Chào mừng đến với Tử Bình diệu dụng.
Trang 1 của 2 12 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 11
  1. #1
    Thành viên

    Ngày tham gia
    Oct 2016
    Bài viết
    509

    Ngũ Hành hỷ kị trong tử vi đẩu số

    Tôi mới đọc một bài về áp dụng ngũ hành trong tử vi đẩu số, điểm đặc biệt là họ dùng nguyệt lệnh như tứ trụ để luận vượng suy cát hung. Nay đưa về đây cùng nghiên cứu. Nếu áp dụng được thì ta tiến gần hơn đến việc dung hoà 2 phép toán mệnh nổi tiếng này.
    1,Xác định mệnh chủ
    Cung an mệnh - sao Mệnh Chủ
    Tý - Tham Lang
    Sửu Hợi - Cự Môn
    Dần Tuất - Lộc Tồn
    Mão Dậu - Văn Khúc
    Thìn Thân - Liêm Trinh
    Tỵ Mùi - Vũ Khúc
    Ngọ - Phá Quân
    Như đã biết trong bát trạch phối hướng.
    Sinh khí là tham lang
    Thiên Y là Cự Môn
    Diên Niên là Vũ Khúc
    Nếu mệnh chủ thuộc các sao này, thì lấy cục số định hỷ kỵ
    Tuyệt mệnh là phá quân
    Ngũ quỷ là liêm trinh
    Lục sát là văn khúc
    Hoạ hại là lộc tồn
    Nếu mệnh chủ thuộc các sao này, thì lấy chính tinh thủ mệnh định hỷ kị.
    Lấy ví dụ lá số tử vi của Lý Gia Thành:

    Mệnh lập tại cung Thân. Sao mệnh chủ là Liêm Trinh ngũ quỷ, lấy chính tinh mệnh xem hỷ kị.
    Cả tử vi và thiên phủ thuộc thổ, vậy ta xem nhật can là thổ, sinh tháng Mùi.
    Phép luận ngũ hành nguyệt kiến:
    Khí Thổ của tháng Sáu, Hỏa khí đã Suy nhưng vẫn còn nóng, Thủy khí vào Dưỡng, Kim khí Quan Đới, nên Thổ của tháng Sáu khí thế vẫn còn táo khô, vẫn Kỵ Hỏa trợ thành táo khô, Hỉ Thủy và Kim sinh trợ.
    Cung mệnh toạ Thân Kim, cung Thân có Phá Quân Kình Dương là kim thuỷ, lại hành vận tây bắc là thuận vận, chủ độ số phú quý tăng cao.
    Trung hoà ngũ hành là quý, bác tạp thiên khô là tiện.

  2. #2
    Thành viên

    Ngày tham gia
    Oct 2012
    Bài viết
    1,451
    Món này có sách đó, nếu có điều kiẹn bác dịch luôn cho mọi người tham khảo.

  3. #3
    Thành viên

    Ngày tham gia
    Oct 2016
    Bài viết
    509
    Dịch thì tôi không biết dịch bạn à. Tôi tham khảo từ nhiều nguồn thôi. Tiện đưa về đây ngũ hành hỷ kị 12 tháng, dịch giả Thiên Kỷ Quý, cám ơn quý thầy đã dịch bài viết này.
    A. Hành Mộc:
    1. Hành Mộc của tháng Giêng: Khí của tháng Giêng, mùa Xuân mới bắt đầu nên khí hàn lạnh vẫn còn, phải dùng Hỏa (lửa) để sưởi ấm khí Thủy (nước), để dưỡng căn cơ của Mộc non; có thể dùng Thổ nhưng không được quá nhiều, Kỵ nhất bị Kim làm tổn thường mầm non của Mộc.
    2. Mộc của tháng Hai: Khí của tháng Hai, khí lạnh bắt đầu diệu bớt nên có Hỏa là quý, thứ đến là Thủy, hoặc có thể dùng Thổ để điều tiết, Kỵ Kim khắc mầm non của Mộc.
    3. Mộc của tháng Ba: Khí của tháng Ba, Dương khí bắt đầu nóng nên cần phải có Thủy, nhưng Thủy, Hỏa cần phải dung hòa thích nghi. Nếu Mệnh trong lá số thiếu khí Hỏa, thì Hỉ Kim (mừng gặp được Kim); trên nguyên tắc Kỵ gặp Kim quá mạnh.
    4. Mộc của tháng Tư: Khí của tháng Tư, khí Hỏa bắt đầu vượng mà khí Mộc bắt đầu suy, nên Hỉ Thủy nhuận căn (mừng gặp Thủy để tưới nhuần gốc mộc), kỵ gặp nhiều Hỏa, nhưng bất hỉ táo Thổ (gặp đất khô không hay), nếu Thổ ướt thì vô hại. Mừng gặp được Kim để tạo thành nguồn nước (vì Kim sinh Thủy).
    5. Mộc của tháng Năm: Khí của tháng Năm, khí Hỏa cực thịnh gốc khô lá già, rất cần nhiều Thủy để dưỡng gốc (Mộc). Kỵ Hỏa vượng ví như tự thiêu mình, Thổ ít thì được, Thổ nhiều biến thành tai họa. Mừng gặp được Kim để tạo thành nguồn nước, nên Mộc của tháng Năm phải nghiêng về điều Hậu (điều tiết khí hậu).
    6. Mộc của tháng Sáu: Khí của tháng Sáu, Hỏa khí tuy suy nhưng khí nóng còn vượng, song Kim khí bắt đầu thịnh. Tiết (Tiểu Thử) của tháng Sáu Hoả (nhiệt), Thổ (khô) vẫn còn táo, nhiệt, Hỉ gặp Kim, Thủy (mừng gặp Kim, Thủy) để tưới nhuần đất (Thổ).
    7. Mộc của tháng Bảy: Khí của tháng Bảy, Hỏa khí còn rất ít, Kim thì đang vượng nhưng Mộc đã trưởng thành, phải dùng Dương Kim để gọt đẽo thành khí dụng. Tuy nhiên, Kỵ Kim quá mạnh, trường hợp nầy Hỉ gặp Hỏa (mừng gặp Hỏa để chế bớt Kim), nhưng tốt nhất gặp được Mộc để phụ Hỏa, Kỵ Thủy diệt Hỏa.
    8. Mộc của tháng Tám: Khí của tháng Tám, Âm Kim cực vượng, Hỏa khí đã chết, Kim vượng thì Mộc đã Suy, Hỉ Hỏa lại gặp Mộc, vì khí hậu bắt đầu hàn (lạnh) tối qúy có Hỏa điều thân (Mộc); nếu Mộc mà gặp Thủy sinh thì thành cường vượng (vì Kim sinh Thủy để Thủy sinh Mộc), Thủy, Mộc nhiều thì Hỉ Kim (mừng gặp Kim để chế bớt Mộc).
    9. Mộc của tháng Chín: Khí của tháng Chín, Hỏa khí đã nhập Mộ, Kim khí đến hồi suy, hàn (lạnh) nhiệt thì điều hòa thích nghi. Mộc của tháng chín đã tiêu tàn, khí Mộc lại yếu nên thích Hỉ Thủy sinh trợ, mà gặp thêm Mộc. Nếu Thủy sinh trợ đúng lúc, thì khả dĩ lấy Hỏa. Tối Kỵ Thổ Tinh khắc Thủy, lại Kỵ Kim quá mạnh.
    10. Mộc của tháng Mười: Khí của tháng Mười, Hỏa khí đã Tuyệt, Thủy khí Lâm Quan, Kim khí thì Bệnh, Mộc khí Tràng Sinh, nên Mộc cần nhất gặp Hỏa, và lấy Thổ ngăn Thủy là thượng sách.
    11. Mộc của tháng Mười Một: Khí của tháng Mười Một, Hỏa khí nhập Thai, Thủy khí thì Đế Vượng, Kim khí đã Tử, Mộc khí thì Mộc Dục, nên Hỉ gặp Hỏa, thứ đến là Kim, Thủy vượng thì Mộc bị úng, Hỉ gặp Thổ để ngăn Thủy.
    12. Mộc của tháng Mười Hai (ở cung Sửu): Khí của tháng Mười Hai, khí hậu rất hàn (lạnh), Mộc khí nhập Quan Đới, Kim khí nhập Mộ, Thủy và Thổ cực vượng, nên nhất định phải có Hỏa để giải tỏa hàn băng, thứ đến là Hỉ Kim, hoặc gặp Mộc cũng nên.

  4. #4
    Thành viên

    Ngày tham gia
    Oct 2016
    Bài viết
    509
    B. Hành Hoả
    1. Hỏa của tháng Giêng: Khí của tháng Giêng, Mộc khí Lâm Quan, Hỏa khí Tràng Sinh, Thủy khí đã Bệnh, Hỏa rất mừng (HỈ) gặp Thủy, Mộc rất mừng (HỈ) gặp Kim để tiết khí. Hỉ (mừng) Mộc gặp Thủy trợ giúp nhưng không được qúa vượng.
    2. Hỏa của tháng Hai: Khí của tháng Hai, Mộc khí Đế Vượng, Hỏa khí Mộc Dục, Thủy khí đã Tử, Hỉ Thủy (mừng gặp được Thủy), lại thích (Hỉ) Kim sinh Thủy để . Nhưng không thích Thủy quá mạnh, khắc Hỏa.
    3. Hỏa của tháng Ba: Khí của tháng, Ba Mộc khí đã Suy, Hỏa khí Quan Đới, Thủy khí nhập Mộ, nên lấy Thủy để dùng (dụng Thần), nếu Thổ nhiều thì Hỉ Mộc để chế bớt hay tiết giảm, Hỏa mạnh thì Hỉ (mừng gặp) Kim, Thủy.
    4. Hỏa của tháng Tư: Khí của tháng Tư, Hỏa khí Lâm Quan, Mộc khí đã Bệnh, nên Hỉ Thủy để tránh tự thiêu đốt lấy mình, nếu gặp Mộc tương trợ thì sinh nguy (vì Hỏa sẽ trở nên quá vượng), nếu không có Thủy mà gặp Thổ thì Thổ sẽ trở thành quá khô nên vô ích, nếu lại gặp thêm Mộc tương trợ thì càng nguy.
    5. Hỏa của tháng Năm: Khí của tháng Năm, Hỏa khí Đế Vượng, Mộc khí đã Tử, Kim khí thì Mộc Dục, Hỏa của tháng Năm cực vượng, tối Hỉ gặp Kim, Thủy, nếu gặp Thổ ngăn Thủy, thì Kỵ Mộc tương trợ Hỏa.
    6. Hỏa tháng Sáu: Khí của tháng Sáu, Hỏa khí đã Suy, Mộc khí vào Mộ, Kim khí thì Quan Đới, Thủy khí ở Dưỡng, tháng Sáu vẫn còn nóng nên cũng Hỉ (mừng gặp) Thủy để đắc dụng, thứ đến là Kim (vì Kim sinh Thủy), Kỵ gặp Thổ mà không có Thủy, tệ nhất là gặp Hỏa và Thổ vì Hỏa và Thổ quá nóng quá khô.
    7. Hỏa tháng Bảy: khí của tháng Bảy, Kim khí Lâm Quan, Hỏa khí Bệnh, Thủy khí Tràng Sinh, Mộc khí đã Tuyệt, nên Hỏa khí của tháng Bảy đã thối dần, Hỉ (mừng gặp) Mộc trợ giúp, Kỵ gặp Thủy khắc sẽ thành tai họa, nếu Thổ quá nhiều sẽ thoát khí Hỏa, còn Kim quá nhiều sẽ mất thế của Hỏa (vì Kim sinh Thủy khắc Hỏa), nếu gặp được Hỏa thì có lợi.
    8. Hỏa tháng Tám: Khí của tháng Tám, Kim khí Đế Vượng, Hỏa khí đã Tử, Thủy khí thì Mộc Dục, Mộc khí vào Thai, nên Hỏa khí của tháng Tám đã gần tàn, được Mộc sinh Hỏa là cực sáng, Kỵ Thổ nhiều và Thủy khắc thì thế (khí thế) của Hỏa sẽ lâm nguy!
    9. Hỏa của tháng Chín: Khí của tháng Chín, Thủy khí Quan Đới, Hỏa khí nhập Mộ, Kim khí đã Suy, Mộc khí vào Dưỡng, Hỏa khí của tháng Chín đã tàn, tối Kỵ gặp Thổ, Hỉ Mộc khắc Thổ trợ Hỏa, Hỉ gặp lại Hỏa.
    10. Hỏa của tháng Mười: Khí của tháng Mười, Thủy khí Lâm Quan, Hỏa khí đã Tuyệt, Kim khí thì Bệnh, Mộc khí đã Tràng Sinh, Hỏa khí của tháng Mười đã tuyệt tích, Hỉ Mộc Sinh vì được cứu, Kỵ gặp Thủy khắc là tai ương, gặp Hỏa thì lợi, hoặc gặp Thổ chế Thủy thì vinh.
    11. Hỏa của tháng Mười Một: Khí của tháng Mười Một, Hỏa khí vào Thai, Thủy khí Đế Vượng, Mộc khí Mộc Dục, nên Hỏa của tháng Mười Một cũng tuyệt tích, Hỉ gặp Mộc, Hỏa, Kỵ gặp Kim, Thủy.
    12. Hỏa của tháng Mười Hai: Khí của tháng Mười Hai, Hỏa khí vào Dưỡng, Thủy khí đã Suy, Thổ là hàn Thổ hay Thổ ướt, Mộc khí thì Quan Đới, nên Hỏa của tháng Mười Hai Thiên hàn Địa lạnh, Hỏa thế cực yếu, Hỉ Mộc, Hỏa trợ, Thổ nhiều thì bất Hỉ, Kỵ Kim, Thủy.

  5. #5
    Thành viên

    Ngày tham gia
    Oct 2016
    Bài viết
    509
    C. HÀNH THỔ:
    1. Thổ của tháng Giêng: Khí của tháng Giêng, Hỏa khí Tràng Sinh, Mộc khí Lâm Quan, Kim khí vào Bệnh, nên Thổ của tháng Giêng Thổ hàn (khí lạnh) đang giảm, khí thế cô hư, vô dụng, Hỉ Hỏa sinh phù, Kỵ Mộc khắc chế thái quá, Kỵ Thủy tràn lan, Hỉ Thổ phù trợ. Được Kim chế Mộc là cát tường, nếu Kim đa (nhiều) thì khí Thổ bị Bệnh.
    2. Thổ của tháng Hai: Khí Thổ của tháng Hai, Hỏa khí Mộc Dục, Mộc khí Đế Vượng, Kim khí vào Tử, nên Thổ của tháng Hai khí thế vẫn cô hư, vô dụng, Hỉ Hỏa sinh phù, gặp Thổ tỷ trợ là tốt, gặp Mộc nhiều thì Hỉ Kim chế Mộc.
    3. Thổ của tháng Ba: Khí Thổ của tháng Ba, quý Thổ đương Lệnh (vượng), Hỏa khí Quan Đới, Mộc khí vào Suy, Thủy khí thì nhập, Hỉ Hỏa sinh phù, nếu quý Thổ quá vượng lại Kỵ gặp Mộc chế Thổ, vì Thổ Trọng thì Mộc bị gãy, nên Thổ vượng thì cần Kim để hoá, Hỏa thái Vượng thì Hỉ Thủy chế Hỏa.
    4. Thổ của tháng Tư: Khí Thổ của tháng Tư, Hỏa khí Lâm Quan, Kim khí Tràng Sinh, nên Thổ của Nhật, Nguyệt, tối Kỵ Thổ táo (khô), được Thủy nhuận tưới là tốt (Hỉ Thủy), Mộc trợ Hỏa thì viêm (quá nóng) dù Thủy khắc cũng vô hiệu, nên lấy Kim để sinh Thủy chế Mộc là tốt.
    5. Thổ của tháng Năm: Khí Thổ của tháng Năm, Hỏa khí Đế Vượng, Kim khí Mộc Dục, Thủy khí vào Thai, nên Thổ của tháng Năm Hỏa, Thổ qúa nóng quá khô, Hỉ Thủy và Kim sinh trợ, Kỵ Mộc trợ Hỏa thương thân (Mộc khắc Thổ, và Mộc sinh Hỏa thì Thổ trở thành táo khô), lại Kỵ Hỏa, Thổ khô táo.
    6. Thổ của tháng Sáu: Khí Thổ của tháng Sáu, Hỏa khí đã Suy nhưng vẫn còn nóng, Thủy khí vào Dưỡng, Kim khí Quan Đới, nên Thổ của tháng Sáu khí thế vẫn còn táo khô, vẫn Kỵ Hỏa trợ thành táo khô, Hỉ Thủy và Kim sinh trợ.
    7. Thổ của tháng Bảy: Khí của tháng Bảy, Kim khí Lâm Quan, Hỏa khí vào Bệnh, Thủy khí thì Tràng Sinh, nên Thổ của tháng Bảy, Thổ suy Kim vượng, Kỵ nhiều Kim sẽ cướp mất khí của Thổ (vì Thổ bị tiết khí), Hỉ Hỏa phù Thổ và chế Kim, được Thổ tỷ trợ là cực tốt, nếu Mộc nhiều vẫn Hỉ Kim chế Mộc.
    8. Thổ của tháng Tám: Khí của tháng Tám, Kim khí Đế Vượng, Thủy khí Mộc Dục, Hỏa khí vào Tử, vẫn là Thổ Suy, Kim vượng, nếu hàn (lạnh) khí trở thịnh lại càng Hỉ Hóa chế Kim và sinh Thổ, Hỉ Thổ tỷ trợ. (hỷ thủy nhuận thổ,kỵ hỏa táo nhiệt)
    9. Thổ của tháng Chín: Khí của tháng Chín, Kim khí vào Suy, Thủy khí Quan Đới, Hỏa khí nhập Mộ nhưng Thổ vượng đắc Lệnh, Kỵ gặp Hỏa để sinh Thổ, phải lấy Giáp Mộc để tiết khí Thổ, lại Hỉ Thủy tưới nhuận Thổ.
    10. Thổ của tháng Mười: Khí của tháng Mười, Thủy Khí Lâm Quan, Kim khí vào Bệnh, Hỏa khí đã Tuyệt, nên Thổ của tháng Mười ngoài thì lạnh ở trong thì ấm, Hỉ Hỏa làm ấm Thổ, Mộc nhiều trợ Hỏa thì vô hại, gặp Thổ tỷ trợ là tốt.
    11. Thổ của tháng Mười Một: Khí của tháng Mười Một rất lạnh, Thủy khí Đế Vượng, Kim khí đã Tử, Hỉ Hỏa làm ấm Thổ, nếu Thủy thái quá thì lấy Thổ khắc Thủy, Thổ quá vượng thì lấy Mộc tiết Thổ và trợ Hỏa, lại kỵ Kim sinh Thủy.
    12. Thổ của tháng Mười Hai: Khí của tháng Mười Hai, trời lạnh đất cống, tối Hỉ Hỏa làm ấm thổ, Thổ nhiều thì Hỉ Mộc tiết khí Thổ và gặp Hỏa. Kỵ Thổ tỷ trợ, tuy nhiên, nếu chỉ gặp Thủy mà không có Hỏa và không có Mộc thì Hỉ Thổ chế Thủy.

  6. #6
    Thành viên

    Ngày tham gia
    Oct 2016
    Bài viết
    509
    D. HÀNH KIM:
    1. Hành Kim của tháng Giêng: Khí Kim của tháng Giêng, Mộc khí Lâm Quan, Hỏa khí Tràng Sinh, Kim khí đã Tuyệt, nên Kim của tháng Giêng tánh nhu mà thể nhược (yếu), khí hàn (lạnh) chưa hết, nên lấy Hỏa sưởi ấm Kim là thượng sách, nhưng sợ Thổ nhiều sẽ vùi lấp Kim, Thủy thịnh tất tăng hàn (lạnh) và lại đoạt mất khí Kim, còn Mộc vượng thì Kim bị tổn khí, Kim bị mẽ, gãy. Nếu được Kim tỷ trợ phụ giúp là tốt.
    2. Hành Kim của tháng Hai: Khí Kim của tháng Hai, Mộc khí Đế Vượng, Hỏa khí Mộc Dục, Kim khí vào Thai, Thủy khí đã Bệnh, nên Kim của tháng Hai vẫn suy nhược, Kỵ Thổ lấp Kim không thể sinh Kim, vẫn Hỉ Hỏa để cướp khí của Mộc và được Kim phù trợ. 3. Hành Kim của tháng Ba: Khí của tháng Ba, Quý Thổ đang nắm lệnh (vượng), Hỏa khí Quan Đới, Mộc khí đã Bệnh, Kim khí vào Dưỡng, nên Kim khí của tháng Ba cũng Kỵ Thổ qúa trọng vì có thể lấp mất Kim, nên Hỉ dùng Mộc để chế Thổ, và Hỏa để sưởi ấm Kim.
    4. Hành Kim của tháng Tư: Khí của tháng Tư, Hỏa khí Lâm Quan, Mộc khí đã Suy, Kim khí Tràng Sinh, nên Kim của tháng Tư hình, chất chưa hoàn bị, khí thể vẫn còn nhu nhược, vì Kim mới Tràng Sinh nên không sợ Hỏa, và Hỉ Thủy tưới nhuận, nhưng Kỵ Mộc trợ Hỏa tổn thương Kim, gặp Kim phù trợ thì lại mạnh thêm, gặp Thổ mỏng thì tốt, nếu Thổ hậu (dày, sâu) thì lấp mất ánh sáng của Kim.
    5. Hành Kim của tháng Năm: Khí của tháng Năm, Hỏa khí Đế Vượng, Kim khí Mộc Dục, Mộc khí đã Tử, nên Kim của tháng Năm tính chất vẫn còn mềm, Kỵ Hỏa qúa mạnh, Hỉ Thủy chế Hỏa để bảo tồn thân (Kim), tối Kỵ Thổ chế Thủy, Hỉ Kim tỷ trợ.
    6. Hành Kim của tháng Sáu: Khí của tháng Sáu, Hỏa khí vào Suy, Kim khí Quan Đới, Mộc khí nhập Mộ, Qúy Thổ đang nắm lệnh, nên Kim của tháng Sáu Kỵ Thổ táo, nhiệt, Hỉ Thủy nhuận Thổ để sinh Kim, bất Hỉ Thổ táo sinh Kim vì Thổ trọng sẽ lấp mất Kim, cũng Hỉ Kim tỷ trợ để sinh Thủy.
    7. Hành Kim của tháng Bảy: Khí của tháng Bảy, Hỏa khí đã Bệnh, Kim khí Lâm Quan, Mộc khí đã Tuyệt, nên Kim của tháng Bảy khí vượng mà lại cứng, bén, cần Hỏa trui rèn để thành khí cụ, nếu không Hỏa mà có Thủy thì Kim thanh Thủy tú (tối Hỉ), còn được nhiều Thổ tu bôi thì Kim bị vẩn đục, không tốt, nếu gặp Kim trợ thì trở thành quá cương sẽ gãy.
    8. Hành Kim của tháng Tám: Khí của tháng Tám, Kim khí Đế Vượng, Thủy khí Mộc Dục, Hỏa Khí đã Tử, nên Kim của tháng Tám đương lệnh cực vượng, Kỵ Kim tỷ trợ, Hỉ Thủy tiết khí Kim, Hỏa lại luyện Kim, Mộc lại trợ Hỏa cũng nên.
    9. Hành Kim của tháng Chín: Khí của tháng Chín, Thổ lệnh đương quyền, Kim khí nhập Suy, Thủy khí Quan Đới, nên Kim của tháng Chín Kỵ gặp Thổ vì có thể Thổ nhiều quá sẽ lấp mất Kim, Hỉ Mộc tiết khí Thổ, lại Hỉ Thủy tiết khí Kim, tối Kỵ gặp Thổ, và Kỵ Hỏa sinh Thổ.
    10. Hành Kim của tháng Mười: Khí của tháng Mười, khí hậu biến hàn (lạnh), Kim khí vào Bệnh, Thủy khí Lâm Quan, nên Kim của tháng Mười nếu Thủy thịnh thì Kim sẽ bị chìm, Hỉ Thổ chế Thủy, Hỏa lại sưởi ấm Kim và trợ Thổ, cũng Hỉ Kim tỷ trợ.
    11. Hành Kim của tháng Mười Một: Khí của tháng Mười Một, Thủy khí Đế Vượng, Kim khí đã Tử, nên Kim của tháng Mười Một ở vào mùa Đông hàn, bất Hỉ Thủy hàn, Hỉ Hỏa sưởi ấm Kim, nên dùng Mộc tiết khí Thủy và trợ Hỏa để sưởi ấm Kim, nếu Thủy quá vượng thì cần Thổ để ngăn Thủy.
    12. Hành Kim của tháng Mười Hai: Khí của tháng Mười Hai, thiên hàn địa cống, Thổ lệnh lại đương quyền, Thổ ướt nhiều và dày, Thủy khí nhập Suy, Kim khí vào Mộ, nên Kim của tháng Mười Hai có thể bị Thổ ượt nhận chìm, Hỉ Hỏa giải lạnh và sưởi ấm Kim, Hỉ Mộc tiết khí Thổ và trợ Hỏa, Kỵ Kim hàn thủy lạnh.

  7. #7
    Thành viên

    Ngày tham gia
    Oct 2016
    Bài viết
    509
    E. Hành Thuỷ
    1. Hành Thủy của tháng giêng: Khí Thủy của tháng Giêng, Mộc khí Lâm Quan, Thủy khí đã Bệnh, khí hàn lạnh vẫn còn, chưa hết, nên Thủy của tháng Giêng Hỉ Kim sinh phù, nhưng không thích Kim nhiều quá, nếu Thủy vượng thì cần Mộc mới huy nạp được thế, và cũng cần Hỏa để sưởi ấm Thủy, Hỉ Thổ chế Thủy vượng.
    2. Hành Thủy của tháng Hai: Khí của tháng Hai, Mộc khí Đế Vượng, Thủy khí đã Tử, nên Thủy của tháng Hai, rất Hỉ gặp Kim để sinh Thủy và khắc chế Mộc, nếu Thủy vượng nên có Thổ để ngăn Thủy.
    3. Hành Thủy của tháng Ba: Khí Thủy của tháng Ba, Thổ lệnh đương quyền, Mộc khí đã Suy, Thủy khí nhập Mộ, nên Thủy của tháng Ba hình thể khô dần, Hỉ Mộc tiết Thổ, và Kim là nguồn sinh, khí hậu vẫn còn hơi lạnh, Hỉ Hỏa sưởi ấm Thủy, lấy Mộc làm dụng thần, nếu Thủy ít thì cũng Hỉ Thủy đến tỷ trợ, Kim trợ sinh Thủy.
    4. Hành Thủy của tháng Tư: Khí của tháng Tư, Hỏa khí Lâm Quan, Thủy khí đã Tuyệt, Kim khí Tràng Sinh, nên Thủy của tháng Tư đã gần Tuyệt, Hỉ Thủy tỷ trợ, và Kim lại trợ Thủy.
    5. Hành Thủy của tháng Năm: Khí của tháng Năm, Hỏa khí Đế Vượng, Thủy khí vào Thai, Kim khí Mộc Dục, nên Thủy của tháng Năm Kỵ nhập táo, nhiệt chi hương, Hỉ Thủy tỷ trợ, và Kim là nguồn sinh.
    6. Hành Thủy của tháng Sáu: Khí của tháng Sáu, Thổ lệnh đương quyền, Hỏa khí đã Suy, Kim khí Quan Đới, Thủy khí nhập Thai, nên Thủy của tháng Sáu Kỵ Thổ trọng ngăn Thủy, và Hỏa trợ Thổ táo, nhiệt, Hỉ Thủy tỷ trợ và Kim là nguồn sinh, Mộc đến tiết Thổ.
    7. Hành Thủy của tháng Bảy: Khí của tháng Bảy, Kim khí Lâm Quan, Thủy khí Tràng Sinh, Hỏa khí nhập Bệnh, nên Thủy của tháng Bảy Kim vượng Thủy tướng, trong ngoài thông suốt, được Kim trợ Thủy thì thanh khiết, nếu gặp Thổ vượng thì Thủy bị vẩn đục, nếu Thủy đa Hỉ Mộc để tiết khí, cũng Hỉ Thổ để ngăn nước, và gặp được Hỏa.
    8. Hành Thủy của tháng Tám: Khí của tháng Tám, Kim khí Đế Vượng, Thủy khí Mộc Dục, Hỏa khí vào Tử, nên Thủy của tháng Tám thế của Thủy bắt đầu vượng, Hỉ Mộc tiết thế của Thủy, Hỉ Hỏa khắc Kim hộ Mộc, đồng thời sưởi ấm Kim và Thủy.
    9. Hành Thủy của tháng Chín: Khí của tháng Chín, Thổ lệnh đương quyền, Kim khí vào Suy, Thủy khí Quan Đới, nên Thủy của tháng Chín tuy Quan Dới nhưng, Qúy Thu Thổ vượng ngăn Thủy, nên Hỉ Mộc tiết Thổ, Kim lại sinh Thủy.
    10. Hành Thủy của tháng Mười: Khí của tháng Mười, Thủy khí Lâm Quan, Kim khí vào Bệnh, khí hậu biến hàn (lạnh), nên Thủy của tháng Mười thế Thủy cực thịnh, Hỉ Hỏa để sưởi ấm, Mộc tiết kỳ thế, nếu Thủy vượng thì nhờ Thổ để ngăn Thủy.
    11. Hành Thủy của tháng Mười Một: Khí của tháng Mười Một, Thủy khí Đế Vượng, Kim khí đã Tử, khí hậu cực hàn, nên Thủy của tháng Mười Một Thủy khí cường hàn (lạnh), Hỉ Hỏa sưởi ấm Thủy, Mộc tiết kỳ thế.
    12. Hành Thủy của tháng Mười Hai: Khí của tháng Mười Hai, thiên hàn địa cống, Thủy khí đã Tuyệt, Thổ lệnh đương quyền, Mộc khí Quan Đới, nên Thủy của tháng Mười Hai vì Thổ trọng và lạnh (cống), Hỉ Hỏa sưởi ấm Thổ, Mộc lại tiết Thổ, nếu lấy Kim thì cũng cần Hỏa sưởi ấm Kim để sinh Thủy.

  8. #8
    Thành viên

    Ngày tham gia
    Oct 2016
    Bài viết
    509
    Sách này là sách tử vi hỷ kị đại đột phá tác giả Sở Hoàng. Ai có thời gian và thích thú với cách luận này thì có thể dịch cả quyển sách cho mọi người cùng tham khảo.
    P/s: bđh xoá giúp topic trùng dùm

  9. #9
    Thành viên

    Ngày tham gia
    Nov 2017
    Bài viết
    104
    Cách luận theo kiểu giống như gượng ép Tứ trụ vào tử vi cho vừa Ni vừa Giày hoặc không tiêt lộ hết.
    Dựa vào lá số của Lý Gia Thành cũng có thể là một người nào đó. Dựa vào kiến thức của em biết về tử vi em xin mạng phép bàn về lá số này:
    Khi lập một lá số tử vi quan trọng là lá số này mệnh gì- mệnh mộc, cục gì ,sao mênh chủ sao thân chủ. Cung Mệnh cung Thân Cung Phúc và cung Tật.
    Hiếm có lá số nào đạt được hết trọng bộ phần đó vì đó quy đinh người đó se như thế nào trong xã hội và sẽ ra sao
    Tử vi ứng dụng 60 hoa giáp rất hay nhưng răt tiếc ngày nay nhiều người học tử vi bỏ qua cứ đọc sách mà bỏ không chú trong, chẳng những khong chú trọng Mệnh gì, Sao chủ mệnh sao chủ Thân, cứ nhào vào mệnh quan tài rồi vận này thế nào vận kia thế nào, vâng và văng vâng.
    Trở lại lá số này:
    Mệnh chủ và thân chủ không nhập vào cung mênh và cung Thân thì làm sao độ số tốt được vậy lý do vì đâu:
    Đó chính là Mênh cũng người này và CụC. Cục và mệnh đều là Mộc- đang là tăng độ số.
    Điều thứ hai: Dựa vào tiểu sử của ông ấy thì gia đình đều là quan, cha mẹ là học thức. Nhìn cung Phụ mẫu thì quả thực cha mẹ người này ăn học đàng hoàng. Cung Phúc người nay vượng khí chứng tỏ dòng họ không phải dạng bình thường it nhất cũng là quan lại. Quả thât là vậy.
    Cung Phúc này chính tinh là sao Mộc cùng hành với mộc- lưỡng mộc thành lâm nhưng có thể mọi người thắc mắc là có Tuần và không khiếp -Thật ra có thể liên quan đến nhiều thứ- ví dụ trong trường hợp cung Phúc báo hiệu anh chàng này sẽ phá hoại tổ Tông. Theo hiểu kiểu hiện đại thì đúng là anh này phá hoại tổ tông thật. Gia đình truyền thống quan lại theo văn chương thư phòng. Ông lại đi kinh doanh. Vậy có phải là phá Tổ tông không? Theo cách hiểu hiện đại có thể tạm chấp nhận là vậy. Một trong câu phú quan trong của tử vi đại khát là sao quan nên nằm ở cung Phúc- và trong trường hợp này Lý Gia Thành là như thế. Cung Phúc này kêt hợp với cung Tật thì quả thật ông ta sông rất thọ. Toàn bộ những sao thọ tinh đều nằm ở hai cung nằm.
    Tiếp, Như đã biết là tử vi có ba Bộ sao chính quy đinh khuynh hướng con người đó sẽ như thế nào: Tử phủ vũ tướng, Âm Dương và Sát Phá Tham.
    Xét cung Mênh - Tử Phủ lại không có trợ lực thì nếu ông Lý Gia Thành theo khuynh hướng ông giống nhu ông Vua bù nhìn. Nhưng không ông là khai phá con đường kinh doanh và phá hoai truyền thống quan văn của dòng họ, chỉ có thể là sat Phá Tham, Cung thân -Phá quân thì điều này chứng tỏ ông là thay đổi các cũ của dòng họ hay bản thân. Xét bộ Sat Phá Tham này thi nó cũng lực khá vượt trôi so với hai bộ còn lại nên ông Theo hướng Kinh doanh cũng là đều dễ hiểu.
    Độ số càng tăng khi được vận giống như Tứ trụ vậy vận tốt mênh xấu cũng sẽ chút it thành tựu.
    Mênh Lý Gia thành trải quan vòng vận có lợi có mệnh
    Mở đầu bằng hai vận Kim- bất lợi cho bản thân. Xét ví dụ 1 vận từ 13-22, Nhìn chung là học hành tốt nhưng chính bản thân gia đình không có điều kiện cho Lý Gia Thành tiếp tục vì đâu -Một vấn đề quan trọng là Cung Dậu, Mênh cục mộc đến đây là tối kỵ, mai nhờ chính tinh sinh mênh cho cục cho nên dù khó khăn cũng vượt qua.
    Bất đầu từ vận 23 trở đi bước vào Đât thổ. cục Mộc mênh mộc ap chế đat mộc lại có chính tinh đồng hành - mệnh này băt đầu phát huy tác dung. Bản thân theo khuynh hướng Sat Pha Tham thì đến đât của nó thì càng phát. Dựa tiểu sử thì có vẻ là phù hơp. Vận Tiếp theo là đất thủy rùi đât Mộc toàn là lợi cho mênh cục.
    Xét thêm cung Tử- cung tử này chỉ con một bề- nam giới và có thể có con ngoài giá thú- chuyện này không biết được
    Vài dòng góp vui cùng chủ topic
    Có gì sai sót bỏ qua cho em

  10. Cảm ơn bởi:


  11. #10
    Thành viên

    Ngày tham gia
    Oct 2016
    Bài viết
    509
    Chào bạn KhangHa, rất cảm ơn bạn đã tham gia topic.
    Thực ta tôi chú ý phép này vì nó tham luận ngũ hành trong tử vi, nhưng quay đi ngoảnh lại thì ngay chính cái tính chất ngũ hành cũng còn nhiều tranh cãi quá. Như cự môn hành thuỷ hay thổ, tham lang hành mộc hay thuỷ... Nên tôi thiết nghĩ vấn đề này rất phức tạp. Cũng chỉ nên cho vào mục Tham khảo, thế nên cách luận gượng ép thì cũng không có gì là lạ.
    Như bên đài loan có ông Liễu Vô Cư Sỹ, là danh thủ tử bình trước khi bước sang tử vi, đã bỏ hết những dấu vết của ngũ hành trong tử vi, chỉ dùng có 28 sao mà luận đoán kỳ diệu, là danh gia mệnh lý. Thế nên việc dùng ngũ hành này chắc chỉ là thứ yếu.
    Tử vi tối trọng âm dương
    Tử bình tối trọng ngũ hành
    Dạo gần đây tự nhiên tôi thích thú với phép luận 12 cung vị thất chính tứ dư, nhưng vừa ít tài liệu lại khó tham luận nên đọc sang tử vi một chút, cũng gọi là thay đổi không khí. Không ngờ là cũng có nhiều cái hay hay.
    Năm quản tháng, ngày quản giờ. Có một cơ may nhỏ là tôi được một người chỉ cách phân biệt độ số của 2 lá số giống nhau (tử vi)
    - Dùng chi giờ là điểm thái cực, dùng can ngày áp tứ hoá. Thấy khoa quyền lộc hội chiếu là tốt, nhị hợp là kế đó, kị là hung.
    Đây cũng là cách để xem lá số có làm nên đại sự hay không.
    Các bạn nghiệm lý thử xem.

  12. Cảm ơn bởi:


 

 

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •