
Gửi bởi
trgiang
Xin kính chào các thành viên diễn đàn, từ chương 41-42 em xin hỏi về cách Thương Quan kiêm dụng Tài Ấn: Nếu Tài hợp Ấn trong Thương cách thì điều gì sẽ xảy ra?
-Em có cảm tưởng rằng định nghĩa cách cục của Thẩm Hiếu Chiêm và Từ Nhạc Ngô khác nhau. Từ Nhạc Ngô chú rẳng:"Thương quan bao gồm dụng Tài Ấn, thực ra là không phải kiêm dùng vậy, chỗ này cùng là Tài cách dụng Ấn hoặc Ấn cách mà dụng Tài là giống nhau. "??? Thương quan cách do Nguyệt lệnh chứ Nguyệt không tàng, cách không biến thì sao lại từ Thương cách sang Tài cách, Ấn cách??? Em không hiểu ý của Từ Nhạc Ngô ở chỗ này.
-Hai ví dụ của nguyên văn:Đinh Dậu/Kỉ Dậu/Mậu Tý/Nhâm Tý và Nhâm Tuất/Kỉ Dậu/Mậu Ngọ/Đinh Tỵ đều quý ở Đinh Nhâm không hợp được. Vậy nếu Đinh Nhâm ở Niên và Nguyệt và hợp được và giờ Mậu hay Kỷ thì sẽ thành cách gì nhỉ? Giúp em với. Loại này na ná mệnh em.
-Sao em thấy trong TBCTBC không có cách chọn dụng thần cân đo vượng nhược trước rồi chọn dụng thần như thường thấy ở cách sách hiện nay mà chủ yếu lấy Lệnh tháng tìm cách rồi mới so vượng nhược tìm dụng. Nếu vậy thì cái nào chính thống nhỉ? Em muốn hỏi kinh nghiệm cá nhân của mọi người thì cách nào chính xác hơn? Nếu theo cách sau thì ví dụ em hỏi ở trên thành Thương cách mà không thuộc trường hợp tìm dụng nào cả trong số các trường hợp của Thương cách.