PDA

View Full Version : Bàn về nhật can



letung73
09-06-15, 09:17
Tường luận về Nhật Can

Nhật can

Biên tập

[Nhật can]

Tất cả tứ trụ có thể đại biểu cho một người rất đầy đủ, lúc này, nhật can chính là hạt nhân của người đó; khi căn cứ vào tứ trụ để suy đoán việc người với mối tương quan mật thiết với mệnh chủ, thì nhật can đại biều bản thân mệnh chủ, ngoài ra thập thần của can chi đại biểu nhân sự của lục thân. Cho nên, nhật can là cái trục hoặc hạt nhân của tứ trụ. Suy đoán về các loại hiện tượng mệnh lý trong mệnh chủ thì chủ yếu chính là xoay quanh nhật can mà khai triển.

Mục lục

1. Giới thiệu

2. Tường luận về nhật can < 1 >

Tiết 1: Độ mật thiết của can chi và lực sinh khắc của nó.

Tiết 2: Cái Đầu, Tiệt cược, sự che chở và nâng đỡ đối với sự ảnh hưởng lực tác dụng của nhật can.

Tiết 3: Vượng suy cường nhược của nhật can.

Tiết 4: Nêu ra những ví dụ phán đoán không thống nhất của học thuật về sự cường nhược của nhật can.

Tiết 4: Tiểu kết.

3. Nhật can tường giải.

Phần 1: Giới thiệu

Nhật can

Ghi nhớ 10 can ngày. 《 Di cảo đời Thanh • thời hiến chí tứ 》: "Nhật can, Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý." xem thêm " Can Chi " .

Phần 2: Tường luận về nhật can < 1 >

Toàn bộ tứ trụ có thể đạ biểu chỉnh thể của một con người, lúc này, nhật can chính là hạt nhân của mỗi người; căn cứ vào sự suy đoán của tứ trụ và nhân sự có liên quan mật thiết với mệnh chủ, thì nhật can đại biểu cho bản thân nhật chủ, ngoài ra thập thần của can chi đại biểu cho nhân sự của lục thân. Cho nên, nhật can là cái trục hoặc hạt nhân của tứ trụ. Việc suy đoán về các loại hiện tượng mệnh lý của mệnh chủ chủ yếu là xoay quanh sự khai triển của nhật can.

Tiết 1. Mức độ chặt chẽ ( không thể tách rời) của can chi và lực lượng sinh khắc của nó. Để làm sáng tỏ phương tiện tự thuật mối quan hệ của nhật can với can chi khác trong tứ trụ một cách kĩ càng chu đáo, chúng ta đem khoảng cách gần xa giữa can chi khác trong tứ trụ với nhật can gọi là mức độ chặt chẽ (không thể tách rời), trong đó mức độ chặt chẽ (không thể tách rời) của can chi và nhật can vốn có tác dụng gia tăng đối với nhật can thì gọi là mức độ thân thiết, Sắn có mức độ chặt chẽ ( không thể tách rời) của can chi và nhật can có tác dụng hao tổn đối với nhật can thì gội là mức độ hao tổn. Sắn có vai trò mang tính thân mật thì gọi là lực tăng thêm, có tác dụng mang tính hao tổn thì gọi là lực hao tổn.

1. Sự đồng trụ, khoảng cách gần xa, độ chặt chẽ ( không thể tách rời) của nhật chi và nhật can là lớn nhất, giống như phu thê cùng một thể, ở dưới điều kiện ngang bằng nhau, so sánh với can chi khác, thì ảnh hưởng của nó đối với nhật can là trực tiếp nhất, lực sinh khác là lớn nhất. Như:

Giáp Ngọ, Bính Dần, Bính Dần, Mậu Tý

Nhật chi Dần mộc thì lực sinh trợ đối với nhật can Bính hỏa lớn hơn bất kỳ can chi nào. Nhưng là lực lượng của chi ngày sẽ suy nhược, dù cho gắn bó như môi với răng, nhưng là tâm có dư thừa mà lực lại không đủ. Ví dụ như: Nhâm Thìn, Mậu Thân, Bính Dần, Bính Thân, mùa Thu kim vượng mộc tử, nhật chi Dần mộc đối với nhật can là có tâm sinh, song lại không có lực để sinh. Lại như: Mậu Ngọ, Mậu Ngọ, Bính Tý, Giáp Ngọ. Ngọ hỏa được lệnh mà thế đông, 3 Ngọ xung một Tý, hỏa nhiều thủy khô, cho nên nhật chi Tý thủy có tính khắc đối với can ngày, nhưng lại không có lực để khắc, giống như con mèo nhỏ gặp con chuột lớn, tuy gần ngay trước mắt, lại không biết làm thế nào.

2. Mức độ chặt chẽ ( không thể tách rời) của can chi còn lại với nhật chủ dựa vào sự yếu thế tuần tự dưới đây: (1) Tháng can; (2) giờ can; (3) nguyệt chi; (4) giờ chi; (5) can năm; (6) Chi năm. Dưới điều kiện nganh bằng của lực lượng ngũ hành tương đồng, thì mức độ chặt chẽ của can chi và nhật can, thì lực tác dụng với nhật can càng ngày càng lớn, đây là một mối quan hệ có biến đổi tương ứng. Ở đây nhất định cần chú ý cái tiền đề " Điều kiện nganh bằng" này, khi cần lực lượng ngũ hành chênh lệch khác xa nhau, thì cần đồng thời cân nhắc mức độ chặt chẽ (không thể tách rời) và sự hợp lực của lực lượng ngũ hành. Mức độ chặt chẽ giữa can ngày và can năm thì không bằng can tháng, can giờ, bởi lực của can năm là xa nhất so với can tháng, can giờ, song có thể bù đắp cho mức độ chặt chẽ ( không thể tách rời) khi bị thiếu hụt, trong đó lực sinh khắc đối với nhật can không thua gì ở tháng, và lực sinh khắc của can giờ đối với can ngày; nhưng là khi lực lượng bản thân của can chi năm không cường, thì chính là ngoài tầm với đối với can ngày, cho dù có điểm tác dụng, cũng bất quá là không giải quyết được vấn đề then chốt.

Ví dụ:

A, Quý Sửu, Ất Mão, Mậu Thìn, Ất Mão
B, Quý Hợi, Ất Mão, Mậu Thìn, Bính Thìn
C, Mậu Tý, Ất Mão, Mậu Thìn, Bính Thìn
D, Ất Mão, Kỷ Mão, Mậu Thìn, Bính Thìn
E, Giáp Ngọ, Đinh Mão, Mậu Thìn, Bính Thìn

5 tứ trụ này đều thấu xuất mộc vượng, nhưng do ở vị trí không giống nhau, sức mạnh mức độ khắc phạt không giống nhau: Trụ tháng, trụ giờ của ví dụ A, thì thấu Ất, kề sát kẹp khắc nhật can, tháng can lại được niên can đến sinh, vì vậy mà lực khắc càng lớn, do vậy mà nhật can bị tổn hại nặng nhất, cực nhược; chi giờ của tứ trụ B là đồng loại của nhật can, có thể trợ giúp một chút ít vi lực, giờ thấu Bính hỏa tuy lực lượng yếu ớt, nhưng dù sao cũng là mối quan hệ thân mận, hướng nhật can mà không khắc nhật can, mức độ hao tổn của nhật chủ so với tứ trụ A thì chỉ rất nhẹ; Can tháng của tứ trụ C tuy khắc nhật can, nhưng không giống hai tứ trụ A, B như vậy can tháng có được sinh của can năm, cho nên lực khắc thân so với tứ trụ B lại giảm; tứ trụ D thì Ât mộc khắc thân, bị tháng can Kỷ thổ ngăn cách, Ất mộc chỉ là người giúp đỡ quét dọn cho can ngày, đây trước hết là một phần lực lượng làm hao tổn can năm, lực khắc thân so với tứ trụ C lại giảm; Giáp mộc của tứ E và cách giữa nhật can là Đinh hỏa, mà Đinh hỏa có niên chi làm căn, có thể thông quan, Giáp mộc không những không khắc nhật chủ, trái lại có ích sinh Đinh hỏa tiến tới là lại có ích sinh cho nhật chủ. Tình hình tứ trụ thay đổi, nhật chủ thân cường.

Từ những ví dụ trên có thể xem ra, do ở can chi khác của tứ trụ và vị trí của nhật can ( mức độ chặt chẽ) không giống nhau, do đó sự tổn hao đối với nhật chủ cũng không giống nhau, dưới tổ hợp riêng biệt ( như tứ rụ E), ngược lại có thể sự tổn hao thay đổi làm tăng thêm ích lợi, hóa địch làm bạn. Cùng với lý đó thì độc giả có thể đoán biết can chi khác của tứ trụ nào đó với can ngày do sự biến hóa mức độ thân thiết mà dẫn tới sự thay đổi lực lượng gia tăng ích lợi đối với nhật chủ.

Cùng với lý đó, chúng ta có thể căn cứ vào phương pháp nói trên mà phân tích một can hoặc một chi nào trong tứ trụ cùng với mức độ chặt chẽ và sự lớn nhỏ lực lượng sinh khắc với những can chi khác. Giảng về mức độ chặt chẽ này chỉ nhằm vào vị trí can chi của mệnh cục mà nói, chưa suy xét đến mối quan hệ hình xung hợp hội... giữa can chi. Thực tế trong dự trắc nhất định phải chú ý mọi mặt.

letung73
09-06-15, 09:18
Tiết 2. Sức ảnh hưởng của Cái đầu, Tiệt cước, che phủ nâng đỡ đối có tác dụng đối với nhật chủ.

1. Cái đầu thì có địa chi Cái đầu, bản thân lực lượng do bị Cái đầu khắc tổn mà giảm thiểu, cho nên địa chi này thì lực tác dụng đến nhật can cũng theo đó mà giảm thiểu. Ví dụ 1: Canh Thìn, Mậu Tý, Giáp Dần, Canh Ngọ, Tý thủy bị Mậu thổ Cái đầu mà tiêu hao lực của thủy, cho nên lực sinh nhật chủ cũng giảm.

Ví dụ 2: Giáp Tuất, Bính Tý, Giáp Dần, Canh Ngọ. Tý thủy bị Bính hỏa cái đầu mà tiêu hao lực của thủy, lực sinh nhật can vì vậy mà cũng giảm. Cái đầu lực lượng càng lớn, mức độ mà chi khác bị tổn hao cũng ngày càng sâu. Ví dụ 1 Mậu thổ Cái đầu, có Canh kim trên trụ năm là bộ phận hóa tiết, cho nên lực của Mậu thổ cũng giảm; Ví dụ 2 chi hợp hỏa cục, quần mộc sinh hỏa, thì lực Bính hỏa cường đại, có thế sấy cạn Tý thủy, cho nên ví dụ 1 tuy là Mậu khắc Tý, như không như ví dụ 2 Bính tiết hóa Tý làm cho Tý bị tiết hao lớn.

Ví dụ 3: Giáp Thìn, Kỷ Tị, Kỷ Mùi, Mậu Thìn. Chi năm giống như bị can năm Cái đầu mà khắc, trên thực tế Tứ trụ một khố thổ vượng, Giáp Kỷ hợp mà hóa thổ, Giáp mộc không còn chút sức lực nào ngược lại bị chuyển hóa mà trợ giúp chi năm. " Cái đầu" loại này đối với tọa chi không những không khắc tổn, trái lại còn trợ giúp lợi ích cho chi mà nó tọa, Như vậy "Giáp Thìn" gần như " Mậu Thìn". Đây cũng là một loại hình thức hóa thù làm bạn.

Ví dụ 4: Canh Thân, Mậu Tý, Tân Dậu, Nhâm Thìn. Thìn trong trụ tàng Mậu thấu xuất, dường như Mậu có thể khắc Tý, thực tế thì chi hợp thủy cục thành hóa, căn Mậu thổ tổn thương, lại có Canh Tân song thấu, kẹp tiết Mậu thổ, cho nên thổ chỉ là một điểm hư phù, bị quần kim hóa thành vô hình, không những không khắc được Tý thủy, mà ngược lại trợ kim sinh thủy. Như vậy Cái đầu này đối với tọa chi cũng thuộc vào không khắc mà trái lại còn sinh, khiến cho tác dụng chi mà nó tọa với nhật can thêm lớn. Nếu như thổ cường thịnh mà kim nhược cực, thì kim không thể hóa được thổ, thì thổ lúc này là Cái đầu có thể khắc được chi mà nó tọa.

Tóm lại, Sự sinh khắc của Cái đầu khi chi nó tọa đều do tổ hợp chỉnh thể của Tứ trụ mà định, không nên vùa gặp Cái đầu thì xem là khắc, Do vậy, nói một cách nghiêm chỉnh, phàm đối với tọa chi không sẵn có tác dụng khắc phạt, mà có " Cái đầu lại làm tăng thêm lợi ích tác dụng, do vậy mà không thể gọi nó là Cái đầu, mà chỉ nên xem nó là sự "Bao phủ" chi mà nó tọa.

Ví dụ 5: Mậu Dần, Giáp Tý, Giáp Thìn, Ất Sửu. Giáp can tháng tiết khí chi tọa, Giáp là Cái đầu, lực lượng mà Tý thủy sinh nhật can giảm nhược, nhưng can tháng thu nạp khí của chi tọa nhưng lại trực tiếp bang phù nhật chủ. Cái đầu dạng này thì có ích đối với nhật can, giống như khởi được tác dụng của địa chi sinh thân.

Ví dụ 6: Mậu Dần, Giáp Tý, Bính Dần, Đinh Dậu. Tý thủy khắc thân, Cái đầu Giáp mộc hóa Sát sinh thân chính là đã khởi được tác dụng của chi tọa,

2. Tiệt cước xem cho trụ đơn một cách tương đối, Tiệt cước có tác dụng khắc tổn đối với thiên can, nhưng ở trong tứ trụ không giống nhau, bởi do sự khác nhau trong tổ hợp chỉnh thể, có Tiệt cước rập khuôn theo tác dụng vốn có ban đầu, có Tiệt cước mất đi tác dụng loại này, trái lại còn sinh ra ích lợi cho thiên can này, mà tác dụng của thiên can đối với nhật chủ cùng biến hóa tương ứng. Vậy đạo lý về Cái đầu với sự giải thích bên trên giống nhau.

Ví dụ 1: Đinh Tị, Quý Sửu, Bính Tuất, Kỷ Hợi. Quý thủy tọa trên Sửu thổ đương lệnh, được trụ năm Đinh Tị sưởi ấm, nhật chi táo thổ tương trợ, thiên can Kỷ thổ thấu xuât tăng thêm sức mạnh của thổ, thổ thế cường vượng, Quý thủy bị Tiệt cước khắc, lực lượng có tổn hao.

Ví dụ 2: Đinh Tị, Quý Sửu, Bính Tý, Kỷ Hợi. Tạo này với tạo trên chỉ thay đổi một chữ Tý thủy, trong trụ hội thành thủy cục, Sửu thổ không những không khắc Quý thủy, trái lại còn làm tăng thêm tác dụng của thủy thế, đây chính là Tiệt cước của Quý thủy liền như " Phúc Tiệt ( che đậy, cắt đứt)" vậy.

Ví dụ 3: Ất Mão, Đinh Hợi, Bính Dần, Giáp Ngọ. Hợi thủy bị Dần Mão mộc kẹp mà tiết, trong trụ có hỏa điều hầu, thủy khí hầu như đều bị vượng mộc hấp thu, cho nên Hợi thủy đối với Đinh hỏa đã không có tác dụng "Tiệt cước", trái lại còn trợ mộc sinh hỏa.

3. Đạo lý về Phúc Tải (che trở và nâng đỡ) cũng gần giống nhau, nói chung dưới tình hình là địa chi được che phủ ( như Tân Hợi) thì lúc này địa chi được tăng thêm lực, thiên can được nâng đỡ ( như Giáp Tý), thì thiên can được tăng lực, thiên phú địa tải (trời che đất chở) ( như Bính Ngọ ), đồng nghĩa với lực can chi được tăng thêm. Can chi sau khi tăng lực đối với lực tác dụng đến nhật can thì tăng lớn. Nhưng ở trong một số tổ hợp mệnh cục đặc biệt, thì mối quan hệ che trở nâng đỡ này chuyển biến thành Cái Đầu Tiệt Cước, đối với tác dụng sinh khắc của nhật chủ cũng là thuận theo nó mà biến hóa.

Ví dụ 1: Nhâm Dần, Đinh Mùi, Quý Hợi, Giáp Dần. Nguyệt can thấu xuất Đinh hỏa dường như sinh nguyệt chi Mùi thổ. Nhưng Đinh Nhâm ở năm tháng tương hợp được mộc vượng trong trụ trợ hóa, Đinh hỏa sau khi hóa mộc đối với thổ thì ngược lại có tác dụng khắc tổn.

Ví dụ 2: Đinh Mão, Canh Tuất, Giáp Ngọ, Canh Ngọ. Nguyệt chi Tuất thổ vốn có thể sinh can tháng Canh kim, nhưng hỏa thế trong trụ cường vượng trợ Mão Tuất hợp hóa, sau khi Tuất thổ bị hợp hóa hướng về hỏa mà quay lưng lại với kim, ngược lại thêm vào đó mà khắc hại kim.

Ví dụ 3: Quý Hợi, Canh Thân, Đinh Tị, Nhâm Tý ( giờ Tý ban đêm). Nhật trụ Đinh Tị tuy là tổ hợp cùng một thể "trời che đất trở" , nhưng trong trụ thủy thế cường vượng, nhật chi Tị hỏa bị Thân kim hợp mà hóa thủy, Tị hỏa sau khi hóa thủy thì tác dụng bang trợ đối với can ngày, chính là biến thành tác dụng khắc tổn. Đồng lý là tổ hợp song thể ( cùng một thể) của nguyệt trụ Canh kim, cũng do "Tị Thân" hóa thủy mà làm cho tác dụng bang phù của Thân kim đối với Canh kim cũng biến thành tác dụng tiết hao.

letung73
09-06-15, 09:19
Tiết 3: Nhật can vượng Suy mạnh yếu

Để tiện cho độc giả hiểu hơn, chúng tôi thay đổi lối tư duy trừu tượng thành lối tư duy hình tượng - Tứ trụ giống như một cái cân tiểu ly, nhật can chính là cái trục chống đỡ của cái cân tiểu ly, các can chi còn lại chính là cánh tay và cái mâm thăng bằng hai bên của cân tiểu ly, lực lượng ngũ hành thực tế của những can chi này chính là quả cân để đong đo cho sự cân bằng của tứ trụ. Quyển sách nhằm tự thuật cho được thuận tiện, thì chúng ta có lực lượng ngũ hành đóng vai trò gia tăng (sinh) đối với nhật can để đo lường sự cân bằng là ở bên trái của cân tiểu ly. Có lực lượng ngũ hành đóng vai trò tiết hao ( khắc) đối với lực lượng của nhật can dùng để xem xét số đo vủa quả cân ở bên phải của cân tiểu ly, đây chính là bên trái thì sinh mà bên phải thì khắc. Khi cần lực lượng sinh nhật can lớn hơn lực lượng khắc nhật can, thì số đo quả cân ở bên trái cân tiểu ly nặng hơn số đo quả cân ở bên phải, lúc này cân tiểu ly mất đi sự cân bằng mà nghiêng về bên trái, thì nhật chủ thân cường; trái lại, nó nghiêng về bên phải, thì nhật chủ thân nhược. Khi cân tiểu ly thăng bằng, thì nhật chủ trung hòa. Từ chỗ này chúng ta có thể xem được điểm mấu chốt của nhật chủ thân nhược, nhật chủ thân cường chính là quyết định ở trọng lượng số đo của của quả cân khi ở bên trái hoặc bên phải của Cân tiểu ly. Như vậy, thì làm sao mới có thể đánh giá sự nặng nhẹ số đo của quả cân khi ở bên trái hoặc bên phải đây.

Phần đầu chúng tôi đã giới thiệu bảng vượng suy của ngũ hành và 12 thiên can sinh vượng tử tuyệt, ở đây sẽ cử ra được công dụng của nó.

Trước tiên làm sáng tỏ khái niêm vượng, suy, cường, nhược:

Vượng: Phàm là hành nào đó đương lệnh hoặc nhận được sự sinh của nguyệt lệnh thì gọi là vượng, nhưng không giống Đế vượng ở trong sinh vượng tử tuyệt của 10 thiên can. Như Giáp mộc sinh ở tháng Hợi, Tý, Dần, Mão đều là vượng, nhưng ở tháng Mão là Đế vượng, trong đó hành đương lệnh như ngũ hành nhận được sự sinh của nguyệt lệnh lại càng vượng. Trên thực tê sự vượng ở đây chính là bao gồm " Vượng" và " Tướng" của ngũ hành ở trong vượng tướng hưu tù tủ của bốn mùa.

Hưu: Phàm là hành nào đó không đương lệnh, lại không được lệnh tháng sinh. Hưu bao gồm " Hưu, Tù, Tử" của ngũ hành trong " vượng tướng hưu tù tử của tứ thời. Cũng chính là nói, phàm ngũ hành không thuộc về phạm trù vượng thì đều thuộc là suy. Mức độ suy có thể tham khảo " Sinh vượng tử tuyệt của 10 thiên can". Vượng suy chỉ là nói một cách tương đối mà thôi, không vượng thì suy, không suy thì vượng. Vượng suy là hai phạm trù lớn, phạm trù vượng suy không chỉ vẻn vẹn giới hạn ở sự hạn hẹp trong bảng sinh vượng tử tuyệt của 10 thiên can.

Cường: Chính là lược lượng ngũ hành mạnh lớn, Tiền đề mà lực lượng ngũ hành lớn mạnh là: hoặc đương quyền đắc lệnh hoặc thế lực nhiều, hoặc không đắc lệnh nhưng bè đảng ( ngũ hành cùng loại) đặc biệt rất nhiều, tích tiểu thành đại. Cho nên, ngũ hành vượng có thể là cường, ngũ hành suy cũng có thể kết đảng mà cường. Hành nào đó đương lệnh khi đã bị khắc phạt hoặc tiết hao của một hành nào khác hoặc mấy hành cường có lực thì quả thật hành đó không địch lại chúng, thì đó không phải là cường, mà gọi là vượng mà không cường. Giống như ánh nắng nóng nhất của mùa hè là vốn nóng bỏng vô cùng, nhưng khi tháng nóng nhất của mùa hè thì trời lại mưa như trút nước cho nên ánh nắng chính là nơi thu lại ngọn lửa thiêu đốt con người. Nói từ một phương diện khác, mùa hè thì nóng chói chang, khí hàn thoái vị, nhưng một hồi cuồng phong bão táp, có thể làm cho nhiệt độ không khí đột nhiên hạ xuống, mà nhè nhẹ gió mát thổi khiến cho thân thể con người cảm thấy ớn lạnh, nếu như con người ở trong bầu không khí như vậy thì đã bị gió thổi mưa thâm, thì có thể bị cảm mạo. Cái khí hàn lạnh này, chính là tuy không đương lệnh, nhưng khi bè đảng đặc biệt nhiều cũng tụ tập được Suy mà trở thành lý do cường mạnh.

Nhược: Chính là lực lượng ngũ hành nhỏ yếu. Đạo lý giống cường là như nhau, ngũ hành vượng không nhất định đều cường, ngũ hành suy không nhất định đều nhược.

Từ khái niệm vượng suy cường nhược có thể biết, chúng ta thường nói nhật can vượng suy cường nhược thực chất là chỉ sự cường nhược của can ngày. Quyển sách này mục đích chỉ có thể miêu tả sự khác biệt nhỏ lực lượng ngũ hành một cách tường tận, lấy sự hàm ý của vượng suy cường nhược trong nhiều sách một lần nữa cho ra những định nghĩa phân biệt, độc giã hãy chú ý phân biệt nó khi đọc sách này.

Cường vượng: Chính là Vượng lại Cường.

Cường: Suy nhưng thế lực đông mà cường.

Suy nhược: Chính là suy lại nhược.

Nhược: Vượng nhưng thế lực nhỏ lẻ mà nhược.

Trung hòa: Trong nhật chủ cường nhược vừa phải, thiên bình ( cân tiểu ly) không nghiêng lệch, tức thăng bằng.

Thiên cường: Quả cân hơi nghiêng về bên trái.

Thiên nhược: Quả cân nhưng hơi nghiêng về bên phải.

Cực cường: Quả cân nghiêng về bên trái một cách nghiêm trọng.

Cực nhược: Quả cân nghiêng về bên phải một cách nghiêm trọng.

Khi phân biệt những khái niệm nhỏ này thì chúng ta hãy chú ý.

Dưới đây xin lấy ví dụ thực tế để phân tích cục thể:

letung73
09-06-15, 09:20
1. Cường vượng.

1, Đương lệnh khí thế nhiều mà cường vượng

Ví dụ: Giáp Dần Bính Dần Giáp Ngọ Đinh Mão

Nhật can Giáp mộc sinh ở tháng Dần đương lệnh là vượng, năm thấu Tỉ kiên, chi có hai Dần một Mão, vượng mà thế lực nhiều, cho nên nhật can cường vượng.

2, Thế lực đông mà đắc lệnh sinh mà cường vượng.

Ví dụ: Giáp Tý, Bính Dần, Bính Ngọ, Kỷ Sửu

Bính hỏa nhật can trường sinh ở nguyệt lệnh, tự tọa Dương nhận cường căn, tháng thấu Tỉ Kiên kề sát tượng trợ, Thiên ấn trên năm lại sinh Binh hỏa, lại thêm chi Tháng ngày bán hợp Tỉ kiên cục, Ấn Tỉ lưỡng vượng mà thế quần, nhật chủ cường vượng.

1. Cường ( tuy thất lệnh nhưng thân cường )

1, Kết đảng thế lực nhiều.

Ví dụ: Canh Tuất, Mậu Tý, Kỷ Mùi, Kỷ Tị

Mùa Đông thủy vượng thổ tù, nhật chủ thất lệnh, nhưng nhật chủ đều cùng một thể, ngày giờ Tỉ Kiếp song thấu, kề sát nhật chủ tương trợ, Mùi, Tuất đều là thổ táo tàng hỏa, thổ lại được chi giờ Tị hỏa, đủ có thể chống lại hàn lệnh của mùa Đông, hỏa thổ đồng tâm hiệp lực; Tý thủy tuy đắc lệnh, như sức một người chẳng làm nên việc gì, khó chống lại sự bao vây tấn công của quần thổ, thổ thế chiếm thượng phong, nhật chủ thân cường.

2, Biến tiết hướng Nhật ( Phản bội nhau mà hướng về nhật chủ)

Ví dụ: Bính Ngọ, Mậu Tuất, Đinh Mão, Nhâm Dần

Tuất thổ đương lệnh giống như tiết hỏa khí, nhưng chi hợp Dần Ngọ Tuất hỏa cục, Mão Tuất lại hợp hỏa, can năm thấu xuất hóa thần Bính hỏa, hợp cục đắc hóa, tính chất của Tuất thổ bị cám dỗ hóa mà trợ hỏa, lực lượng của bản thân bị chuyển hóa, Mậu thổ tuy thấu mà đương lệnh, thực tế chính là hỏa nhiều thì thổ cháy khét, do vậy mà lực tiết thân không đủ, Đinh Nhâm hợp Tòng cường mà hóa hỏa, ( Phản hóa). Cho nên nhật can tuy không đương lệnh, lại có khắc có tiết, nhưng do tổ hợp đặc biệt của tứ trụ, dẫn đến xu thế chung là hướng về nhật can, lực tăng lên lớn hơn lực tổn hao, số đo của quả cân sẽ dịch bên trái của cái cân mà khiến cho bên trái thêm nặng cho nên thân cường.

Từ ví dụ trên có thể xem được " Biến tiết Hướng Nhật" phần đa là do hợp, hội dẫn tới.

3, Hóa địch làm bạn ( Thông quan)

Ví dụ: Canh Thìn, Quý Mùi, Giáp Dần, Nhâm Thân

Tháng Mùi chính là Mộ địa của Giáp, địa chị Thân Thìn tàng thủy, can thấu Nhâm Quý, Mùi thổ do táo mà biến thành nhuận ướt, kim ở năm giờ có thấu can tàng chi, bây giờ lại được nhuận thổ sinh, lực lượng lớn mạnh, kim chính là kình địch của Mộc, Như vậy Giáp mộc nhật can cũng không đắc lệnh, lại gặp cường kim, tự hồ chắc chắn suy nhược, không ngờ Quý thủy nằm ở giữa Canh Thân, làm trung gian cho hai bên, đây là điểm mấu trốt để khai thông, khiến cho kim sinh thủy, hóa địch làm bạn ( Nhâm thủy can giờ có thể hóa lực thời chi Thân kim xung khắc Dần mộc, trái lại làm cho nhậy chủ được ích lợi. Lúc này giống như dịch quả cân từ phía bên phải tiến về bên trái thì làm tăng lực cho bên trái, nguyên bản thì cân lệch về bên phải nhưng bây giờ ngược lại cân lại lệch về bên trái. ( Tạo này quý ở nhật chủ có căn, nếu không thì hư phù mà không nhận được sự sinh của thủy.)

4, Tọa thâu ngư lợi ( Lợi dụng mâu thuẫn của người khác để hưởng lợi)

Ví dụ: Mậu Ngọ, Quý Hợi, Bính Ngọ, Mậu Tuất

Tháng Hợi thủy đương lệnh, nguyệt trụ đều cùng một thể, với nhật trụ kề sát tương khắc, hỏa không đương lệnh, dường như khó chống nổi thủy vượng khắc chế, nhật chủ suy nhược, thật không ngờ tứ trụ thổ nhiều, can thấu chi tàng, lại được sự hậu thuẫn của hỏa, dủ có thể chế được thế thủy đơn, mà còn Mậu trụ năm Quý trụ tháng hợp, thủy lại giảm lực, thủy gặp cường địch, trước phải ra sức chống đỡ, mà không có cơ hội khắc khứ nhật can, như vậy thủy thổ giống như cò trai tương tranh, nhật can giống như ngư ông đắc lợi. Nhật chủ thông căn Dương nhận, bản thân có lực, không gặp khắc phá, đương nhiên mà thân cường.

3. Suy nhược.

1, Thất lệnh cô lập

Ví dụ: Nhâm Thân, Nhâm Tý, Bính Tý, Kỷ Hợi

Thủy thế cường vượng, Bính hỏa thất lệnh, lại cô lập không được trợ giúp, thân ở Tuyệt cảnh, vô cùng nhược. ( Tứ trụ này làm tòng cách )

2, Suy không địch vượng

Ví dụ: Quý Hợi, Giáp Tý, Kỷ Sửu, Kỷ Tị

Nhật chủ đều cùng một thể, tháng, ngày Giáp Kỷ hợp, hai chi Tý Sửu hợp thổ, giờ chi có hỏa sinh thân, can giờ thấu Tỉ Kiên giúp thân, dường như có rất nhiều nhân tố có lợi với nhật chủ, đương nhiên là thân cường, nhưng thật tình không biết rằng, tháng Tý thủy vượng thổ hưu Quý thủy vượng thấu, chi hội thủy cục thành công, thủy thế cường vượng, Hợi Tý Sửu hội thủy phá hợp thổ Tý Sửu, Giáp mộc hưu phù, thủy nhiều mộc trôi, Giáp Kỷ không thể hợp hóa, chi giờ có một điểm hỏa nhỏ, bản thân nó khó bảo tồn, thì sao có thể chăm sóc cho nhật chủ đây; can giờ Kỷ thổ, tuy có kề sát với nhật can một cách thân thiết, nhưng là cùng cảnh ngộ thì thông cảm với nhau, tuy có tâm bang phù cho can ngày, nhưng lực phù trợ lại kém. Kể từ đó mà nhật chủ suy mà không địch lại vượng thế, ưu thế mất nhiều suy nhược mà không phải nghi ngờ gì.

4. Nhược ( đắc lệnh mà thân nhược )

1, Ngược lại chủ làm khách.

Ví dụ: Canh Thân, Nhâm Ngọ, Bính Tý, Mậu Tý

Tháng Ngọ là đất đế vượng của Bính hỏa, nhật chủ đương quyền đắc lệnh, dường như cường vượng, không ngờ tứ trụ thủy nhiều lại được kim sinh, hai Tý xung một Ngọ, nhật can căn cơ dao động, Canh sinh Nhâm thủy, Nhâm thủy kề sát thân mà khắc, can giờ Mậu thổ lại tiết khí Bính hỏa, khắc tiết cùng đến, nhật can cô lập mà không được trợ giúp, giống như một " Anh hùng lõa thể", đã bị bầy ong bao vây tấn công, chú ý được cái mặt thì lại phải bỏ cái thân, che được phần ngực lại không che được phần lưng, cuối cùng bị đốt khiến cho toàn thân phù thũng, trốn chạy vào rừng!

Lại có Ví dụ: Giáp Ngọ, Bính Tý, Nhâm Ngọ, Bính Ngọ

Nhâm thủy sinh vào tháng Đế vượng, vượng mà khắc hỏa, không ngờ 3 Ngọ xung một Tý, làm cho căn cơ dao động, hai Bính kẹp Nhâm, tiết hó
a nhật chủ mãnh liệt. Đây giống như là một bầy chuột ăn một con Mèo, hỏa ở thế thượng phong, cho nên nhật chủ thân nhược.

2, Di tình biệt luyến ( Thay lòng đổi dạ, đem lòng yêu người khác)

Ví dụ: Đinh Sửu, Ất Tị, Đinh Dậu, Tân Sửu

Tháng Tị Đinh hỏa đương lệnh, năm tháng Tỉ Ấn đều thấu, nhật chủ đắc lệnh được sinh được trợ giúp, xem như cường vượng mà không phải nghi ngờ gì, thật không ngờ rằng 3 trụ tháng ngày giờ tam hợp kim cục, năm chi thấp thổ hối hỏa sinh kim trợ hóa, can thấu Tân kim, hợp cục đắc hóa, nguyệt chi thay lòng đổi dạ, hướng kim mà quay lưng lại với hỏa, căn nhật can bị tổn thương, tưởng cường mà thực ra nhược.

3, Sinh nhiều trái lại là nhược

Ví dụ: Kỷ Mùi, Tân Mùi, Canh Thìn, Quý Mùi

Bản thân thổ sinh kim, nhưng tứ trụ thổ vượng trùng điệp, Canh Tân kim hư phù, thổ dày chôn kim, một ánh kim hoàn toàn không thấy, đây chính là giả sinh thành khắc. Nhật chủ cực nhược, cách thành tòng Ân.

letung73
09-06-15, 09:21
Tiết 4: Nêu ra những ví dụ không thống nhất của học thuật đoán về nhật can cường nhược.

Ở trên từ mặt chính đã nêu ra những ví dụ về phán đoán nhật can cường nhược. Rất nhiều học giả đối với sự phán đoán cường nhược của nhật can, thường thường bị ảnh hưởng của một số công thức, không đi sâu vào phân tích tất cả lực lượng ngũ hành của bản thân can chi và thực tế lực lớn nhỏ tác dụng đối với can ngày, mà theo " công thức" cứng nhắc gọi là có hay không đắc lệnh, đắc sinh, được trợ giúp, đắc địa, thậm chí đơn gian từ cái biểu hiện bề ngoài theo số can chi sinh khắc nhật can để phân biệt cường nhược của nhật can, như vậy sẽ dẫn đến trong thực thế dự đoán khi suy đoán nhiều mà ứng nghiệm ít. Nhằm giúp đại bộ phận độc giả này thoát khỏi sự không thống nhất, bây giờ mang một vài lập luận chưa đủ chặt chẽ cẩn thận và nêu ra những điểm không thống nhất của độc giả thêm vào đó để bình luận.

Ví dụ một:

Đắc lệnh: Nhật can vượng ở chi tháng, ở đất Trường Sinh, Mộc Dục, Quan Đới, Lâm Quan, Đế Vượng.

Đắc địa: Nhật can ở các chi còn lại trường sinh ( cần phải là dương nhật can), Lộc Nhận ( Chi tàng can bản khí là Tỉ, là Kiếp) hoặc mộ khố, dương nhật can gặp mộ khố là có căn, âm nhật can thì vô khí, cho nên vô căn).

Được sinh: Nhật can được Chính thiên ấn trong các can chi của tứ trụ sinh.

Được trợ giúp: Nhật can với thiên can khác của tứ trụ đồng loại là gặp Tỉ kiên Kiếp tài bang thân.

Bình luận:

1, Nhật can có hay không Đắc lệnh, nên căn cứ vào sự phân biệt khi " Vượng, Tướng, Hưu, Tù" của ngũ hành ở trong bốn mùa, phàm ngũ hành ở vào thời lệnh của vượng hoặc tướng là đắc lệnh. 《 Bảng Thập thiên can sinh vượng tử tuyệt 》chỗ này không hề phù hợp.

2, Sinh, Vượng, Mộ, Tuyệt, chỉ phân ra ngũ hành, mà không nhất định phải phân âm dương, can âm dương Mộ Khố đồng luận. Chỉ cần trong chi của Tứ khố có tàng can cùng loại với nhật can, thì đều có thể có căn ( đơn giản mà nói, là chưa cân nhắc tới mối quan hệ xung hợp...), căn bản khí hữu lực vẫn là cường căn, nếu không thì là căn nhược.

3, Các quan điểm còn lại đều chính xác.

Ví dụ 2: Điều kiện để đoán thân vượng:

Thứ 1: Nhật can Đắc lệnh là phương diện trọng yếu nhất phán đoán thân vượng:

Thứ 2: Trong tiền đề Đắc lệnh, Đắc địa, Đắc sinh hoặc trợ giúp lại chiếm một trong những số đó, thì có thể khẳng định là thân vượng. Chiếm đến hai trong số đó là thiên vượng thiên cường. Nếu có lực lại nhiều trợ giúp, thì thân vượng hoặc thiên vượng.

Thứ 3: Trong tình huống không đắc lệnh, mà Đắc địa, Đắc sinh hoặc được trợ giúp chỉ chiếm được một thứ, nhưng tư trụ có tam hợp cục hoặc tam hội cục làm Ấn cục của thân, hoặc làm Tỉ cục trợ giúp thân nhật can, vậy là thân vượng.

Thứ 4: Trong tình huống không đắc lệnh, nhưng Đắc địa, Đắc sinh hoặc Đắc trợ chỉ chiếm một, nhưng trong tứ trụ có Tam hợp cục hoặc Tam hội cục là Ấn cục của thân, hoặc là Tỉ cục của thân trợ giúp nhật can, là thân vượng
Bình luận:

Trong lập luận trên, điều kiện thứ nhất và điều kiện thứ 3 là chính xác, điều kiện thứ 2 và điều kiện thứ 4 không hoàn toàn chính xác.

Trước tiên là phân tích điều kiện 2: ( Trong tiền đề Đắc lệnh, Đắc địa, Đắc sinh hoặc trợ giúp lại chiếm một trong những số đó, thì có thể khẳng định là thân vượng. Chiếm đến hai trong số đó là thiên vượng thiên cường. Nếu có lực lại nhiều trợ giúp, thì thân vượng hoặc thiên vượng.)

Tứ trụ: Tân Hợi, Bính Thân, Canh Tý, Đinh Sửu

Nhật can Canh kim sinh ở tháng Thân là đắc lệnh, năm thấu Tân kim được trợ gúp, giờ gặp khố Sửu là đắc địa, theo lập luận trên nhật chủ thân cường. Nhưng trên thực tế, chi hội Hợi Tý Sửu thủy cục, Thân kim là đất trường sinh của thủy, có thể trợ hóa thủy cục, năm tháng Bính Tân hợp thủy, vừa trợ giúp chi hội cục đắc địa, lại được can ngày sinh, hợp hóa thành công. Như vậy, Tân, Thân, Sửu đều do hợp mà quay lưng lại với nhật chủ để hướng về thủy, nối giáo cho giặc, trở lại tiết khí nhật chủ, thành ra nhật chủ suy yếu vô vùng.

Lại như Tứ trụ: Đinh Dậu, Giáp Thìn, Bính Tý, Quý Tị

Bính sinh ở tháng Thìn là đất Quan đới đắc lệnh, gặp Giáp là được sinh, gặp Đinh là được trợ giúp, gặp Tị là đắc địa, tứ đắc ( đắc lệnh, đắc sinh, đắc trợ, đắc địa) đều chiếm hết, theo lập luận ở trên thì nhật chủ vượng đến cực điểm; nhưng trên thực tế, Thìn là thấp thổ, sinh kim hối hỏa, Đinh bị Dậu tiết khí, mà không có lực phù trợ nhật chủ, Quý thông căn ở Tý thủy, là Cái đầu của giờ chi, Tị hỏa căn của nhật chủ bị chế, mà Giáp mộc ở tháng Thìn bất quá chỉ có dư khi, tuy kề sát nhật can tương sinh, không biết rằng " Tịch dương vô hạn hảo, chỉ thị cận hoàng hôn ( trời chiều tốt vô hạn, nhưng chỉ là gần hoàng hôn)". Như vậy, Đinh hỏa, Giáp mộc ở bên trái của cái cân, bất quá là hai quả cân đảm trợ giúp cho nhật chủ mà lực chỉ nho nhỏ, mà nhật can tọa ở Tiệt cước, Quý Bính lại công kích trực diện, tuy chiếm tận " Tứ đắc", lại làm sao có thể nói là vượng quá đến tột cùng.


Quả thật, Dưới tiền đề Đắc lệnh, lại chiếm được " Một đắc", Hai đắc" thậm trí " 3 đắc" mà làm cho nhật chủ tứ trụ cường vượng chiếm Tỉ lện rất lớn, nhưng lại không thể luật nó nhất loạt như nhau, nếu không thì, bất cần có kết luận một cách thực tế, một cách dễ dàng, một cách võ đoán, sẽ làm hỏng độc giả ở mức độ lớn. Học giả mệnh lý dù sao cũng không thể lấy thái độ nghiên cứu học vấn này!

Tiếp tục lấy ví dụ để phân tích điều kiện 4: ( Điều kiện 4: Trong tình huống không đắc lệnh, nhưng Đắc địa, Đắc sinh hoặc Đắc trợ chỉ chiếm một, nhưng trong tứ trụ có Tam hợp cục hoặc Tam hội cục là Ấn cục của thân, hoặc là Tỉ cục của thân trợ giúp nhật can, là thân vượng).

letung73
09-06-15, 09:22
Bình luận:

Tứ trụ: Nhâm Ngọ, Nhâm Tý, Bính Tuất, Canh Dần

Bính hỏa sinh ở tháng mùa Đông thất lệnh. Địa chi nhìn như có Tam hợp hỏa cục, thực ra hỏa cục này không hề thành lập : Trung thần Ngọ hỏa, bị thủy đương lệnh chung quanh khắc chế, vượng Tý xung suy Ngọ, phá hợp cục Dần Ngọ Tuất; chi giờ Dần mộc, lại có Cái Đầu, nhật can ở địa chi không có căn cường, ở thiên can lại có hai Nhâm kết đảng trọng khắc, hơn nữa Canh kim cùng làm hao khí của Bính hỏa. Mệnh cục Quan Sát trọng mà Ấn tinh Tỉ Kiếp khinh, cho nên thân nhược mà không phải nghi ngờ gì.

Thông quan phân tích ví dụ thực tế có thể thấy được, lập luận ở trên đã có mặt chính xác, cũng có mặt sai lầm, Đây chính là điều chưa đủ chặt chẽ. Cho nên, chúng ta đọc sách nhất thiết phải dụng tâm phân tích, dụng mệnh lệ thực tế để kiểm nghiệm, thiết nghĩ không thể do sùng bái một cuốn sách nào đó mà mù quáng không phân biệt được đâu là rập khuôn đâu là giáo điều một cách đúng sai. Đối với lý luận của bất kỳ một thư tịch nào đều phải nghiên cứu, nghiệm chứng, thiết nghĩ không thể nhắm mắt làm liều, mê tín và sùng bái một cách mù quáng. Làm được điều này, thì bạn mới có thể luôn luôn giữ cho đầu óc mình minh mẫn, mới có thể không ngừng thăng tiến trong học thuật.

Dưới đây tiếp tục hé nhìn những lỗi của những người sai đường ( lầm lạc):

Những người lầm lạc đơn giản cho rằng: Can chi sinh trợ nhật can được nhiều hơn can chi khắc phá nhật chủ thì nhật chủ cường, trái lại là thân nhược.

Ví dụ: Ất Mão, Kỷ Mão, Mậu Thìn, Bính Thìn


Đứng về phía nhật can gồm có 4 thổ 1 hỏa tổng cộng là 5 số, còn yếu tố khắc nhật can chỉ có 3 mộc, quần đảng của ta địch với số ít, mà theo quan điểm trên thì nhật chủ thân cường. Thực tế Mão mộc đương lệnh, hai Mão kết đảng, Ất mộc vượng thấu, chế thổ có lực, thêm tháng ngày Mão Thìn bán hội, chi mà nhật can tọa bị tổn, đây cũng là yếu tố bất lợi thứ nhất; nguyệt can Kỷ thổ bị vượng mộc bao vây tấn công, bản thân ( Kỷ) khó bảo toàn, thì sao có thể trợ giúp nhật can, đây là yếu tố bất lợi thứ hai; Bính hỏa tuy tương sinh với nhật can một cách rất mật thiết, tiếc rằng Bính hỏa vô căn, cô lập mà không có sự giúp đỡ, thổ nhiều hối hỏa, mộc nhiều hỏa tắc nghẽn, không còn lực thông quan, do vậy mà Bính hỏa sinh nhật chủ thì tâm có dư chỉ tội là lực không đủ, đây là yếu tố bất lợi thứ 3; chi giờ tuy cùng nhật chi kết đảng trợ nhật chủ, tiếc rằng nhật chi bị Mão mộc hội, thổ lực kết đảng bị cắt giảm, lực phù trợ can ngày đương nhiên không đủ, đây là yếu tố bất lợi thứ tư. Như vậy, ưu thế nhật chủ mất hết, lại bị lệnh khắc, thân nhược không phải nghi ngờ gì. Chúng ta có thể thấy mộc đương lệnh trở thành 3 quả cân ở bên phải của cân tiểu ly, đem hỏa thổ thành 5 quả cân ở bên trái của cân tiêu ly. Số lượng quả cân ở bên trái tuy nhiều, nhưng đều là những quả cân nhỏ, trọng lượng không lớn; mà những quả cân ở bên phải tuy ít, nhưng đều là những quả cân to, đủ có thể lấy ít thắng nhiều, cân tiểu ly đương nhiên nghiêng về bên phải - thành ra nhật can thiên nhược. Đây ví như hai con người già yếu bệnh tật chiến không lại một nam tử hán cường tráng vậy. Nhưng độc giả cũng không nên từ điểm cực đoan này hướng đi một điểm cực đoan khác, mà xem ngũ hành đương lệnh trở thành một người chặn ở cửa mà thiên binh thiên tướng cũng khó mở ( rõ ràng ràng thấy ở ví dụ trước nhật chủ đương lệnh mà thân nhược).

Tuyệt đại đa số lý luận của sách cổ mệnh lý từ xưa đến nay đều cho là đúng, nhưng chỗ sai lầm cũng chỗ khó tránh này, hơn nữa sách không giống thì có sự lầm lẫn cũng không giống, còn như một số sách vở mệnh lý làm bừa có cho là " Tuyệt chiêu", mua danh cầu lợi, người lầm lỡ càng sâu, vậy xin độc giả hãy để tâm.

letung73
09-06-15, 09:23
Tiết 5: Tiểu tiết

Trong hơn 50 vạn loại tứ trụ không giống nhau, có rất nhiều tổ hợp can chi tứ trụ tương đối là phức tạp, tứ trụ không đồng thì có sự biến hóa vi diệu không đồng, có một số tứ trụ chỉ có sai một chữ, hoặc các số, chủng loại can chi hoàn toàn tương đồng, chỉ là vị trí của các can chi khác thay đổi, mà xem ra mười phần giống nhau, thực ra như đúng mà là sai, thật có thể nói là sai, mà sai một ly đi ngàn dặm, đối với phân tích cường nhược của nhật can cần phải toàn diện, chặt chẽ, thì phán đoán mới chuẩn xác. Bây giờ chúng ta làm một sơ kết nhở:

Trước tiên chúng ta làm sáng tỏ mấy khái niệm:

Đắc Lệnh: Bản khí nguyệt chi trong tứ trụ là Chính, Thiên ấn hoặc Tỉ, Kiếp của nhật can.

Đắc sinh ( được sinh): Nhật can được thiên can hoặc bản khí địa chi ( không tính nguyệt chi) trong tứ trụ là Chính, Thiên ấn.

Đắc trợ ( được trợ giúp): Nhật can được thiên can trong tứ trụ là Tỉ, là Kiếp.

Đắc địa: Nhật can được các địa chi trong tứ trụ ( không tính chi tháng) là Lộc, Nhận, Khố, Dư khí.

Ở đây với khái niệm của một số sách không hoàn toàn giống nhau, độc gải có thể đối chiếu ước đoán lần mò một cách cẩn thận, bạn có thể cảm nhận một loại khái niệm chặt chẽ cẩn thận, hợp lý thì bạn có thể dụng loại đó. Nhưng khái niệm "Đắc lệnh, Đắc sinh, Đắc địa, Đắc trợ" mà trong quyển sách này dùng, nó có phạm vi hàm ý chỉ giới hạn trong phạm vi giả thích kể trên. Xin độc giả không nên nhầm lẫn quyển sách này với những khái niệm có tên gọi tương đồng nhưng ý nghĩa không hoàn toàn giống nhau, để tránh ảnh hưởng đến tính chặt chẽ cân thận trong phân tích, luận chứng.

Phương pháp và trình tự phán đoán sự cường nhược của nhật chủ:

1. Lấy nhật can làm hạt nhân, lấy can chi có tác dụng tăng thêm hoặc tác dụng tổn hao đối với nhật chủ đại khái phân làm hai loại A, B ( Loại A làm Tăng thêm, Loại B làm Tổn hao).

2. Lấy nguyệt lệnh làm tiêu chuẩn, sơ bộ so sánh can chi và sự vượng suy của can chi khác trong tứ trụ. Vượng mà không có tổn, một lực của can chi tương đương với hai thậm chí 3 lực của can chi suy lại có tổn. Trước tiên không suy xét đến can chi trong hai loại A, B đối với sự ủng hộ hay chống đối lại nhật can, tạm thời căn cứ sự vượng suy của nó để sơ lược phân biệt so sánh sự hợp lực của hai loại can chi A, B.

3. Sau khi đi qua tổ hợp tổng thể của tứ trụ, trước là xem can chi trong loại A có hay không phản đối quay lưng lại với nhật chủ, có chính là giảm lực thích hợp sinh thân; tiếp theo là xem can chi loại B có hay không phản bội nhật chủ, có chính là cân nhắc thêm lực sinh thân.

4. Xem hợp, hội có thể hay không thành hóa, thành hóa là lực lớn, không hóa thì lực nhỏ, hóa thành loại B, thì lực khắc thân thêm lớn; hóa thành loại A, thì tăng thêm lực sinh thân. Lực hội hợp to nhỏ khác nhau: Lực mạnh nhất là từ Tam hội rồi đến Tam hợp và sau cùng mới đến Lục hợp ( chỉ ngũ hành cùng loại).

5. Trong tình huống là không có sự chống đối lại Hội, hợp, nhân tố nói chung mà nhật can đắc lệnh, đắc sinh, đắc trợ càng nhiều, thì thân càng cường.

6. Căn cứ vào mức độ thân mật và mức độ tổn hao lớn hay nhỏ, xét tình hình cụ thể lực lượng tăng giảm với hai loại can chi A, B.

7. Căn cứ vào mối quan hệ Phúc tải ( che trở nâng đỡ, trời che đất trở), Cái đầu, Tiệt cước để xét tình hình cụ thể tăng giảm lực lượng can chi của hai loại A, B.

8. Cuối cùng căn cứ vào sự hợp lực của từng can chi trong hai loại A, B để đoán định sự cường nhược thực tế của nhật can. Sự hợp lực của A lớn hơn sự hợp lực của B, thì nhật chủ thân cường, ngược lại thì nhân nhược [1]

Phần 3: Nhật can tường giải

Giáp Tý: Giáp mộc là mộc Đống lương, mộc chủ về nhân, tọa ở Chính ấn, là thân cao thể mạnh, hiền lành vui vẻ kính nhường, tướng mạo tuấn tú. Ấn là văn thư, thân tọa văn thư, thì chủ về tài học siêu quần, có quyền bính. Ấn lại có công sinh thân giúp cho học tập, cho nên khả năng ghi nhớ của chủ nhân mạnh, thành tích học tập ưu tú.

Mậu Thìn: Thông căn thì thân vượng, đóng ở Tài Quan Tỉ Kiên, nhưng Tỉ Kiên Tài tinh trong chi hóa hỏa làm Ấn, biến thành Quan Ấn tương sinh, cho nên chủ cao quý. Trong chi Mậu Quý hóa hỏa sinh thổ, mà Thìn vốn là thấp thổ, bên trong có hỏa, ấm áp trung hòa, có thể sinh vạn vật, tất nhiên rễ sâu lá tốt, thì tú khí thành công.

Canh Ngọ: Thân tọa Chính ấn Chính quan, khí chất thanh thuần, tất chủ Quan quý, nhưng kim tọa hỏa địa, cần phải qua hỏa luyện, phải qua nhiều lần gọt giũa, cho nên con đường làm Quan gặp trắc trở, có phát to, thì cũng có suy bại lớn.

Bính Tý: Là lục tú, chủ nhân là người thông minh tú khí, Bính hỏa tọa Tý vô căn, chủ nhân thân thấp lùn. Bính là Thái dương chủ về quang minh ngay thẳng, mà Tý chuột gian giảo, Qúy thủy trong Tý có tính tối tăm ẩm ướt, cho nên tính cách chủ nhân hai mặt. Thân tọa Chính quan, chuyên quyền trong tay, thường thường tự cho mính là đúng, độc tài cố chấp.

Canh Thìn: Thân tọa Chính Tài, Thương quan, Thiên ấn, chủ nhân có Tài lộc, thông minh có học thức, Thương quan trong chi kèm Thiên ấn có quý khí, mà Mậu Quý hợp hóa hỏa thành Quan Sát, trở thành nhật tọa Tài Quan, có thể làm Quan, nhưng ẩn hàm Thương quan, thì có thể hỉ khai mở Sát để được phòng bị.

Tân Tị: Thân tọa Chính Ấn Chính quan Kiếp tài, Tân kim nhu nhược, có Chính Ấn sinh thân, Kiếp tài bang trợ, từ nhược chuyển sang cường, mà Bính hỏa Chính quan chế được cân bằng, làm cho can chi trung hòa, nhất định nhật chủ Quan quý, giàu có ở thành công.

Nhâm Ngọ: Đóng ở Tài Quan, không có tạp khí, đa số chủ Quan quý, Đinh Nhâm hợp Tài, chủ được Thê tài hoặc giàu có do Thê tài. Nhưng Nhâm Ngọ không như Quý Tị, Quý Tị Tài Quan đều đẹp không có tạp khí, lại là Nhật qúy. Ngoài ra, Nhâm thủy Cái đầu có hiềm khích yểm hỏa, cho nên tuy có Quan quý cũng khó trách được phát khởi lớn mà cũng suy bại lớn.

Đinh Hợi: Đóng ở Chính Ấn Quan tinh, Quan Ấn tương sinh, chủ thông minh siêu quần, Đinh Nhâm hợp hóa Ấn tinh, tọa quý, chủ Quan quý, có duyên với Đại quý nhân. Nữ mệnh Đinh Hợi, có thể lấy chồng quý.

Mậu Tý: Là ngày Lục tú, chủ nhân thông minh thanh tú, tọa Chính ấn, được thê hiền, do vợ mà giàu có, can chi Mậu Quý hóa hỏa sinh thân, chủ nhân cao quý.

Quý Tị: Thân tọa Chính quan Chính Ấn Chánh Tài, Tài Quan Ấn liên sinh, tuần hoàn thanh chính, chủ cao quý phú quý hoặc thanh quý, mà thân khang thể kiện có tiền tài, cuộc sống sung túc, nữ danh Quý Tị có thể lấy được chồng quý.

Đinh Dậu: Tọa Trường Sinh Thiên Tài, Dạ quý, Văn Xương, chủ nhân cao quý thông minh, kiến thức siêu quần, được người khâm phục tôn kính, ngoài ra còn có tính cách phản nghịch sáng tạo cái mới.

Kỷ Hợi: Tọa Chánh Tài Chính quan, là Tài Quan song mỹ, chủ quý. Nữ mệnh Kỷ Hợi cũng có thể lấy chồng quý.

letung73
09-06-15, 09:24
Quý Mão: Tọa Trường Sinh, Nhật Quý, Thực thần thổ tú, chủ nhân thông minh có tài văn chương. Nữ mệnh Quý Mão, sinh con mà con có thành tựu trong học tập.

Ất Tị: Ất mộc hướng dương, tinh hoa phát ra bên ngoài, chủ nhân thông minh, nhưng tiết khí, chỉ lợi cho người khác, mà không lợi cho mình. Tọa ở Thương quan Chính tài, Chính quan thuận sinh, có tiền, cuộc sống sung túc, Nam mệnh Ất Tị, đa số kết hôn muộn, có thể lấy được hiền thê, nhưng Thương quan trong chi gặp Quan, cương cường quá đáng, không tuân thủ kỷ luật, võ tướng, hỉ khai mở Sát mà được phòng bị.

Kỷ Dậu: Kỷ tọa Trường Sinh, Văn Xương, chủ về học vấn tốt, thông minh có tài văn chương, mà thổ kim tương sinh, mà chủ nhân thân thể khỏe mạnh, nhưng can sinh chi, dẫu sao tiết khí, cho nên được mất đều có.

Giáp Dần: Tọa Lộc thông căn Thân vượng, đóng ở dưới có Thương quan sinh Tài, chủ phú quý, nhưng Tỉ Kiên đoạt Tài, Văn chương có kém một chút, chủ phú quý. Nữ mệnh Giáp Dần, thân cường khắc phu.

Ất Mão: Tọa Lộc thông căn Thân vượng, tọa Tỉ Kiên, không có Tài, thanh quý mà không phú quý, trên dưới đều là Ất mộc, tú khí thấu xuất, tài văn chương tốt, là người thanh tú, tay chân mảnh.

Bính Thìn: Thân tọa Khôi địa, chi tàng Chính ấn, Thực thần, Thất sát, chủ nhân thông minh, lanh lợi, Thìn là đất thấp thổ, Bính là Thái dương, là ánh sáng mặt trời chiếu khắp muôn nơi, mà vạn vật có thành, nhân mệnh Bính Thìn thông minh hiếu động.

Canh Thân: Tọa Lộc thông căn, thân thể tốt, chủ phú quý. Canh Thân sinh vào tháng Sửu, là Thiên nguyệt hai Đức, cả đời chủ nhân khỏe mạnh ít bệnh. Nữ mệnh Canh Thân mang Thiên nguyệt hai đức, tất sinh quý tử, là người tài giỏi thông minh.

Tân Dậu: tọa Lộc thông căn, được trợ giúp, lập ở đất bất bại, thông minh có tài văn chương, có năng lực.

Nhâm Tuất: Đóng ở Tài sinh Tát, Sát sinh Ấn, Sát Ấn tương sinh, chủ đại quý, hoặc quý do làm võ tướng, nhưng Đinh Nhâm hóa mộc gặp táo thổ, thường thường biến thành tiểu nhân hoặc phần tử xấu.

Ất Sửu: Ngày Lục tú, chủ nhân thanh tú đẹp đẽ, thân tọa kim khố, vô căn, lại tọa dưới Thất Sát vô chế, là tự tin thái quá, thường thường khăng khăng làm theo ý mình, nữ mang Ất Sửu vốn có phong cách của nam tính.

Bính Dần: Bính là Thái Dương, thân tọa trường sinh, có tượng của ánh sáng rực rỡ, chủ nhân thông minh, nhưng đóng dưới Kiêu thần đoạt Thực, không tốt. Sinh vào trước Hạ chí sau Đông chí, Mậu thổ trường sinh ở Dần, Thực thần vượng, chủ nhân thông minh, tốt đẹp; Sinh ở sau Hạ chí trước Đông chí, thì Mậu thổ trường sinh ở Thân, Thực thần nhược, kém một chút.

Đinh Mão: Đinh tọa Ấn thông căn, chủ nhân thông minh có học vấn. Nếu Tứ trụ xuất hiện Hợi Mão Mùi tam hợp mộc cục hoặc Dần Mão Thìn tam hội mộc cục, là Đại quý nhân, nhưng thân tọa Thiên ấn, chỉ có thể làm chức vụ phó, và làm phò tá cho người khác.

Kỷ Tị: Kim Thần, chủ nhân cương nghị, thông minh, có hỏa thì quý, mà vô hỏa thì không cát. Đóng ở Chính ấn, Kiếp Tài, Thương Quan, Thương quan bội Ấn, quý không thể nói, nhưng Thương quan gặp Kiếp, dễ bị tiểu nhân hãm hại.

Tân Mùi: Đắc khố thông căn thân vượng, đóng ở Thiên Tài, Thiên Ấn, Thất Sát, một đường thuận sinh, chủ tiểu quý, cát. Nữ mệnh Tân Mùi, có tình yêu chung thủy, đoạt phu quyền, giữ gìn gia đình, nhưng độc tài.

Giáp Tuất: Đắc khố thông căn thân vượng, đóng ở Thiên Tài, Chính quan, Thương quan, chủ nhân cương cường chính trực, quang minh chánh đại, làm Quan thanh liêm, nhưng tính cách vô cùng ngay thẳng mà đắc tội với người, khó tránh khỏi đã bị đả kích, loại trừ.

Ất Hợi: Tuy ở vào tử địa, nhưng lại tọa ở Chính ấn Kiếp tài bang thân, cho nên có tượng khô mộc gặp mùa Xuân. Nam mệnh Ất Hợi chủ được hiền thê; Nữ mệnh Ất Hợi chủ được chồng quý, hơn nữa đối với chồng còn tận tâm tận lực. Ngoài ra nữ mệnh Ất Hợi sinh đẹp vô cùng.

Đinh Sửu: Đinh hỏa tọa Sửu vô căn, Thân nhược, nhưng Đinh là ánh sang của ngôi sao, không việc gì. Tọa trên Thiên tài ,Thất Sát, Thực thần, Thực thần sinh Thiên Tài, Thiên Tài sinh Sát, cũng một đường thuận sinh, cát lợi.

Mậu Dần: tọa Trường Sinh, Thân vượng. Sinh vào xuân, thì tọa ở Thất sát thái trọng, cuộc đời lao khổ, đa số là người tạo phúc cho người.

Quý Mùi: Đóng ở chỗ có Thực thần sinh Tài, Tài sinh Sát, bởi vì tọa ở Thiên Tài, Thất Sát, cho nên Nam Nữ mệnh gặp Quý Mùi, trùng hôn tương đối nhiều, nhưng Nam Nữ đều đẹp, nhưng khi yêu thì chuyên nhất.

Bính Tuất: Tọa hỏa khố, thân vượng, ánh sáng của hỏa rực rỡ, thông minh xinh đẹp.

Kỷ Sửu: Thông căn,đẹp hơn Đinh Sửu, sinh vào lúc đắc lệnh thì cường, Tỉ Kiên kiếp tài tranh đấu, sinh vào lúc thất lệnh, thì có huynh đệ giúp đỡ.

Canh Dần: Tọa Tuyệt địa, vô căn,Cái đầu ( can khắc chi), nữ mệnh khắc phu tái giá, làm vợ lẽ thì có thể được, Nam mệnh Canh Dần không chết một cách an lành, nhưng tọa Sát Ấn có tình thân mở rộng, làm Quan đa số là thanh liêm, chi tàng Thiên ấn hợp với làm trợ thủ.

Nhâm Thìn: Tọa thủy khố thông căn thân vượng, tọa dưới có Kiếp tài sinh Thực, Thực thần chế Sát, thân vượng dụng Sát, chủ quý. Ngày Nhâm Thìn là Nhâm kỵ Long bối ( Nhâm cưỡi lưng rồng), sinh giờ hợi, là Long trở về biển lớn, chủ đại quý, nếu sinh giờ Ngọ Long tử lại là hạ đẳng.

Giáp Ngọ: Thân tọa Tử địa, cả đời lao khổ bôn ba, can sinh chi, rất tốt với thê tử, Thương quan sinh Tài,hiếu thuận với bề trên. Nhật chủ tiết xuất Đinh hỏa, chủ lợi cho người khác, cho nên đối với người khác thì quan tâm chăm sóc, có thể tự lo cho bản thân đến già, nhưng bản thân lại không có gì cả.

Ất Mùi: Tọa khố thông căn, Tài tinh nhập khố, chủ phú, nhưng yêu tiền tài mà hẹp hòi, hơn nữa nếu gặp mệnh cục hoặc đại vận lưu niên xung khố chủ phát Tài.

Bính Thân: Thân nhược vô căn, kỳ diệu ở Bính hỏa Thái Dương, đóng ở Thực thần sinh Tài, Tài sinh Sát, Nhâm thủy Sát vượng, là tượng của ánh sáng mặt trời chói lọi rực rỡ, chủ nhân thông minh hiểu biết. Nhưng Sát vượng công thân, già mà vẫn cô độc, cả đời khổ cực, không thể ngồi mà được hưởng thành tựu đó.

Mậu Tuất: Tọa khố thông căn,thổ rất khô táo, cát kèm theo hung. Khôi Cương chủ về nhân tâm chính trực lời ăn tiếng nói nhạy bén, làm việc quyết đóan, cũng chủ thông minh, văn chương nổi tiếng, nhưng không biết dụng âm mưu, thường đắc tội với người.

Tân Sửu: Tân Sửu: thông căn, tọa dưới có Ấn Tỉ Thực thần, chủ nhân xing đẹp khéo léo, nữ mện Tân Sửu vóc dáng đẹp, xinh đẹp khéo léo, biết chăm sóc gia đình.

Nhâm Dần: Tọa dưới cớ Thực thần sinh Thiên Tài, Tài lại sinh Sát, lại là Nhâm kỵ Hổ bối, chủ phú quý song toàn, can chi tương sinh, gia đình viên mãn.

Giáp Thìn: đắc khí thông căn, đóng ở dưới có Thiên Tài phá Ấn, quý khí thiếu hụt, nửa đời trước không tốt lắm, nửa đời sau bình an, Tài Lộc phong túc.

Đinh Mùi: Đắc khố thông căn, đóng ở Thực thần vượng, chủ nhân xinh đẹp, nhưng thích ăn uống, Nữ mệnh hiền hậu.

Canh Tuất: Tọa khố thông căn Thân cường, Khôi Cương, thông minh cương nghị, có tài văn chương, trung nghĩa song toàn.

Tân Hợi: Can Chi tương sinh, kim thủy tương liên, văn chương giỏi ( nữ mệnh thì kém một chút), tọa Mộc dục nữ mệnh không trinh tiết, tọa Thương quan vượng bất lợi cho chồng. Nam mệnh có thể được Thê Tài, hoặc vợ xinh đẹp.

Quý Sửu: Tọa khố thông căn, là người thanh tú, đóng ở Sát Ấn sinh Tỉ Kiên, thì lợi cho Huynh đệ, dù có cố hết sức nhưng không thu được kết quả tốt, mệt nhọc bôn ba.

Kỷ Mùi: Tọa khố thông căn, Thân vượng, đóng ở dưới có Sát Ấn, chủ nhân bản thân ý thức mạnh mẽ. Nữ mệnh Kỷ Mùi vóc người đẹp.

Nhâm Thân: Thân tọa Trường Sinh, thái vượng, chủ nhân hiếu động không câu lệ. Nạp âm kiếm phong kim, nam mệnh có dũng khí liều trong tranh đấu ( đánh nhau; đánh lộn), không có cái chết yên lành. Nữ mệnh võ giỏi lại hiếu chiến, có phong cách của Nam tính.

Quý Dậu: tọa Thiên Ấn, Kim Thần, bề ngoài nhu hòa, nội tâm thâm độc, nham hiểm. Giàu ở kế sách, biết làm ra tiền, nhưng cũng biết tiêu tiền.

Kỷ Mão: Tọa Sát Tiệt cước, là ngày kém nhất, nhân mệnh Kỷ Mão, dễ bệnh tật, bị thương, cuộc đời lao khổ. Niên thượng Kỷ Mão tổ tiên thương tàn, chết không được an lành; nguyệt thượng Kỷ Mão, phụ mẫu không đoàn tụ; nhật thượng Kỷ Mão, tuổi già không được chết một cách yên lành, con cái không tốt.

Giáp Thân: Tọa Tuyệt địa, cả đời khổ cực, bôn ba, nhưng Tử mộc gặp Sát đẽo gọt, cũng không mất khả dụng.

Ất Dậu: Tọa Sát Tiệt cước, sinh ở mùa xuân có cứu, sinh ở tháng thổ trợ Sát công thân, không tốt. Nhân mệnh Ất Dậu đa số không có cái chết an lành hoặc không cao thọ. Nữ mệnh Ất Dậu thì xinh đẹp, lãnh mạn, biết yêu sớm và kết hôn sớm.

Tân Mão: Tọa Thiên Tài, Đào Hoa, Nam mệnh thích nữ sắc, nữ mệnh tốt hơn một chút, nhưng xinh đẹp thì khó chịu được chơi bời trăng hoa ( Bời vì vừa đẹp, lại lãnh mạn, có tính hấp dẫn mạnh với người khác giới).

Canh Tý: Tọa Thương quan, Nữ mệnh khắc phu. Can Chi kim thủy tương sinh, người thanh tú thông minh, nhưng ngay thẳng, nói những điều nghĩa khí. Làm Quan thì phù hợp với ngành công an-kiểm sát-tư pháp.

Bính Ngọ: tọa Dương Nhận, quá cương cường, người thông minh có tài văn chương. Nam mệnh khắc thê, nữ mệnh khắc chồng, bất kể là Nam Nữ sinh vào Bính Ngọ, thì rất dễ bị thương, hoặc dẫn đến tàn tật. Làm Quan võ thì chết không được an lành.

Mậu Thân: Thổ Hầu ( con khỉ) thì cô độc, nữ mệnh kết hôn sớm mà cũng dễ ly hôn, hoặc thân cô độc, nam mệnh tốt hơn một chút. Bất luận ở năm tháng thì đều xinh đẹp, nhưng ái tính lại bất chuyên, phong cách thì bất chính.

Nhâm Tý: Tọa Nhận tọa Kiếp tài, thủy thái vượng, xinh đẹp. Nữ mệnh không lo việc gia đình, tiền thì có bao nhiêu tiêu bằng đấy, ăn chơi; Nam mệnh thì hiếu sắc, nếu như buôn bán phát tài, thì phát bao nhiêu thì mất bằng ấy.

Đinh Tị: Đinh hỏa tọa Bính hỏa, dương thịnh âm Suy, Thái dương mà vô quang. Sinh giờ Đinh Tị, người già không thể thọ cao.

Mậu Ngọ: Cùng loại với Bính, tọa Nhận thì thái vượng, Nữ mệnh khắc phu, Nam mệnh khắc thê, dễ bị thương tai, Mậu thổ rất khô táo, cho nên tính cách chủ nhân nóng này.

Quý Hợi: Ngày Huyền Vũ, tọa Nhận, ưa thích sự chuyên quyền độc đoán, làm võ tướng thì chết không được an lành, nam mệnh thì không có lợi cho vợ.

letung73
09-06-15, 09:28
Hai ngày Tân Mùi và Giáp Tuất đều ghi là đắc khố thông căn thân vượng. Có thể do bản tiếng Trung người đanh máy nhầm. Vậy mong anh lesoi và mọi người đóng góp xem có phải vậy không?

Vì theo thuyết về mộ khố thì hai can Giáp gặp Tuất và Tân gặp Mùi đều không phải căn khố.

lesoi
18-06-15, 19:13
Hai ngày Tân Mùi và Giáp Tuất đều ghi là đắc khố thông căn thân vượng. Có thể do bản tiếng Trung người đanh máy nhầm. Vậy mong anh lesoi và mọi người đóng góp xem có phải vậy không?

Vì theo thuyết về mộ khố thì hai can Giáp gặp Tuất và Tân gặp Mùi đều không phải căn khố.

Chỗ này Tùng hiểu mà cần gì giải thích nữa?

sherly
30-08-18, 23:56
Bài viết này rất hay, dùng làm tiền đề để luận nhật chủ cường nhược vì nó chú ý chặt chẽ đến vị trí của từng chữ trong bát tự, xa gần, độ ảnh hưởng từ đó cũng xét được dụng thần.