
    Quẻ 34. LÔI THIÊN ĐẠI TRÁNG

    (Nguyễn Hiến Lê)
    Hết thời lui rồi thì tới thời tiến lên, tiến lên thì lớn mạnh, cho nên sau quẻ Độn tới quẻ đại tráng (lớn mạnh).

    Thoán từ:
    Đại tráng, lợi trinh.

    Dịch: Lớn mạnh, theo điều chính thì lợi.

    Giảng: Quẻ này có 4 nét dương ở dưới, hai nét âm ở trên; dương đã lớn mạnh mà âm sắp bị diệt hết. Quẻ Càn ở trong, quẻ Chấn ở ngoài, thế là có đức dương cương mà động. Lại có thể giảng là sấm vang động ở trên trời, tiếng rất lớn, vang rất xa.

    Lớn mạnh thì dĩ nhiên là tốt rồi, nhưng thường tình, gặp thời thịnh, người ta kiêu căng, làm điều bất chính, cho nên thoán từ phải dặn: giữ điều chính, lúc đắc ý nghĩ đến lúc thất ý, thì mới có lợi.
    Đại tượng truyện bảo muốn giữ điều chính thì đừng làm cái gì phi lễ. (Quân tử phi lễ phất lí)
    Thoán truyện bàn thêm: có chính thì mới có lớn (đại), chính đại là cái “tình” của trời đất, tức cái công dụng hiện ra ngoài của trời đất, (chính đại nhi thiên địa chi tình khả kiến hĩ). Chúng ta để ý: quẻ Phục mới có một nét dương hiện ở dưới cùng, cho nên bảo chỉ thấy cái lòng của trời đất (kiến thiên địa chi tâm), quẻ Đại tráng này, dương đã lớn, được 4 nét rồi, thì thấy được cái tình của trời đất.

    (Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ)
    Đại Tráng Tự Quái
    Đời mà trốn mãi cũng kỳ,
    Nên rằng: Đại Tráng để ghi quật cường.

    Quẻ Đại Tráng tiếp sau quẻ Độn, như để nói lên sự biến dịch, tuần hoàn, doanh hư, tiêu tức của Trời đất. Độn là thời Âm trưởng, Dương tiêu; Đại Tráng là thời Dương trưởng, Âm tiêu.


    Gọi bằng Đại Tráng, vì Dương là Đại, Âm là Tiểu; ở đây 4 Dương đang hồi cường thịnh, nên gọi bằng Đại Tráng. Hon nữa Quẻ Đại Tráng, dưới có Kiền là cương kiện, trên có Chấn là Lôi, là Động; thử hỏi còn gì mạnh hơn sấm sét được. Đại Tráng là thời kỳ Dương thịnh, mà Dương tượng trưng cho tinh hoa Trời đất, cho tất cả những gì chính đại quang minh. Cho nên trong Thoán Truyện đã đề cập đến 2 chữ Chính Đại.


    Quẻ Đại Tráng, bàn về uy dũng, nhưng lại đề cao uy dũng tinh thần, uy dũng của đạo nghĩa nhân đức.


    Uy dũng, nhưng minh chính, uy dũng nhưng vẫn biết Tri cơ hành sự, uy dũng nhưng hoạt động luôn theo quy định phương pháp. Cho nên, uy dũng ở đây không phải là vũ dũng. Sức mạnh con người có thể phân chia thành nhiều loại:
    - Sức mạnh của thể chất hay Sức lực
    - Sức mạnh của cơ mưu hay Trí lực,
    - Sức mạnh của tâm tình hay Tâm lực,
    - Sức mạnh của địa vị hay Thế lực.
    - Sức mạnh của uy quyền hay Quyền lực
    - Sức mạnh của đức độ.


    Người ta có thể dùng sức mạnh mình sẵn có, để mà làm những chuyện hay, cũng như chuyện dở. Dịch khuyên dùng sức mạnh để làm điều hay, để thực hiện nghĩa lý mới tốt, mới lợi. Vì thế Thoán viết: Đại Tráng, lợi trinh. Dịch cho rằng, tất cả những năng lực tiềm tàng trong vũ trụ này là cốt giúp cho con người thực hiện sự cao đại. Hiểu được điều đó là hiểu được ý Trời.

  6. Cảm ơn bởi:


  7. #4
    Thành viên

    Ngày tham gia
    Oct 2016
    Bài viết
    509
    Phép đoán Hà Lạc có 10 thể cách xét cát hung. Thực chất thì quan trọng nhất đó là Nguyên Khí, Hoá Công, và đắc thế thuận thời. Lời hào từ chỉ mang tính tu tâm, khuyên người nên hành xử ra sao cho hợp Đạo.
    Thiên Nguyên Khí, xác định theo can năm được coi là Thiên Thời.
    Địa Nguyên Khí, xác định theo chi năm được coi là địa lợi
    Hoá Công là đại diện của tháng sinh, là nguyệt lệnh nên coi là nhân hoà
    Đắc thời: là trị số âm dương hợp với mùa sinh. Tiêu chí này là quan trọng nhất trong hà lạc. Nếu hợp mùa thì xem thêm yếu tố khác để phán đoán cát hung, nếu thất thời nghiêng lệch thì đó là số xấu bất kể lời quẻ, hào từ, đáng vị, chúng tòng hay không. Nguyên lai, lập quẻ Hà Lạc dựa trên số Âm Dương, được quy đổi từ 8 chữ, đối ứng trị số với Nguyệt Lệnh. Thế nên nó thể hiện Thiên - Địa - Nhân, là quan trọng nhất.
    Đắc thể cũng khá quan trọng, quyết định thiên thời địa lợi với 1 mệnh bàn hà lạc.
    Dựa vào nạp âm năm sinh, can chi năm so với quẻ tìm ứng hợp.
    Ví dụ ông Lý Gia Thành, 13-6-1928 giờ Hợi
    Tiên thiên
    Lôi sơn Tiểu Quá
    Ngoại quái là Cấn, Nội Quái là Chấn
    Phép xưa luận đắc thể.
    Mậu Thìn nạp âm mộc,
    mộc thấy cấn mùa xuân mùa Hạ thì lợi (LGT sinh tháng Mùi là mùa hạ)
    Mộc thấy chấn thì vinh hoa
    Mậu, Thìn đều là Thổ
    Thổ thấy Cấn, tháng tứ quý thì phúc dày, giàu có.
    Trị số âm 28, dương 38 là hợp mùa sinh
    Mặc dù những lời đoán này quá khẳng định, nhưng những người có lá số ứng hợp đắc thể như thế này thường có chuyên môn cao, làm việc dễ dàng thuận lợi, khoẻ mạnh, có phúc khí lớn.
    Với người thường, Tham Sân Si có đủ thì trọng nhất là Đắc Thời và Hoá Công. Đây là điển hình của Tay Trắng gây dựng cơ đồ.
    Có Mệnh Bàn Hà Lạc mà đắc thế và thiên địa nguyên khí thường được sinh sống trong Môi trường tốt, thuận lợi, nếu kèm thêm Hoá Công thì dễ dàng phát triển.
    Bộ môn này kèm theo tử vi diễn giải rất hay.
    Thiên nguyên khí là Phúc Khí Lộc Tồn
    Địa Nguyên Khí là chính Danh Thái Tuế
    Hoá Công là Khí Lực Tứ Hoá.
    Thế là độ số của Tinh
    Thời là độ số của Cung
    Về mặt Tri Mệnh mà nói, thì Hoá Công là quan trọng nhất.
    Về mặt xem Thứ bậc xã hội: thì Thời Thế là quan trọng nhất.
    Tổng kết lại thì bát tự hà lạc cũng là một cách để bổ trợ, Tham Khảo là chính. Bởi vì thứ nhất là sách về chủ đề này quá ít (sách việt), thứ hai là cách xét vận chưa được hoàn chỉnh, đó là cách xét mệnh vận phân ly. Tạm hiểu là đến vận có quẻ tốt, hào tốt thì tốt, quẻ xấu thì xấu. Nó khác với tứ trụ là phải xem nguyên mệnh, vận, lưu niên và thành 6 trụ, quân thần nắm lệnh suy xét vượng suy.
    Thứ ba, sách vở hiện này toàn thể hiện chính cách, thực tế còn có những phản cách chứ, thậm chí phản cách còn tốt hơn chính cách. Như hung tinh ngộ chế, có bệnh được thuốc, cùng tắc biến, biến tắc thông.
    Đơn cử, người sinh vào sau giữa đông và trước giữa xuân năm Canh Tý được quẻ tiên thiên là Bát Thuần Khảm nguyên đường hào 3. Một trong bốn quẻ hung hoạ nhất.
    Địa nguyên khí, hoá công đều là khảm. Vậy ta luận thế nào? Tốt hay xấu? Theo lời quẻ hay là xét theo nguyên khí và hoá công?
    Nhân đây cũng xin nhờ ban dịch thuật nếu có hứng thú với hà lạc lý số thì tìm và dịch những cuốn sách nổi tiếng và đáng tin cậy về Hà Lạc sang tiếng Việt để được học hỏi.
    Lần sửa cuối bởi sherly, ngày 24-04-18 lúc 14:25.

  8. Cảm ơn bởi:


 

 

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •