PDA

View Full Version : Tòng nhược cách



letung73
02-03-15, 00:04
Tòng nhược cách

Biên tập

Mục lục

1. Trích yếu

2. Quan điểm và nội dung

1. Trích yếu

Tác giả: Thúy Nhược Thủy

Xem không ít người có nghi hoặc với Tòng cách, vậy không biết là như thế nào mới là Tòng nhược cách, hoặc dễ dàng đem chính cách bát tự trở thành Tòng nhược cách để luận nó, đến nỗi mà đi tới luận đoán sai. Hôm nay sẽ đặc biệt chú ý miêu tả, và chúng ta cùng nhau tham khảo. Tòng nhược cách bao gồm một loại khí thế duy nhất như Tòng tài cách, Tòng Sát cách, Tòng Nhi cách. Trong đó có hai loại khí thế ở trên có thể đạt đến Tòng Tài Sát Cách v.v.v.

2. Quan điểm nội dụng

(1), Đầu tiên Tòng cách trong bát tự là cực ít, chúng thuộc cách cục đặc thù, đã đặc thù, vậy không phải phổ biến rồi.

(2), Bát tự cần phải có thế, như Tòng Tài cách, thì Tài tinh cần phải có lực, tòng Sát cách, tất cần Sát tinh thành khối, thế này có thể là hợp cục. Còn nữa khi khí và thế xuất hiện thì không thể quá nhiều, nhiều nhất chỉ 3 loại. Bởi vì quá nhiều, thì ngũ hành rõ ràng sinh ra tạp loạn, trái lại không dễ gì nhập tòng cách, giả sử có nhập Tòng cách, thì tầng thứ của cách cục cũng bình thường.

(3), Dương can chỉ cần có một điểm căn khí, hoặc thiên can gặp sinh trợ bang phù, cho dù là sự sinh có là hư phù, nhưng chỉ cần không bị khắc chế, không bị hợp hóa, không bị hối sạch, thì đều không thể nhập cách.

(4), Thần sở tòng, thì thiên can nhất định cần được dẫn thấu, nguyên thần xuất hiện, thì cách cục mới thật. Như tòng Tài cách, nhất định phải có Tài thấu xuất.

(5), Thần tòng, hỉ có nguyên thân sinh nó, đây gọi là có nguồn, như Tòng Tài cách thì hỉ được Thực Thương sinh. Thần sở tòng, cũng mừng được thiên can là thần thấu xuất tiết tú, đây gọi là lưu thông. Như tòng Tài cách có Quan Sát dẫn thông tiết tú, Tòng Nhi cách có Tài tinh thấu can, tái sinh ta, mà khí thế được lưu thông thì kỳ diệu không thể tả. Tòng Sát cách, nếu có Ấn tinh, thì cần phải xem Ấn tinh có hay không có căn, ý hướng của nó như thế nào. Chú ý, Thần tiết tú không nên tàng ở địa chi, không những không thật, còn dễ bị hỗn tạp bế tắc, như Tòng Tài cách, Quan Sát tàng trong địa chi mà không thấu can, như vậy là không được lưu thông rồi, không phải tiết tú, mà là nguyên thần tiêu hao Tài, do vậy mà dễ xuất hiện hung tai.

(6), Địa chi không nên xuất hiện nhiều hình xung khắc tiết, do vậy mà dễ phá hỏng Tòng cách, hoặc hạ thấp mức độ của cách cục.

(7), Âm can thì tính nhu, Tòng cách phú quý cao hơn dương can, nguy hiểm cũng nhở hơn dương can, nhất là Tòng Sát cách, Dương can tòng Sát thọ mà đa số không vững chắc hoặc chỉ mưu tính những điều bất chính.

(8), Chân tòng ở vào cách cục không có kị thần hoặc kị thần bị chế tận, và khí thế sở tòng phải được lưu thông thông suốt, nêu như khi tòng mà ở trong cách cục kị thần bị chế không hết, như âm khắc dương, dương khắc âm thì chính là điển hình cho lực chế không đủ, đợi đến vận chế tận. Mà sự phú quý, đẳng cấp cao thấp của Tòng nhược cách không chỉ ở vào chân tòng giả tòng, mà lại ở vào kị thần của bát tự có hay không bị chế tận, kị thần của chân tòng hư phù mà bị chế tận, thì phú quý còn cao xa hơn cách cục không có kị thần, đây chính là gọi " Hữu bệnh phương vi quý, vô bệnh bất vi kỳ, (có bệnh mới là quý, vô bệnh không phải kỳ)".

(9), Thuyết pháp thì không thể nói là chân tòng sinh ở trong nhà phú quý, giải tòng xuất thân bình thường. Xuất thân phú quý bần tiện cần phải kết hợp với đại vận, chân tòng nếu sớm hành vận phá cách, thì xuất thân cũng bần khổ, giả tòng sớm hành chân vận, thì xuất thân cũng phú quý.

letung73
02-03-15, 00:05
Lấy ví dụ

Càn tạo:
Nhâm Dần, Nhâm Dần, Canh Dần, Mậu Dần

Đại vận:
Quý Mão, Giáp Thìn, Ất Tị, Bính Ngọ, Đinh Mùi, Mậu Thân

Canh kim tòng Tài, Một là mộc thần Tài tinh thành thế, nguyên thần chưa dẫn thấu ( có ảnh hưởng đến mức độ cao thấp của cách cục), nhưng Thực thần thấu can. Hai là nhật chủ vô căn. Ba là Mậu thổ kị thần tọa trên Dần mộc bị chế, dương khắc dương, vì vậy mà lực chế mạnh. Bát tự này thuộc vào loại chân tòng, đẳng cấp của cách cục cũng còn có thể được.

Càn tạo:
Bính Dần, Canh Dần, Nhâm Ngọ, Ất Tị

Đại vận:
Tân Mão, Nhâm Thìn, Quý Tị, Giáp Ngọ, Ất Mùi, Bính Thân

Nhâm thủy tòng Tài, một là Thực Thương sinh Tài, mà khí thế là ở Tài, nguyên thần dẫn thấu. Hai là nhật chủ Nhâm thủy vô căn. Ba là kị thần Canh kim bị niên thượng Bính hỏa khắc tận. Bát tự này thuộc vào loại chân tòng, tầng thứ của cách cục thuộc vào loại cao.

Càn tạo:
Tân Tị, Tân Sửu, Ất Dậu, Ất Dậu

Đại vận:
Canh Tý, Kỷ Hợi, Mậu Tuất, Đinh Dậu, Bính Thân, Ất Mùi

Ất mộc theo Sát. Một là có Tị Dậu Sửu tam hợp kim cục, Tân kim dẫn thấu. Hai là nhật chủ Ất mộc vô căn. Ba là thời thượng Tỉ Kiên kị thần tọa trên Dậu, âm khắc dương bị chế. Bát tự thuộc loại chân tòng, tầng thứ của cách cục thuộc vào loại cao.

Càn tạo:
Quý Tị, Ất Mão, Kỷ Hợi, Quý Dậu

Đại vận:
Giáp Dần, Quý Sửu, Nhâm Tý, Tân Hợi, Canh Tuất, Kỷ Dậu

Kỷ thổ tòng Sát. Một là Tài Sát thành thế, có nguyên thần dẫn thấu. Hai là nhật chủ Kỷ thổ hư căn ở Tị. Ba là có Quý khắc Tị, Hợi cách Mão xung Tị, bị chế không hết. Bốn là Dậu cách Hợi xung Mão, do đó sẽ ảnh hưởng đến mức độ phú quý, cách cục thuộc vào loại giả tòng.

Khôn tạo:
Nhâm Tuất, Nhâm Tý, Đinh Sửu, Canh Tý

Bát tự thuộc chính cách, mà không nhập Tòng Sát cách. Một là Đinh hỏa thông căn ở Tuất. Hai là Quan tinh Nhâm thủy tọa dưới Tuất thổ Thương quan, Sửu hợp Khắc Tý, tuy khó hợp hóa, nhưng có khắc.