PDA

View Full Version : So sánh Biểu Nhân nguyên Tàng Can nắm lệnh



lesoi
26-08-17, 18:12
So sánh Khẩu quyết Nhân nguyên Tàng Can

1, Cận đại địa chi ám tàng thiên can:
Tý cung Quý thủy tại kỳ trung,
Sửu Quý Tân kim Kỷ thổ đồng,
Dần tàng Giáp mộc cập Bính Mậu,
Mão trung Ất mộc độc tương phùng.
Thìn cung Ất Mậu tam phân Quý,
Tị trung Canh kim Bính Mậu tàng,
Ngọ trung tàng chi Đinh cập Kỷ,
Mùi cung Ất Kỷ Đinh cộng tung.
Thân vị Canh kim Nhâm thủy Mậu,
Dậu cung Tân kim độc phong long,
Tuất tàng Tân kim cập Đinh Mậu,
Hợi trung Nhâm Giáp thị chân tung.

2, Cổ pháp luận địa chi ám tàng hàm khí thiên can:
Dần tàng Mậu thổ cập Bính Giáp,
Mão trung đồng cư Giáp hòa Ất,
Thìn tàng Ất mộc Quý thủy Mậu,
Tị cung Mậu thổ đồng Canh Bính.
Ngọ trung Bính hỏa tịnh Kỷ Đinh,
Mùi cung tái cư Đinh Ất Kỷ,
Thân trung Mậu thổ Nhâm Canh phùng,
Dậu cung đồng kiến Canh Tân kim.
Tuất tàng Tân kim và Đinh Mậu,
Hợi cung Mậu Giáp Nhâm đồng hộ,
Tý cung Nhâm Quý tại kỳ trung,
Sửu trung Quý Tân Kỷ thổ đồng.

Hai loại phương pháp kể trên có chỗ hàm chứa số lượng thiên can khác nhau, vị trí thứ tự sắp xếp khác nhau, khuyết điểm phép thứ nhất hữu dụng không chuẩn, suy đoán không nghiệm. Phép thứ hai là phép hàm khí cổ xưa nhất, trên dưới liên tiếp có thứ tự, bản khí tương thông, hình xung hợp hại, sinh khắc chế hóa có bằng chứng. Đúng mọi lúc mọi nơi, thích hợp cho mọi người mà đều ứng nghiệm. "Thiên Địa Nhân" mở ra cánh cửa năng lượng ngũ hành huyền diệu của Tam Nguyên không gian ba chiều, trắc gần mọi chuyện, toán xa nhiều vật. Các bạn cần để ý Quyết ở trên thuận theo thứ tự là:
+ Từ tháng Dần đến tháng Mùi: Là âm cực dương sinh cho đến cực dương, thuận theo thứ tự là Mậu Bính Giáp, Giáp Ất, Ất Quý Mậu, Mậu Canh Bính, Bính Kỷ Đinh, Đinh Ất Kỷ.
+ Từ tháng Thân đến tháng Sửu: Là dương cực âm sinh cho đến cực âm, thuận theo thứ tự là Mậu Nhâm Canh, Canh Tân, Tân Đinh Mậu, Mậu Giáp Nhâm, Nhâm Quý, Quý Tân Kỷ.
Chúng ta thấy cuối cực âm cực dương chuyển khí đều là do khí Mậu Kỷ thổ trung ương làm môi giới trung chuyển. Cho nên Kỷ xong là đến Mậu, Mậu Kỷ tương thông còn các khí khác thuận theo thứ tự, hết tháng thì dư khí còn lại sẽ tiếp nối nhau qua tháng khác.

Các bạn thấy thế nào?

lesoi
26-08-17, 18:26
Tại sao trong Tý chỉ có Quý thủy, trong Mão chỉ có Ất mộc, trong Ngọ có Đinh hỏa cùng Kỷ thổ cùng trong Dậu chỉ có một Tân kim, thời gian dài từ trước tới nay, không có ai phát hiện ra sai lầm? Nguyên nhân căn bản chính là đồng nghiệp dùng thập nhị chi đoán sự, chớ bỏ qua thiên can mới là tông chỉ của thập thần, căn bản không có đem nhân nguyên coi ra gì, thì sẽ không nhìn ra sai lầm của nhân nguyên tàng can, càng không có tôn trọng tuân theo chỗ "Nhân nguyên là thần dụng sự" của Cổ hiền giải thích để đoán mệnh. Chỗ bài mở đầu "Thông Thần luận" trong tác phẩm【 Trích Thiên Tủy 】có trình bày rõ Ngũ khí thiên toàn định cát hung, bất cứ cổ tịch nào cũng đều chú thích rõ như trong tháng Tý hàm chứa khí Nhâm 10 ngày, khí Quý 20 ngày, do vậy cũng loại suy ra Mão Ngọ Dậu. Tại sao lại trong Tý chỉ có Quý? Đã quy định "Lấy khí định cát hung", tại sao lại thiếu khuyết khí Nhâm ở trong Tý? Bởi vì nhân nguyên tàng can đều là căn cứ nguyệt lệnh hàm khí thâm thiển mà thủ dụng, tác dụng ở Nhân đạo, không thể nào cùng một Tý mà có hai loại phương pháp hàm khí, bạn hữu có rõ chưa? Ai đúng ai sai còn phải tranh biện chứ!
Quyết này tại sao không có đem Nhâm Quý ở trong cung Tý đó làm thành câu nói thứ nhất, khả năng tất cả các bạn cũng không có người nào đi nghiên cứu thông suốt. Trong Ca phú này bao hàm rất nhiều chỗ ở trong【 Trích Thiên Tủy 】 và 【 Tử Bình chân thuyên 】 phép luận "Nguyệt lệnh, Thời lệnh, trị nhật, trị thời " và Quyết "Nhân nguyên là thần dụng sự"!

1, • Ca quyết này là chân kinh sắp xếp Cách bát tự •
Đầu tiên Quyết này là lấy 12 tháng trong một năm, sắp xếp thuận theo thứ tự là bắt đầu lấy tháng giêng kiến Dần đến tháng tháng 12 kiến Sửu, cũng có thể đại biểu bắt đầu giờ Dần là Thiếu Dương, cuối cùng là ở giờ Sửu Thái Âm tuần hoàn thứ tự canh giờ lặp đi lặp lại. Tháng hoặc Giờ ở trên là sắp xếp Dư khí ở trước, bản chủ khí tháng hoặc giờ xếp ở sau để tiếp diễn chủ khí tháng ở trên, trên dưới liên thông nguyệt lệnh hoặc là thời lệnh chỗ địa chi tàng khí nắm lệnh, để đối ứng với quy luật tự nhiên của vạn sự vạn vật. Bởi vì nguyệt lệnh và thời lệnh biến hóa là từ dương chuyển sang âm, lại từ âm chuyển sang dương, không phải là âm và dương độc lập, trong đó chỗ địa chi hàm chứa nhị khí âm dương ngũ hành là trong âm có dương, trong dương có âm, đối lập nhưng thống nhất, hơn nữa cùng chuyển hóa lẫn nhau.

lesoi
26-08-17, 18:34
Chính xác bí quyết xếp cách Nguyệt lệnh thời gian phân ngày sử dụng là:

+ Tháng Dần: Dư khí Mậu 7 ngày, Trung khí Bính 7 ngày, Chính khí Giáp 16 ngày. Giờ Dần chứa Kỷ 1 Bính 2 Giáp 5 khắc.
+ Tháng Mão: Dư khí Giáp 10 ngày, Chính khí Ất 20 ngày. Giờ Mão chứa Giáp 3 Ất 5 khắc.
+ Tháng Thìn: Dư khí Ất 9 ngày, Trung khí Quý 3 ngày, Chính khí Mậu 18 ngày. Giờ Thìn chứa Ất 2 Quý 1 Mậu 5 khắc.
+ Tháng Tị: Dư khí Mậu 9 ngày, Trung khí Canh 5 ngày, Chính khí Bính 16 ngày. Giờ Tị chứa Mậu 2 Canh 1 Bính 5 khắc.
+ Tháng Ngọ: Dư khí Bính 10 ngày, Trung khí Kỷ 9 ngày Chính khí Đinh 11 ngày. Giờ Ngọ chứa Bính 2 Kỷ 1 Đinh 5 khắc.
+ Tháng Mùi: Dư khí Đinh 9 ngày, Trung khí Ất 3 ngày, Chính khí Kỷ 18 ngày. Giờ Mùi chứa Đinh 2 Ất 1 Kỷ 5 khắc.
+ Tháng Thân: Dư khí Mậu 10 ngày, Trung khí Nhâm 3 ngày, Chính khí Canh 17 ngày, giờ Thân chứa Kỷ 2 Nhâm 1 Canh 5 khắc.
+ Tháng Dậu: Dư khí Canh 10 ngày, Chính khí Tân 20 ngày. Giờ Dậu chứa Canh 3 Tân 5 khắc.
+ Tháng Tuất: Dư khí Tân 9 ngày, Trung khí Đinh 3 ngày, Chính khí Mậu 18 ngày. Giờ Tuất chứa Tân 1 Đinh 2 Mậu 5 khắc.
+ Tháng Hợi: Dư khí Mậu 7 ngày, Trung khí Giáp 5 ngày, Chính khí Nhâm 18 ngày. Giờ Hợi chứa Mậu 1 Giáp 2 Nhâm 5 khắc.
+ Tháng Tý: Dư khí Nhâm 10 ngày, Chính khí Quý 20 ngày. Giờ Tý chứa Nhâm 3 Quý 5 khắc.
+ Tháng Sửu: Dư khí Quý 9 ngày, Trung khí Tân 3 ngày. Chính khí Kỷ 18 ngày. Giờ Sửu chứa Quý 1 Tân 2 Kỷ 5 khắc.
Đây là bí quyết tháng, giờ ở trong 【 Trích Thiên Tủy 】, cùng 【 Tử Bình chân thuyên 】 là có chút phân biệt. Về phần Quyết phân ngày ở trong phần bạn LeTung73 nói chính là chỗ Thủy Uông Uông sử dụng, cùng quy luật tự nhiên là không phù hợp, chỉ dùng tham khảo.
Xếp Cách chuyên dựa vào khí Nhân nguyên giữ lệnh Nguyệt lệnh làm Cách, Thập Thần là Thập cách. Lấy lực lượng Thập Thần lớn nhỏ ở mệnh cục, định cách cao thấp cát hung; lấy ý hướng nhật chủ tham khảo hợp với thời lệnh (giờ), định cục cát hung!

lesoi
26-08-17, 18:44
2, • Ca quyết này có thể chính xác xếp đặt Lục thân Thập Thần •
Lục thân ở trong bát tự đối ứng như thế nào, đặc biệt Tý Ngọ Mão Dậu là bản khí đơn, khi luận lục thân nhân sự ở trong thực tiễn căn bản là không chuẩn, sai lầm quá nhiều.
VD Càn tạo:


Sát
Ấn
Nhật nguyên
Ấn


Quý
Giáp
Đinh
Giáp


Tị
Tý
Dậu
Thìn


Mậu Canh Bính
Nhâm Quý
Canh Tân
Ất Quý Mậu


Thương Thê Kiếp
Quan Sát
Thê Tài
Kiêu Sát Thương


+ Phân tích Mệnh cục: Nếu như lấy chỉ có Tân ở trong Dậu mà luận, thì tạo này chỉ có một Thê bị Kiếp khắc; nếu như lấy có Canh Tân ở trong Dậu mà luận, thì có đa thê khắc hợp. Ví dụ năm Canh Ngọ tháng Bính Tuất vợ mất (Dương Khai Tuệ), nếu như chi Ngọ lưu niên không có Kiếp Bính, trong Ngọ Đinh hỏa sinh Kỷ thổ, Kỷ sinh Canh, thì vợ sẽ không bị tử vong. Nguyên cục trong Tị có tổ hợp gần kề Bính khắc Canh, năm Canh Ngọ tổ hợp này thành lập, tháng Bính Tuất, Bính khắc Canh, Canh tử ở Sát (thù địch). Trụ tháng là cung huynh đệ, nếu như trong nguyệt lệnh Tý chỉ có Quý Sát thì chỉ tổn hại anh em trai, nếu có Nhâm Quan thì tổn hại chị em gái (Quý Tị, quan hệ tổ hợp Tị Tý). Trụ giờ là cung con cái, trong Thìn tàng Ất Quý Mậu, tổ hợp Mậu khắc Quý thành lập, thì Tử tinh không yểu thì tàn. Mậu là tổ mẫu, thì mộ phần tổ mẫu Long không chân, huyệt không có, đường đi con trai có khuyết hãm, đối với con cái là bất lợi (Luận lục thân, đoán sự Thìn không phải là vô ích, là do luận tượng). Nếu như trong Tý chỉ có Quý Sát, sẽ chỉ là anh tuấn, mà sẽ không có mưu lược; nếu như trong Tý có cả Nhâm Quý, không những chỉ có võ lực, càng sẽ giỏi văn chương, hơn nữa còn nhờ được tổ ngoại chỉ bảo giúp đỡ giỏi văn chương (Nhâm thủy). Ất tổ phụ tuyệt đối sẽ không có che chở cho nhật nguyên (Ất không sinh Đinh, bởi vì không có lối sinh), Mậu tổ mẫu chỉ hợp Sát lợi võ, có che chở giúp đỡ công danh. Đồng dạng khó giữ được nhật chủ thành người. Nếu như trong Tý có Nhâm Quý, Nhâm là bà tổ mẫu, Nhâm sinh Giáp, Giáp sinh Đinh, khí Quan vượng hợp thân, thì có đường tôn quý. Mệnh này văn võ song toàn, hoàn toàn nhờ vào lúc chôn cất bà tổ mẫu được chân huyệt Long, chỉ che chở cho một mình nhật chủ (Nhâm hợp Đinh). Kim long, Dậu Tân sinh con Nhâm, mạch đến tây bắc vậy. Năm Kỷ Sửu, Kỷ hợp động Ấn, Sửu hợp Tý, Kỷ ở trong Sửu khắc Quý trong Tý, là Thực thần chế Sát, độc Quan đắc quyền (Nhâm), ngày Giáp Tý, hợp nguyên mệnh cục nguyên cát, Quan Ấn làm thành một khối, đăng cơ làm Quân vương. Quả thực sức mạnh của bà tổ mẫu có che chở mà giúp đỡ cho nhật chủ, chỗ thiên thời địa lợi hợp mà cảm ứng đến, thật thán phục công lao của tạo hóa Địa đạo.

lesoi
26-08-17, 18:54
Chính xác Bảng Khí Can tàng Nhân nguyên giữ lệnh trong Tiết khí tháng là:



Tháng Dần
Tháng Mão
Tháng Thìn
Tháng Tị
Tháng Ngọ
Tháng Mùi


Mậu, Bính, Giáp
Giáp, Ất
Ất, Quý, Mậu
Mậu, Canh, Bính
Bính, Kỷ, Đinh
Đinh, Ất, Kỷ


7, 7, 16
10, 20
9, 3, 18
9, 5, 16
10, 9, 11
9, 3, 18


Tháng Thân
Tháng Dậu
Tháng Tuất
Tháng Hợi
Tháng Tý
Tháng Sửu


Mậu, Nhâm, Canh
Canh, Tân
Tân, Đinh, Mậu
Mậu, Giáp, Nhâm
Nhâm, Quý
Quý, Tân, Kỷ


10, 3, 17
10, 20
9, 3, 18
7, 5, 18
10, 20
9, 3, 18



Lưu ý: Nắm chính xác bản này để sau này xếp Cách định Cục. Đồng thời phải nắm yếu chỉ "Nguyệt lệnh" và "Thời lệnh" để bổ xung khi xét thân vượng suy theo Ngũ hành hỉ kỵ bốn mùa: Vượng, Tướng, Hư, Tù, Tử. Việc lập phần mềm theo 12 cung Trường Sinh là không chuẩn, vì nó chỉ nói lên trạng thái Thập can trải qua từ Sinh đến Dưỡng, mà không phải là nói Thập can tính theo vượng suy. Các bạn ứng dụng thực tiễn sẽ thấy vấn đề này. Bởi vì ngũ hành là nói chung không kể mộc là Ất hay Giáp, đều thuận theo bốn mùa.
Nắm lệnh là Vượng, lệnh sinh là Tướng, sinh lệnh là Hưu, khắc lệnh là Tù, lệnh khắc là Tử.

gemini
29-08-17, 15:32
Chính xác Bảng Khí Can tàng Nhân nguyên giữ lệnh trong Tiết khí tháng là:



Tháng Dần
Tháng Mão
Tháng Thìn
Tháng Tị
Tháng Ngọ
Tháng Mùi


Mậu, Bính, Giáp
Giáp, Ất
Ất, Quý, Mậu
Mậu, Canh, Bính
Bính, Kỷ, Đinh
Đinh, Ất, Kỷ


7, 7, 16
10, 20
9, 3, 18
9, 5, 16
10, 9, 11
9, 3, 18


Tháng Thân
Tháng Dậu
Tháng Tuất
Tháng Hợi
Tháng Tý
Tháng Sửu


Mậu, Nhâm, Canh
Canh, Tân
Tân, Đinh, Mậu
Mậu, Giáp, Nhâm
Nhâm, Quý
Quý, Tân, Kỷ


10, 3, 17
10, 20
9, 3, 18
7, 5, 18
10, 20
9, 3, 18



Lưu ý: Nắm chính xác bản này để sau này xếp Cách định Cục. Đồng thời phải nắm yếu chỉ "Nguyệt lệnh" và "Thời lệnh" để bổ xung khi xét thân vượng suy theo Ngũ hành hỉ kỵ bốn mùa: Vượng, Tướng, Hư, Tù, Tử. Việc lập phần mềm theo 12 cung Trường Sinh là không chuẩn, vì nó chỉ nói lên trạng thái Thập can trải qua từ Sinh đến Dưỡng, mà không phải là nói Thập can tính theo vượng suy. Các bạn ứng dụng thực tiễn sẽ thấy vấn đề này. Bởi vì ngũ hành là nói chung không kể mộc là Ất hay Giáp, đều thuận theo bốn mùa.
Nắm lệnh là Vượng, lệnh sinh là Tướng, sinh lệnh là Hưu, khắc lệnh là Tù, lệnh khắc là Tử.

bác lesoi giải thích rõ hơn về phần này được không ạ, vì thập thiên can dựa theo vòng trường sinh,can âm dương khác nhau, nhưng về vượng suy khi đánh giá ngũ hành thì sẽ như thế nào vậy bác ?

lesoi
31-08-17, 09:34
Bạn phải hiểu rõ nguyên tắc Âm Dương sinh tử, cùng với Sinh Và Thành thì mới rõ.
Nói trắng ra, bình thường chúng ta nhập môn mệnh học nói về《 Biểu Thập Can sinh vượng tử tuyệt 》, chỗ Âm sinh Dương tử, Dương sinh Âm tử là luận Âm Dương sinh tử. 【 Sinh khí sinh mà thành khí tử, sinh khí tử mà thành khí sinh 】, nếu như bạn không hiểu lúc lịch trình sinh tử của khí thiên can ở 12 cung Thời lệnh cùng âm dương biến hóa thì căn bản là nói bạn sẽ không luận được mệnh. (Người mới học phải nhớ kĩ, đây là Lịch trình thứ tự bốn mùa sinh tử của khí thập can ở 12 cung, không phải là căn cứ để đoán nhật can lục thân cân bằng vượng suy! Càng không nên hiểu lầm là lấy thiên can chính là thể ngũ hành của giới tự nhiên! ! ! Giống như Giáp thì không thể xem như là cây cối vậy. )

Muốn biết rõ thì bạn phải hiểu về Nhị khí Âm Dương, cái cơ thuận nghịch như trong Trích Thiên Tủy là nói cái gì? Vậy thì Ngũ hành ở bốn mùa Hỉ Kỵ là nói cái gì? Cho nên sách viết 《 Biểu Thập Can sinh vượng tử tuyệt 》mà lại dùng để luận vượng suy là đúng sao?
Biểu Thần Nhân nguyên nắm lệnh ở trên cực kỳ quan trọng khi phán xét Nhật can cùng Lục thân vượng suy theo bốn mùa hỉ kỵ, nó quyết định Thần Nhân nguyên nắm lệnh giữ quyền dùng để luận mọi chuyện, phải nhớ kĩ!!!

hieunv74
21-09-17, 23:49
Nhờ bác Lesoi thảo luận, rõ thêm phần thứ tự:

Nắm lệnh là Vượng, lệnh sinh là Tướng (?), sinh lệnh là Hưu (?), khắc lệnh là Tù, lệnh khắc là Tử.

Tại sao lệnh sinh lại tướng? sinh lệnh lại Hưu; nếu như thế này thì Hành đi sinh lệnh là hành chịu thiệt hại nhất? Tiểu sinh vẽ hình ngôi sao rồi nhưng luận không ra. hihihi

hieunv74
22-09-17, 09:18
http://tubinhdieudung.net/attachment.php?attachmentid=269&stc=1
Nếu Hỏa vượng; Thổ tướng thì Hành Kim bị ảnh hưởng như thế nào? Hành Mộc bị tắc động ra sao?

hieunv74
23-09-17, 17:54
http://tubinhdieudung.net/attachment.php?attachmentid=269&stc=1
Nếu Hỏa vượng; Thổ tướng thì Hành Kim bị ảnh hưởng như thế nào? Hành Mộc bị tắc động ra sao?

1. Hành Mộc sinh xuất cho Vượng khí; Khắc xuất cho tướng khí; nhưng chỉ được hành thủy sinh => Bị tiết khí nhất; so với hành kim, hành thủy.

2. Hành Kim được hành Hỏa (vượng khí) khắc nhập; lại được hành Thổ (tướng khí) sinh nhập; chỉ sinh xuất, khắc xuất cho hành suy khí => Hành Kim ở vị trí tốt hơn hành Mộc.

3. Hành Thủy: khắc xuất hành Hỏa (vượng khí), nhưng lại được hành Thổ (tướng khí) khắc nhập; hành kim suy khí sinh nhập; đi sinh xuất cho hành mộc suy khí. Như vậy, hành Thủy vẫn còn được hành thổ trợ giúp 1 phần, không đến nỗi tù khí.

Như vậy, nếu xem 3 vị trí: Hưu Tù Tử; của hành Mộc và Hành Kim, hành Thủy: Hành mộc bị tiết khí nhất; hành Kim bị vượng khí khắc tử, nhưng lại được, tướng khí sinh (lúc tử, lúc sinh); Hành thủy Tù khí do khắc xuất Vượng khí, nhưng vẫn được Tướng khí thổ khắc nhập (lúc tù, lúc không tù). Hành Mộc tiết khí nhất nhưng lại được trọng dụng để sinh Vượng khí; nên là Hành bị thiệt nhất; nhưng, về mặt xã hội; vua nào dùng người về hưu; người bần hàn; người không còn khí lực nào nhất để hỗ trợ mình?

hieunv74
24-09-17, 08:34
Đổi lại: thì sao?
http://tubinhdieudung.net/attachment.php?attachmentid=270&stc=1
Hỏa vượng, Mộc tướng sẽ ảnh hưởng đến các hành Thổ Kim Thủy như nào?

thachmoc
24-09-17, 15:25
Nhờ bác Lesoi thảo luận, rõ thêm phần thứ tự:

Nắm lệnh là Vượng, lệnh sinh là Tướng (?), sinh lệnh là Hưu (?), khắc lệnh là Tù, lệnh khắc là Tử.

Tại sao lệnh sinh lại tướng? sinh lệnh lại Hưu; nếu như thế này thì Hành đi sinh lệnh là hành chịu thiệt hại nhất? Tiểu sinh vẽ hình ngôi sao rồi nhưng luận không ra. hihihi

Chỗ này tôi hiểu bác Lesoi muốn nói đến việc xem xét nhật can vượng nhược trong 12 tháng sinh theo phương pháp của Lý Pháp Năng đại sư. Chỉ nhật can mà thôi, còn các can khác tôi chưa thấy tài liệu của Lý Pháp Năng đại sư nhắc tới, có lẽ chỉ xét thông căn, sinh, khắc...

Còn nội dung hieunv74 (http://tubinhdieudung.net/member.php?1586-hieunv74) đề cập là việc xét ngũ hành theo tháng sinh theo 12 cung Sinh Vượng Tử Tuyệt, trước nay chúng ta vẫn dùng...

thachmoc
24-09-17, 15:33
Anh Lesoi, việc chia các ngày trong chi tháng là để biết can nào nắm lệnh, còn chia chi giờ từng khắc em chưa hiểu diệu dụng bên trong?

hieunv74
24-09-17, 18:16
Chỗ này tôi hiểu bác Lesoi muốn nói đến việc xem xét nhật can vượng nhược trong 12 tháng sinh theo phương pháp của Lý Pháp Năng đại sư. Chỉ nhật can mà thôi, còn các can khác tôi chưa thấy tài liệu của Lý Pháp Năng đại sư nhắc tới, có lẽ chỉ xét thông căn, sinh, khắc...

Còn nội dung hieunv74 (http://tubinhdieudung.net/member.php?1586-hieunv74) đề cập là việc xét ngũ hành theo tháng sinh theo 12 cung Sinh Vượng Tử Tuyệt, trước nay chúng ta vẫn dùng...

Vì lão Lý Pháp Năng là đại sư, là người rất giỏi; nhưng vẫn còn nhầm; hướng chi là chúng ta; Đến cả bộ ngũ hành có sai sót nhưng từ trước đến nay có ai nhận ra! lúc nào cũng chỉ người trước dùng như nào thì người sau dùng như vậy. hihihihi

hieunv74
24-09-17, 18:19
nói vậy, thì thôi cần gì diễn đàn nữa; thôi không nói nữa vậy!

Tặng diễn đàn 4 câu để phá giải được bộ ngũ hành chân pháp: (bộ Ngũ Hành Sinh Khắc bị sai mà không ai biết- cả người tàu luôn).

四金四木並八水
"Tứ Kim Tứ Mộc Tịnh Bát Thủy",
四火四土少五行
"Tứ Thổ Tứ Hỏa Thiểu Ngũ Hành",

Vế đối của Nó Chính Là:
蓋因一行擾外國
"Cái nhân Nhất Hành nhiễu ngoại quốc",
遂把五行颠倒
"Toại bả Ngũ Hành điên đảo điên",

4 câu thơ này nhìn vào nghe rất xóc hàng, không theo nguyên tắc, lại lôi sư Nhất Hành (一行) ra mà phê phán, thiệt không phù hợp phong cách của 1 chân sư. Nhưng cao nhân hành xử không theo thường lý, cái quan trọng là Tăng công ám thị cái bộ ngũ hành sinh khắc thật sự.

Hihihi

lesoi
25-09-17, 20:37
Thú thật với nick Hieunv74 nhé, tôi thấy bạn có vẻ như không có thành ý với tôi thì phải? Bạn luôn đưa ra những luận chứng sai lầm mà vẫn khăng khăng nói không chịu nghe. Cứ cho mình là đúng, thì thôi nhé.
Những cách bạn dịch cũng không rõ ràng, rồi đâm ra lại hiểu lầm.
Có nói cũng thêm phiền, bạn giỏi như vậy thì cần gì hỏi chứ?

hieunv74
25-09-17, 22:01
Thú thật với nick Hieunv74 nhé, tôi thấy bạn có vẻ như không có thành ý với tôi thì phải? Bạn luôn đưa ra những luận chứng sai lầm mà vẫn khăng khăng nói không chịu nghe. Cứ cho mình là đúng, thì thôi nhé.
Những cách bạn dịch cũng không rõ ràng, rồi đâm ra lại hiểu lầm.
Có nói cũng thêm phiền, bạn giỏi như vậy thì cần gì hỏi chứ?

Chắc bác không thích có người thảo luận cùng bác; bác chỉ thích người đọc sách của bác thui; nếu vậy tiểu sinh chỉ vào đọc thôi; không bàn với bác nữa là tiểu sinh thành có thành ý nhé. Nói vậy chỉ sợ bác buồn, mà chểnh mảng diễn đàn. hihi

hieunv74
25-09-17, 22:06
Không rõ bác có biết:
Phiên bản lịch thứ nhất: "Lịch Trung Hoa sớm Trước thời kỳ Xuân Thu, Lịch Trung Quốc là lịch mặt trời. Theo tài liệu, phiên bản đầu tiên là lịch Ngũ Hành. Trong lịch Ngũ Hành, năm bắt đầu là mùa xuân, và bao gồm 10 tháng và một quá trình chuyển đổi. Mỗi tháng dài 36 ngày. Những tháng được đặt tên với thiên can, và một cặp hình thành một hành. Nên được gọi là lịch ngũ hành.

Phiên bản thứ hai là lịch bốn mùa (tứ thời bát tiết). Trong lịch bốn mùa, năm bắt đầu bằng mùa xuân, và bao gồm 12 tháng trong năm.

hieunv74
25-09-17, 22:10
Lục Thập hoa giáp có từ thời Hoàng Đế, Ngũ Hành lúc này chỉ có Sinh Khắc, còn rất mơ hồ. Người viết nạp âm, phân tích được sự Sinh Khắc Chế Hóa, sinh thành suy hoại của vật vật, chính là Quỷ Cốc Tử thời chiến quốc, tức là trước khi Văn Vương hoàn tất Chu Dịch. Đây chính là thời kỳ huy hoàng nhất của học thuyết Âm Dương, Lão, Khổng, Thuyết PTĐL của Quách Công cũng phát triển từ giai đoạn này.

Học thuyết Âm Dương Ngũ Hành vốn chỉ được truyền trong Thái Tử Giám, nhưng từ các đệ tử của Quỷ Cốc Tử (Quỷ Cốc Tử nhận rất nhiều đệ tử, nhưng đa số học nữa chừng là bỏ), truyền pháp này ra nhân gian.

Nhưng rất tiếc, vào thời chiến quốc, vì bị lạm dụng thái quá gây ra không biết chết chóc. Vì vậy, tạo hóa mới sinh ra 1 Tần Thủy Hoàng để tiêu diệt các môn chiêm bốc. Đây chính là "Cực Tắc Biến" vậy.

Tới đời Đường, học thuyết lại bị Dương Công truyền ra ngoài, nên vua Đường lại một lần nữa sửa đổi lại thay vì đốt sách một lần nữa. Nhưng Vua Đường lại độc hơn, là ghi bộ Ngũ Hành Sinh Khắc như hiện nay vào "Vạn Niên Lịch", cái này mới tận diệt học thuyết Ngũ Hành.

Cái gốc bị mất, học thuyết bị sửa đổi, vốn là chuyện tốt vì không ai có thể lạm dụng nó. Nhưng ai nào ngờ, thế gian tham cầu danh lợi, cứ sai mà làm, từ Vô Hại thành có Hại.

Hihihi

hieunv74
25-09-17, 22:17
Thú thật với nick Hieunv74 nhé, tôi thấy bạn có vẻ như không có thành ý với tôi thì phải?

tiểu sinh không phải là thành ý hay không thành ý! nhưng đúng là cần thêm chữ "Duyên" thật! Chỉ có thời gian mới trả lời được thôi. tiểu sinh không comment nữa!

Hihihihi

hieunv74
25-09-17, 22:58
Không rõ bác có biết:
Phiên bản lịch thứ nhất: "Lịch Trung Hoa sớm Trước thời kỳ Xuân Thu, Lịch Trung Quốc là lịch mặt trời. Theo tài liệu, phiên bản đầu tiên là lịch Ngũ Hành. Trong lịch Ngũ Hành, năm bắt đầu là mùa xuân, và bao gồm 10 tháng và một quá trình chuyển đổi. Mỗi tháng dài 36 ngày. Những tháng được đặt tên với thiên can, và một cặp hình thành một hành. Nên được gọi là lịch ngũ hành.

Phiên bản thứ hai là lịch bốn mùa (tứ thời bát tiết). Trong lịch bốn mùa, năm bắt đầu bằng mùa xuân, và bao gồm 12 tháng trong năm.

Nói không có dẫn chứng, bác lại bảo không thành ý:

Muốn phá giải Thanh Nang, phải tìm về quá khứ rất nhiều để tìm hiểu lịch sử (khó khăn lắm bác à, không đơn giản chút nào):
China[edit (https://en.wikipedia.org/w/index.php?title=History_of_calendars&action=edit&section=5)]Main article: Chinese calendar (https://en.wikipedia.org/wiki/Chinese_calendar)
Before the Spring and Autumn period (https://en.wikipedia.org/wiki/Spring_and_Autumn_period) (before 770 BC), the Chinese Calendars were solar calendars. In the so-called five-phase (https://en.wikipedia.org/wiki/Wu_Xing) calendar, the year consists of 10 months and a transition, each month being 36 days long, and the transitions 5 or 6 days.

During the Warring States period (https://en.wikipedia.org/wiki/Warring_States_period) (~475-220 BC), the primitive lunisolar calendars were established under the Zhou Dynasty, known as the six ancient calendars (simplified Chinese (https://en.wikipedia.org/wiki/Simplified_Chinese_characters): 古六历; traditional Chinese (https://en.wikipedia.org/wiki/Traditional_Chinese_characters): 古六曆). The months of these calendars begin on the day with the new moon, with 12 or 13 months (lunations) in a year. The intercalary month is placed at the end of the year. In Qin China (https://en.wikipedia.org/wiki/Qin_China), the Qin calendar (simplified Chinese (https://en.wikipedia.org/wiki/Simplified_Chinese_characters): 秦历; traditional Chinese (https://en.wikipedia.org/wiki/Traditional_Chinese_characters): 秦曆) was introduced. It follows the rules of Zhuanxu's calendar, but the months order follows the Xia's calendar.

nguồn: https://en.wikipedia.org/wiki/History_of_calendars

thiếu bá
04-10-17, 16:21
Chính xác bí quyết xếp cách Nguyệt lệnh thời gian phân ngày sử dụng là:

+ Tháng Dần: Dư khí Mậu 7 ngày, Trung khí Bính 7 ngày, Chính khí Giáp 16 ngày. Giờ Dần chứa Kỷ 1 Bính 2 Giáp 5 khắc.
+ Tháng Mão: Dư khí Giáp 10 ngày, Chính khí Ất 20 ngày. Giờ Mão chứa Giáp 3 Ất 5 khắc.
+ Tháng Thìn: Dư khí Ất 9 ngày, Trung khí Quý 3 ngày, Chính khí Mậu 18 ngày. Giờ Thìn chứa Ất 2 Quý 1 Mậu 5 khắc.
+ Tháng Tị: Dư khí Mậu 9 ngày, Trung khí Canh 5 ngày, Chính khí Bính 16 ngày. Giờ Tị chứa Mậu 2 Canh 1 Bính 5 khắc.
+ Tháng Ngọ: Dư khí Bính 10 ngày, Trung khí Kỷ 9 ngày Chính khí Đinh 11 ngày. Giờ Ngọ chứa Bính 2 Kỷ 1 Đinh 5 khắc.
+ Tháng Mùi: Dư khí Đinh 9 ngày, Trung khí Ất 3 ngày, Chính khí Kỷ 18 ngày. Giờ Mùi chứa Đinh 2 Ất 1 Kỷ 5 khắc.
+ Tháng Thân: Dư khí Mậu 10 ngày, Trung khí Nhâm 3 ngày, Chính khí Canh 17 ngày, giờ Thân chứa Kỷ 2 Nhâm 1 Canh 5 khắc.
+ Tháng Dậu: Dư khí Canh 10 ngày, Chính khí Tân 20 ngày. Giờ Dậu chứa Canh 3 Tân 5 khắc.
+ Tháng Tuất: Dư khí Tân 9 ngày, Trung khí Đinh 3 ngày, Chính khí Mậu 18 ngày. Giờ Tuất chứa Tân 1 Đinh 2 Mậu 5 khắc.
+ Tháng Hợi: Dư khí Mậu 7 ngày, Trung khí Giáp 5 ngày, Chính khí Nhâm 18 ngày. Giờ Hợi chứa Mậu 1 Giáp 2 Nhâm 5 khắc.
+ Tháng Tý: Dư khí Nhâm 10 ngày, Chính khí Quý 20 ngày. Giờ Tý chứa Nhâm 3 Quý 5 khắc.
+ Tháng Sửu: Dư khí Quý 9 ngày, Trung khí Tân 3 ngày. Chính khí Kỷ 18 ngày. Giờ Sửu chứa Quý 1 Tân 2 Kỷ 5 khắc.
Đây là bí quyết tháng, giờ ở trong 【 Trích Thiên Tủy 】, cùng 【 Tử Bình chân thuyên 】 là có chút phân biệt. Về phần Quyết phân ngày ở trong phần bạn LeTung73 nói chính là chỗ Thủy Uông Uông sử dụng, cùng quy luật tự nhiên là không phù hợp, chỉ dùng tham khảo.
Xếp Cách chuyên dựa vào khí Nhân nguyên giữ lệnh Nguyệt lệnh làm Cách, Thập Thần là Thập cách. Lấy lực lượng Thập Thần lớn nhỏ ở mệnh cục, định cách cao thấp cát hung; lấy ý hướng nhật chủ tham khảo hợp với thời lệnh (giờ), định cục cát hung!

Anh lesoi, cách phân này theo em dễ rơi vào Tử pháp, chẳng hạn sinh đúng ngày thứ 7 tháng Dần thì phân định Mậu hay Bính!? Theo em người xưa đã có sự hiệu chỉnh khi phân định như vậy tồn tại số gia ngày? nên nếu chấp vào cách phân chia cố định như thế sẽ có sai lệch và bị bó buộc.

sherly
04-10-17, 19:01
Các anh cho em hỏi, theo vượng tướng hưu tù tử thì không có thổ vượng. Cụ thể là có 5 hành mà chỉ có 4 mùa, vậy hành thổ, kim là thiệt nhất hay sao ạ?

lesoi
04-10-17, 19:48
Các anh cho em hỏi, theo vượng tướng hưu tù tử thì không có thổ vượng. Cụ thể là có 5 hành mà chỉ có 4 mùa, vậy hành thổ, kim là thiệt nhất hay sao ạ?

Bạn hiểu lầm rồi. Ngũ hành vẫn là ngũ hành, tất cả đều theo 4 mùa suy vượng. Hành nào cũng đều tuân theo suy vượng.

kimcuong
24-07-21, 11:25
Anh lesoi, cách phân này theo em dễ rơi vào Tử pháp, chẳng hạn sinh đúng ngày thứ 7 tháng Dần thì phân định Mậu hay Bính!? Theo em người xưa đã có sự hiệu chỉnh khi phân định như vậy tồn tại số gia ngày? nên nếu chấp vào cách phân chia cố định như thế sẽ có sai lệch và bị bó buộc.
Chắc chắn là học điều gì trong hệ thống TB chúng ta cũng nên thấy các lý thuyết đều cho khả năng suy tính phần chính yếu, nhưng phần không được thêm vào, chúng vẫn có tính chất liên can. Vì ngũ hành, âm dương hiện diện cùng khắp mọi nơi, mọi thời, không thể thiếu 1.

Như thiếu bá hỏi, tháng Dần Lập Xuân năm nay từ ngày 3.2, tới ngày 9.2 là 7 ngày, Mậu chiếm lệnh. Sau đó là ngày 10.2 - 16.2, 7 ngày này Bính là lệnh. Từ 17.2 đến 4.3 (trước tiết Kinh Trập) do chính khí là Giáp chiếm lệnh tháng 16 ngày. Qua đó, không có thắc mắc trong 1 ngày mà tính do Mậu hay Bính chiếm lệnh được. Nếu sinh ngày 9.2, tính Mậu; qua ngày đó là 10.2 mới tính Bính.

Bảng tính nhân nguyên ti lệnh kể trên chúng ta không cần định sai hay đúng, mà hiểu rằng các "khí" được nêu ra đều trong trạng thái Trường Sinh, Lâm Quan, Đế Vượng là chính. Các trạng thái khác như Dưỡng nằm ở tứ mộ Thìn Tuất Sửu Mùi. Ngoài ra, các tọa địa như Bệnh, Tuyệt, Thai, Mộc Dục, Tử... đều không nêu ra trong nguyệt lệnh, chỉ vì muốn nhấn mạnh các khí vượng nhất trong tháng; lấy đó làm chính dụng và phối với các khí khác để nhận định bát tự.

Vì thế, tôi vẫn tính trong tháng có đủ thập can và âm dương tàng trong tháng, các bạn nhìn qua thì hiểu ngay:

Tháng Dần Lập Xuân: Giáp lâm quan, Ất đế vượng, Bính Mậu trường sinh, Đinh Kỉ tử, Canh tuyệt, Tân thai, Nhâm bệnh, Quí mộc dục

Thập thần qua đó mà định vượng suy. Như Giáp là nhật chủ, Ất là Kiếp tài tọa đế vượng, Bính là Thực thần trường sinh, Đinh Thương Quan tử...v.v...

Khi luận giải thì tôi chú ý toàn bộ các khí tàng trong tháng, không chỉ kể đến Giáp, Bính hay Mậu trong tháng Dần.