Chào mừng đến với Tử Bình diệu dụng.
Kết quả 1 đến 2 của 2
  1. #1
    Thành viên

    Ngày tham gia
    Jul 2012
    Đang ở
    hoaithanh
    Bài viết
    140

    Thảo luận- Luận Thương quan

    Trích dẫn Gửi bởi luận thương quan
    Nguyên văn: Có Thương quan bao gồm dụng Tài và Ấn, Tài và Ấn tương khắc, vốn không thể dụng chung, chỉ cần can đầu lưỡng thanh mà không gây trở ngại lẫn nhau; lại nhất định sinh Tài, Tài thái vượng mà mang Ấn, bội Ấn là Ấn quá nặng mà lại mang Tài, là điều hòa để lưu lại trung hòa, cho nên là mệnh quý. Như Đinh Dậu/Kỉ Dậu/Mậu Tý/Nhâm Tý, Tài quá nặng mà mang Ấn, Đinh cùng Nhâm ngăn cách bởi Mậu Kỷ, cả 2 đều không gây trở ngại, mà kim thủy nhiều và cảm thấy hàn lạnh, được hỏa dung hòa là mệnh của Đô Thống chế vậy. Lại như Nhâm Tuất/Kỉ Dậu/Mậu Ngọ/Đinh Tỵ, Ấn thái trọng và Mậu Kỷ ngăn cách nên Đinh cùng Nhâm không gây trở ngại, là mệnh của Nhất Thừa tướng vậy. Ngược lại đúng thì Tài Ấn không cùng dùng mà không tú vậy.

    Từ chú: Thương quan bao gồm dụng Tài Ấn, thực ra là không phải kiêm dùng vậy, chỗ này cùng là Tài cách dụng Ấn hoặc Ấn cách mà dụng Tài là giống nhau. Mệnh đầu tiên Đinh Dậu, tuy không phải là thổ kim Thương quan, mà thực chất là Tài đa thân nhược, dụng Ấn để bồi bổ cho nhật nguyên, dụng thần ở Ấn, cho nên đến hành vận Bính Ngọ, Đinh Mùi là Ấn địa mà đại phát. Còn mệnh Nhâm Tuất, hỏa vượng thổ cháy khét, dụng Tài để tổn Ấn, dụng thần là ở Tài, cho nên vận hành Tân Hợi, Nhâm Tý, Quý Sửu là đất của Tài địa mà đại phát. Bề ngoài, tuy không phải là thổ kim Thương quan cách cục, mà thực chất là Nguyệt lệnh Thương quan, bất quá là gốc của Tài mà thôi. Nhưng mà Tài Ấn đã cùng thấu can đầu, thì lấy không làm trở ngại lẫn nhau là điều kiện quan trọng đầu tiên, nếu không, Ấn vượng có thể lấy dụng Tài, Tài vượng chỉ có thể dụng Kiếp mà không thể dụng Ấn. Tượng Tài Ấn tương chiến. Cách cục không thanh, tức là hành vận tốt cũng không cho là tốt. Ở đây vị trí thứ tự cũng không thể không chú ý vậy (Xem lại tiết luận Tài, luận Ấn).

    Nguyên văn: Có Thương quan dụng Sát Ấn. Thương nhiều thì thân nhược, nhờ có Sát sinh Ấn, Ấn sinh trợ thân mà chế Thương. Như Kỉ Mùi/Bính Tý/Canh Tý/Bính Tý, là mệnh của Thái Quý Phi vậy. Sát gặp Thương là có chế, lưỡng đắc kỳ nghi ( cả 2 đều phù hợp), chỉ cần không có Tài tinh, tiện sẽ thành quý cách. Như Nhâm Dần/Đinh Mùi/Bính Dần là mệnh của Hạ Các lão vậy.

    Từ chú: Thương quan dụng Sát Ấn, dụng thần tại Ấn vậy, cho nên chỉ cần không có Tài là tiện sẽ thành quý cách. Như mệnh của Thái Quý Phi, Canh kim không có căn gốc, 3 Tý tiết khí, chế Thương để phù trợ thân là đều nhờ ở Ấn. Ấn nhờ Sát sinh cho, mà đông lệnh là Kim thủy Thương quan, kiêm nhờ Bính hỏa điều hòa ấm cục nên cục quý (mệnh này có ở “Thần Phong thông khảo”). Mệnh của Hạ Các lão, Bính hỏa tuy không nhược, mà hỏa thổ Thương quan, sinh ở mùa hè, nhờ có thủy nhuận trạch, cho nên hành vận Bắc phương thủy địa mà càng quý. Dụng thần tuy tại Ấn, mà chỗ mùa Xuân tốt là nhờ ở điều hậu, nếu có Ấn mà không có Sát là cục bần tiện vậy.
    Sa không hiểu câu này:
    "Từ chú: Thương quan bao gồm dụng Tài Ấn, thực ra là không phải kiêm dùng vậy, chỗ này cùng là Tài cách dụng Ấn hoặc Ấn cách mà dụng Tài là giống nhau"
    Sao đã là thương quan lại còn gọi là tài cách hay ấn cách
    Có ace nào hiểu ý tác giả thì giải thích cho em với.

  2. #2
    Nhật hoa
    Khách
    chưa kiểm tra lại bản dịch nhưng ý câu trên là : Thương quan (cách) dụng Tài Ấn thì không phải là kiêm dụng mà điều này tương tự với trường hợp Tài cách dụng Ấn hoặc Ấn cách dụng Tài.

    ko có ý nói Thương quan cách là Ấn hay Tài cách.

  3. Cảm ơn bởi:


 

 

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •