Chào mừng đến với Tử Bình diệu dụng.
Trang 2 của 2 Đầu tiênĐầu tiên 12
Kết quả 11 đến 16 của 16
  1. #11
    Ban quản trị

    Ngày tham gia
    May 2012
    Bài viết
    3,610
    -Sao em thấy trong TBCTBC không có cách chọn dụng thần cân đo vượng nhược trước rồi chọn dụng thần như thường thấy ở cách sách hiện nay mà chủ yếu lấy Lệnh tháng tìm cách rồi mới so vượng nhược tìm dụng. Nếu vậy thì cái nào chính thống nhỉ?
    Đọc lại bài này tôi thấy có điểm mà các bạn đọc TVH trước rồi đến TBCT thường thắc mắc.

    Thật ra như lesoi, thiếu bá đã nói rồi, không cần biết phải luận vượng/nhược trước, tìm cách cục sau, hay ngược lại, nhưng cần biết là TBCT đặt "nguyệt lệnh" là trọng đề, và dĩ nhiên vẫn luận thân vượng hay không. Trong sách nói đến chữ "đắc thời" là vậy, cũng là do nguyệt lệnh là chính. Tức như Xuân Mộc, Hạ Hỏa, Thu Kim, Đông Thủy, và có khi đắc thời mà không vượng, do ngũ hành thái quá, thiên khô, v.v...

    Can Canh Tân thêm chi Dậu Sửu, không có hỏa chế sao giàu nổi, gặp thêm thổ sanh tất chết yểu, vì thế đắc thời mà chẳng vượng. (Chương 6)
    Vì thế, không phải TBCT không biết đến vượng nhược của bát tự; mà ngược lại luận đủ ngũ hành vượng nhược ra sao trong tứ trụ.

    Bạn Hjmama giải thích 2 thí dụ trong chương 41 rất đúng. Đó là cách phối dụng/kị của nguyệt lệnh, chứ không phải Thương Quan Cách biến sang Tài hay Ấn cách.
    Lần sửa cuối bởi kimcuong, ngày 21-07-21 lúc 12:20.
    bi - trí - dũng

  2. Cảm ơn bởi:


  3. #12
    Thân hữu

    Ngày tham gia
    Jul 2020
    Bài viết
    308
    Trích dẫn Gửi bởi trgiang Xem bài viết
    Xin kính chào các thành viên diễn đàn, từ chương 41-42 em xin hỏi về cách Thương Quan kiêm dụng Tài Ấn: Nếu Tài hợp Ấn trong Thương cách thì điều gì sẽ xảy ra?
    -Em có cảm tưởng rằng định nghĩa cách cục của Thẩm Hiếu Chiêm và Từ Nhạc Ngô khác nhau. Từ Nhạc Ngô chú rẳng:"Thương quan bao gồm dụng Tài Ấn, thực ra là không phải kiêm dùng vậy, chỗ này cùng là Tài cách dụng Ấn hoặc Ấn cách mà dụng Tài là giống nhau. "??? Thương quan cách do Nguyệt lệnh chứ Nguyệt không tàng, cách không biến thì sao lại từ Thương cách sang Tài cách, Ấn cách??? Em không hiểu ý của Từ Nhạc Ngô ở chỗ này.

    -Hai ví dụ của nguyên văn:Đinh Dậu/Kỉ Dậu/Mậu Tý/Nhâm Tý và Nhâm Tuất/Kỉ Dậu/Mậu Ngọ/Đinh Tỵ đều quý ở Đinh Nhâm không hợp được. Vậy nếu Đinh Nhâm ở Niên và Nguyệt và hợp được và giờ Mậu hay Kỷ thì sẽ thành cách gì nhỉ? Giúp em với. Loại này na ná mệnh em.

    -Sao em thấy trong TBCTBC không có cách chọn dụng thần cân đo vượng nhược trước rồi chọn dụng thần như thường thấy ở cách sách hiện nay mà chủ yếu lấy Lệnh tháng tìm cách rồi mới so vượng nhược tìm dụng. Nếu vậy thì cái nào chính thống nhỉ? Em muốn hỏi kinh nghiệm cá nhân của mọi người thì cách nào chính xác hơn? Nếu theo cách sau thì ví dụ em hỏi ở trên thành Thương cách mà không thuộc trường hợp tìm dụng nào cả trong số các trường hợp của Thương cách.
    Từ Nhạc Ngô bình chú sai nhiều nghĩa gốc của TBCT, khiến cho hậu học lạc lối.

  4. #13
    Ban quản trị

    Ngày tham gia
    May 2012
    Bài viết
    3,610
    Đọc lại bài này, cần nói lại thắc mắc của người hỏi đầu tiên. Lấy thí dụ đầu để rõ thêm:

    Đinh Dậu/Kỉ Dậu/Mậu Tý/Nhâm Tý

    - Đinh Nhâm 2 đầu trụ năm và giờ không luận hợp, vì thế bát tự này dụng được Đinh hỏa. Theo Manh Phái -cũng là rõ thêm về Hư Thực cho các bạn chưa nắm vững- thì Đinh hỏa trên Dậu là 1 loại "Hư", vì trong Dậu không tàng Bính, Đinh.

    Nếu Hư thần là dụng, thì sẽ biến "thực" (ứng ra kỳ hạn, tức vận hạn); như vận Đinh Mùi (11-20), Bính Ngọ (21-30) của mệnh chủ bát tự trên.

    Tuy nhiên, tôi thấy đó gọi là mệnh của 1 Đô Thống Chế, không lẽ phát sớm vào vận chưa 20 tuổi? Tình cờ thấy thí dụ này nên tôi viết lại để các bạn suy ngẫm thêm.

    Ngoài ra, nếu nói Thương Quan cách kiêm dụng Tài Ấn hoặc đổi thành Tài cách, Ấn cách là hiểu không đúng nguyên văn và cả Từ Nhạc Ngô bình chú.

    Tài và Ấn chỉ phải chọn 1 trong 2: Thương Quan sinh Tài hoặc Thương Quan bội Ấn: nếu có Tài và Ấn lộ trên thiên can!

    Tài và Ấn mà hợp nhau gần trụ như người hỏi thắc mắc (như nhật chủ Bính, Đinh lấy Ất Canh làm Tài, Ấn) thì phải xem Tài hay Ấn, loại nào có lực nhất mà dụng. Khi chúng hợp nhau thì xem như là lực mạnh hơn đã lấn được lực kém hơn. Sau đó thì xét cách Thương Quan sinh Tài hay nhờ Ấn trợ. Điều này thì phải còn xét nhật chủ vượng hay nhược.
    bi - trí - dũng

  5. Cảm ơn bởi:

    HDL

  6. #14
    Thân hữu

    Ngày tham gia
    Jul 2020
    Bài viết
    308
    Đinh Dậu/Kỉ Dậu/Mậu Tý/Nhâm Tý

    Đinh hỏa vô căn, tháng Dậu hỏa tử. không thể tác dụng.
    Nhâm thủy có trọng căn, hợp khử Đinh hỏa.
    Cấu thành THương quan sinh tài.
    Ất Tỵ, Tỵ Dậu hợp kim thuận tòng.
    Giáp Thìn là tòng sát.
    Chị Kim Cương có thể chia sẻ LS phát vận nào không?

  7. Cảm ơn bởi:


  8. #15
    Ban quản trị

    Ngày tham gia
    May 2012
    Bài viết
    3,610
    Đinh hỏa vô căn, tháng Dậu hỏa tử. không thể tác dụng.
    Mùa thu hỏa tử là nói đến Bính; còn Đinh tọa trường sinh. Tôi theo thuyết thập nhị can chi phân chia rõ ràng, đó là vì thế mà Tử Bình phân loại rõ các thập thần, có chính có thiên.

    Nếu thuyết chung là hỏa tử mùa thu, nghĩa là Bính Đinh đều tử ở mùa thu, thì chính ấn, thiên ấn đều tử, và như thế thì không phân biệt "chính, thiên" nữa làm gì.

    Ở một bài khác tôi cũng đã nêu rõ, Đinh trường sinh ở Dậu, Bính trường sinh ở Dần, và Bính Đinh đại diện ngũ hành hỏa cùng toạ vượng lộc ở Ngọ, Lúc này thuyết "hỏa đắc lệnh" mới là chính xác.

    Ở thí dụ Đinh Dậu/Kỉ Dậu/Mậu Tý/Nhâm Tý, tôi cho rằng các vị viết sách đó không phải là không có lý khi luận Hỏa là dụng, hoặc như MP luận hư thực, nhưng họ đều hơi "dấu nghề" một chút. Chúng ta nếu nhìn kỹ theo đại vận hỏa của vị Đô Thống đó (=chức nguyên soái) sẽ thấy bất hợp lý ở tuổi 20 như vậy, rất khó chấp nhận.

    Theo tôi thì chỉ riêng luận Không Vong ở Ngọ Mùi cũng không chấp nhận 2 vận Đinh Mùi, Bính Ngọ người này lên làm tướng được, mà phải đến vận Ất Tị trở đi mới phát quan trường (từ 31-40), cao nhất là Quý Mão. Vì sao lấy Mộc làm dụng? Theo Tích Thiên Tủy, đây là cách thông quan giữa Tài và Ấn, và tôi cho rằng như vậy mới có thể chấp nhận mệnh vị Nguyên Soái đó.

    Vận Ất Tị >>> Ngọ chứa Đinh, Mùi cũng tàng Đinh, nhưng cả 2 Ngọ Mùi đều lâm KV; chỉ có Tị là Đinh đế vượng (Bính lâm quan), được Ất sinh trợ là Quan sinh Ấn; lúc này hỏa mới phát.
    Lần sửa cuối bởi kimcuong, ngày 08-11-22 lúc 12:03.
    bi - trí - dũng

  9. Cảm ơn bởi:

    HDL

  10. #16
    Thân hữu

    Ngày tham gia
    Jul 2020
    Bài viết
    308
    Vâng, về vòng trường sinh của âm can thì có 2 dòng ý kiến trái chiều. Cái này chắc cũng phải trải nghiệm thực tế.

 

 

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •