Chào mừng đến với Tử Bình diệu dụng.
Trang 2 của 2 Đầu tiênĐầu tiên 12
Kết quả 11 đến 15 của 15
  1. #11
    Ban quản trị

    Ngày tham gia
    May 2012
    Bài viết
    5,917
    Trích dẫn Gửi bởi KC viết:
    .... nhưng nhất là làm thế nào mà có được 1 mẫu suy luận thống nhất, để khi gặp các tứ trụ khác lại không bị thắc mắc Vượng hay Nhược.
    Vâng, đúng vậy. Chính vì thế mà mọi người khi học môn Tử Bình đến khi luận mệnh thì mỗi người luận mỗi khác. Hy vọng một tương lai gần sẽ có cao nhân thống nhất việc luận mệnh trong Tử Bình để hậu sinh tránh đi lệch hướng.

  2. Cảm ơn bởi:


  3. #12
    Ban quản trị

    Ngày tham gia
    May 2012
    Bài viết
    3,610
    Có bạn hỏi lại về Vượng, Nhược, Căn, thế nào là rõ ràng nhất? Thuyết Âm Dương Sinh Tử khác nhau áp dụng ra sao? Quả thật vấn đề này đề cập hoài không dứt...

    Trong những điểm cần bàn ở trên, chủ chốt là Dương Sinh Âm Tử, Âm sinh Dương tử, mà cụ thể là qua 12 cung ở vòng trường sinh. Như Giáp trường sinh ở Hợi thì Ất tử; Giáp tử ở Ngọ thì Ất trường sinh. Thắc mắc đặt ra là Giáp Ất cùng là Mộc, tại sao có phân biệt Dương Âm sinh tử khác nhau? Có thật là chỉ cần dụng Dương (Giáp) là giải thích được cả Ất?

    Xin nói ngay là không. Bởi vì cách nhìn nhận ngũ hành và âm dương tuy là 1 khí nhưng vẫn phân chia làm 2 tính chất. Nếu không thì ta không giải thích được các cặp phạm trù Ngày và Đêm, Nam và Nữ, Nóng và Lạnh, v.v... Đấy chính là Dương đối với Âm.

    Như nói Ngày và Đêm, rõ ràng là nói về thời gian (gọi chung là 1 ngày, 24 tiếng đồng hồ), nhưng hết Ngày mới tới Đêm, qua Đêm lại sang Ngày, tất nhiên hiểu là Âm Dương khác nhau. Lại như Nam và Nữ, cùng gọi chung là con người, nhưng tất nhiên Nam (dương), Nữ (âm) khác biệt! Những điều vận dụng cùng ngũ hành, khác Âm Dương là cơ bản của phần nhập môn tất cả môn mệnh lý học. Kinh Dịch phân chia lưỡng tính, rồi tứ tượng, đấy không phải là chia ra Càn Khôn cho vui, mà chính là nói đến có sự vận dụng của Âm và Dương.

    Nếu Âm Dương cùng sinh, cùng tử thì ngày đêm giống nhau, ta không biết nóng lạnh là gì, cũng không có con trai, con gái, không có tính cương trực và lòng mềm yếu. Tất cả đều là Dương thì hẳn là một thế giới khác nào ở đâu đó trong vũ trụ...

    Ý của "thông căn" trong tứ trụ cũng giống như thế. Nếu Bính là thiên can thì tìm ngũ hành của Hỏa trong các địa chi là đúng. Ngũ hành Hỏa là bính, đinh. Điều này rõ. Vậy trong các địa chi Dần, Ngọ, Tuất, Tị và Mùi đều tàng trữ Bính hoặc là Đinh.

    Thế nhưng, Bính khác Đinh. Bính là duơng hỏa, Đinh là âm hỏa. Nếu không chấp nhận điều này thì hệ thống Thập Thần lập ra không có mục đích gì cả. Vì nếu Giáp là nhật chủ, mộc sinh hỏa đó là nói chung, như Bính gọi là Thực thần, Đinh gọi là Thương Quan. Nếu không chấp nhận Âm Dương khác nhau thì tại sao lại phải có 2 danh từ khác nhau? Tại sao không gọi Bính Đinh cùng là Thực thần?

    Điều đó nói lên rằng thuyết Âm Dương Sinh Tử nghịch chiều nhau là đúng đắn. Bởi vì khi Giáp đến cung Ngọ là tử địa, hiểu như khi ngày đến giờ Ngọ là đỉnh cao nhất của 1 ngày, tự nhiên sẽ chuyển sang chiều tối. Đó là giải thích Ất âm (chất của Mộc) bắt đầu được sinh trưởng, nghịch chiều về Tị, Thìn, Mão... và cuối cùng là đến Dậu, Thân, cả 2 Giáp Ất đều cùng tọa Tuyệt ở đây. Đó là nói lên tính chất của Mộc tuyệt ở Kim là như vậy. (xem hình dưới đây)


    TS MD LQ ĐV Suy Bệnh Tử Mộ Tuyệt Thai Dưỡng
    Giáp hợi sửu dần mão thìn tị ngọ mùi thân
    dậu
    tuất
    Ất ngọ tị thìn mão dần sửu hợi tuất dậu
    thân mùi


    Hình thể của Mộc (Giáp) tàn thì chất bắt đầu lộ (Ất), ta cũng có thể hiểu nôm na qua hình ảnh một người bệnh. Khi ta thấy biểu lộ của một người có sắc mặt không mạnh khỏe, tất nhiên ta nghĩ ngay rằng họ đang cảm mạo, hoặc nhuốm bệnh nào đấy. Như vậy, "bệnh" ở đây là đang "sinh", tức là có khởi đầu. "Bệnh" ở đây là chất của hình thể, mà Đông Y Học và cả Tây Y Học một phần khám phá ra được ở xuất thần lộ diện của chúng ta.

    Như thế, các bạn đừng vì chữ "tử" hay "trường sinh" làm hoang mang, vì chỉ nghĩ đơn giản là "chết" hay "sống". NGŨ HÀNH là một hệ thống giải thích ÂM DƯƠNG không phức tạp, nhưng khái niệm và biểu thị của chúng rất phong phú, đa dạng, chúng ta nên tìm hiểu sâu sắc hơn.

    Vậy khi dương "tử", âm "trường sinh" là nói lên hình ảnh cùng một phạm trù mà tính chất khác biệt. Khi nhìn toàn thể thì rõ ràng là chúng vẫn cùng 1 giai đoạn vận hành vậy (như thí dụ ngày-đêm nối tiếp nhau). Thí dụ ở người đang bị bệnh thì tuổi tác của họ, con người của họ không thay đổi, đó là 1 chiều tiến tới, nhưng chỉ có sự khác biệt là thân suy yếu mà bệnh thì tăng trưởng.

    Vì thế, xin trở lại "thông căn". Căn của Mộc là Giáp hay Ất trong trụ. Chúng tàng ở địa chi nào mà lại thấu ra thiên can thì gọi là có khí (hữu khí). Có KHÍ là một lẽ, lại xem khí dương hay khí âm, tức là Giáp lộ hay Ất lộ. Nếu Giáp lộ thì ngại Canh khắc, nếu Ất lộ thì ngại Tân khắc; Giáp gặp Kỷ thì hợp, Ất gặp Kỷ thì khắc, vì thể hiển nhiên là không thể xem chung là "mộc" không khác biệt được.

    Chúng ta sẽ nói thêm về Vượng Nhược sau. Các bạn có thắc mắc gì thêm về Âm Dương Sinh Tử thì bàn luận ở đây.
    bi - trí - dũng

  4. Cảm ơn bởi:


  5. #13
    Hjmama
    Khách
    TS MD LQ ĐV Suy Bệnh Tử Mộ Tuyệt Thai Dưỡng
    Giáp hợi sửu dần mão thìn tị ngọ mùi thân
    dậu
    tuất
    Ất ngọ tị thìn mão dần sửu hợi tuất dậu
    thân
    mùi



    Hình thể của Mộc (Giáp) tàn thì chất bắt đầu lộ (Ất),
    ...................
    Tôi từ lâu có vướng mắc để mãi trong đầu không sao giải thích được: tại sao Nhâm đi từ Thân đến Tí rồi Thìn nhập khố thì lẽ ra trong Thìn phải tàng Nhâm, cớ sao lại tàng Quí. Tương tự dư khí trong Thìn sao không là Giáp mà là Ất?
    Nay thì đã rõ, có phải vì là: "hình thể của Mộc (Giáp) tàn thì chất bắt đầu lộ (Ất)".
    Cám ơn chị Kimcuong nhiều lắm.

  6. Cảm ơn bởi:


  7. #14
    Thân hữu

    Ngày tham gia
    May 2012
    Bài viết
    808
    Trích dẫn Gửi bởi kimcuong Xem bài viết
    Hình thể của Mộc (Giáp) tàn thì chất bắt đầu lộ (Ất), ta cũng có thể hiểu nôm na qua hình ảnh một người bệnh. Khi ta thấy biểu lộ của một người có sắc mặt không mạnh khỏe, tất nhiên ta nghĩ ngay rằng họ đang cảm mạo, hoặc nhuốm bệnh nào đấy. Như vậy, "bệnh" ở đây là đang "sinh", tức là có khởi đầu. "Bệnh" ở đây là chất của hình thể, mà Đông Y Học và cả Tây Y Học một phần khám phá ra được ở xuất thần lộ diện của chúng ta.
    Thái cực có từ Vô cực, có Âm Dương rồi sinh Ngũ hành. Luận Ngũ hành lại phân âm dương, chẳng hạn với Mộc thì Giáp là dương, Ất là âm. Giáp là khí của Ất - là cái thể hiện ra của Ất, Ất là chất của Giáp - là cái thu vào của Giáp... Nói "Hình thể của Mộc (Giáp) tàn thì chất bắt đầu lộ (Ất)" cũng chính là Dương tử thì Âm sinh.

    Trích dẫn Gửi bởi kimcuong Xem bài viết
    Vì thế, xin trở lại "thông căn". Căn của Mộc là Giáp hay Ất trong trụ. Chúng tàng ở địa chi nào mà lại thấu ra thiên can thì gọi là có khí (hữu khí). Có KHÍ là một lẽ, lại xem khí dương hay khí âm, tức là Giáp lộ hay Ất lộ. Nếu Giáp lộ thì ngại Canh khắc, nếu Ất lộ thì ngại Tân khắc; Giáp gặp Kỷ thì hợp, Ất gặp Kỷ thì khắc, vì thể hiển nhiên là không thể xem chung là "mộc" không khác biệt được.
    Vậy nên khi can tàng ẩn thì khí chất không lộ rõ, còn can thấu ra thì khí chất đã rõ ràng...

  8. Cảm ơn bởi:


  9. #15
    Ban quản trị

    Ngày tham gia
    May 2012
    Bài viết
    3,610
    Trích dẫn Gửi bởi Hjmama
    Tôi từ lâu có vướng mắc để mãi trong đầu không sao giải thích được: tại sao Nhâm đi từ Thân đến Tí rồi Thìn nhập khố thì lẽ ra trong Thìn phải tàng Nhâm, cớ sao lại tàng Quí. Tương tự dư khí trong Thìn sao không là Giáp mà là Ất?
    Chúc mừng Hjmama đã ngộ ra 1 điều quan trọng, và cũng cám ơn bạn, vì đôi khi tôi không thể nói hết ý của một vấn đề được. Bởi thế nên các bạn cần giúp sức thêm để chúng ta cùng qua được cái "ải" ngũ hành vượng tướng sinh tử! Từ đó là mọi việc sẽ tự nhiên được khai phá.
    bi - trí - dũng

  10. Cảm ơn bởi:


 

 

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •