PDA

View Full Version : Dụng thần



thiếu bá
25-05-12, 22:37
- kimcuong viết -

Các sách vở của khoa Tử Bình nói nhiều về "Dụng thần“, vì đấy là mục đích thượng thừa của môn này. Thế nhưng có mấy tài liệu nói rõ thế nào là dụng? Lại như tứ trụ đầy đủ ngũ hành còn có thể dễ dàng nhìn thấy hành nào là hữu dụng, tứ trụ khuyết hành làm cho tứ trụ mất cân đối, hành nào mới là dụng đây?

Dụng tức là điều hữu dụng, như người có con dao là vật dụng. Người dùng con dao để gọt vỏ trái cây hay đẽo thân cây làm nhà thì con dao đối với người là "dụng thần“ vì nó phát sinh ra lợi lộc cho người.

Nhưng con dao nằm im không có người cầm đến thì con dao vô dụng, tất lâu ngày sẽ rỉ sét. Vậy người biết dùng "dụng thần“ của mình hay không biết dùng, dụng thần vẫn có đấy. Vấn đề là người không biết mà thôi.

Lại như con dao có công dụng để cắt, gọt, nhưng nếu người dùng nó vào việc giết người khác thì con dao có còn được xem là "dụng thần“ không? Nếu đổ lỗi cho con dao là "kị thần“ thì quá là oan uổng cho một vật vô tri vô giác!

Thế đấy, người ta cứ đi tìm "dụng thần“ ở bên ngoài và xem như đó là một ông thần có quyền năng to lớn có thể thay đổi cái nghèo, cái đau bệnh của ta được! Mà không nghĩ rằng, tìm dụng thần ở tứ trụ mới chỉ là tìm được một điều ta sở hữu có công năng hữu dụng cho mình. Chính ta mới là người xoay xở điều khiển sự vật ấy thành điều ích lợi hay thất lợi cho mình.

Chọn đúng dụng thần là một việc khó làm, nếu ai cũng giải được thì chắc... thế giới hòa bình muôn thuở!

lesoi
26-05-12, 17:30
- Kim cương viết-
Chúng ta cần nên phân biệt lúc nào dùng Phù, Ức, Dược, Tòng, Thông quan, là 5 cách mà ai cũng đều đọc qua. Lại phải biết khi nào điều hậu, khi nào không. Và rất nhiều biến thiên khác nữa.
Vì thế chọn sai dụng thần là một việc thường ngày đều gặp!

Trong Tích Thiên Tủy có 1 thí dụ lưỡng khí thành tượng là Thủy Thổ. Bình thường nếu suy ra thân nhược thì ắt phải tòng. Một là tòng Tài nếu Tài lộ, hai là Tòng Quan nếu lộ Quan. Nhưng thật tế cả 2 đều thất cách, vì nếu quên mất nguyệt lệnh mùa sinh làm chính và vận chuyển ra sao thì dễ theo con đường sai lạc. Thí dụ đó như sau:



tỉ

c.Tài

nhật chủ

c.Tài



Mậu
Quí
Mậu
Quí


Tuất
Hợi
Tuất
Hợi



Vận: Giáp Tí, Ất Sửu, Bính Dần, Đinh Mão, Mậu Thìn, Kỉ Tị

Thí dụ giải rằng người này đến vận Bính Dần thì đăng khoa giáp bảng, sau đó làm quan, cuộc đời an bình. Thật ra thí dụ trên là hình tượng đặc biệt của tứ trụ, vì chỉ có 2 khí thấu can. Nhưng qua đó lại cho thấy có rất nhiều nguyên tắc căn bản cần nắm vững, như gặp tháng sinh là Thủy vượng, tất đầu tiên là cần Hỏa, tứ trụ có Hỏa trên vận thuận lợi thì nhất định Tài không phải là thuận lợi. Đang nói về điều hậu (nghĩa đen là điều hòa khí hậu), có khi dùng được, lại có lúc không thể dùng.

Có câu nói: "Hễ sinh tháng mùa Hạ thì lấy Thủy điều hậu, sinh tháng mùa đông thì dùng Hỏa". Nhưng như thế là chỉ đúng 1 nửa; bao giờ sách vở cũng nói ít mà cần hiểu nhiều hơn, nếu cứ khăng khăng điều hậu như trên thì tất cả người sinh tháng Tị, Ngọ, Mùi đều cần dụng Nhâm Quí Tí Hợi, người sinh tháng Hợi, Tí, Sửu lại phải dụng Bính Đinh Tị Ngọ. Không nhất thiết là như vậy.

Vì sao? Tất cả là vì giờ sinh. Trước tiên xem nguyệt lệnh là đúng. Sau phải là giờ sinh và chiều hướng của đại vận.

Thí dụ trong Tử Bình Chân Thuyên bình chú về điều hậu:



Thương
Thực
nhật chủ

Tài


Nhâm

Quí

Tân
Giáp


Thìn
Sửu
Sửu
Ngọ



Sách viết: Kim hàn thủy lạnh, thổ bị đóng băng, may là giờ sinh có Mộc Hỏa, nên lấy làm dụng thần điều hậu, đấy là mệnh của một người làm quan nhà Thanh. Ta cũng thấy sinh tháng Sửu tiết Tiểu hàn giá lạnh, Nhâm Quí đều thấu, Tân kim tàng trong Sửu nên gọi là kim hàn thủy lãnh. Được giờ Hỏa nên dụng được Sát tinh Đinh trong Ngọ. Đó là ưu tiên khi gặp được Hỏa. Nhưng nếu sinh giờ Kỉ Hợi thì không thể điều hậu gì cả, mà chỉ có thể suy xét tòng cường cách hay tòng Nhi cách. Nếu tòng Nhi cách thì Thủy Mộc là dụng hỉ thần. Qua đó là rõ không phải cứ sinh tháng mùa đông là điều hậu ngay. Lại nữa, tôi rất chú trọng đại vận, vì đây là một phần quyết định của tứ trụ không phải nhỏ, bởi vì nếu vận thuận lợi thì dụng thần có lợi thế, ngược lại thì có trắc trở.

Như nếu là điều hậu thành công thì ta thấy vận hạn của người trên rất tốt đẹp cho dụng thần Hỏa: Sinh tháng Quí Sửu, là dương nam, nên đại vận thuận chiều:

Giáp Dần, Ất Mão, Bính Thìn > vận phương đông, mộc vượng, hỏa được tướng;

Đinh Tị, Mậu Ngọ, Kỉ Mùi > vận phương nam, hỏa vượng, thổ được tướng.

Còn nếu sinh giờ Kỉ Hợi, nếu tòng nhi cách thì mệnh bình thường, vận Bính Thìn đã giảm cát và vận Mậu Ngọ là hung nhất, vì sinh giờ này là cách tòng, thì Hỏa Kim Hỏa đều là kị thần.

Vì vậy nên khi chọn dụng thần phải qua nhiều giai đoạn:
- Xét tháng sinh (mùa sinh);
- Xét hình tượng khí vận chuyển trong trụ;
- Giờ sinh;
- Can chi quan hệ;
- Đại vận vận chuyển ...v.v...

Chắc chắn là chương này rất khó thông đạt cho tất cả chúng ta, vì tứ trụ biến dạng rất nhiều cách, ít khi áp dụng được một nguyên tắc nào một cách dễ dàng. Nhưng đều phải kiên trì và biết cách chú tâm vào điều gì, ưu tiên 1, ưu tiên 2, v.v...

Thí dụ như tứ trụ nam mệnh :



Ấn
Quan
nhật chủ

Ấn


Tân
Kỉ
Nhâm
Tân


Hợi
Hợi
Ngọ
Hợi




nhâm, giáp






Nhìn vào tứ trụ thì qui tắc đầu tiên không được bỏ qua: "Dụng thần chuyên tầm nguyệt lệnh".

Có nghĩa là phải xét Nhâm Giáp tàng trong Hợi. Nhâm tọa Hợi là lâm quan, gọi là kiến Lộc cách. Ngoại trừ Nhâm nhật chủ, không tính Nhâm thấu can. Giáp là Thực thần không lộ. Nhâm Giáp không thấu, lại thấu Ấn và Quan. Ấn nhiều tiết khí thân. Kỉ thổ không có bản gốc, nhưng được dư khí ở Ngọ. Cả Quan lẫn Ấn đều gặp khó khăn. Cách này gọi là tứ trụ đang có bệnh, cần thuốc chữa.

Tiết lập đông, khí hậu biến hàn, thế của Thủy cực thịnh, Thổ yếu không ngăn nổi Thủy cường, may thay có Ngọ tọa chi ngày, lấy Đinh hỏa làm dụng thần, vừa là dược liệu, vừa là điều hậu cách. Tứ trụ trở nên tốt đẹp. Người này nhờ Tài sinh Quan, Quan sinh Ấn, tứ trụ thông khí.

Nhìn sang đại vận xem dụng thần Hỏa Thổ "làm ăn" thế nào?

-Vận âm nam nghịch chiều: Mậu Tuất, Đinh Dậu, Bính Thân > vận phương Tây, kim vượng, thủy tướng;

-Vận tính theo Chi, nhưng thiên can gối đầu có thể hỗ trợ dụng thần hoặc ức chế kị thần thì vẫn có khả năng thành công. Như vận Đinh Dậu, Đinh là Hỏa. Vận Bính Thân, Bính cũng là Hỏa dụng thần.

Thân Dậu là địa chi đương thời nhưng lại tọa Không Vong, nên 2 vận này ăn nhờ ở Tài vượng.

Sang vận Ất Mùi, Giáp Ngọ, Quí Tị > vận phương Nam, hỏa vượng, thổ tướng. Địa khí của ngũ hành đựơc thiên khí sinh bảo vệ cho nhật chủ, trở thành phú ông.

Địa chi của lệnh tháng được xét là mùa sinh, can ngày và cả tứ trụ chịu ảnh hưởng của Chi tháng là căn bản để xét trụ. Vì đã gọi là mùa sinh (thời tiết khí hậu) nên các chi đại vận kế tiếp lệnh tháng cũng ám chỉ mùa thay đổi. Cho nên đại vận tính Chi là chính cũng vì ẩn ý của lệnh tháng. Các thiên can cũng nắm phần quyết định đại vận, hệt như thiên can trụ tháng vậy.

Hiểu địa chi đại vận là chính, thiên can là phụ thì 2 chữ "chính, phụ" này đừng hiểu lầm là xem Chi trọng Can yếu, Can trọng Chi yếu, rồi lại xem nhẹ thiên can hay coi thường địa chi. Theo tôi thì cả 2 đều ngang nhau, thiên can là sự thấu xuất tú khí của địa chi, nếu có, thì cặp can chi vững mạnh. Nếu thiên can cản đường (như chi là Tí mà can là Mậu) thì Quí trong Tí gặp khó khăn hơn.

Còn lưu niên thì cũng tính như vậy, nhưng ý nghĩa của thiên can lưu niên là thái tuế chính ra là do sự kính trọng "trời" hơn "đất". Trời bao giờ cũng là một "thiên mệnh" khó cãi, còn đất thì hướng theo mà làm việc. Lưu niên là Mậu mà địa chi là Tí thì vẫn như trên đã nói, đất không hòa hợp với trời. Vì thế mà Sách nói: Thiên can lưu niên mà đến xung khắc đại vận và tứ trụ là xung khắc "thuận", ngược lại thiên can đại vận và tứ trụ mà xung khắc thiên can lưu niên là xung "nghịch", tai họa lớn hơn, vì đấy bị coi như là "nghịch tử", thần phạm vua, con phạm cha mẹ, tắc hung. Đấy là quan niệm của "thái tuế".

Vì thế chúng ta nên hiểu rõ lý luận về can chi như vậy thì tốt nhất. Tức là tất cả can chi đều coi trọng như nhau, chỉ là phân ngôi thứ bậc, sự vật mới đến có tác động đến sự vật đang có mạnh mẽ hơn. Có trước có sau, nhường kính, thuận thảo, trung hòa... đều là những hậu ý của việc xét đoán tứ trụ trong khoa Tử Bình này. Xin nói tiếp về Dụng Thần với ý nghĩa so sánh DT với điều gì để dễ hiểu hơn, và nhất là không sai lạc mà cho rằng môn Tử bình tìm kiếm dụng thần là tìm một "ông thần" nào đó đến hóa phép cho mình.

Nhìn kỹ lại, tìm dụng thần trong tứ trụ, mà tứ trụ chính là bản thân ta thì chẳng phải Dụng Thần chính là Tinh Thần đấy sao? Bạn hãy xem một thân thể mạnh khỏe thì tinh thần cũng sung mãn, nhờ khỏe mạnh và sung mãn thì làm gì cũng được. Vấn đề là bạn "làm" gì, tốt xấu cho mình, tốt xấu cho ai thì không phải là ông thần nào khác điều khiển, mà chính là tâm trí, thân thể của bạn tạo ra. Dụng thần vậy không phải nhất định là điều gì tốt, mà cũng có thể là một nguy hại cho chính bản thân bạn và người khác. Bởi vì như đã so sánh với Tinh Thần, thì chính bạn là chủ nhân điều khiển mọi hành động. Dù bạn thí dụ đang bị tù tội, bị đánh đập để lấy khảo cung, bạn có nói hay không, chính là sự quyết định của bạn, chẳng có ông thần nào đến rỉ tai bạn "hãy nói đi" hoặc "đừng nói gì cả". Vậy chúng ta nên hiểu tìm Dụng thần cho tứ trụ là phép biết rõ bản thân, mà Dụng thần này là một biến hình của chính chúng ta. Khi tinh thần sung mãn thì hành động tốt, tinh thần bạc nhược thì hành động cẩu thả, vô phép tắc, tinh thần suy sụp tàn tạ thì thân thể đến hồi tử vong.

Lại phải nghĩ đến thời cuộc khác, địa phương khác, xã hội văn hóa cao thấp, dụng thần/tinh thần của bạn tùy cơ mà ứng biến. Xưa nay đều nói Thời thế tạo anh hùng là vậy. Bởi vì thí dụ bạn sống trong một môi trường nhiễu nhương, vô phép tắc thì Quan Ấn Tài cách của bạn cũng phải xử sự như Sát Kiêu Thương mới sống được, còn không thì chẳng dùng Quan Ấn theo nghĩa "hợp pháp" được. Thời thế lọan lạc, có một cách Sát cực mạnh, đối với bản thân là hung bạo, nhưng nếu dựng được cờ khởi nghĩa, dẹp được lọan thì vẫn được trọng dụng như Quan Ấn Chính Tài.

lesoi
26-05-12, 18:59
- Kim cương viết-

Bởi vậy từ lâu chúng ta đã chẳng hiểu sai về "thủ pháp dụng thần" của tiền nhân đấy sao?

"Biết mình" là điều khó nhất. Dụng được cái "biết" của mình là điều khó hơn nữa. Khi xét 1 tứ trụ, nếu thuộc lòng nguyên tắc của 5 phép phù-ức-thông quan-điều hậu-bịnh dược, có thể thông qua cả 5 phép một cách đơn giản để thấy được mệnh số nghiêng về khuynh hướng nào.

Như tứ trụ của 1 nam ca sĩ:



Kiếp
Quan
nhật chủ

Quan



Tân
Đinh
CANH
Đinh


Hợi
Dậu
Thân
Sửu (kv)



nhâm giáp
tân
canh nhâm mậu
kỉ quí tân




Vận: Bính Thân, Ất Mùi, Giáp Ngọ, Quý Tị, Nhâm Thìn, Tân Mão

1. Phù = dùng Tỉ Kiếp Kiêu Ấn giúp thân
Xét: Canh sinh tháng Dậu thuộc đế vượng, gọi tên là "dương nhận cách". Địa chi Thân Dậu và Tân kim trong Sửu quá nhiều. Có Kiêu Ấn Mậu Kỷ. Kiêu Ấn yếu vì Sửu tọa KV, Mậu trong Thân là dư khí, tiết lực cho Kim không đồng đều. Nhưng chỉ cần có mặt lộ diện (Sửu), lại có Đinh hỏa sinh Thổ, nên mệnh chủ không cần phù.

2. Ức = dùng Quan Sát chế ngự bớt, dùng Thực Thương tiết khí bớt mệnh chủ.
Xét: Canh kim quá vượng, có 2 quan tinh thấu ra là hợp cách. Tuy Quan không có căn, nhưng có Giáp trong Hợi và Ất trong cung mệnh, nên phép Ức này thuận đạt. Mặt khác, vận sang Hỏa vận (Mùi- Ngọ-Tị) chứng tỏ dụng thần thành công.

3. Thông quan = chỉ dùng khi có 2 hành khắc nhau cùng rất vượng thịnh, lấy hành ở giữa làm cho mệnh cục hài hòa hơn. Rất hay thường dùng ở cách "thương quan kiến quan" khi cả hai Thương và Quan đều ngang lực, có Tài thì Tài sẽ tiết Thương sinh Quan, gọi Tài là Thông Quan.
Xét: Quan tinh trong trụ không gặp Thương quan mạnh, nên không cần xét phép Thông quan. Lại có thể xét Canh Tân Kim trong trụ này có thể nói là không có đối thủ, vì Mộc và Hỏa chỉ hơn trung bình, không ngang tài với Kim. Vì thế cũng không dùng Thông Quan.

4. Điều hậu = chỉ dùng cho tháng Tí và tháng Ngọ, vì 2 tháng này thuần khí Thủy hay Hỏa cực vượng và dùng cho mệnh chủ cùng hành với lệnh tháng, như Nhâm Quý sinh tháng Tí, Bính Đinh sinh tháng Ngọ. Nếu địa chi tam hợp lại càng cần điều hậu.
Xét: Canh kim sinh tháng Dậu là tiết Bạch lộ. Không dùng phép điều hậu.

5. Bịnh dược: chỉ dùng khi dụng thần, hỉ thần bị hại, như dụng Thủy mà bị Thổ chế, vậy phải hợp mất Thổ hay lấy Mộc khắc Thổ. Trong nguyên cục không có thì chờ đến vận hạn.
Xét: Canh kim trong bát tự là dương nhận thấu quan tinh, hữu dụng là Đinh và Giáp, trong trụ không có Quý và Mậu lộ ra. Phép bịnh dược vì vậy không cần đến.

Nhưng các bạn thấy rõ là đại vận Quý Tị (2009-2019) của người này có nhiều rắc rối xảy ra. Như năm 2009 thì mất của, năm 2010 Canh Dần, trên sân khấu đang biểu diễn bị người phá hoại nhưng không nặng. Tuế vận gặp nhau ở năm Quý Tị, nếu biết số mệnh sẽ tự giảm tai ương. Nếu nguyên cục không thể hiện cụ thể, hạn ở vận, lưu niên có thể nhẹ hơn là vậy. Lại nữa, tam hình Dần Tị Thân nhắm vào chính bổn mệnh là Canh kim.

kimcuong
13-11-12, 13:54
Ở bài trên tôi có viết như sau:


Dụng thần vậy không phải nhất định là điều gì tốt, mà cũng có thể là một nguy hại cho chính bản thân bạn và người khác. Bởi vì như đã so sánh với Tinh Thần, thì chính bạn là chủ nhân điều khiển mọi hành động.

Các bạn chưa cho biết ý kiến về phát biểu trên. Có phải là tôi nói ra một điều cực mâu thuẫn? Vì trong khi mọi người đang hiểu biết và tìm kiếm "dụng thần" như là một cứu cánh của mình, mà lại cho rằng chính Dụng thần đó sẽ mang lại cho mình những tai họa, thế là phá vỡ đi mọi nguyên lý trọng Dụng Thần hay sao?

Hy vọng các bạn cùng bàn luận về điểm này để chúng ta có thể thấu đáo vấn đề của "Dụng, Hỉ, Kị" nhiều hơn.

Hjmama
13-11-12, 18:36
Hãy nhìn những vị quan tham thăng quan tiến chức chẳng phải là họ đang vào vận dụng thần đó sao, chẳng phải là họ đang làm nguy hại cho nhân dân cho đất nước bằng chính vận dụng thần đẹp của họ đó sao, và bản thân họ sẽ phải trả giá khi vận dụng thần tuột dốc, đó chẳng phải là nguy hại cho chính bản thân họ đó sao!
Tóm lại,chị Kimcuong hoàn toàn chính xác khi khẳng định rằng "chính bạn là chủ nhân điều khiển mọi hành động".

kimcuong
14-11-12, 13:49
Vấn đề là chúng ta từ đầu khi nhập môn Tử Bình đều hiểu lầm về Dụng thần và xem nó là sự cứu giải cho cuộc đời. Trong khi đó, Dụng thần chỉ là một phương pháp tìm hiểu thế nào để ta thấy rõ về một mẫu hình của một con người. Mẫu hình đó khi xưa gọi là Phú, Quí, Bần, Tiện cách. Có mẫu hình hoàn toàn phú mà không quí, hoặc ngược lại. Có mẫu hình là bần (nghèo) nhưng vẫn có quí cách, v.v...

Người có Phú, Quí cách thì không còn thắc mắc gì về dụng thần của mình; còn người có Bần, Tiện cách thì rất mong tìm được phương pháp gì để chuyển hóa thành Phú, Quí cách. Thế thì như vậy chúng ta cũng đủ hiểu, tìm kiếm Dụng Thần của 1 tứ trụ tức là biết được cấu trúc của loại mẫu hình mà tứ trụ đang thể hiện, chứ không phải là tìm Dụng thần để thay đổi, chuyển hóa những khó khăn, kiếm khuyết của mình.

Cũng có nghĩa là tứ trụ hình thành thế nào, "dụng thần" chỉ là một sự sắp xếp thuận lý của riêng tứ trụ đó, dù là tốt hay xấu. Nói trắng đen là, Dụng của người có tính tình tốt và Dụng của người có tính tình không tốt đều là Dụng của họ, không thay đổi tốt thành xấu, xấu thành tốt được. Chỉ khác nhau là người biết kềm chế lại, không cho phát tán thái quá và người buông thả không tự kiểm soát được.

Dụng thần là sự thể mà tứ trụ đó dùng làm điều hữu dụng, đó là một lẽ tự nhiên không thể tự ta suy nghĩ ra được. Như một người có cuộc đời thành công ở vị trí và công việc trong xã hội, ta xét ra thấy họ có Quan Ấn mạnh là dụng thần của tứ trụ. Một người khác có cuộc đời ngược lại và cảm thấy rất buồn nản khó chịu với cuộc sống hiện tại, ta xét ra thấy Quan Ấn suy yếu. Vậy có phải là cấu trúc của dụng và kị đã được hình thành rõ, người thứ nhì muốn được như người thứ nhất là điều không thể làm được.

Và cũng ngược lại, người thứ nhất biết sở trường sở đoản của mình, biết hạn chế quyền lực, kiểm soát thái độ của mình cũng khác với người đồng dạng mà tha hồ dùng quyền uy để tác oai tác quái. Người này đến lúc nào đó cũng sẽ thất bại, và thất bại một cách nguy hại khôn lường. Đó là những vận hạn mà chúng ta đang nói đến.

Điều đáng nói là khi ta nêu câu hỏi "Dụng thần của tôi là gì?", tôi thấy rất khó mà truyền đạt lại tư tưởng trên. Đứng trên quan điểm tìm kiếm cứu giải gọi là Dụng thần tức tìm thời gian tốt đẹp, cuộc sống hoàn hảo thật là hoàn toàn vô vọng vậy. Mà thật ra nên biết rằng tìm kiếm Dụng, Kị của tứ trụ tức là tìm cho ra cái gì mà ta lấy đó làm nền tảng cho mọi suy nghĩ và hành động của mình. Thí dụ một người lương thiện, hoặc một người có tính kiên nhẫn thì làm việc gì cũng lấy đó làm cương lĩnh cho mọi hành vi của mình, đấy là dụng thần (anh ta lấy đó làm sự hữu dụng cho đời sống). Kị thần của anh ta chính là ngược lại, tức là những cơ hội để thực hiện những điều bất lương, vậy nôm na là anh này phải tránh những sự rủ rê hoặc sai khiến lệch lạc.

Vậy có phải chính là bản tính cố hữu của ta là Dụng của tứ trụ?

Một người có dụng thần mà thể hiện ra tính tham lam và hời hợt, vậy anh này sử dụng dụng thần của anh làm cương lĩnh hành động. Kị thần của anh phải là những sự kiểm soát, hình phạt khi anh này phạm pháp. Nhưng đó là kị thần của chính anh ta mà thôi! Anh này sẽ tránh kị thần của mình, nói cho dễ hiểu là sẽ suy nghĩ làm sao mà những việc mờ ám sẽ thành công được.

Thế nên, cả hai đều có tiền để xài, nhưng Dụng thần của họ nhìn trên tứ trụ gọi là Dụng, nhìn về mặt đạo đức luân lý có phải đều nên xem là "Dụng thần" nói chung không?

Tóm lại, chúng ta nên suy nghĩ lại thế nào là Dụng thần và Kị thần, vì Dụng và Kị mà hầu như mọi người hỏi đến đều không dựa vào quan điểm này.

ngocnhan
14-11-12, 15:08
thưa chị KC, dụng thần là cái ta tìm kiếm và bổ cứu nó như 1 viên thuốc bổ trơ từ bên ngoài

1 _điều này nghiệm trong đông y ta thường thấy đề ra nguyên tắc chữa bệnh: hư thì bổ mẹ, thực thì tả con.
Thí dụ: bệnh phế khí hư, phế lao… phải kiện tỳ vì tỳ thổ sinh phế kim (hư thì bổ mẹ).
Bệnh cao huyết áp do can dương thịnh phải chữa vào tâm: (an thần) vì can mộc sinh tâm hoả (thực thì tả con).Bình thường can mộc khắc tỳ thổ, nếu can khắc tỳ qúa mạnh sẽ gây hiện tượng đau dạ dày, ỉa chảy do thần kinh, khi chữa phải bình can (hạ hưng phấn của can) và kiện tỳ (nâng cao sự hoạt động của tỳ).

2_ trong thực tế thường thấy những người trong mệnh tứ trụ khuyết một han nào đó đều có xu hướng bổ sung nó từ bên ngoài, ví dụ người khuyết mộc thích ăn rau, người khuyêtt kim thich ăn ngọt và hay mắc bệnh về phổi bệnh miệng lưỡi và hay ho cảm???, hoặc người khuyết thuỷ lại thích ăn cá và uông nhiều nước và uống bia rất nhiều ????
3_ lại nói có 1 người nhà ở xây nhà tọa vào cung tuyệt mệnh đáng lý gia đạo k hài hòa? nhưng khi xem kỷ bát tự thì đó là phương của dụng thần nên ia đình sinh vượng con cái hiền hóa, tiền bạc có đủ??
4_ lại nói cụ thiệu cũng khuyen những khuyết hành nên hành vận và đi về phương Nam nơi hỏa khí quanh năm?? nên theo em dụng thần vẫn có tác dụng trong số mệnh mỗi con người chứ chị???

VũTham
14-11-12, 21:45
@Ngocnhan: bạn hiền à, ý của cô KC không phải vậy đâu... Xét về cách cư xử ở đời thì "dụng thần" còn mang ý nghĩa khác, không chỉ bổ cưu cho số mạng của chính chủ nhân mà còn phản ánh bản chất tốt xấu của dụng thần đó với mặt bằng đạo đức xã hội. (VT thấy những dụng thần mang chữ "Thiên" thường như ý cô KC nói)
@cô KC: thế, liệu có người nào nhiều dụng thần (đa nhân cách chẳng hạn) thì có thể cân bằng giữa việc làm lợi cho bản thân và cho xã hội; hay chăng có người biết cách cân bằng giữa dụng và kỵ trong từng hoàn cảnh để luôn đúng mực trong xã hội???

kimcuong
14-11-12, 22:45
"Đa nhân cách" là một bệnh rối loạn tâm lý, không phải là lĩnh vực chúng ta đang bàn luận, Vũ Tham à.

chung
26-11-12, 08:52
Trang 99 sách Can Chi Thông Luận có đề cập 1 số nhận định về dụng thần như sau (tóm tắt lại ) :

1. Tình của dụng thần: Dụng thần đối với nhật chủ rất quan trọng. Nếu nhật chủ thổ cường vượng lấy mộc dụng thần tiết tú gọi là có tình.

2. Lực của dụng thần : Dụng thần trong mệnh cục được thế (không gặp hình, hại, xung, phá, hội, hợp) - được giờ (đắc lệnh tháng) - đắc địa (tọa trường sinh,QĐ,LQ,ĐV)

3. Đoàn kết của dụng: Dụng thần ở gần nhật chủ tức là tháng can, chi ngày, can giờ gọi là đoàn kết của dụng. Ngược lại ở chi năm, chi giờ là dụng xa.

4. Đẹp của dụng : Dụng thần có hỷ thần sinh và thần hộ vệ gọi là dụng đẹp.

Dựa vào 4 yếu tố trên của dụng thần để phán đoán. Nếu mệnh cục có xu thế trung hòa quân bình thì càng phú càng quý và ngược lại.

Nhờ cô và anh chị có bài viết làm rõ thêm về bài viết này.

VũTham
26-11-12, 12:28
Trang 99 sách Can Chi Thông Luận có đề cập 1 số nhận định về dụng thần như sau (tóm tắt lại ) :

1. Tình của dụng thần: Dụng thần đối với nhật chủ rất quan trọng. Nếu nhật chủ thổ cường vượng lấy mộc dụng thần tiết tú gọi là có tình.

2. Lực của dụng thần : Dụng thần trong mệnh cục được thế (không gặp hình, hại, xung, phá, hội, hợp) - được giờ (đắc lệnh tháng) - đắc địa (tọa trường sinh,QĐ,LQ,ĐV)

3. Đoàn kết của dụng: Dụng thần ở gần nhật chủ tức là tháng can, chi ngày, can giờ gọi là đoàn kết của dụng. Ngược lại ở chi năm, chi giờ là dụng xa.

4. Đẹp của dụng : Dụng thần có hỷ thần sinh và thần hộ vệ gọi là dụng đẹp.

Dựa vào 4 yếu tố trên của dụng thần để phán đoán. Nếu mệnh cục có xu thế trung hòa quân bình thì càng phú càng quý và ngược lại.

Nhờ cô và anh chị có bài viết làm rõ thêm về bài viết này.

1. Tình: Dụng thần gọi là có tình khi không bị hình xung khắc hợp. Nếu bị hình xung khắc hợp gọi là vô tình.
2. Lực của dụng thần là khi dụng thần đắc lệnh và có hỉ thần sinh phù. Ngoài ra còn xét thêm dung thần có được thấu xuất lên thiên can không, nếu thấu xuất thì mạnh hơn nhưng cũng còn tuỳ trường hợp (đôi lúc tàng dưới địa chi lại là tốt)
3. Đoàn kết: là nằm gần nhật can và gần hỉ thần. Tuy nhiên điều đó không quan trọng lắm (bạn nào giúp mình so sánh giữa dụng thần thông quan và dụng thần không được gọi là thông quan nhé)
4. Đẹp: Đúng vậy! Đẹp là được hỉ thần sinh và có hộ vệ thần. VD: như dụng thần là tài thì cần thực thương sinh phù để đủ lực và cũng cần có quan sát bảo vệ để tránh bị kiếp tài đoạt!

kimcuong
26-11-12, 14:29
Dụng thần! Các bạn đều đưa ra được những định nghĩa khá chính xác về tình, lực, đẹp ... của ông thần này rồi đấy. Nhưng phải chi mà đổi các thuật ngữ đấy ra làm sao cho dễ hiểu và dễ áp dụng vào cuộc sống thì còn tốt hơn nữa.

Thí dụ, dụng thần là Tài thì cần Thực thương sinh phù, cần Quan Sát bảo vệ, tránh xa Kiếp Tài đoạt. Diễn giải khác hơn thì phải chăng là "người muốn có tiền thì cần có năng lực tốt, cần có nghề nghiệp hợp khả năng, và không có tính tham lam"?