PDA

View Full Version : Hệ thống luận mệnh theo đại cương 6 cách



letung73
09-03-15, 23:44
Hệ thống luận mệnh theo đại cương 6 cách

Ngày sinh bát tự là " Tiểu thiên địa", thực chất nó có quan hệ đến vũ trụ và người nghiên cứu. Một người sinh ra ở thế giớ này, thì thế giới này tất nhiên sẽ chuẩn bị cho họ rất nhiều sự " Đãi ngộ ( đối đãi)" đồng bộ tương ứng cùng đi theo người này mà phát sinh ra ( đây chính là lời nói của Chu Hi). Một người ở trong thế giớ này sẽ có được bao nhiêu sự " Đãi ngộ ( đối đãi)" của thế giới này, đồng thời không phải không có quy luật mà có thể tuân theo, trong ngày sinh bát tự thì nhật chủ đại diên cho bản thân mình, còn đủ 7 chữ chính là ở thế giới bên ngoài mà bản thân cần phải đối mặt; đó cũng chính là " Ông trời" là toàn bộ sự " đối đãi ( đối xử)" mà sinh ra đồng bộ cùng đi theo đó mà phát sinh ra. Lý luận cách cục mà cổ nhân phát minh, chính là nhân sinh nghiên cứu một cách cụ thể, một cách hệ thống phi thường đang tồn tại tình huống có sự " Đãi ngộ( đối đãi) " có thể ở trong vũ trụ.

Người khác cảm thấy khố khăn đó chính là Bát tự mệnh học ban đầu những người sáng tạo, người thừa kế, người thu thập cực kỳ xem trọng lý luận cách cục, dĩ nhiên được tuyệt đại đa số hậu nhân, những kẻ nghiên cứu ( sau này) giải thích xuyên tạc chia cắt thậm chí cho rằng Cách cục có thể có có thể không có trong một văn tự nào không đáng giá, hay đơn thuần là tiên hiền cổ nhân lòng vòng lét lút mà không công khai ư? Trong không sinh có, cho nên “cố lộng huyền hư” (cố làm ra vẻ huyền bí), sự thật đúng là như vậy sao? ? Đương nhiên không phải! Đúng là bởi vì sự dốt nát kém cỏi của những thuật sĩ đời sau, không thể nhìn thấu suốt cái quan niệm nguyên thủy với hàm nghĩa xác thực của dụng thần, liền gây ra sự mê muội khó hiểu về cách cục của họ đối với sự truyền lại của hiền nhân cổ đại; cũng chính là họ ỷ lại và cho rằng...... xem dụng thần " Bệnh Dược" vô cùng đúng đắn để chỉ đạo nghiên cứu mệnh học, nhưng lại không thể khó tránh cho lý luận ở chỗ điều hòa thống nhất với hàng loạt cách cục mà trong các sách của tiên hiền truyền lại. Tác giả sở dĩ đọc mấy trăm sách loại sách bát tự hiện nay, không có một cuốn sách mệnh lý nào nói được lý luận dụng thần thanh trong cùng với cách cục có thể hoàn mĩ thống nhất, cho đến lý luận cách cục truyền thống hôm nay cũng lại trở thành một vấn đề nan giải và một vấn đề lớn chưa giải quyết được trong bát tự mệnh học.

Hiện nay trong tục thuyết của tuyệt đại đa số sách mệnh, đối với lý luận cách cục truyền thống không ngoài có mấy thái độ dưới đây.

Một là: Hoàn toàn chối bỏ phép cách; ví như hai cuốn 《 Bát tự tinh tích ( phân tích tỉ mỉ bát tự)》《 Đoán số nhất bách pháp ( một trăm phép đoán mệnh) 》của Lý Hậu Khải tiên sinh thì nói cách cục của cổ nhân đều không có đạo lý, có thể " Nhất mệnh nhất lý" mà nắm chắc. Tuy nhiên trong sách cử ra không ít mệnh lệ hiếm có phân tích cũng tương đối đặc sắc, nhưng hai sách này đối với sự nắm chắc chỉnh thể của mệnh lý mệnh thuật thì hiển nhiên là sẽ chia ra năm bè bẩy mảng, mà Đông thì là lưới búa mà Tây thì là cán búa, như vậy thì chưa thể tham cứu được nội tình chân chính của mệnh học.

Hai là: Nghi ngờ về cổ phái; về phương diện này trong sách mệnh bát tự của Đài Cảng thấy tương đối nhiều. Xem Liễu Vô cư sĩ thì lấy cách cục chỉ là một " Tính Danh" trong tổng thể của bát tự mà thôi, có thể có có thể không, mà sự thiếu hiểu biết về " Tên gọi của Cách cục này" có nói ra thì chỉ khiến người ta lắc đầu than vãn.

Ba là: Về phái tạm không bàn đến; Ví như hai sách《 Tứ Trụ Dự Trắc Học》của Thiệu Vĩ Hoa, 《 Thuật đoán mệnh cổ đại Trung Quốc 》 của Hồng Phi Mô đều ghi chọn cách của cổ nhân rồi đưa ra ví dụ mà giảng theo cổ nhân, nhưng chỉ còn lại nội dung đó mà không luận đến sự thị phi đúng sai đó.

Bốn là: " Phái đổi mới", Như sách 《 Bát tự dự đoán Chính Tông 》của Sơn Đông Lý Mỗ, 《 Trung Hoa mệnh lý học 》của Tôn Mỗ , v.v...không chỉ triệt để phủ định việc chọn cách của cổ nhân từ đó mà cho rằng cổ nhân chia cách với đoán mệnh không không có liên hệ nhất định, cách cục của cổ nhân là một trình tự cùng nhau mà có thể có có thể không, chỉ có hóa khí "tòng cách" "phù ức" mà họ phát minh ra là đạo lý thật của cách cục, mỗi phái với suy nghĩ chủ quan có thể là tự cho mình là cao thâm.

Năm là: Phái mô hồ kế thừa, ví dụ như sách 《 Mệnh Lý Chỉ Yếu 》của Sơn Tây Đoàn Kiến Nghiệp tiên sinh, sách《 Mệnh lý giải chân 》của Bạch Bảo Tuyền tiên sinh.v.v.v, thì đối với cách cục truyền thống thì nói cơ bản khẳng định, nhưng chưa am hiểu nghĩa đen của dụng thần, còn lấy bệnh dược dụng thần để xem và giảng với sự pha trộn của cách cục, còn khiên cưỡng gò ép mà chưa đầy đủ trọn vẹn hòa hợp mà cái hiểu cái không. Trong sách thì nêu ra những mệnh lệ hoàn toàn không có một điểm thống nhất nào, tiêu chí thì thường thường tán loạn với nhau, cùng với một sách《 Thần Phong Thông Khảo 》giống nhau lại phạm vào khuyêt điểm. Ví như rõ ràng là nguyệt lệnh Chính ấn cách, lại bởi vì nhật chủ cao cường năm tháng có Sát, lấy Sát để ức chế nhật chủ để làm dụng thần cân bằng, rồi rút cuộc lại lấy Sát cách để xem, mà không đem nó quy về phạm vi của người có nguyệt lệnh Chính ân cách để luận. Sự hỗn loạn ở hai sách này tương đối phổ biến. Cần biết là tiêu chuẩn thống nhất trong lý luận cách cục chân chính, chính là áp đặt theo nguyệt lệnh. Ví như nguyệt lệnh Chính ấn cách cũng không quản nhật chủ cường nhược ra sao, cũng không quản Năm Giờ Tài Quan Sát Thương hội như thể nào để xuất hiện tổ hợp mà tất cả cần phải đem nó quy về người có Chính ấn cách, đây đại đa số nghiên cứu theo cách thức truyền thống. Nếu Năm Giờ có Quan tinh thì theo sự song toàn của Quan Ấn trong Ấn cách, chỗ này đều phân loại ra tình huống để dự đoán; lại như năm giờ có Thất sát, thì lại theo Ấn dựa vào Sát sinh ở trong Ấn cách đây là đều phân loại ra tình huống để suy đoán, lại như năm giờ có Quan Sát hỗn tạp, thì chỉ phân loại ra tình huống của Quan Sát hỗn tạp trong Ấn cách để suy đoán; lại như trụ năm trụ giờ xuất hiện Thương Thực, thì dựa theo Thực Thương tiết thân trong Ấn cách, đây là đều phân loại ra những tình hình để suy đoán ; lại như trụ năm giờ xuất hiện Tài tinh, thì dựa theo Tài tinh phá Ấn trong Ấn cách, đây cũng đều phân loại ra những tình huống để luận đoán; trong tình hình của những cách cục khác cũng giống như vậy.

letung73
09-03-15, 23:46
Đúng là bởi vì tục thuyết dụng thần " Bênh dược" xem ra xung đột với lý luận cách cục truyền thống, dẫn đến tuyệt đại đa số những người yêu thích học thuật trong nghiên cứu mệnh học luôn luôn giẫm chân tại chỗ mà không thể cất bước được, đối với sự nhận thức thiếu hụt về hệ thống của bát tự với sự nắm bắt tổng thể một chút hỗn loạn trong đầu đều hoàn toàn không có một tiêu chuẩn nhất định nào, tác giả cho rằng người từng trải biết rõ sự cảm thụ trong đó. Trên sự thực, đạo lý chính thống của bát tự mệnh học đã hồi phục cái lí luận nguyên thủy của dụng thần với hàm ý xác thực, thống nhất được dụng thần với cách cục một cách hoàn thiện, từ đây đã thăm dò và tìm hiểu được ý nghĩ chính với đại cương của cách cục. Cơ bản mà nói, hết thảy các kiểu bát tự đầu tiên cần xem quan hệ của lệnh tháng với nhật can để định cách, phân chia phù hợp những quy ước lớn của thập thần trong lục cách ( Thập thần chính là loại hình của thập thần sở dĩ có sinh khắc với can ngày mà định ra), nói cách khác, bất luận một bát tự nhất định phải là một loại tình huống trong 10 loại nguyệt lệnh Quan, Sát, Ấn ( Kiêu), Tài ( Thiên tài), Thương, Thực, Lộc, Nhận..v..v..v...; sau đó mới ở trong quy ước lớn cho việc định cách này, lấy năm giờ ngày còn lại 6 chữ ( 3 trụ) để so sánh mối quan hệ của chúng với nguyệt lệnh, đi vào các loại tổ hợp và trong các loại hình thức biến hóa trong cách cục đặc biệt để lồng vào khi bàn luận, mà vô cùng trật tự hệ thống, có thể đạt tới sự hiểu rõ mà trong suy nghĩ thì mọi vấn đề sẽ được giải quyết.

Đem sự thống nhất được của dụng thần với cách cục là một phát hiện lớn mà tác giả nghiên cứu mệnh học bát tự truy tìm về mạch nguồn chính và đạo chính thống của mệnh học cổ nhân. Truyền thống luận về đại cương của cách, là chuyên trọng lục cách là Quan, Ấn, Tài, Sát , Thực, Thương. Ca viết:
Nhất Quan nhị Ấn tam Tài vị, Tứ Sát ngũ Thực lục Thương quan;
Lục cách cục trung phân tạo hóa, cao đê quý tiện kỷ thiên bàn.

Dịch nghĩa:
Nhất là Quan, hai Ấn, ba Tài, bốn Sát, năm Thực, sáu Thương quan.
trong lục cách ( 6 cách) đều phân ra may mắn, cao thấp quý tiện mấy ngàn kiểu.

《 Thủ cách chỉ quyết trong sách Tinh Bình Hội Hải? 》 nói rằng: "Thông thường chọn cách, nếu như thấy Dụng thần, thì cần cân nhắc lý trong khinh, lấy nhật can làm chủ mà phối hợp với nguyệt lệnh, xem lục sự Tài Quan Ấn Thương Thực Sát, thì đều lấy thanh kì làm phúc, quý nhân vậy. Tối kị hình xung phá hại. Cần xem sự nắm lệnh nông sâu của nguyệt lệnh, chọn lấy cái lý ngũ hành của kim mộc thủy hỏa thổ". Kỳ thích văn nói rằng: " Lấy ngày làm chủ mà chọn đề cương làm dụng, sau mới đến năm tháng ngày giờ làm quý. Gặp Quan xem Tài, gặp Tài xem Sát, gặp Sát xem Ấn, gặp Ấn xem Quan.

Trên thực tế của việc xác định 6 cách, chủ yếu là dựa vào nhân nguyên trong nguyệt lệnh để định ra dụng thần. Nói cách khác, một chữ trong nhân nguyên của nguyệt lệnh có thể xác định được cách cục dụng thần, Dụng thần ở chỗ sở thuộc của cách cục ( Dụng thần thuộc cách cục), Cách cục chính xác là Dụng thần. ( Chỗ này thì Cách cục chuyên chỉ về chính cách) nói tường tận về nó, thì nguyệt lệnh Chính quan tư lệnh làm Dụng thần, toàn cục chính là lấy Chính quan cách để xem; Nguyệt lệnh Tài tinh tư lệnh làm dụng thần, toàn cục chính là lấy Tài cách để luận; Nguyệt lệnh Thất sát tư lệnh làm dụng thần, toàn cục chính là lấy Thiên quan cách để xem; nguyệt lệnh Ấn thụ làm dụng thần, thì toàn cục chính là lấy Ấn thụ cách để xem; nguyệt lệnh Thương quan tư lệnh làm dụng thần, thì toàn cục chính là lấy Thương quan cách để xem; nguyệt lệnh Thực thần tư lệnh làm dụng, thì toàn cục chính là lấy Thực thần cách để xem.

Đối với việc khôi phục diện mạo lịch sử thống nhất ban đầu của cách cục, dụng thần, nguyệt lệnh, chúng ta có thể từ trong 《 Uyên Hải? Luận đại vận 》nhìn ra: " Cổ nhân lấy Giáp Tý Ất Sửu gọi là can chi, lục thập Giáp Tý hoa tự, thì đều lấy mộc để thuyết minh về nó. Nếu thiên can địa chi đắc thời, thì đương nhiên nở hoa kết hạt mà xanh tươi. Nguyệt lệnh chính là vận nguyên vậy. Mệnh vận chính là khởi từ trên tháng. Ví như cây giống, cây mà thấy mầm, thì biết cây đó mà gọi tên; do vậy thấy nguyệt lệnh dụng thần mà biết nó là cách gì. Nguyên nhân gọi giao vận, giống như việc nghép (triết) cây vậy....." Trong đoạn văn tự này "( thấy, gặp) nguyệt lệnh dụng thần mà biết được nó là cách gì" là một mấu chốt, chứng tỏ từ dụng thần biết được cách cục giống như cùng xem một mầm cây mà biết được tên gọi của cây, gặp nguyệt lệnh dụng thần thì biết được cách cục đó thuộc cách gì vậy. Hiển hiện dễ thấy, Dụng thần là " Mầm cây" của cách cục, cách cục là "Tên gọi cây" của dụng thần, hai cái mà lại là một, mệnh chính là khởi từ lệnh tháng; Tại sao? Nguyệt lệnh là mệnh vậy. Mệnh mà vô lệnh thì bất hành ( không tốt, không được....), lệnh mà vô lệnh thì bất lập. Vận nhất định từ lệnh tháng khởi, thì tháng đúng là vận nguyên vậy. Bởi vậy có thể thấy, nguyệt lệnh chính là nói lên " Mệnh thiên phú", lại là ngọn nguồn của đại vận. Như thế gọi là " Mệnh vận của đời người hiển nhiên có quan hệ lớn đến một chữ lệnh tháng này vậy, cho nên là học giả phải nghiên cứu tường tận nhân mệnh, ắt phải lấy lệnh lệnh tháng làm hạt nhân vậy.

letung73
09-03-15, 23:47
Về một khối thống nhất của ba vị trí là Nguyệt lệnh, Dụng thần, Cách cục, thì sách 《 Tử Bình Chân Thuyên 》giảng là thấu đáo nhất. Cái gọi là " Dụng thần của bát tự, chuyên cầu nguyệt lệnh", lấy nhật can phối với địa chi nguyệt lệnh sinh khắc không giống nhau, thì cách cục phân chia ở chỗ này. Tài Quan Ấn Thực, đây là thiện Dụng thần mà thuận dụng nó vậy; Sát Thương Kiếp Nhận. số này là Dụng thần bất thiện cho nên nghịch dụng nó vậy. Đáng thuận thì nên thuận, đáng nghịch thì nên nghịch; nếu trong mệnh phối hợp chúng được phù hợp thì đều là quý cách"

Từ trong văn tự của sách 《 Chân thuyên? Luận Dụng thần 》có thể xem ra ba tầng ý nghĩa sau:

Một là: Dụng thần chuyên cầu ở nguyệt lệnh, nhất định không phải là Dụng thần " Bệnh dược" gì đó. Đối với ý niệm nguyên thủy của mệnh học mà dùng nguyệt lệnh xác định Dụng thần, tuyệt đại đa số hậu nhân căn bản không hiểu; Ví dụ như: Từ Nhạc Ngô, Nhậm Thiết Tiều, Trần Tố Am, Viên Thụ San, Vi Thiên Lý, Lý Hậu Khải...đều cho là đúng. Lý Hậu Khải trong sáng tác của mình đối với vấn đề này thực sự là không đả thông, ngược lại đi giảng nguyệt lệnh dụng thần mà Thẩm Hiếu Chiêm tiên sinh đã gọi chỉ là biệt danh của Lệnh thần hoặc Cách thần, yêu cầu độc giả chú ý không nên lẫn lộn khái niệm Dụng thần. Đối mặt với giấy trắng mực đen của Thẩm Hiếu Chiêm tiên sinh, thì rõ ràng sự biểu đạt dụng thần của tiên sinh không sai lầm, bỏ đi như vậy, sẽ gán gép dẫn đến giải thích sai, thực sự khiến cho người khác dở khóc dở cười, mà dễ vướng vào vòng hôn ám đó, muốn làm cho người đời sáng tỏ, không lại khó khăn ư? Sự sai lầm điển hình này sẽ dẫn đến thái độ học thuật và phong cách nghiên cứu không tốt của người lầm lỡ, khiến cho người ta không thể phất lên được.Trên thực tế người sau này nghiên cứu 《 Tử Bình Chân Thuyên 》không phải là số ít, nhưng ở một câu "Dụng thần bát tự chuyên cầu nguyệt lệnh" này, nếu như không thể giải thích thông hiểu một cách chân chính, như vậy đối với sự nắm vững toàn bộ sách 《 Tử Bình Chân Thuyên 》sẽ phạm vào sự sai lầm lớn mang tính phương hướng. Từ Nhạc Ngô lúc đầu cũng như vậy, giống Lý Hậu Khải cũng là người phạm vào bệnh ấy, người đời nay không phải ở số ít. Cần nói rõ là, trong sách này đối với một số nhân sĩ nghiên cứu bát tự mệnh học có liên quan, và với quan điểm học thuật đó đã tiến hành bác bỏ và biện chứng ( phân rõ phải trái để sửa sai), chỉ là tiến hành thảo luận học thuật trên lĩnh vực mệnh lý, đồng thời không liên quan đến sự công kích và khiếm nhã nào trong phương diện nhân thể nhân cách của con người.

Hai là: Định cách cục, chủ yếu là lấy nguyệt lệnh và nhật can sinh khắc để định cách cục, Nói cách khác, chính là lấy chủ khí tàng trong nguyệt lệnh cùng với nhật can sinh khắc để định cách. Ví dụ như Giáp sinh ở tháng Tị, nhân nguyên tàng trong tháng Tị có 3 can là Bính hỏa, Mậu thổ, Canh kim, trong đó Bính hỏa là chủ khí. Giáp mộc sinh Bính hỏa là Thực thần, thì Giáp vốn sinh ở tháng Tị thì lấy Thực thần cách để xem. Nói một cách đại khái, trong 12 tháng lệnh thì thiên can tàng không giống nhau, thì chọn dụng thần cũng không đồng nhất, trong đó có chia ra chủ khí khách khí. Chủ khí tức là nguyệt lệnh mà ứng với thiên can kiến chi lộc, số còn lại là dư khí và khách khí.

Tháng giêng kiến Dần, trong đó Giáp mộc là chủ khí, Bính, Mậu là khách khí;
Tháng 2 kiến Mão, trong đó can Ất là chủ khí;
Tháng 3 kiến Thìn, Mậu thổ làm chủ khí, Quý, Ất làm khách khí.
Tháng 4 kiến Tị, Bính hỏa làm chủ khí, Canh, Mậu làm khách khí.
Tháng 5 kiến Ngọ, Đinh hỏa làm chủ khí.
Tháng 6 kiến Mùi, Kỉ thổ làm chủ khí, Đinh, Ất làm khách khí.
Tháng 7 kiến Thân, Canh kim làm chủ khí, Nhâm, Mậu làm khách khí.
Tháng 8 kiến Dậu, Tân kim làm chủ khí.
Tháng 9 kiến Tuất, Mậu thổ làm chủ khí, Tân, Đinh làm khách khí.
Tháng 10 kiến Hợi, Nhâm thủy là chủ khí, Giáp mộc là khách khí.
Tháng 11 kiến Tí, Quý thủy là chủ khí.
Tháng 12 kiến Sửu, Kỉ thổ là chủ khí, Tân, Quý làm dư khí.

letung73
09-03-15, 23:49
Sách《 Uyên Hải tử bình 》đối với sự chọn định nguyệt lệnh dụng thần thì nhấn mạnh vật tư lệnh ở trong sự "nông sâu của tiết khí", mà 《 Thông hội 》 thì đã phát triển tư tưởng của《 Uyên Hải 》, cho rằng "Câu nệ vào Nhân nguyên chủ sự phân định mấy ngày làm hạn định" mà trở thành quan điểm của thời gian năm tháng mà không đủ biện chứng toàn diện, đã đề xuất ra chủ khí rồi đưa vào lý luận khách khí, chi rằng trong một tháng " chủ có mấy đưa vào cho khách, mà khách không có lý thắng chủ". Do vậy phàm luận cách lấy cục cần phải nhất loạt lấy chủ khí để đánh giá nhận định. 《 Chân thuyên 》 đã kế thừa một quan điểm của《 Thông hội 》, nhất thiết Cách cục đều lấy nhật can cùng với chủ khí của địa chi lệnh tháng để so sánh mà ra. Mọi mặt tác giả đều kế thừa tư tưởng này của 《 Thông hội 》và《 Chân thuyên 》, cũng giựa theo chủ khí của nguyệt lệnh làm tiêu chuẩn thống nhất để định cách cục.

《 Thần phong thông khảo? Quyết định cách cục 》căn cư nhật can cùng với chủ khí của nguyệt lệnh để định cách, tương đối thống nhất về tiêu chuẩn, cho nên có thể cung cấp một cách thực dụng. Hiện ghi chép ra đây để cung cấp cho bạn đọc cùng nghiên cứu.

Định cách cho ngày Giáp

Ngày Giáp sinh tháng Dần là Kiến lộc, tháng Mão theo Nhận có thể có bằng chứng, Tháng 3 Tài Quan tàng trong Thìn khố.
Tháng Tị làm Thực thần Tài ám phục; Tháng Ngọ Đinh hỏa Thương quan cách, tháng Mùi tạp khí Tài Quan Cách.
Tháng 7 Thân kim lấy Thất sát luận, tháng Dậu là được chính khí Quan tinh; tháng 9 Tuất thổ suy tạp khí.
Tháng 10 cách cục đúng Thiên ấn; tháng 11 chọn Chính ấn cách, tháng 12 trong Sửu tạp khí cần phải tỉ mỉ suy xét.

Định cách cho ngày Ất

Ất sinh tháng Dần tên gọi Thương quan, tháng Mão là cách Kiến lộc đúng chân thật; tháng 3 Tài Quan đều tạp khí.
Trong tháng Tị Thương quan Tài tinh rất đoan trang; tháng Ngọ lấy Đinh hỏa Thực thần cách, Tháng Mùi thổ tạp khí viết Tài Quan.
Tháng Thân chính khí Quan tinh luận, Tháng 8 Dậu kim Thương Sát suy; Tháng Tuất Tài Quan đều là tạp khí, Tháng Hợi chính Ấn liền phù thân.
Trong tháng Tý Thiên ấn là chính xác, Tạp khí suy ra ở tháng Sửu.

Ngày Bính định cách

Ngày Bính gặp tháng Dần là Thiên ấn cách, tháng Mão Chính ấn hỉ Quan tinh; đầu tháng Thìn tạp khí cuối tháng xét Thực thần cách.
Trong tháng Tị định lấy Kiến lộc cách; tháng Ngọ hỏa Dương nhận lại Thương quan, tháng Mùi lấy Thương quan thì cần thương tận.
Tháng Thân là Thiên tài hỉ vượng thần, tháng Dậu Tài vượng sinh Quan cách. Tháng Tuất tạp khí là Thực thần.
Tháng Hợi Thiên ấn Thất sát rất rõ ràng; Tháng Tý Chính quan cần Cung vượng, cung Sửu phân minh tạp khí sinh.

Ngày Đinh định cách

Ngày Đinh tháng Dần lấy Chính Ấn để bình xét, trên tháng Mão Thiên ấn cách thật rõ ràng; Đầu tháng Thìn tạp khí, cuối tháng xét Thương quan cách, trên tháng Tị Thương quan liền sinh Tài, tháng Ngọ ngày Đinh Kiến lộc rât phân minh, tháng Mùi duy nhất Thực thần cách.
Trong tháng Thân Chính tài sinh Quan cách, tháng Dậu Thiên tài có thể truy tìm. Tháng Tuất tạp khí cuối tháng xét Thương quan.
Tháng Hợi Chính quan và Chính ấn, tháng Tý kèm theo Thiên quan với Thất sát rất chân thật, tháng Sửu tạp khí là Tài quan.

Ngày Mậu định cách

Mậu tàng tháng Dần Sát trói buộc Ấn, Mão là Chính quan tìm quý khí; trong Thìn tạp khí Tài Quan cách.
Trên Tị ngày Mậu cũng xét là Kiến lộc, tháng Ngọ Dương nhân không lấy mà chọn Chính ấn cách, Mùi thổ tạp khí làm Tài Quan.
Tháng 7 Thực thần sinh Tài vượng, tháng 8 Thương quan hỉ gặp Tài. Trong Tuất tạp khí phân minh chọn, tháng Hợi Tài Sát cách thật là chân.
Tháng Tý lấy Chính tài sinh Quan cách, Sửu thổ tạp khí gọi Tài Quan.

Ngày Kỷ định cách

Ngày Kỷ sinh tháng Dần xem Chính ấn, tháng Mão xem Sát thật chính xác, Tháng Thìn tạp khí lấy Tài Quan.
Trong Tị Chính ấn cách là thanh trong nhất, Trong Ngọ Kiến lộc ở vị này, Mùi thổ tạp khí nhờ Tài Quan.
Tháng Thân Thương quan chân luận vậy, trong Dậu Thực thần cũng khả tầm. Tháng Tuất mượn lấy tạp khí cách.
Trên Hợi thì xem Chính tài sinh Quan cách, tháng Tí Thiên tài rõ mà sợ Kiếp, Tháng Sửu tạp khí lấy Tài Quan.

Ngày Canh định cách

Canh đến Dần cung xét về Tài Sát, tháng Mão Chính tài dễ sinh ở tháng
Đầu tháng Thìn xét theo tạp khí cuối tháng thì xét theo Thiên ấn.
Tháng Tị luận theo Thất sát cách sau đó là Thiên ấn cách.
Tháng Ngọ hỏa viêm thì tìm theo Chính quan cách, trong tháng Mùi xét theo tạp khí, cuối tháng thì chọn theo Chính ấn cách.
Trong tháng Thân dễ chọn Kiến lộc cách. Tháng Dậu luận theo Dương nhận cách là đúng đắn.
Trong Tuất tạp khí cuối tháng Thiên ấn, trên tháng Hợi Thực thần hỉ thân cường.
Tháng Tý luận theo Thương quan cách, trong tháng Sửu thì chỉ có thể luận theo tạp khí.

Ngày Tân định cách

Tân sinh tháng Dần là Tài vượng sinh Quan, tháng Mão Thiên tài là có căn cơ phúc đức, tháng Thìn tạp khí thì cuối tháng xét Chính ấn cách.
Trên tháng Tí lại xét cả Chính quan và Chính ấn cách.
Sinh tháng Ngọ Thiên quan hỉ Kiêu thần, Tháng Mùi tạp khí cuối tháng luận theo Thiên ấn cách.
Tháng Thân chọn lấy Thương quan cách, tháng Dậu là Kiến lộc cách sợ phùng xung.
Trong tháng Tuất tạp khí cuối tháng lại xét theo Ấn cách.
Tháng Hợi là Thương quan cách mừng gặp được Tài; trong tháng Tý lại cầu Thực thần cách, trong tháng Sửu hạ tuần luận Thiên ấn cách.

Ngày Nhâm định cách.

Nhâm sinh vào tháng Dần gọi là Thực thần cách, trên tháng Mão gặp Ấn lấy Thương quan; tháng Thìn tạp khí cuối tháng thì ại xét Thất sát.
Tháng Tị lại chọn Thiên tài đồng thời với Thiên quan.
Tháng Ngọ Tài sinh Quan cách đúng lưỡng toàn, trên tháng Mùi tạp khí chon Tài quan.
Tháng Thân Thiên ấn vô biệt luận, Tháng Dậu chọn Chính ấn mà lại sợ gặp Tài.
Tháng Tuất tạp khí cuối tháng là Thất sát cách.
Tháng Hợi đầu tháng Thực thần mà cuối tháng thì Kiến lộc cách.
Trong tháng Tý là Dương nhân cách, trong tháng Sảu tạp khí là Tài Quan.

Ngày Quý định cách.

Ngày Quý sinh tháng Dần thì lấy Thương quan cách, tháng Mão định Thực thần cách là đúng đắn;
Tháng Thìn Tạp khí là Tài Quan, tháng Tị Chính tài sinh Quan cách liền đúng vậy.
Tháng Ngọ Thiên tài lại Thiên quan, tháng 6 ( Mùi) tạp khí là Thất sát.
Tháng Thân ngày Quý là Chính ấn sợ gặp Dần, Tháng Dậu Thiên Ấn kị thấy Tỉ.
Tháng Tuất tạp khí là Tài Quan, Tháng Hợi nhờ cậy vào Thương quan cách.
Trong Tý ngày Quý định nó là Kiến lộc cách thật chính xác, Cuối tháng tạp khí tháng Sửu là Thất sát.
Tôn sùng Tài Quan Ấn Thất sát Thực Thương là nối liền thiết pháp của Tử bình, cho nên ghi chép ra đây vậy.

letung73
09-03-15, 23:50
《 Tử Bình Chân Thuyên? Luận Dụng thần 》Ý nghĩa thứ 3 của tiết 1 chính là: Bởi vì Dụng thần với nhật can sinh khắc không giống nhau, thì có 10 thần mà không giống nhau, trong đó lại phân biệt ra 4 cát 4 hung, Tài Quan Ấn Thực làm dụng thần thì cần thuận dụng chúng, Sát Thương Kiếp Nhận làm ác Dụng thần, thì cần nghịch dụng chúng. Sao lại là thuận dụng? Cát thần chiếm giữ nguyệt lệnh, trụ năm giờ có Thập thần sinh nó hộ nó thì gọi nó là thuận dụng, Hung thần chiếm giữ nguyệt lệnh, trụ năm giờ có Thập thần chế nó hóa nó thì gọi là nghịch dụng. Giảng sâu thêm một bước, không chỉ là nguyệt lệnh dụng thần với bẩm tính cát hung của nó mà cần áp dụng phương pháp thuận nghich; chính là trong 6 chữ khác của trụ năm, ngày, giờ cũng cần căn cứ vào bẩm tính cát hung của thập thần đó để sử dụng những phương cách thuận nghịch giống nhau. Ví như niên trụ có cát thần Tài Quan thì trụ khác cũng cần sinh Tài Quan và hộ vệ Tài Quan. Phàm trong trụ hết thảy là 4 cát thần ( không những nguyệt lệnh) trên nguyên tắc đều phải sinh nó hộ nó: Phàm trong trụ tất cả là 4 hung thân, thì trên nguyên tắc đều phải chế nó hóa nó. Nếu như nguyệt lệnh cát thần cùng cát thần của trụ năm giờ lương tựa vào nhau, là đại cát nhất. Ví như Quan cách trụ năm hoặc giờ có Tài, Tài đến sinh Quan, có thể nói thành cách mà rất đẹp. Còn như Năm Giờ Tài tinh cũng là một trong 4 cát thần, nhưng lại mừng nguyệt lệnh Chính quan hộ Tài, cũng phù hợp với nguyên tắc là cát thần cần sinh cần hộ. Đây gọi là trong cục Tài Quan lương tựa vào nhau, là tượng cực cát lành.

Lục cách phối họp thành lập đại cương, không ngoài là căn cứ vào sự cát hung của dụng thần nguyệt lệnh mà sử dụng phương pháp thuận nghịch:

Nguyệt lệnh chính Quan, trụ năm trụ giờ mừng thấu Tài để sinh Quan, hỉ thấu Ấn để hộ Quan, đây chính là Quan cách thành vậy.

Nguyệt lệnh Tài tinh, Trụ năm giờ hỉ thấu Thực để sinh Tài, hỉ thấu Quan để hộ Tài; đây chính là Quan cách thành vậy.

Nguyệt lệnh Chính ấn, trụ năm trụ giờ hỉ Quan Sát sinh Ấn, hỉ thấu Tỉ Kiếp để hộ Ấn; đây chính là Ấn cách thành vậy.

Nguyệt lệnh Thực thần, năm giờ hỉ thân vượng để sinh Thực thần, hỉ thấu Tài để hộ Thực thần; Như vậy là Thực thần cách thành.

Nguyệt lênh Thất sát, năm giờ hỉ Thực thần, Dương nhận để chế và hợp Thất sát, hỉ Ấn thụ đến hóa Sát, như vậy là Sát cách thành vậy.

Nguyệt lệnh Thương quan, năm giờ hỉ thấu Ấn thụ để chế Thương, hỉ Tài đến hóa Thương, đây chính là Thương quan cách thành vậy.

Mặt khác nguyệt lệnh Lộc, Nhận hoặc Kiếp chiếm cứ nguyệt lệnh, cũng lấy hung thần bàn bạc xem xét.

Nguyệt lệnh là Kiếp Lộc, Năm giờ hỉ Quan Sát để chế phục, lợi dụng Tài mà thấu Thực Thương để chuyển hóa Kiếp Lộc; Đây chính là nguyệt Kiếp cách vậy.

Nguyệt lệnh là Dương nhận, năm giờ hỉ Quan Sát để chế phục, hỉ thấu Thực Thương để hóa Nhận; Đây chính là nguyệt lệnh Dương nhận cách vậy.

Trên thực tế, căn cứ sự không giống nhau nhật can cùng nguyệt lệnh sinh khắc có thể chia ra 10 loại là: Quan, Sát, Ấn, Kiêu, Chánh Tài, Thiên Tài, Thực, Thương, Lộc ( Kiếp ), Nhận. Cổ nhân gọi chúng là " Lục cách" là chỉ 6 loại lớn là: Quan, Sát, Ấn ( Kiếu Ấn thì dựa vào tính cách của nó tương tự như Ấn mà quy về một loại), Tài ( Thiên tài lấy tính chất của nó giống với Tài cho nên cũng quy về một loại), Thương, Thực. Về phần Bát cách mà hậu nhân giảng, chính là trên cơ sở lục cách mà thêm hai loại lớn là Lộc, Nhận. 《 Uyên Hải 》cho rằng Lộc, Nhận đồng loại với nhật can, khó mà thủ dụng ( chọn dụng thần), cho nên đem chúng ra ngoài lục cách; chỉ ở trên năm giờ lựa chọn Quan Sát Thực Thương Ấn Tài 6 cách để có những nghiên cứu. Nhưng bất kể là giảng như thế nào, luận mối quan hệ chân chính của nguyệt lệnh với nhật can, giảng một cách toàn diện chính là có Thập thần tức chính là hình thức của 10 loại tổ hợp, khái quát đơn giản mà giảng chính là dụng lục cách để điều khiển. Trong vận dụng thực tế, đối với phạm vi chỉnh thể của nguyệt lệnh vẫn là dựa vào Thập thần lục cách ( tức hình thức tổ hợp của Thập thần) để nắm vững so sánh tính cương lĩnh vốn có vừa là đủ cả tính tính toàn diện, so sánh biện chứng hợp lý.

Trong mệnh học của Bát tự còn có một khối " Ngoại cách" rất lớn, đó là so sánh sự biệt lập của ngoài 6 cách nguyệt lệnh đối với sự thảo luận của toàn cục hoặc 3 trụ năm ngày giờ tác thành. 《 Tử Bình Chân Thuyên 》 nói rằng:" Bát tự dụng thần chuyên chủ ở nguyệt lệnh, tại sao lại có ngoại cách ư? Ngoại cách là do nguyệt lệnh vô dụng, tùy cơ ứng biến mà dụng nó ( ngoại cách), cho nên mới gọi là Ngoại cách vậy. Như Xuân mộc Đông thủy, thổ sinh ở 4 tháng tứ quý, ngày và tháng cùng khó lấy làm dụng. Rất nhiều cách như: Loại tượng, Thuộc tượng, Xung tài, Hợp lộc, Hình hợp, Diêu nghênh ( Gặp, đón), Tỉnh lan, Triều dương, đầu có thể dụng vậy. Nếu nguyệt lệnh tự có dụng thần, Sao có thể biệt tìm ngoại cách, lại có thể Xuân mộc Đông thủy, can đầu đã có Tài, Quan, Thất sát mà bỏ chúng để xác định ngoại cách, cũng rất sai lầm. Đúng là vốn can đầu có Tài, sao dụng xung Tài? Can đầu có Quan, sao dụng hợp lộc? Sách viết: Có Quan chớ tìm cách cục, luận nó không dễ vậy".

Đại khái mà nói, Ngoại cách chủ yếu bỏ chuyên chú đến nguyệt lệnh với trụ năm ngày giờ và hai phương diện của toàn cục để triển khai. Trước là có thể chia ra 3 loại lớn là Niên cách, Nhật cách, Thời cách. Trong đó nổi bật nhất là lấy Nhật cách và Thời cách nhiều nhất; còn như toàn cục giống như bao hàm Tòng cách, Hóa cách - và giống như 3 loại lớn của đại tượng.

Loại Niên cách có: Tuế đức phù Sát, Tuế đức Chính quan, Tuế đức phù Tài .v.v.v.

Loại Nhật cách có: Nhâm kị Long bối, Nhật nhận, Khôi cương, Nhật đức, Nhật quý, Phi thiên lộc mã, Thiên nguyên ám lộc, Thai nguyên Tài Quan, Bát chuyên, Tài Quan song mỹ, Lộc Mã đồng hương, Phúc đức.v.v.v.

Loại thời cách có: Thời thượng nhất vị quý cách, Thời thượng nhất vị Thiên tài cách, Nhật lộc quy thời, Lục Giáp xu Càn, Tí dao Tị Lộc, lục Ất thử quý, Lục âm triều dương, Sửu dao Tị Lộc, Lục Nhâm xu Cấn, hình hợp cách, hợp Lộc cách, Củng Lộc củng quý, Kim Thần, Thời Mộ.v.v.v.

Loại toàn cục có: Khí mệnh tòng Tài, Khí mệnh tòng Sát; Khúc trực, Viêm thượng, Tòng cách, Nhuận hạ, Giá sắc; Hóa thủy, Hóa kim, Hóa mộc, Hóa hỏa, Hóa thổ , v.v....

Ngoài ra 《 Tam Mệnh Thông Hội 》còn có không ít danh mục Ngoại cách: Như Phá Quan, Phi Tài, Phá Tài, Hổ mã bôn Tị, Mão Mùi dao Tị, Xung Lộc , v.v.... Còn như một số tên gọi như Lộc nguyên Tam hội, Lộc nguyên hỗ giao, Huyền vũ đương quyền, Phục nguyên quý Sát, Câu Trần đắc vị, Tam kỳ chân quý, Tý Ngọ song bao, Thủy thổ bại ở Dậu, Nguyên thanh lưu trọc, Nguyên trọc lưu thanh, Kiến Lộc bất phú, Bối Lộc bất bần, Văn hỉ bất hỉ, Đương ưu bất ưu, Cát hội hung hội.vv.v. không thể chỉ vẻn vẹn xem là ngoại cách, nhiều hơn là một số mệnh lý cụ thể và sự trình bày kĩ sảo, rất trọng yếu ắt phải nắm vững.

Tóm lại, nếu muốn trở thành một nhà ( bậc thầy) mệnh học, thì đối với chính cách không chỉ phải thuộc ở trong lòng, mà đối với tất cả ngoại cách cũng phải tường tận rõ ràng; không được phép lầm lẫn với mô hồ một chút nào. Như thế mới được xem là người nghiên cứu nói chung, điều đầu tiên cần phải năm vững những ý chủ yếu của chính cách. Đây là một trong những nguyên nhân mà bát tự sở hữu, lấy luận thuật của chính cách ước khoảng yêu cầu trên 90%; còn như tiêu chuẩn ngoại cách rất ít, đây là bởi vì một khi nguyệt lệnh có 3 cách dụng tháng ở năm ngày giờ thì cần phục tùng chính cách nguyệt lệnh để nghiên cứu, cho nên tầm nhìn điều chủ yếu của người nghiên cứu mệnh lý là phải tập chung ở trong cái nền tảng chính cách lớn này.

CST
10-05-16, 23:38
Cám ơn anh. Cho em hỏi, bài này "có vẻ" cùng phong cách của ông Vương khánh?

lesoi
20-10-16, 19:32
Cám ơn anh. Cho em hỏi, bài này "có vẻ" cùng phong cách của ông Vương khánh?
Thực ra Vương Khánh có ý nhấn mạnh ưu khuyết của cả 2 trường phái cách cục và vượng nhược mà thôi. Nhưng nói thật đến nay người đời vẫn có thói quen luận theo cái gì mà mình biết. Gần đây có Đoàn Kiến Nghiệp lại có ý xóa bỏ tất cả cách cục lẫn vượng suy để hướng mọi người theo Manh phái của anh ta là không cần luận cách cục, dụng thần, vượng suy gì cả. Đây là quan điểm sai lầm hết sức trầm trọng, nó chả nói lên vấn đề gì trọng tâm, luận theo ý muốn của mình mà không hề có nguyên tắc. Cách cục có cái hay riêng của nó, tương tự vượng nhược cũng vậy. Nhưng tất cả đều không toàn diện, vì sao? Đó là vì xa rời phương pháp luận theo âm dương. Ngũ hành hay bất cứ cái gì đều không ly khai khỏi âm dương, âm dương là nguồn gốc của lý lẽ Mệnh thuật.
Lâu nay chúng ta cứ mãi nghĩ đến cách cục là cao siêu nhất, là hoàn thiện nhất. Đến khi Tân phái lại xem ý nghĩa của vượng suy là tối thượng, cứ nhằm chằm vào nhật chủ mà đoán theo tứ thời vượng suy là quan điểm hoàn toàn sai lầm. Phải phối hợp toàn bộ mệnh cục trong tứ trụ mới xác định được ngũ hành vượng suy chứ không riêng gì Nhật chủ thì mới toàn diện được. Sau này khi nghiên cứu xong vấn đề này tôi sẽ cùng các bạn thảo luận.
Riêng mệnh lý Manh phải không phải như cách nói của ĐKN, đó là chưa hiểu gì về Manh phái, anh ta chỉ học đâu đó của ông Hác Kim Dương, Hạ Trọng Kỳ mà nói bậy bạ không đúng tinh thần của Manh phái, không đúng theo học thuyết của Âm Dương. Chỗ này còn xa lắm, cho nên tạm thời tôi chưa nói với các bạn được. Hẹn một ngày không lâu tôi sẽ trở lại các diễn đàn học thuật để cùng các bạn đàm đạo.

phuongvu
22-10-16, 10:20
Quan điểm của anh Lesoi rất hay!

Thân ái!
Phuongvu

CST
26-10-16, 13:25
Cám ơn bài của bác letung73! Em đã thu được nhiều lợi ích từ bài này.


Phải phối hợp toàn bộ mệnh cục trong tứ trụ mới xác định được ngũ hành vượng suy chứ không riêng gì Nhật chủ thì mới toàn diện được. Sau này khi nghiên cứu xong vấn đề này tôi sẽ cùng các bạn thảo luận.
.
Điều này em cũng "lờ mờ" nhận ra khi đọc các bài của Vương khánh. Trước đây, khi nhìn vào lá số tử bình của mình, em rất khó tìm "dụng thần" vì mỗi phái nói một kiểu, không đúng với thực tế bản thân. Sau này, đọc kỹ các ví dụ của Vương khánh mới thấy có hướng đi và giải đáp được thắc mắc.
Nhân tiện, các anh/chị luận giúp em về "dụng thần" của lá số và những năm tốt/xấu:

Càn mệnh: Giáp tý - Ất hợi - Qúy dậu - Nhâm tý



Riêng mệnh lý Manh phải không phải như cách nói của ĐKN, đó là chưa hiểu gì về Manh phái, anh ta chỉ học đâu đó của ông Hác Kim Dương, Hạ Trọng Kỳ mà nói bậy bạ không đúng tinh thần của Manh phái, không đúng theo học thuyết của Âm Dương. Chỗ này còn xa lắm, cho nên tạm thời tôi chưa nói với các bạn được. Hẹn một ngày không lâu tôi sẽ trở lại các diễn đàn học thuật để cùng các bạn đàm đạo.

Mọi người chờ bài viết và luận giải từ anh.

DangHuyA
28-10-16, 22:45
Vương Khánh nói thì đúng nhưng làm lại sai, sai từ cơ bản. Những người học huyền không đặc biệt đại quái sẽ nhận ra điều này khá rõ. Bát tự muốn luận hạn đúng thì kháng mệnh phải vững. Việt Nam chưa thấy ai làm việc nghiêm cẩn như các đại sư của đài mã cảng, nên học thuật cứ lững lơ con cá vàng.

lesoi
29-10-16, 19:43
Vương Khánh nói thì đúng nhưng làm lại sai, sai từ cơ bản.
Theo bạn thì sai cơ bản từ đâu?


Những người học huyền không đặc biệt đại quái sẽ nhận ra điều này khá rõ.
Vậy thì theo bạn Huyền không đại quái có liên quan đến bát tự à?

DangHuyA
29-10-16, 23:13
Mất quá nhiều thời gian và tiền bạc để thấy, nên không tiện nói, chỉ có thể gợi ý.
Huyền không đại quái Liên Thành và bộ thanh nan nói về nguyên lý này khá rõ, nguyên lý của tự nhiên nguyên lý cơ bản vì vậy dù không liên quan trưc tiếp với nhau, cũng là cùng một vận hành. À trong kinh phật cổ cũng có nói, mang thân tứ đại lại trả về tứ đại.

Thân như bóng chớp có rồi không
Cây cỏ xuân tươi, thu đượm hồng
Mặc cuộc thịnh suy không sợ hãi
Thịnh suy như cỏ hạt sương đông.

hehehe ...

lesoi
07-11-16, 12:11
Mất quá nhiều thời gian và tiền bạc để thấy, nên không tiện nói, chỉ có thể gợi ý.
Có không ít nhiều người cho đến già vẫn không nắm vững được cơ bản Mệnh thuật, chứ nói gì một chút ít tiền bạc của cải.

Huyền không đại quái Liên Thành và bộ thanh nan nói về nguyên lý này khá rõ, nguyên lý của tự nhiên nguyên lý cơ bản vì vậy dù không liên quan trưc tiếp với nhau, cũng là cùng một vận hành.
Dù là phong thủy hay ngũ thuật cũng đều xuất phát từ Dịch Lý, xa rời Dịch lý thì không thể luận thuật, dễ nhầm lẫn mà dẫn đến chỗ sai lầm. Có quá nhiều sách vở hỗn tạp lẫn lộn chính tà, phân biện không rõ chính lý. Cho nên dù có học nhiều vẫn không thành là từ chỗ này. Đặc biệt là mệnh học Tứ trụ, từ cổ chí kim đã là bác nháo, huống chi nói thuật phong thủy.

À trong kinh phật cổ cũng có nói, mang thân tứ đại lại trả về tứ đại.

Thân như bóng chớp có rồi không
Cây cỏ xuân tươi, thu đượm hồng
Mặc cuộc thịnh suy không sợ hãi
Thịnh suy như cỏ hạt sương đông.

hehehe ...
Đang nói học thuật, bạn lại nói đạo phật ...!

Tôi thấy trong thuật Kỳ môn độn Giáp có câu:
" Âm Dương thuận nghịch diệu nan cùng,
Nhị chí hoàn hương nhất cửu cung,
Nhược năng liễu đạt Âm Dương lý,
Thiên Địa đô lai nhất tưởng trung"
Giờ mới thấy ý nghĩa câu này thật là huyền diệu.