Chào mừng đến với Tử Bình diệu dụng.
Trang 4 của 6 Đầu tiênĐầu tiên ... 23456 CuốiCuối
Kết quả 31 đến 40 của 51

Chủ đề: Dụng thần

  1. #31
    Thành viên

    Ngày tham gia
    Aug 2020
    Bài viết
    1,252
    Chào sherly,
    Tôi đang nghiên cứu ngũ hành tứ thời qua Cùng Thông Bửu Giám, tôi cho rằng nó sẽ bổ trợ cho Trích Thiên Tủy.

  2. #32
    Thành viên

    Ngày tham gia
    Oct 2016
    Bài viết
    509
    Nhập Mộ (theo manh phái)
    Có 4 phương thức
    - trung thần song hiện bất hợp cục, lấy nhập mộ
    2 mão gặp 1 mùi, 2 mão nhập mộ mùi
    - tứ sinh gặp mộ thì nhập mộ
    Như dần gặp mùi, thân gặp sửu...
    - trung thần tuy có một, nhưng rất yếu gặp mộ cũng bàn về nhập mộ, không phải là bán hợp. Thế nào là yếu, không đắc lệnh, hưu tù tại nguyệt lệnh, toạ dưới thiên can khắc hao là yếu.
    Ví dụ đinh dậu thấy sửu, đinh mão thấy mùi đều là nhập mộ.
    - can chi đồng khí gặp mộ là nhập, như tân dậu nhập mộ sửu, ất mão nhập mộ mùi.

    Khi bàn về nhập mộ, thì mộ khố (thìn tuất sửu mùi sẽ đóng vai trò là công thần). Thường thì chi nhập mộ là kị thần thì tốt, lúc này công thần phải không bị tổn thương.
    Tuy nhiên, nếu cả mộ thần và khố đều là kị thần, lại tồn tại một đảng chế khố, thì đại cát.
    Lúc này đảng đó là công thần, hành vận không bị phá thì tốt.
    -Mộ gặp lục hợp, thì bế khố, không thể nhập mộ.
    - chi mộ khố mà nhược, gặp xung là chế, vượng gặp xung là khai khố.
    Thế nào là chi mộ khố suy, vượng?
    Vd: sửu sinh tháng thân dậu tuất thì khố vượng (kim), mùi sinh tháng dần mão thìn thì vượng (mộc)... gặp như thế thì xung khố là mở khố. Nếu khố là công thần, thì xung này là xấu. Nếu khố là tặc thần, thì xung này là tốt.

    Ngược lại so với trên là khố suy, xung khố công thần thì tốt, nếu tặc thần là hung.
    Giống như nếu vật trong kho là vật cứng cáp, lúc phá cửa kho, thì kho hỏng mà được vật còn nguyên vẹn.
    Nhưng nếu vật trong kho rất yếu, lúc phá cửa kho thì huỷ luôn cả vật, mất cả kho lẫn vật.
    Đây là cách nói vượng là khố, suy là mộ.

  3. Cảm ơn bởi:


  4. #33
    Thành viên

    Ngày tham gia
    Jul 2012
    Bài viết
    308
    chị sherly cho em hỏi, như tân sửu thì tân có nhập khố sửu không ạ, thanks

  5. #34
    Thành viên

    Ngày tham gia
    Oct 2016
    Bài viết
    509
    Chào bạn, tân sửu là tự toạ mộ khố thì không nhập mộ bạn nhé.

  6. #35
    Thành viên

    Ngày tham gia
    Oct 2016
    Bài viết
    509
    Vd nhập mộ:
    Bính tuất- mậu tuất- tân tỵ- quý tỵ
    Mùa thu kim khí vượng, tân kim thấy quý thuỷ, vậy quý thuỷ là công thần, không thích bính sinh mậu hợp khắc quý. Bính, mậu nguyên thân tại tỵ hoả, tỵ nhập mộ tuất, vậy tuất cũng là công thần. Quý là thực thần lại hư thấu chủ ăn nói, tuất là chính ấn, vậy nghề là giảng dạy.
    Thìn vận, xung tuất là phá huỷ mộ tuất là cát.
    Bát tự này rất sợ mão vận, hợp tuất thì tỵ không thể nhập mộ, bính mậu khắc quý, hung vận.

  7. Cảm ơn bởi:


  8. #36
    Thành viên

    Ngày tham gia
    Jul 2012
    Bài viết
    308
    luận theo cách này, nhìn sáng sủa hẳn bát tự ra ấy,

  9. #37
    Thành viên

    Ngày tham gia
    Oct 2016
    Bài viết
    509
    Chào thucthan, cách luận nào thì cũng phải vững hỷ kị, không thể luận loạn xạ như sách ông Kiến Nghiệp viết được (viết kiểu giấu chiêu).
    Tôi vd như sau
    Đinh mùi- quý sửu- bính tý- nhâm thìn
    Bát tự như trên trước tiên phải nhận định mùa đông bính hoả rất yếu, có căn tại mùi, nhưng căn này bị phá. Tý sửu hợp thấu quý trên sửu thì tý sửu này hợp theo thế thuỷ, sửu mùi xung, tý mùi hại, vì thế có thể luận bát tự này theo hướng tòng thuỷ.
    Mùi là kị thần, đinh hoả cũng là kị thần
    Lấy sửu, tý, thìn đều là công thần, sửu là tài khố, thìn tý là quan tinh.
    Ấn khố không chủ về quyền lực, con dấu mà chủ về bất động sản, vậy người này là làm chủ xí nghiệp huy động vốn đầu tư bất động sản.
    Bát tự này vào vận Đinh Mùi vẫn tốt, vì mùi đã bị chế hoàn toàn. Nhưng vào ngọ vận thì không tốt, ngọ xung tý, hại sửu phá hoại công thần.

    Càn tạo:
    Ất mão- ất mão- canh thìn- ất dậu
    Xuân kim hưu tù, thiên không vô sinh, nhưng có hợp, lại là tranh hợp kị thần. Ất mộc thiên can không phải công thần, ý tứ muốn phát tài thì địa chi (chi ngày) phải phá mão (nguyên thân ất mộc).
    Chi ngày thìn, hợp dậu hoá kim (có canh kim dẫn), vậy thìn hại mão, dậu xung mão thành cục, là phú mệnh.
    Bát tự này nếu luận thìn dậu hợp không hoá thì nghèo, kị thần đắc thế, dụng thần thất thời (vô dụng).

    Bát tự
    Quý sửu- ất mão- bính ngọ- tân mão
    Xuân hoả tướng, quý ất bính 1 đường tương sinh, bính hợp tân kim là tài quy về ta, lấy tân kim làm công thần. Tân kim thấu từ sửu, vậy sửu cũng là công thần. Tác động của tân kim là hao bính hoả, thì ý hướng nhật chi cũng phải phá kim trong sửu.
    Chi ngọ lấy thế vượng tượng hại sửu, là lấy hoả vượng trong ngọ khắc kim trong sửu. Vậy trụ ngày đồng khí đồng nhất ý hướng chế tài, là phú mệnh.
    Mệnh này ông Nghiệp luận là bính hợp tân kim, tân từ sửu thấu ra, là đoạt được tài khố luận ngay là phú thì quá sơ sài.
    Vậy thành ra cứ bát tự nào có nhật chủ bính hợp tân kim, lại có sửu thổ đều là phú mệnh thì gây một định lệ không hay.
    Bát tự trên nếu thay bằng trụ ngày bính tý thì toi đời. Tý sửu hợp bế kim khố thì như đóng cửa kho lại, là phản cục, số nghèo.
    Lần sửa cuối bởi sherly, ngày 07-09-21 lúc 23:06.

  10. Cảm ơn bởi:


  11. #38
    Thành viên

    Ngày tham gia
    Jul 2012
    Bài viết
    308
    Trích dẫn:
    Bát tự
    Quý sửu- ất mão- bính ngọ- tân mão
    Xuân hoả tướng, quý ất bính 1 đường tương sinh, bính hợp tân kim là tài quy về ta, lấy tân kim làm công thần. Tân kim thấu từ sửu, vậy sửu cũng là công thần. Tác động của tân kim là hao bính hoả, thì ý hướng nhật chi cũng phải phá kim trong sửu.
    Chi ngọ lấy thế vượng tượng hại sửu, là lấy hoả vượng trong ngọ khắc kim trong sửu. Vậy trụ ngày đồng khí đồng nhất ý hướng chế tài, là phú mệnh.
    Mệnh này ông Nghiệp luận là bính hợp tân kim, tân từ sửu thấu ra, là đoạt được tài khố luận ngay là phú thì quá sơ sài.
    Vậy thành ra cứ bát tự nào có nhật chủ bính hợp tân kim, lại có sửu thổ đều là phú mệnh thì gây một định lệ không hay.
    Bát tự trên nếu thay bằng trụ ngày bính tý thì toi đời. Tý sửu hợp bế kim khố thì như đóng cửa kho lại, là phản cục, số nghèo.[/QUOTE]

    hi Chị Sherly chỗ chị viết bôi đậm, tân kim là dụng thần làm hao nhật chủ, sửu cũng là công thần do vậy nhật chi phải phá sửu, chỗ này em chưa hiểu lắm ạ, chị giải thích thêm được ko

  12. #39
    Thành viên

    Ngày tham gia
    Oct 2016
    Bài viết
    509
    Chào bạn, công thần thì cũng có nhiều dạng, ví dụ nhật chủ tân kim, hợp bính. Thân vượng thì bính là công thần có tác dụng khắc nhật chủ, việc khắc này manh phái gọi là "làm công".
    Ý hướng can chi trụ ngày phải giống nhau, nếu nghịch nhau là phản cục.
    Ở trường hợp này, bính khắc tân kim, hay nói cách khác là công thần tân kim chịu Khắc. Thì nhật chi cũng phải khắc khử tân kim gốc trong sửu thổ. Ngọ sửu hại nhau, xem mùa, mùa xuân mộc vượng hoả tướng, thì hoả vượng mà thuỷ kim yếu, ngọ hại sửu, hoả vượng chế tân kim.
    Giả sử trụ ngày là tý thuỷ, tý hợp sửu là bế kim khố, thì kim trong sửu thổ không chế được, là phản cục.
    Lần sửa cuối bởi sherly, ngày 08-09-21 lúc 16:24.

  13. Cảm ơn bởi:


  14. #40
    Thành viên

    Ngày tham gia
    Oct 2016
    Bài viết
    509
    Mộ dụng tố công
    Mộ là đạt được, đi vào. Như Mộc gặp mùi mộ, là mộc bị quản chế bởi mùi, là làm công. Tố công dạng này hiệu suất cao, tuy nhiên nếu gặp sửu xung mùi, nếu mộc vượng, mộ dụng tố công bị phá huỷ, nếu mộc suy, cả hai đồng thành lập. Mộc bị mùi quản chế, và sửu mùi xung nhau.
    Cũng trường hợp trên, gặp ngọ hoả, thì ngọ hợp mùi bế mộc khố, mộ dụng tố công bị phá huỷ, mộc không nhập mộ. Lúc này chỉ còn ngọ mùi tố công.
    Vd: địa chi
    Dần- mùi- sửu- hợi
    Dần nhập mùi mộ, tháng mùi mùa hè, mộc suy gặp sửu mùi tương xung, tứ trụ hình thành mùi quản chế dần mộc, sửu mùi xung nhau, nhưng sửu mùi không có đảng thế, cho nên chỉ ý nghĩa về mặt tượng.

    Tý- dần- mùi- ngọ
    Dần nhập mùi mộ, dần vượng, lại gặp ngọ hợp, cho nên tứ trụ này mộc không nhập mộ, chỉ còn tý hại mùi, ngọ hợp mùi là tố công, hình thành hoả cùng táo thổ thế chế tý thuỷ.

    *Nguyên cục, đại vận tác động qua lại?
    Yếu tố chủ khách chỉ ra
    Nhật can làm chủ, 7 chữ còn lại là khách
    Nhật trụ làm chủ, 3 trụ còn lại là khách
    Nhật, thời trụ làm chủ, niên nguyệt là khách
    Nguyên cục làm chủ, đại vận là khách
    Vd nguyên cục có tỵ hoả, đại vận gặp tuất thổ thì tỵ hoả nhập mộ tại đại vận. Là khách quản chế tỵ, nếu tỵ là dụng thì hung, là kỵ thì cát.
    Nguyên cục có tuất, đại vận gặp đinh tỵ, là khách nhập mộ chủ, dụng hoả thì cát, kị hoả thì hung.
    *nguyên lý của bộ thần- tặc thần theo manh phái ĐKN.
    Bộ thần quá mạnh, tặc thần quá yếu, vận hỷ trợ tặc thần và ngược lại.
    Vd nguyên cục có sửu là tặc thần (kị thần) bị chế hoàn toàn, lại hơi yếu, thì vận hỷ gặp chữ sửu.

 

 

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •