Chào mừng đến với Tử Bình diệu dụng.
Trang 2 của 2 Đầu tiênĐầu tiên 12
Kết quả 11 đến 15 của 15
  1. #11
    Ban quản trị

    Ngày tham gia
    May 2012
    Bài viết
    5,916
    Bính hỏa mãnh liệt,
    Khi sương vũ tuyết.
    Năng đoán canh kim,
    Tòng tân phản khiếp.
    Thổ chúng sinh từ,
    Thủy xương hiển tiết.
    Hổ Mã Khuyển hương,
    Giáp lai thành diệt.

    Ngũ dương thì dương Bính là đứng đầu. Bính, là sao Thái Dương tính thuần dương, lấn sương khinh tuyết, không sợ thủy khắc vậy; Canh kim tuy ngu nhưng lực có thể trui rèn; Tân kim tuy nhu, hợp mà trái lại nhược. Thấy Nhâm thủy thì là dương gặp dương mà thành thế giằng co; thấy Quý thủy thì như thấy ngày sương tuyết. Cho nên không sợ thủy khắc, mà càng thấy tính cương cường. Thấy thổ thì hỏa cháy mãnh liệt làm cho thổ càng táo khô, khả năng sống bị diệt hết.Thổ có thể làm mờ hỏa, thấy Kỷ thổ vẫn còn được, mà thấy Mậu thổ lại càng kỵ. Sinh từ, là mất tính uy mãnh vậy. Hiển tiết, là hiển tiết dương cương vậy. Hổ Mã Khuyển hương, là đất của Dần Ngọ Tuất vậy. Chi đủ Dần Ngọ Tuất mà lại thấu Giáp thì hỏa càng vượng mà không có tiết, không dập tắt là tự thiêu đốt vậy.

    Đinh hỏa nhu trung,
    Nội tính chiêu dung.
    Bão ất nhi hiếu,
    Hợp nhâm nhi trung.
    Vượng nhi bất liệt,
    Suy nhi bất cùng.
    Như hữu đích mẫu,
    Khả thu khả đông.

    Đinh hỏa là Ly hỏa vậy.Trong âm mà ngoài dương, cho nên nói Đinh hỏa nhu trung nội tính chiêu dung, tức là chú giải hai chữ Nhu trung ở trong Đinh, thì Ất là mẫu vậy. Có Đinh hộ, Ất khiến cho Tân kim không gây tổn thương cho Ất mộc. Không như Bính hỏa có thể đốt Giáp mộc vậy. Nhâm là vua của Đinh vậy, Đinh hợp Nhâm có thể khiến cho Mậu thổ không gây tổn thương Nhâm thủy. Không như Kỷ thổ hợp Giáp, Tân kim hợp Bính, càng biến đổi mất đi bản tính của vua vậy. Kỷ thổ hợp Giáp, Giáp hóa ở thổ; Tân kim hợp Bính, Bính hỏa trái lại sợ. Tuy mùa đang thừa vượng, không đến nổi quá nóng, tức là gặp thời đến suy yếu mà không đến nỗi bị tiêu diệt ( Dậu là nơi Bính hỏa lâm tử địa, mà Đinh lại là trường sinh). Can thấu Giáp Ất, sinh mùa Thu không sợ kim; chi tàng Dần Mão, sinh mùa Đông không kỵ thủy.

    Mậu thổ cố trọng,
    Ký trung thả chính.
    Tĩnh hấp động ích,
    Vạn vật ti mệnh.
    Thủy nhuận vật sinh,
    Thổ táo vật bệnh.
    Nhược tại Cấn Khôn,
    Phạ trùng nghi tĩnh.

    Hai chữ Cố trọng, đứng đầu đủ để hình dung tính chất của Mậu thổ. Mùa Xuân, mùa Hạ khí động mà có lợi ích thì phát sinh. Mùa Thu, mùa Đông khí tĩnh mà khép lại, thì vạn vật phát sinh. Táo thì vật khô, sinh ở Thu Đông thủy nhiều cần hỏa làm ấm, thì vạn vật hóa thành. Thấp thì vật bệnh, Cấn Khôn là cung Dần Thân vậy. Thổ ký gửi ở tứ ngung ( bốn góc), ký sinh ở Dần Thân, ký gửi lộc ở Tị Hợi, cho nên ở vị trí Cấn Khôn. Hỉ tĩnh kỵ xung, đất tứ sinh đều kỵ xung khắc. Thổ cũng không thể ngoài lệ này vậy.
    Nhược năng liễu đạt Âm Dương lý,
    Thiên Địa đô lai nhất tưởng trung.


  2. Cảm ơn bởi:


  3. #12
    Ban quản trị

    Ngày tham gia
    May 2012
    Bài viết
    5,916
    Kỷ thổ ti thấp,
    Trung chính súc tàng.
    Bất sầu mộc thịnh,
    Bất úy thủy cuồng.
    Hỏa thiểu hỏa hối,
    Kim đa kim nhạc.
    Nhược yếu vật vượng,
    Nghi trợ nghi bang.

    Mậu Kỷ đều là chỗ trung chính, mà Mậu thổ thì cố trọng ( trọng kiên cố), Kỷ thổ thì súc tàng ( tàng trử). Mậu thổ thì cao ráo, còn Kỷ thổ thì ẩm thấp. Chỗ này là điều không giống nhau vậy. Thổ ẩm thấp thì có thể bồi gốc cho mộc, dừng thủy trôi nổi khắp nơi, thấy Giáp thì hợp mà có tình. Cho nên là Bất sầu mộc thịnh ( không sợ mộc nhiều), thấy thủy thì thu nạp mà có thể tích trữ ( súc). Chỗ này là Kỷ thổ không có kỳ diệu nhưng mà muốn sinh sôi vạn vật, thì cần có Bính hỏa để khứ khí ẩm thấp, Mậu thổ được trợ giúp lực sinh trưởng, phương đủ để đầy đủ mà hưng thịnh dài lâu vậy.

    Canh kim đái Sát,
    Cương kiện vi tối.
    Đắc thủy nhi thanh,
    Đắc hỏa nhi duệ.
    Thổ nhuận tắc sinh,
    Thổ kiền tắc thúy.
    Năng doanh Giáp huynh,
    Thâu vu ất muội.

    Canh kim đối với ba tháng mùa Thu khí xác xơ, tiêu điều, tính chất cương kiện cùng với Giáp Bính Mậu Nhâm tất cả đều là can dương nhưng có khác nhau. Được Nhâm thủy tiết tính cương kiện, thì khí lưu thông mà thanh; được Đinh hỏa cũng là chất cương kiện, nung mũi kiếm sắc nhọn; sinh ở Xuân Hạ, gặp Sửu Thìn là thấp thổ, có thể đủ sinh; gặp Tuất Mùi là táo thổ có thể khiến cho giòn dễ gãy. Giáp mộc tuy cường, lực có thể phạt, còn Ất mộc tuy nhu, hợp mà có tình.

    Tân kim nhuyễn nhược,
    Ôn nhuận nhi thanh.
    Úy thổ chi đa,
    Nhạc thủy chi doanh.
    Năng phù xã tắc,
    Năng cứu sinh linh.
    Nhiệt tắc hỉ mẫu,
    Hàn tắc hỉ đinh.

    Tân kim là chất thanh nhuận, chính là ba tháng mùa Thu khí ôn hòa vậy. Mậu thổ quá nhiều thì thủy khô mà kim bị chôn vùi, Nhâm thủy có thừa thì làm nhuận thổ tiết kim. Tân là vua của Giáp, Bính lại là vua của Tân, Bính hỏa có thể đốt Giáp mộc. Tân hợp Bính hóa thủy, chuyển khắc thành sinh, sao không phải là giúp xã tắc mà cứu sinh linh ư? Sinh ở mùa Hạ mà hỏa nhiều, có Kỷ thổ làm mờ hỏa mà sinh kim; sinh ở mùa Đông mà thủy vượng, có Đinh hỏa thì thủy ấm mà dưỡng kim. Cho nên lấy thành hỉ vậy.

    Nhâm thủy thông hà,
    Năng tiết kim khí.
    Cương trung chi đức,
    Chu lưu bất trệ.
    Thông căn thấu quý,
    Trùng thiên bôn địa,
    Hóa tắc hữu tình,
    Tòng tắc tương tể.

    Thông hà là bầu trời vậy. Nhâm thủy trường sinh ở Thân, Thân là Khôn, vị trí cửa khẩu của bầu trời. Nhâm sinh ở Thân, có thể lộ ra Tây phương khí túc sát ( xác xơn tiêu điều), tính thủy chu lưu không ngừng, cho nên là đức cương trung vậy. Như Thân Tý Thìn đủ lại thấu Quý thủy, thế tràn đây trôi nổi, tuy có Mậu Kỷ thổ cũng không thể dừng chảy. Nếu chế cường thì trái lại xung kích mà thành tai họa, nhất định cần dụng mộc để tiết khí thế thuận mà không đến xung chạy vậy. Hợp Đinh hóa mộc, lại có thể sinh hỏa, có thể nói là có tình. Sinh ở tháng Tị Ngọ Mùi, tứ trụ hỏa thổ cùng vượng, đặc biệt không có kim thủy tương trợ, hỏa vượng thấu can thì tòng hỏa, thổ vượng thấu can thì tòng thổ. Điều hòa nhuận ướt vẫn có công cứu giúp vậy.

    Quý thủy chí nhược,
    Đạt vu thiên tân.
    Đắc long nhi vận,
    Công hóa tư thần.
    Bất sầu hỏa thổ,
    Bất luận canh tân.
    Hợp mậu kiến hỏa,
    Hóa tượng tư chân.

    Quý là thủy thuần âm, gốc phát ra tuy dài mà tính chất rất yên tĩnh, gọi là ngũ âm cũng là âm Quý mà rất nhược vậy. Long, là Thìn vậy, can thông thấy Thìn thì hóa khí, là nguyên thần thấu xuất, lý lẽ là nhất định. ( xem thêm “Trích thiên tủy chinh nghĩa”). Không lo hỏa thổ, tính rất nhược thấy hỏa thổ nhiều thì tòng hóa vậy. Không luận Canh Tân, nếu thủy không thể tiết khí kim mà kim nhiều trái lại là trọc, tức là dừng Quý thủy mà nói. Hợp Mậu thấy hỏa, Mậu thổ táo sau khi tứ trụ thấy Bính Thìn dẫn xuất hóa thần, hóa tượng chính là chân chính vậy, nếu sinh ở Thu Đông là đất kim thủy vượng, mà gặp Bính Thìn cũng khó tòng hóa, cần nghiên cứu kĩ càng.
    ( Trích lục ở trên “Trích thiên tủy chinh nghĩa”).
    Nhược năng liễu đạt Âm Dương lý,
    Thiên Địa đô lai nhất tưởng trung.


  4. Cảm ơn bởi:


  5. #13
    Ban quản trị

    Ngày tham gia
    May 2012
    Bài viết
    5,916
    Tôi dịch ra hết chương 1 và phụ lục trích từ Trích Thiên Tủy chinh nghĩa của Từ lão sư phụ mà ra.
    Các bạn cứ xem lại và đối chiếu cái đã có, sau đó các bạn cho ý kiến góp ý để tiếp tục các chương khác.

    Thân ái!
    Nhược năng liễu đạt Âm Dương lý,
    Thiên Địa đô lai nhất tưởng trung.


  6. #14
    Thân hữu

    Ngày tham gia
    May 2012
    Bài viết
    808
    hi anh lesoi, thiếu bá vừa lướt qua phần dịch của anh, không có thời gian đối chiếu (mà TB cũng ngại vì phải đọc lại) nên chỉ góp ý một chút phần dịch của anh.

    Trích dẫn Gửi bởi lesoi Xem bài viết
    Lại phân nhỏ, sinh khí không tập trung là Giáp của Giáp, rồi sinh khí ngưng tụ thành là Ất của Giáp. Cho nên vạn Mộc có lá là Giáp của Ất, mà cành lá của vạn mộc là Ất của Ất vậy. Phương là Giáp mà khí Ất được đầy đủ; Đạt đến là Ất mà chất của Giáp là vững bền. Có Giáp Ất mà mộc có đủ âm dương vậy.
    không tập trung = Tán ra, dùng từ "Tán" hay hơn vì Tụ-Tán là cặp âm dương.
    Phương là, Đạt đến là bản thân em cũng thấy khó hiểu !? anh xem có thể thay bằng từ "Nhờ có" - âm nhờ dương, dương nhờ âm - nhờ = nương tựa vào nhau.

    Trích dẫn Gửi bởi lesoi Xem bài viết
    "Trích thiên tủy" nói: "Ngũ dương tòng khí bất tòng thế, ngũ âm tòng thế vô tình nghĩa" (tức là, nói Ngũ dương thì tòng theo khí mà không tòng theo thế lực; ngũ âm thì tòng theo thế lực mà không có tình nghĩa).
    Câu này khó, theo em không nên dịch hẳn ra dễ hiểu lầm theo ý mình. Người học Tử bình xưa nay đọc Trích thiên tủy đều khó hiểu câu này, Từ lão tiên sinh đưa câu đó vào chương này là rất hợp lý, TB cũng có cách lý giải riêng dựa vào âm dương hình chất. Tuy nhiên em cho rằng đó cũng chỉ là ý hiểu của em.

  7. Cảm ơn bởi:


  8. #15
    Ban quản trị

    Ngày tham gia
    May 2012
    Bài viết
    5,916
    Dạo này thấy Đăng ít lên tiếng nhĩ?!! Mời bạn tham gia đóng góp xem câu từ nào cần lưu ý để chúng ta cùng nhau dịch lại các chương đầu, vì thế hệ sau này mà chúng ta cùng góp sức vậy!
    Nhược năng liễu đạt Âm Dương lý,
    Thiên Địa đô lai nhất tưởng trung.


  9. Cảm ơn bởi:


 

 

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •