Chào mừng đến với Tử Bình diệu dụng.
Trang 1 của 3 123 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 30
  1. #1
    Vô Minh
    Khách

    Xin hỏi về khí và thế

    Theo Thiên lý mệnh cảo thì Khí là xem Can so với chi tháng, còn Thế là so Can (Hay ngũ hành) so với tiết khí của tháng.
    Ví dụ: Ngày Nhâm suy ở tháng Sửu nên Khí suy, Nhâm sinh vào mùa đông thì Thế tối vượng.
    Ngày Quý quan đái ở tháng Sửu nên khí thịnh, Quý sinh vào mùa đông thì Thế tối vượng.
    Nếu là ngày Quý thì dễ dàng rồi, Khí và Thế đều mạnh thì tất nhiên can Quý sẽ rất mạnh. Vấn đề Vô Minh thắc mắc ở đây là nếu can Nhâm thì luận thế nào đây? Do mù mờ về Khí và Thế nên mong mọi người giải thích giúp.
    Còn nữa, khi can tọa chi tháng ở Mộc dục thì luận là đắc lệnh hay không? Xin cám ơn.

  2. #2
    Thành viên

    Ngày tham gia
    May 2012
    Bài viết
    830
    @Vô Minh: Khí ở Can; Thế ở địa chi. Vậy thôi.

  3. Cảm ơn bởi:


  4. #3
    Vô Minh
    Khách
    Trích dẫn Gửi bởi menhly Xem bài viết
    @Vô Minh: Khí ở Can; Thế ở địa chi. Vậy thôi.
    Câu trả lời này không thỏa đáng. Vì không thể giúp Vô Minh giải đáp được thắc mắc trên. Dù sao cũng cám ơn đã góp ý.

  5. Cảm ơn bởi:


  6. #4
    Ban quản trị

    Ngày tham gia
    May 2012
    Bài viết
    3,610
    Nói về Khí Thế, xem 2 chương Thiên Can và Địa chi trong Tích Thiên Tủy là rõ nhất. Các phái cận đại không giải thích khí thế ngũ hành như sách cổ.

    menhly nói Khí ở Can, Thế ở Chi là đúng. Xem 1 đoạn trong Tích Thiên Tủy (bài ở tuvilyso):

    Quý dậu - giáp tý - quý hợi - tân dậu

    Đại vận: Quý Hợi, Nhâm Tuất, Tân Dậu...

    Thử tạo thủy vượng gặp kim, tất thành thế thủy thịnh, khô mộc bị trôi dạt, không tiết được thủy sinh mộc, thủy vượng không nơi phát tiết tất thành thủy lưu, phản thành họa thủy, chẳng là điềm xấu hay sao. Sơ vận quý hợi, quý thủy sinh trợ dụng thần thủy vượng, sinh trợ có thừa; bước sang đại vận Nhâm Tuất thủy bất thông căn, khí thế nghịch hành, thủy bị hình phạt hao tán;...
    Vận Nhâm Tuất nói là Thủy bất thông căn nên Khí và Thế nghịch hành, tức là khí thủy (Nhâm) không có căn ở Tuất, mà còn nghịch với bản khí Mậu ở Tuất. Vậy "thế" tức là lực tàng ở địa chi, khi thấu ra thiên can thì gọi là lộ "khí" tàng đó ra. Trong các địa chi đều tàng khí, chúng ta cũng rõ là có bản khí, trung khí và dư khí; nếu chúng không lộ thì hiểu là khí đó có nhưng còn tàng ẩn.

    Cũng nên phân biệt khí tàng đó có lực mạnh yếu thế nào, như thành tam hợp thì tạo nên THẾ rất mạnh, lại còn lộ ra thì thường được diễn tả là KHÍ THẾ cường vượng.

    Chúng ta thường đọc "cờ xí ngập trời, khí thế sung mãn", tức là mắt nhìn thấy cờ quạt rất nhiều là KHÍ, đông người tụ họp cùng một tư tưởng là THẾ, trong lòng cảm thấy khí thế buổi tụ tập như vậy thật là sung!

    Trong Cùng Thông Bửu Giám cũng có giải đoán nhật chủ Nhâm sinh tháng Dần là tọa Bệnh, nhưng được giờ Tân Sửu thì đắc cái THẾ của Sửu mà chuyển sang vượng. Bởi vì trong Sửu tàng Tân Kim lộ ra ngay chính trụ, nên THẾ (lực) của Kim rất mạnh, khả dĩ sinh phù Nhâm nhật chủ mà chuyển nhược thành vượng.

    Thập can Nhâm hay Quí đều là Thủy, trước tiên luận Thủy Khí, Thủy Thế trong trụ, sau luận từng thiên can cùng với các thập thần khác để biết rõ hơn.
    bi - trí - dũng

  7. Cảm ơn bởi:


  8. #5
    Ban quản trị

    Ngày tham gia
    May 2012
    Bài viết
    3,610
    Ví dụ: Ngày Nhâm suy ở tháng Sửu nên Khí suy, Nhâm sinh vào mùa đông thì Thế tối vượng.
    Riêng đối với cái lý thập can thì Suy mà luận theo tiết khí lại Vượng, rất nhiều người thắc mắc không biết giải thế nào cho chuẩn xác.

    Thủy khí ở mùa đông là vượng thì rõ là nói chung, nhưng tháng mùa đông là Hợi, Tí, Sửu, không phải cùng vượng như nhau. Quan trọng là không vì 2 chữ "vượng, suy" làm ta chăm chú vào "cát lành" hay "hung ác", bởi vì cái THẾ mà quá cường vượng cũng là 1 điều bất thuận lợi, không hẳn là tốt lành. Nhất là Nhâm hay cả Quý mà sinh tháng mùa đông, gặp thêm Kim cục, tứ trụ thiếu Hỏa thì trở thành "kim hàn thủy lãnh", nghĩa là quá hàn lạnh, cuộc đời cô bần là khả năng lớn. Vì Hỏa là Tài tinh của Thủy; thiếu Tài là thiếu khả năng ứng đối với thế giới, tha nhân bên ngoài.

    Nhận xét Nhâm sinh tháng Sửu tọa Suy, bước đầu là nhược, nhưng nếu có giờ sinh từ Dần trở đi, sang giờ có Hỏa thì không sợ cô hàn nữa. Đấy là cái dụng của điều hậu và cả vòng trường sinh của tất cả ngũ hành quy ra thập thần, không chỉ riêng luận nhật chủ suy, bệnh, tử ... là hết.
    bi - trí - dũng

  9. Cảm ơn bởi:


  10. #6
    Vô Minh
    Khách
    kimcuong kính mến!
    Thứ nhất, Vô Minh không nói rằng menhly nói sai bởi vì Vô Minh cũng hiểu như thế. Chỉ là câu trả lời không giải quyết được vấn đề Vô Minh cần hỏi.
    Thứ hai, những câu giải đáp của KC (kimcuong) đã rất rõ ràng và dễ hiểu.
    Thứ ba, Vô Minh xin hỏi thêm KC và mọi người vấn đề nữa:
    Lấy tháng Dần làm ví dụ: Trong Dần chứa Giáp, Bính, Mậu. Dư khí Mậu chiếm 5 ngày; trung khí Bính chứa 5 ngày còn lại 20 ngày là bản khí Giáp. Những người sinh tháng Dần, nếu chấp nhận cái lý đầu xuân thì thủy khí còn sót lại nên vẫn lạnh; vậy thì những người sinh vào thời điểm trung khí Bính sao Vô Minh không thấy luận như thế nào (đã xem khá nhiều ví dụ giải đáp ở các sách và các diễn đàn mà không thấy, có thể là xem chưa đủ) mà sau đó chỉ nói tiếp đến bản khí Giáp. Trong bài "Thế nào là Trung khí, Dư khí?" KC đã viết: "Trong thực tế, khi luận đoán, cứ dùng bảng Sinh vượng Tử Tuyệt mà luận đầu tiên, sau đó cân nhắc ngũ hành nói chung tiếp theo". Theo thiển ý của Vô Minh, bất kỳ sự vật, sự việc đều luôn tồn tại sẵn cái lý của nó. Đặc biệt là kinh nghiệm có hàng nghìn năm mà vẫn giữ lại thì không thể vô ích được. Vậy thì giải thích thế nào đây?
    Còn nữa, Theo cách hiểu của Vô Minh, đối với một em bé: Khi trong bụng mẹ hấp thu tú khí ngũ hành, do căn cơ (số mệnh) mà chỉ hấp thu được theo các mức độ khác nhau (gọi là tiên thiên); khi chào đời (gọi là hậu thiên) tương tác với ngũ hành của nhiều yếu tố: Hoàn cảnh xung quanh, địa điểm, con người, ... mà cuộc cuộc đời có thể sai khác nhau (nếu sinh cùng thời điểm). Theo thời gian, thời tiết khí hậu cũng thay đổi dần, hoàn cảnh sống, con người cũng thay đổi dần; như chúng ta biết trái đất ngày một nóng lên. Ngoài ra, như miền Bắc nước ta, tính đến thời điểm bây giờ dù là sang tiết kinh trập nhưng vẫn còn lạnh lắm. Như vậy ngũ hành mật độ phân bố tự nhiên cũng thay đổi. Do đó, sự hấp thu hay tương tác tú khí ngũ hành cũng thay đổi. Nhưng lý thuyết của tử bình theo nguyệt lệnh là không đổi, làm gì có ví dụ nào nói tháng Mão khí trời còn lạnh đâu? Vẫn có câu, lý tuyết là vật chết người sử dụng phải biết cái lý biến thông. Nhưng mà, mọi thứ biến thông cũng đều có chừng mực. Vô Minh nghiên cứu theo phương pháp "cách vật", cũng không ngại tỏ cái dốt, do mới tìm hiểu Tử bình có nhiều thứ không hiểu. Hy vọng KC và mọi người ai biết thì giải thích giùm. Trân trọng!

  11. #7
    galeria
    Khách
    Lấy tháng Dần làm ví dụ: Trong Dần chứa Giáp, Bính, Mậu. Dư khí Mậu chiếm 5 ngày; trung khí Bính chứa 5 ngày còn lại 20 ngày là bản khí Giáp.
    Theo tôi hiểu thì trong Dần có đủ cả 10 thập can! không phải chỉ có giáp bính mậu. Chính là vòng trường sinh chỉ nêu ra cho tháng Dần những thời điểm khí tàng nào có lực nhất, mà cụ thể là Giáp Lâm Quan ở Dần, Bính Trường sinh ở Dần và Mậu cũng giống như Bính, còn các vị trí khác không nhắc tới, nhưng chính là các thập thần đó thôi:
    - nếu là Nhâm nhật chủ, Giáp là Thực Thần, mà sinh tháng Dần thì Thực thần lâm quan
    - trong khi đó, Ất là Thương Quan thì được Đế vượng
    - Bính là Thiên Tài, trong tháng Dần được trường sinh, Mậu là Sát tinh cũng là trường sinh
    - Đinh là Chính Tài trong tháng Dần thì Tử, Kỉ cũng tử
    - Canh là Thiên ấn trong tháng Dần thì Tuyệt khí
    - Tân là Chính Ấn trong tháng Dần là Thai
    - Nhâm là nhật chủ tọa Bệnh, Quí là Kiếp thì Mộc dục

    Cứ thế mà tính là ra đủ 10 thần trong tháng, can tàng là những cái tốt được nêu danh ra mà thôi, cho nên, phái Cách Cục cho là chính những thứ tốt này lấy làm dụng thần cơ bản cái đã!

    Những người sinh tháng Dần, nếu chấp nhận cái lý đầu xuân thì thủy khí còn sót lại nên vẫn lạnh; vậy thì những người sinh vào thời điểm trung khí Bính sao Vô Minh không thấy luận như thế nào
    Thế thì chẳng phân biệt bản khí với trung khí và dư khí rồi. Theo tôi thì sinh vào thời điểm trung khí vẫn là thấp hơn bản khí, dư khí thì còn thấp giá trị hơn. Hình như trong Uyên hải tử bình hoặc Tam mệnh thôn ghội có ghi những ngày hành quyền này, nhưng khi luận tứ trụ thì không dùng làm cơ sở....!?
    Lần sửa cuối bởi galeria, ngày 12-03-14 lúc 21:23.

  12. Cảm ơn bởi:


  13. #8
    VũTham
    Khách
    Trong Dần chứa Giáp, Bính, Mậu. Dư khí Mậu chiếm 5 ngày; trung khí Bính chứa 5 ngày còn lại 20 ngày là bản khí Giáp. Những người sinh tháng Dần, nếu chấp nhận cái lý đầu xuân thì thủy khí còn sót lại nên vẫn lạnh; vậy thì những người sinh vào thời điểm trung khí Bính sao Vô Minh không thấy luận như thế nào
    Rõ ràng ở đây cách viết của cổ nhân làm cho nhiều hậu bối bối rối! Như bạn nói Giáp chiếm 20 ngày, Bính chứa 5 ngày còn Mậu chứa 5 ngày vậy các ngày đó sẽ phân bố như thế nào? 20 ngày của Giáp rồi đến 5 ngày của Bính rồi đến 5 ngày của Mậu sao? Hay 5 ngày Bính rồi đến 20 ngày Giáp... sao?
    Tất nhiên là không phải vậy! Các can tàng trong Nguyệt chi cho thấy cái "thế" mà ngũ hành (biểu thị qua thập can) đang được lợi (tôi đồng ý với Galeria). Và đó chỉ là cái "thế". Giả sử nếu Giáp thấu căn thì lấy Giáp làm trọng, nếu chỉ Bính thấu căn thì lấy Bính làm trọng, tương tự vậy... Vậy là từ "Thế" đã lên thành khí!

  14. #9
    Thành viên

    Ngày tham gia
    May 2012
    Bài viết
    830
    Vạn vật phát sinh từ khí, khí từ dưới mà khởi lên...
    Dựa vào thế mà biết được hữu khí hay vô khí, khí có thể ẩn mình trong thế vậy...

  15. #10
    Ban quản trị

    Ngày tham gia
    May 2012
    Đang ở
    Hà Nam
    Bài viết
    1,706
    Quan điểm của Galeria về can tàng trong địa chi tôi cũng cho là hợp lý. Tuy nhiên không phải chỉ là "cách viết" của cổ nhân như Vũ Tham nhận định, mà bản thân "Nhân nguyên tư lệnh ca quyết" khi được tiền nhân định ra vẫn được ứng dụng trong luận đoán Tử Bình. Tôi đơn cử hiện nay có Vương Khánh là người sử dụng bảng này để xác định thần nào nắm lệnh đồng thời xét có thấu can hay không mà định cách cục thành bại (tham khảo mục Vương Khánh giải tứ trụ).

    Trong Trích Thiên Tủy bình chú, chương 15 Nguyệt lệnh cũng đề cập tới việc xét nhân nguyên nào nắm lệnh, ở đây có đoạn viết: "Tóm lại, nhân nguyên cần phải tư lệnh (nắm lệnh) thì có thể dẫn cát chế hung, tự lệnh phải xuất hiện (thấu xuất) mới có thể trợ cách phụ dụng". Luận điểm này so với Vương Khánh là tương đồng. Nhậm tiên sinh khi bình chú có đưa ra một ví dụ như sau:

    Giáp Tuất, Bính Dần, Mậu Thìn, Canh thân

    Đinh Mão/ Mậu Thìn/ Kỷ Tị/ Canh Ngọ/ Tân Mùi/ Nhâm Thân

    Ngày Mậu thìn, sinh sau tiết Lập Xuân sáu ngày, Mậu thổ đương lệnh, tháng thấu Bính hỏa, sanh hóa hữu tình, nhật chủ Mậu thổ tọa Thìn, thông căn thân vượng, lại đắc Thực thần chế Sát. Theo tục luận tất mệnh trên rất đẹp, chẳng biết mộc còn non yếu, thổ lạnh mừng có hỏa, nên cần mộc vượng sanh hỏa, không nên chế mộc. Hiềm giờ Thân chẳng những tiết khí nhật chủ, mà còn Bính hỏa lâm tuyệt địa, mới biết thư hương khó thành, cả đời thất bại vất vả không yên, nửa đời khó tránh khỏi hình tang vậy
    Trong Cùng Thông Bảo Giám, khi luận Giáp mộc trong mùa xuân, ở tháng Thìn Từ Nhạc Ngô bình chú cũng nêu: tháng 3, thổ mộc đương vượng, lúc Ất mộc nắm lệnh, vẫn xem là Dương Nhận cách (như tháng 2).

    Như vậy, thực tế thì "Nhân nguyên tư lệnh ca quyết" vẫn được các nhà mệnh lý sử dụng, nhưng lúc dùng lúc không, lúc dùng mà không nói... làm hậu học khó mà phân biệt. Vì vậy mỗi người nghiên cứu Tử Bình đều phải tự tìm hiểu và rút ra kinh nghiệm cho chính mình.
    Lần sửa cuối bởi thachmoc, ngày 13-03-14 lúc 11:18.
    Phản bổn quy chân

  16. Cảm ơn bởi:


 

 

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •