Chào mừng đến với Tử Bình diệu dụng.
Kết quả 1 đến 8 của 8
  1. #1
    Thành viên

    Ngày tham gia
    Jul 2012
    Đang ở
    hoaithanh
    Bài viết
    140

    Thảo luận - Thần Phong Thông Khảo: Cái đầu thuyết

    Trích dẫn Gửi bởi lesoi Xem bài viết
    Cái đầu thuyết

    Sao gọi là Cái Đầu vậy?
    Như toàn thân con người, toàn thân chỉ có mỗi cái đầu là một thân là nguồn gốc vậy. Đầu cùng mặt nối liền, tai mắt và mũi gắn liền chỗ này, sử dụng cái đầu mà nói toàn bộ vậy. Nếu ở dưới bụng và tứ chi, hơi có không tốt thì có thể lấy quần áo để trang sức cái không tốt vậy, nếu vật có nhiều cái đầu, phát sinh thấy ở bên ngoài, thì là động vật. Không phải như bụng và tứ chi nơi tàng chứa trong bụng, không đủ là khinh trọng vậy. Đại để bát tự con người cũng như vậy.

    Trong Bát tự ở trên có 4 chữ là Đầu, ở dưới địa chi tứ trụ là bụng và tứ chi. Trong chi là chỗ tàng chứa các vật, là ngũ tạng lục phủ vậy, như phần bụng thanh tú, bắt đầu phát ra ở đầu mặt, liền là tài năng phát sinh rực rỡ lộ ra bên ngoài, một đời giàu sang, nghèo hèn, chỉ thấy được ở bên ngoài đầu và mặt. Như bát tự sợ Thương Quan, Thương Quan này tàng chứa ở bên trong, thì ở trên không đủ sợ, như ở trên dưới đều thấu Thương Quan này, thì ở trên đầu mặt đã thấy rồi, có thể nào che dấu? Phàm vật có chỗ hại, lộ ra ở đầu mặt, thì là động vật, là có thể tác hại. Thông thường hành vận nếu bát tự nhật can là Ất, dụng Bính Đinh hỏa là Thương Quan, nhật can Ất bị tổn thương nặng, liền lấy Canh kim Quan tinh là bệnh, nếu bát tự ở trên thấy Canh kim rồi, liền lấy Bính Đinh là thần tật bệnh. Như thiếu niên hành đến Nhâm Thân, Quý Dậu vận, thì không phải là vận tốt. Bởi vì Nhâm Quý thủy đóng ở bên trên đầu Thân Dậu, vốn là Nhâm Quý thủy cái đầu rồi, nên là không tốt vậy. Về sau hành đến Giáp Tuất, Ất Hợi vận, rõ là tốt, do Giáp Ất mộc là cái đầu vậy. Lại như hành vận Bính Tý, Đinh Sửu, cũng tốt, là do hành Bính Đinh hỏa là cái đến khắc Canh vậy, tuy bên dưới địa chi có Hợi Tý Sửu là thủy, mà thủy lại bị Bính Đinh cái đầu rồi cho nên không có thể làm hại. Lại như nhật can là Canh Tân, hỉ thần là 4 chữ Giáp Ất Bính Đinh, Canh Tân Nhâm Quý 4 chữ là bệnh thần, hành vận trông thấy Giáp Ất Bính Đinh các chữ cái đầu liền tốt vậy. Như trông thấy Canh Tân Nhâm Quý, đó là phá mệnh, tuy vận ở trên địa chi có Giáp Ất Bính Đinh, cũng bị Canh Tân Nhâm Quý cái đầu rồi, chỗ này địa chi tuy có Giáp Ất Bính Đinh, cũng không thể lấy phúc được, là do cái Canh Tân Nhâm Quý, ở bên trên mặt, xuất ra đầu không được.

    Xem bát tự lấy Cái Đầu này là trông thấy rõ, liền nhận biết cả đời con người tốt hay xấu, đây vốn là bí quyết chân truyền vậy.
    Bấy lâu đọc sách xem vận đều chú trọng can chi, thậm chí vận xem chi trọng hơn can, tuế trọng can hơn chi. Nhưng theo thuyết cái đầu này thì ngược lại, vận can trọng hơn chi
    Vậy đâu là đúng?

  2. Cảm ơn bởi:


  3. #2
    Ban quản trị

    Ngày tham gia
    May 2012
    Bài viết
    5,916
    Trích dẫn Gửi bởi Thien Sa 1:
    Bấy lâu đọc sách xem vận đều chú trọng can chi, thậm chí vận xem chi trọng hơn can, tuế trọng can hơn chi. Nhưng theo thuyết cái đầu này thì ngược lại, vận can trọng hơn chi
    Vậy đâu là đúng?
    Theo tôi, tất cả đều không phải chú trọng Can hay Chi của Tuế vận, mà phải có sự phối hợp tất cả ngũ hành của bát tự lẫn Tuế vận, xem tứ trụ hỉ kị như thế nào, đối với Tuế Vận cũng vậy mà phân ra.
    Như ở trên:
    ...nếu bát tự ở trên thấy Canh kim rồi, liền lấy Bính Đinh là thần tật bệnh. Như thiếu niên hành đến Nhâm Thân, Quý Dậu vận, thì không phải là vận tốt. Bởi vì Nhâm Quý thủy đóng ở bên trên đầu Thân Dậu, vốn là Nhâm Quý thủy cái đầu rồi, nên là không tốt vậy.
    Canh là dụng, Bính Đinh là kị. Nhâm Thân, Quý Dậu vận, đúng ra là tốt nếu chúng ta nghĩ là vận theo Chi. Nhưng bởi vì Thân Dậu kim tiết khí bởi Nhâm Quý thủy cho nên vẫn không tốt.
    Như vậy, Nam tiên sinh nói là chuẩn chứ không có khác gì cả so với các sách đã nói.
    Nhược năng liễu đạt Âm Dương lý,
    Thiên Địa đô lai nhất tưởng trung.


  4. Cảm ơn bởi:


  5. #3
    Nhật hoa
    Khách
    Nếu em ko lầm thì đoạn này nói rõ Bính làm dụng thần, Canh kim là bệnh. Còn ý câu sau là nói (giả sử thôi) nếu có Canh kim trong nguyên cục thì Bính Đinh nhiều lại thành Bệnh.

    Có lẽ phải phân rõ ra các trường hợp, với Ất là nhật chủ và chủ yếu nhấn mạnh QUAN SÁT HỖN TẠP và Hỏa làm dụng thần :

    - "Ất nhật can Thương trọng" : tức ý trong bát tự Thương qua nhiều và mạnh -> lộ ra Bính Đinh (hỏa là Thương quan) thì Canh là BỆNH

    nhật chủ
    Bính Đinh ẤT xx
    xx xx xx xx

    Vận Nhâm / Quý (thân/ dậu ) --> ko tốt , do Nhâm Quý cái đầu Bính Đinh.

    Còn vận Giáp Ất, thổ đóng tại CHI , sinh trợ Bệnh thần, nhưng do có Mộc cái đầu nên Bính Đinh vẫn bình yên.

    Vận Bính tý / Đinh sửu thì cũng tốt vì Bính Đinh khắc Canh kim là Dụng, tuy có tý , sửu thủy nhưng do Bính Đinh đóng trên cái đầu nên cục thủy ko làm hại được.
    Lần sửa cuối bởi Nhật hoa, ngày 28-07-13 lúc 17:48.

  6. Cảm ơn bởi:


  7. #4
    Ban quản trị

    Ngày tham gia
    May 2012
    Bài viết
    3,610
    Tôi cũng góp ý với lesoi và thiensa1 dưới góc độ nhìn của Cách Cục:

    Như bát tự sợ Thương Quan, Thương Quan này tàng chứa ở bên trong, thì ở trên không đủ sợ, như ở trên dưới đều thấu Thương Quan này, thì ở trên đầu mặt đã thấy rồi, có thể nào che dấu?
    Sợ Thương quan tất là Quan cách. Ất nhật chủ lấy Canh làm Quan, Bính là Thương quan. Về ngũ hành thì Hỏa khắc Kim. Quan cách chính là lệnh tháng Thân.

    Quan cách gặp Thương quan tàng như địa chi là Tị thì chưa sợ, nhưng nếu là Đinh Tị, hay Bính Ngọ thì tất nhiên Hỏa vượng khắc Canh kim.

    Phàm vật có chỗ hại, lộ ra ở đầu mặt, thì là động vật, là có thể tác hại.
    Câu này đề nghị đổi là "vật tác động" thay vì "động vật", vì có thể hiểu lầm là "loài vật".

    Thông thường hành vận nếu bát tự nhật can là Ất, dụng Bính Đinh hỏa là Thương Quan, nhật can Ất bị tổn thương nặng, liền lấy Canh kim Quan tinh là bệnh, nếu bát tự ở trên thấy Canh kim rồi, liền lấy Bính Đinh là thần tật bệnh.
    Có lẽ chữ "hành vận" là dư chăng?

    Nhật chủ là Ất mà dụng Bính Đinh thì rõ là Thương quan cách. Dĩ nhiên Thương quan không thích có Quan tinh, nên nói Canh quan tinh là bệnh. Theo tinh thần câu trên thì nếu Thân tàng không thấu thì không có chuyện để nói (không có mặt thì không tính). Nếu lộ rõ ra thiên can, như có trụ Canh Thân thì tất nhiên Thương sẽ trực tiếp khắc chiến với Quan. Theo tôi thì "Bính Đinh chính là thần khứ bệnh", chứ không phải là "thần tật bệnh". Chắc phải xem lại nguyên văn một tí, xem có ghi nhầm không…

    Đoạn trên nói về thuyết "Thương quan thương tận", hàm ý Thương quan muốn thật sự là quý cách thuần tính thì phải tận diệt được Quan tinh. Nếu Quan không thấu đầu ra thì lấy gì mà "thương tận"? Nghĩa là tàng ẩn là mầm hiểm họa. Còn lộ ra là diệt được. Như vậy, chẳng thà hoàn toàn khuyết hành hơn là tàng ẩn. Ở đây theo tinh thần Manh Phái cũng nói theo nguyên lý Tặc thần và Bộ thần, không có gì xa lạ.

    Như thiếu niên hành đến Nhâm Thân, Quý Dậu vận, thì không phải là vận tốt. Bởi vì Nhâm Quý thủy đóng ở bên trên đầu Thân Dậu, vốn là Nhâm Quý thủy cái đầu rồi, nên là không tốt vậy.
    Khi đã nhận định Canh quan tinh là bệnh, thì vận Thân Dậu là vận bất thuận lợi. Nhâm, Quí là thiên can được Thân, Dậu tương sinh nên Nhâm Quí có lực khắc Bính Đinh. Từ điểm này mới thấy rõ "Bính Đinh là thần khứ bệnh" nghĩa là Bính Đinh là "dụng thần", chứ không phải Bính Đinh là "thần tật bệnh".

    Về sau hành đến Giáp Tuất, Ất Hợi vận, rõ là tốt, do Giáp Ất mộc là cái đầu vậy.
    Tuất tàng Đinh hỏa, Hợi là Thủy kị thần, nhưng biến hóa trạng thái, Hợi chứa Giáp và sinh Mộc, và Giáp Ất sinh Bính Đinh nên vận này luận là vận tốt.

    Lại như hành vận Bính Tý, Đinh Sửu, cũng tốt, là do hành Bính Đinh hỏa là cái đến khắc Canh vậy, tuy bên dưới địa chi có Hợi Tý Sửu là thủy, mà thủy lại bị Bính Đinh cái đầu rồi cho nên không có thể làm hại.
    Lý ra Tí và Sửu là vận thủy không thuận lợi, nhưng do được Bính Đinh cái đầu nên Thủy mất lực, Bính Đinh lại được cơ hội khắc Canh nên vận thủy này không hoàn toàn xấu.

    "Cái đầu" vì thế chỉ cần hiểu là lộ ra ở thiên can và tùy vào phối hợp với địa chi và tứ trụ thế nào mà luận tốt xấu.

    Quan trọng là hiểu rành mạch địa chi ở vận hay thiên can ở vận đều có nhiệm vụ quan trọng như nhau. Nên bỏ quan niệm phân biệt can chi trọng hay khinh quá đỗi rành rẽ.
    bi - trí - dũng

  8. Cảm ơn bởi:


  9. #5
    papillon
    Khách
    papi đưa ví dụ này lên để mọi người dễ hình dung. Mình thấy ví dụ này gần đúng nhất.

  10. #6
    Thành viên

    Ngày tham gia
    Oct 2016
    Bài viết
    509
    Can là động, chi là tĩnh. Địa chi chỉ luận suy vượng, còn thiên can mới luận sinh khắc. thực ra nếu chấp nhận xem đại vận lấy can là trọng, chi là phụ trợ thì đồng nghĩa phải chấp nhận thuyết mệnh vận Phân Ly, chỉ trừ một số trường hợp đặc biệt khi có bán hợp hội cục, đến gặp đại vận hoàn thành hội hợp thì có thể nhật can vượng suy thay đổi, bằng không xem vượng suy ra kết quả gì thì không thay đổi bất kể đại vận ra sao. giang sơn khó đổi bản tính khó rời.
    Còn nếu xem trọng khí vượng suy của chi đại vận, thì phải theo thuyết mệnh vận không phân ly, đại vận là sự dịch chuyển của lệnh tháng, vì thế nó là lệnh tháng theo các chu kỳ 10 năm, cái này thì tôi thấy có lý hơn cái trên, tuy nhiên nhiều sách và ngay cả ông Thiệu vỹ hoa cũng xem trọng can mà không trọng chi, chi đại vận chỉ đóng vai trò đáng kể trong việc hội hợp cục hoặc xung khắc, hoặc trát căn, không thấy có ví dụ ông luận đề cao suy vượng của chi đại vận. Vì thế vấn đề này quả thật phức tạp

  11. Cảm ơn bởi:


  12. #7
    Thành viên

    Ngày tham gia
    Oct 2012
    Bài viết
    1,451
    Lâu lắm ko thấy các bác đăng bài mới, bàn luận sôi nổi như xưa. Chắc mọi người bận quá

  13. Cảm ơn bởi:


  14. #8
    Thành viên

    Ngày tham gia
    Oct 2016
    Bài viết
    509
    Tam mệnh thông hội có chỉ cách xem vận như sau
    Can quản 5 năm nhưng phải nhìn chi
    Chi quản 5 năm bỏ luôn thiên can
    Lý luận là chi trọng hơn.
    Ví dụ bát tự có dụng thần là mão mộc, mộc không thấu, đến vận Ất Sửu thì 5 năm đầu luận Ất mộc, nhưng không luận là ất mộc thấu từ mão, mà ất tọa sửu là vô căn, mong chờ trong 5 năm đó vào những năm dần mão mộc hành quyền thì mới tốt, không thì bình thường.
    5 năm sau hành sửu vận, thì không nhìn ất mộc nữa, mà sửu này không có lợi cho dụng thần là vận kỵ thần, thì 5 năm sau xấu.
    Tôi đọc tam mệnh thông hội thấy vậy, không rõ sở học của tôi có tốt không
    Topic huyền quan nhất khiếu tác giả cũng luận chia 5 năm như trên.

 

 

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •