PDA

View Full Version : Ngũ hành sinh vượng hưu tù tử



hieunv74
08-10-17, 22:34
Ngũ hành sinh vượng hưu tù tử: mọi người cho rằng tôi hiểu sai trật tự của Ngũ hành sinh vượng hưu tù tử!

hieunv74
08-10-17, 22:41
Tôi xin trích bài dịch tại Quyển: Ngọc chiếu định chân kinh

Mọi người sẽ thấy hạt sạn:
Tại trang 47:

Vượng, tướng, Hưu, Tù, Tử: chỉ là liệt kê thứ tự trạng thái sinh khí từ cao đến thấp mà thôi! chẳng liên quan gì đến ngũ hành!

http://tubinhdieudung.net/attachment.php?attachmentid=391&stc=1

hieunv74
08-10-17, 22:47
Từ trạng thái vượng tướng hưu tù tử trên - lại đem khái quát thành Ngũ hành -> rồi từ khái quát đó suy ra: đương lệnh là vượng -> hành được ta sinh là Tướng....

Cũng tại trang 47 - Ngọc Chiếu định chân kinh:
http://tubinhdieudung.net/attachment.php?attachmentid=392&stc=1

hieunv74
08-10-17, 22:54
Nếu chỉ dừng lại ở những phần suy luận trên thì chẳng nói làm gì.

Cuối trang 47 và đầu trang 48 lại ghi đảo lộn vị trí của trạng thái TƯỚNG (nghĩa là 2 vị trí TƯỚNG và HƯU đổi vị trí cho nhau, chẳng có lý do gì cả):

http://tubinhdieudung.net/attachment.php?attachmentid=393&stc=1

hieunv74
08-10-17, 23:00
Trang 48: Đồ hình vẽ 1 đường - kẻ bảng diễn giải 1 kiểu (đúng là nói 1 đằng làm 1 nẻo)!

http://tubinhdieudung.net/attachment.php?attachmentid=394&stc=1

hieunv74
08-10-17, 23:01
vậy các bác cho tiểu sinh hỏi: lấy theo sách thì đúng rồi - nhưng sách còn viết 2 nẻo thì theo nẻo nào đúng?????

hieunv74
08-10-17, 23:04
Câu hỏi 1:

Các anh cho em hỏi, theo vượng tướng hưu tù tử thì không có thổ vượng. Cụ thể là có 5 hành mà chỉ có 4 mùa, vậy hành thổ, kim là thiệt nhất hay sao ạ?

sherly chưa hiểu vô cực, âm dương, ngũ hành rồi, nên đọc thêm phần này nhé.

Nếu 5 hành luôn luôn hiện, thì 5 trạng thái nó sẽ luôn cân bằng và 5 trạng thái đó luôn cố định; không biến đối! Tuy nhiên trong tự nhiên không bao giờ như thế!

Anh trạng thái: tử - ví như người yếu, nếu cứ xuất hiện thường xuyên gặp anh nào mạnh đấm, đá cho 1 phát là chết luôn. Chính vì thế trạng thái tử hay rút về tàng ẩn. Chính vì hành tử tàng ẩn; nên 04 hành hiện mấy trạng thái quân bình ngũ hành (thử lấy ngôi sao 5 cánh bỏ trống 1 cánh: sau đó luận ngũ hành xem nhé)!

Vì 4 hành kia tương tác với nhau sẽ xuất hiện hành thoái quá và hành bất cập -> chính vì thế 04 hành hiện rất cần hành ẩn xuất hiện để lập lại thế cân bằng (đây cũng chính là nguyên lý: nguyên lý khan hiếm nguồn lực nào - nguồn lực đó sẽ có giá: như vàng, titan..... hihi).

hieunv74
08-10-17, 23:16
.................................................. ................................

hieunv74
08-10-17, 23:21
Khái niệm về Ngũ hành:

Ngũ hành – ví như 1 ngày có ngũ vận (kỳ); hành: có dụng ý nghĩa vận động tuần hoàn (luân hồi) như: sáng sớm (朝), ban ngày (昼), chiều tối (夕), ban đêm (夜) [mỗi kỳ có 1 nhân tố ẩn làm chủ khí, lập lại thế cân bằng khi có sự thoái quá hay bất cập]; một năm có 4 mùa: xuân (春), hạ (夏), thu (秋), đông (冬) vận động, biến hóa tuần hoàn [mỗi mùa có 1 hành ẩn làm chủ khí của 5 kỳ vận]. Do sự vật có sự khác biệt nên biểu hiện (hiện) ra bên ngoài có sự khác nhau, ví như:

Ngũ hóa có: sinh 生, Trưởng (thành) 长, Hóa 化, thu vào (kiềm hãm, khống chế 收), ẩn (ẩn tàng, trốn, ẩn náu藏)

Ngũ âm có: thương, chủy, giốc, vũ, cung.
Ngũ sắc có: xanh (thanh青), đỏ (xích 赤), vàng (hoàng 黄), bạch (trắng白), đen (hắc 黑).
Ngũ vị có: chua (toan 酸), khổ (đắng 苦), ngọt (điềm 甜), cay (tân 辛), mặn (hàm 咸).
Ngũ phủ: Mật (đảm胆), ruột non (tiểu tràng小肠) , ruột già (đại tràng大肠), dạ dày (vị 胃), bọng đái (bàng quang膀胱).
Ngũ tạng có: gan (can肝), tim (tâm心), lá lách (tỳ脾), phổi (phế肺), thận 肾
................................

Từ Ngũ hóa: Ngũ hóa có: sinh 生, Trưởng (thành) 长, Hóa 化, thu vào (kiềm hãm, khống chế 收), ẩn (ẩn tàng, trốn, ẩn náu藏)
Thấy: ---------------------Sinh --------------Vượng-------- Suy -----Tù --------------------------------Tử

hieunv74
08-10-17, 23:28
Quay lại 4 mùa:
...........
Địa chi phối Ngũ hành: mỗi năm nông lịch, chính nguyệt khởi từ Dần Mão: Dần Mão (mùa xuân) khởi sinh生 (Dần Mão), Vượng (thành) 长 (Tị Ngọ), Hóa 化 (Thân Dậu), thu vào (kiềm hãm, khống chế 收):(Hợi Tý), ẩn (ẩn tàng, trốn, ẩn náu藏) (Sửu mùi Thìn tuất).

Trường hợp này, hành Thổ chính là hành ẩn. Vì sao nó ẩn? Vì nó rất sợ xuất hiện sẽ bị các hành sinh vượng khắc chết! Nhưng, vì thiếu thốn nó, thành ra hành thổ là hành quý nhất. vì nhiều hành khác quý nó. Nên Nó có vai trò lập lại thế cân bằng cho 04 mùa. Khi Mùa đông thoái quá – thổ cử Sửu xuất hiện để cân bằng hành thoái quá – gọi là “Vật cực tắc phản”;
Tương tự, Mùa xuân đến thời điểm vượng, thì Thìn nhảy ra để cân bằng hành mộc không cho thoái quá và giúp hành bất cập; Mùa hè: hỏa vượng tại ngọ -> Thổ cử Mùi xuất hiện để lập lại thể cân bằng; Mùa thu kim vượng tại dậu -> thổ phải xuất Tuất ra để lập lại thể cân bằng không cho hành kim thái quá. Cho nên các sách nói thổ vượng tại tứ quý /nên được hiểu rằng: khi các mùa có sự thoái quá thì thổ phải xuất hiện để lập lại thế quân bình của các hành. Hay nói cách khác, mỗi năm đều có sự xuất hiện của Thổ tại bốn mùa – là thời điểm nguyệt phân. Mỗi năm: mùa xuân vượng vào tháng 3, mùa hè vượng vào tháng 6, mùa thu vượng vào tháng 9, mùa đông vượng vào tháng 12 (tháng chạp) cũng chính là thời kỳ thổ phải xuất hiện để lập lại thế cân bằng cho 04 mùa tại Thìn (tháng 3), mùi (tháng 6), Tuất (tháng 9), sửu (tháng chạp/12). Bởi vậy, các sách nói thổ vượng tứ quý. Cho nên, thìn tuất sửu mùi đều thuộc về hành Thổ.

Quả vậy, quy luật của Tự nhiên không thiên lệch hành nào cả!

hieunv74
10-10-17, 09:50
Trước đây tôi cũng học thuộc lòng các sách rất nhiều, nhưng giờ bị tẩy não gần hết, nên làm lại từ đầu. hihihihi

Tại trang 22 quyển tử bình thuyết minh:

http://tubinhdieudung.net/attachment.php?attachmentid=395&stc=1

hieunv74
10-10-17, 09:55
Trang 11, Tử Bình thuyết minh lại viết:

http://tubinhdieudung.net/attachment.php?attachmentid=396&stc=1

Vậy thì cái nào là thuận âm dương ?

hieunv74
10-10-17, 09:57
Thui, tui chỉ khơi vấn đề để mọi người tự luận vậy, hihi

thiếu bá
10-10-17, 16:35
Ngũ hành sinh vượng hưu tù tử: mọi người cho rằng tôi hiểu sai trật tự của Ngũ hành sinh vượng hưu tù tử!

Chả hiểu bác này nói gì, tự dưng đưa ra cái topic này rồi tự biên tự diễn ? Xong rồi tự kết luận

Thui, tui chỉ khơi vấn đề để mọi người tự luận vậy, hihi

hieunv74
10-10-17, 17:07
Nhìn thấy chỗ sinh, chỗ hưu bị đảo chỗ không?
Đọc mà không hiểu, hẳn nào! Thôi vậy.

thiếu bá
11-10-17, 16:16
Nhìn thấy chỗ sinh, chỗ hưu bị đảo chỗ không?
Đọc mà không hiểu, hẳn nào! Thôi vậy.

hihi, bác chắc không có duyên với môn này đâu. Ai cũng hiểu chỉ một người không hiểu...

hieunv74
12-10-17, 08:33
hihi, bác chắc không có duyên với môn này đâu. Ai cũng hiểu chỉ một người không hiểu...

Cũng có thể, nhưng khi xây được đường băng rồi, thì máy bay sẽ chạy nhanh hơn xe đạp.

Hihihihihihihihhi

thiếu bá
12-10-17, 09:48
Cũng có thể, nhưng khi xây được đường băng rồi, thì máy bay sẽ chạy nhanh hơn xe đạp.

Hihihihihihihihhi

Vâng, bác lại nhà.
Nói thật với bác cái này dân tứ trụ học từ sơ cấp. Đến cái tiêu đề bác còn viết sai thì thật khó bàn.

hieunv74
12-10-17, 11:01
thì tui nói là tôi mới học tử bình đã đến trình độ sơ cấp đâu? thế mới nhờ các bác chỉ dạy nhiều! không thì đã đi chỉ dạy các bác rùi.

Nhiều khi văn hóa của Việt Nam làm kìm hãm sự phát triển của những đứa trẻ hay hỏi nhiều! cho rằng hỏi nhiều là hỗn - nhưng không hỏi thì biết đường nào mà học; nếu đã biết thì cần gì phải hỏi?

hihihhihihihihihihihi

thiếu bá
12-10-17, 15:54
Không dám ạ, tôi theo học chị kimcuong môn tứ trụ từ diễn đàn hkls năm 2009, đến nay kiến thức còn khiếm khuyết nhiều bác ạ.

Vượng, Tướng, Tử, Tù, Hưu là để phân biệt trạng thái từng ngũ hành theo thứ tự từ trạng thái Vượng của ngũ hành chủ khí trong mùa. Ngũ hành chủ khí theo mùa là Xuân-Mộc, Hạ-Hỏa, Thu-Kim, Đông-Thủy. Theo đó, cùng hành với mùa là Vượng, hành vượng mùa sinh cho là Tướng, các hành còn lại là suy (Tử, Tù, Hưu)... Không nên tập trung vào nghĩa đen của nó, lấy hành Kim làm ví dụ:

Kim sinh Thủy, nếu Kim vượng thì Thủy tướng.
Kim khắc Mộc, nếu Kim vượng thì Mộc tử.
Hoả khắc Kim, nếu Kim vượng thì Hỏa tù.
Thổ sinh Kim, nhưng Kim vượng thì Thổ hưu.

hieunv74
17-10-17, 14:35
Cám ơn thiếu bá nhiều;

Đấy là quan hệ 1-1; nhưng thực tế 1 vật thường bị tắc động cùng 1 lúc nhiều yếu tố (quy chung lại là cả 5 hành); cho nên ở phần Sinh Trưởng ở quyển Thần Phong thông khảo có viết:

Trích:....
" Sao gọi là Trưởng vậy?
Mùa Xuân Tằm làm kén, nói là phương của mộc khí.
Mùa Hạ nóng thành lò lửa, làm nổi bật ánh sáng quá nóng.

Nhưmộc đến ở cung Chấn, hỏa đến cung Ly. Giống như đất của Đế vượng, thực tế không giống như ở vị trí sinh trưởng. Vốn là lấy sinh là đầu của trưởng, trưởng là kế tiếp theo sinh. ...."

Vậy thì giải thích chỗ này như thế nào? Sinh - trưởng cũng bị sai thứ tự sao?

Phần sau nói về quan hệ Vượng - tử là nguyên lý xây dựng ngũ vận:
+ Như Tài Quan thuộc mộc, thì trưởng nuôi dưỡng ở phương Dần Mão Thìn, nói là phương của mộc khí vậy. Như thế thì cao quý ở hành kim vận để khắc thì cùng với mộc ở cung trường sinh thì lý không như nhau.
+ Như Tài Quan thuộc hỏa, hỏa thì nuôi dưỡng lâu dài ở phương Tị Ngọ Mùi, khí hỏa này là phương lửa rực cháy. Thích hợp thì quý hành thủy vận để khắc thì cùng với hỏa ở cung Trường sinh là lý lẽ bất đồng vậy.

thachmoc
18-10-17, 08:47
Không biết hieunv74 (http://tubinhdieudung.net/member.php?1586-hieunv74) trích dẫn sách từ nguồn nào, chứ đọc "trưởng" như thế này thì không "tiêu" nổi.

Ngũ hành vượng suy căn cứ vào nguyệt lệnh (tháng sinh) để quyết định, lấy vòng Sinh Vượng Tử Tuyệt làm thước đo, trên quy luật dương thuận âm nghịch, dương tử âm sinh, âm tử dương sinh.

Cũng có người dùng trạng thái Vượng, Tướng, Hưu, Tù, Tử để biểu đạt vượng suy của ngũ hành, cách này giảm hóa chỉ xét cho 4 mùa, không phân biệt âm dương.

Ngũ hành tương tác thì không bao giờ có quan hệ 1-1, tổng hòa trong đó bao gồm quan hệ âm dương đồng tính dị tính, thuận sinh thuận khắc, phản sinh phản khắc, tòng cường...

Cơ bản là vậy.

hieunv74
18-10-17, 10:43
Mình trích từ quyển: Thần phong thông khảo:

http://tubinhdieudung.net/showthread.php?332-T%E1%BB%95n-%C3%ADch-sinh-tr%C6%B0%E1%BB%9Fng-t%E1%BB%A9-d%C6%B0%E1%BB%A3c-thuy%E1%BA%BFt-lo%E1%BA%A1i

Trạng thái Vượng, Tướng, Hưu, Tù, Tử để biểu đạt vượng suy của ngũ hành - trạng thái vượng suy - đây chỉ là liệt kê thì ok! nếu suy vượng của ngũ hành là hơn lăn tăn - vì ngũ hành cũng có âm dương của ngũ hành rồi mà.

thachmoc
18-10-17, 14:14
Phần trích dẫn tại Thần Phong Thông Khảo tôi đã xem lại, lời văn dịch sát nghĩa nhưng diễn đạt khá trúc trắc, có lẽ tiền nhận thường "chuộng" lối nói ẩn dụ. Bên dưới chị Kim Cương đã diễn giải rất rõ ràng về "Sinh" và "Trưởng", trạng thái ngũ hành âm dương diễn tiến theo 12 cung Trường sinh.

Tiếp đó, Thần Phong Thông Khảo có nêu ví dụ Tài Quan thuộc mộc, đã trưởng tại phương Dần Mão Thìn, điều này có thể hiểu: Tài Quan là dương mộc của mệnh sinh tháng Dần, Mão, Thìn, là đất Lâm Quan, Đế Vượng, lại thấu lộ, như vậy là quá vượng, hành vận cần qua đất kim để khắc tiết bớt đi mới thành được giường cột.

Ý bạn vượng suy của ngũ hành khác với suy vượng của ngũ hành như thế nào, tôi chưa hiểu.

hieunv74
18-10-17, 16:38
Phần trích dẫn tại Thần Phong Thông Khảo tôi đã xem lại, lời văn dịch sát nghĩa nhưng diễn đạt khá trúc trắc, có lẽ tiền nhận thường "chuộng" lối nói ẩn dụ. Bên dưới chị Kim Cương đã diễn giải rất rõ ràng về "Sinh" và "Trưởng", trạng thái ngũ hành âm dương diễn tiến theo 12 cung Trường sinh.

Tiếp đó, Thần Phong Thông Khảo có nêu ví dụ Tài Quan thuộc mộc, đã trưởng tại phương Dần Mão Thìn, điều này có thể hiểu: Tài Quan là dương mộc của mệnh sinh tháng Dần, Mão, Thìn, là đất Lâm Quan, Đế Vượng, lại thấu lộ, như vậy là quá vượng, hành vận cần qua đất kim để khắc tiết bớt đi mới thành được giường cột.

Ý bạn vượng suy của ngũ hành khác với suy vượng của ngũ hành như thế nào, tôi chưa hiểu.

Ý tôi đang thắc mắc tại sao có lúc thì Sinh trước sau đó đến Vượng sau; Nhưng có lúc lại thấy Vượng trước sau mới đến tướng (tướng tôi hiểu là trạng thái sau vượng nên tương đương vơi Sinh). Vậy thì khi nào thì có trạng thái Sinh -> Vượng; khi nào thì Vượng -> Sinh/ nếu có 2 trạng thái vậy: thì tại sao lại đổi chỗ vị trí sinh (lúc thì trước vượng, lúc thì sau vượng). Chỉ hỏi có thế thôi.

Hihi

hieunv74
18-10-17, 16:41
"Sinh" và "Trưởng", trạng thái ngũ hành âm dương diễn tiến theo 12 cung Trường sinh - cái này hoàn toàn đồng nhất với Ngũ hành tương sinh tương khắc! Đã hiểu rồi!

Như trong phần dịch: Uyên Hải Tử Bình Toàn Tập:
Trích:"..
Lý Nhị chí âm dương tương sinh
Trong một năm phân chia ra ngũ hành, phối hợp khí hậu ở trong 12 tháng, đều chủ vượng -> tướng, để định dụng thần. Trong đó ngũ hành lại phân ra hai âm dương, ở trong một năm khí đều chủ sinh -> vượng. Như:

- Đông Chí nhất dương thì có lý lẽ mộc vượng. Tại sao vậy?

Thí dụ như lấy người sinh nhật can là Giáp, Ất, ở trước Đông Chí, dương khí chưa động, phương mộc ở tử tuyệt, mộc không cát lợi.

Nếu người sinh ngày Giáp, Ất, ở sau tiết Đông Chí, dương khí đã sinh, mộc nhận khí ấm, mệnh thọ lộc đều có đủ, chỉ cần dụng thần nhập cách..."

hết trích. Nguồn:
http://tubinhdieudung.net/showthread.php?1169-Uy%C3%AAn-H%E1%BA%A3i-T%E1%BB%AD-B%C3%ACnh-to%C3%A0n-t%E1%BA%ADp!/page4

Nhưng còn Vượng, tướng thì là trạng thái nào? khi nào áp dụng trường hợp này? Phân biệt để khi áp dụng đỡ áp dụng lung tung, tránh luận sai thôi.

Như trên Nhật can Giáp ất: trước đông chí được hiểu là Từ Thu -> Đông! Sau đông chí được hiểu từ Đông đến Xuân / Từ đông đến xuân (thì theo Vượng tướng tử tù Hưu: Mộc ở trạng thái Hưu/ còn theo luận như trên lại là trạng thái Sinh của hành Mộc).

Tôi cố gắng viết đơn giản đi để mọi người đỡ hiểu lầm, hihihi

hieunv74
18-10-17, 17:03
Uyên Hải Từ Bình Toàn tập!
Trích tiếp:
"Tường giải định chân luận

Nói đến ngày sinh là chủ, lệnh vua hành quân, phép vận bốn mùa, âm dương tình cương nhu, nội ngoại đạo phủ thái —— Lấy ngày là chủ, như lệnh cho người hành quân, tứ trụ tôn ngày làm chủ vậy. Phép vận tứ thời, là Xuân Hạ Thu Đông vậy. Ví như:
Đầu đông thủy vượng mộc sinh, thủy có thể sinh mộc vậy.

Đầu xuân mộc vượng hỏa sinh, mộc có thể sinh hỏa vậy.

Đầu hạ hỏa vượng thổ sinh, hỏa có thể sinh thổ vậy.

Đầu thu kim vượng thủy sinh, kim có thể sinh thủy vậy.

Thổ vượng ở bốn mùa, là tháng Thìn Tuất Sửu Mùi vậy, cho nên là phép vận chuyển bốn mùa. Tình cương nhu, âm có cương nhu, dương có cương nhu. Nguyệt lệnh có khí viết là Cương, vô khí viết là Nhu. Nội ngoại đạo phủ thái, là năm tháng ngày giờ vậy, tam nguyên phối hợp với thiên can địa chi. Phàm thiên can địa chi thấu xuất ra ngoài ngày, ẩn tàng ở trong ngày..."

Hết trích!
Nguồn: http://tubinhdieudung.net/showthread.php?1169-Uy%C3%AAn-H%E1%BA%A3i-T%E1%BB%AD-B%C3%ACnh-to%C3%A0n-t%E1%BA%ADp!/page4

Nếu chỉ xét hành MỘC, theo phần viết bên trên, chúng ta có thể suy như sau:

"Đầu đông thủy vượng mộc sinh, thủy có thể sinh mộc vậy".

Như vậy, đầu đông là trạng Thái của Mộc: Sinh => Mùa Xuân: Mộc sẽ có trạng thái VƯợng!

Đến đây mọi người có hiểu lầm gì không?

thachmoc
18-10-17, 18:36
Đến đây mọi người có hiểu lầm gì không?

Ở đây chắc ít có ai hiểu lầm ý bạn. Chỉ là bạn chưa phân biệt rõ ràng vượng suy ngũ hành theo vòng Trường sinh hay trạng thái Vượng Tướng Hưu Tù Tử. Như đã nói ở trên, đây là 2 cách tiếp cận đoán định khác nhau. Để so sánh thì Vượng tương đương với trạng thái Lâm Quan, Đế Vượng; Tướng tương đương với trạng thái Trường Sinh, Mộc Dục, Quan Đái; Hưu tương đương với Suy, Bệnh; Tù tương đương trạng thái Mộ; Tử chính là trạng thái Tuyệt.

Bạn thích trích sách, ở đây tôi dẫn chiếu đến Thiên Lý Mệnh Cảo - một cuốn sách rất dễ tiếp cận đối với người mới Nhập môn. Chương Thiên Can:

""""
1. Giáp
- Ngũ hành: thuộc mộc.
- Giới tính: thuộc dương.
- Phương vị: Đông phương.
- Khí : Trường sinh ở Hợi, Mộc dục ở Tý, Quan đới ở Sửu, Lâm quan ở Dần, Đế vượng ở Mão ( bên trên là khí thịnh);
Suy ở Thìn, Bệnh ở Tị, Tử ở Ngọ, Mộ ở Mùi, Tuyệt ở Thân, Thai ở Dậu, Dưỡng ở Tuất ( bên trên là khí suy ).
- Thế : Vượng ở mùa Xuân ( tối vượng ), Tướng ở mùa Đông ( thứ vượng ); Hưu ở mùa Hạ ( suy ), Tù ở Tứ Lập, trước mỗi mùa 18 ngày ( thứ suy ); Tử ở mùa Thu ( tối suy ).
Chú thích: Tứ Lập là Lập Xuân, Lập Hạ, Lập Thu, Lập Đông.
- Sinh : Giáp sinh Bính Đinh Tị Ngọ; Nhâm Quý Hợi Tý sinh Giáp.
- Khắc: Giáp khắc Mậu Kỷ Thìn Tuất Sửu Mùi; Canh Tân Thân Dậu khắc Giáp.
- Hợp : Giáp Kỷ tương hợp.
- Hóa : Nhật can là Giáp, gặp Kỷ thổ, tại tháng Thìn Tuất Sửu Mùi thì hóa thổ. VD Giáp khắc Mậu Thìn là Giáp khắc suy. Giáp khắc, hợp Giáp Kỷ Mùi là Giáp khắc mộ. Sinh Giáp, như Quý Tị là Giáp sinh bệnh.


2. Ất
- Ngũ hành: thuộc mộc.
- Giới tính: thuộc âm.
- Phương vị: Đông phương.
- Khí : Trường sinh ở Ngọ, Mộc dục ở Tị, Quan đới ở Thìn, Lâm quan ở Mão, Đế vượng ở Dần ( Bên trên là khí thịnh);
Suy ở Sửu, Bệnh ở Tý, Tử ở Hợi, Mộ ở Tuất, Tuyệt ở Dậu, Thai ở Thân, Dưỡng ở Mùi ( bên trên là khí suy ).
- Thế : Vượng ở mùa Xuân ( tối vượng ), Tướng ở mùa Đông ( thứ vượng ); Hưu ở mùa Hạ ( suy ), Tù ở Tứ Lập trước mỗi mùa 18 ngày ( thứ suy ); Tử ở mùa Thu ( tối suy ).
- Sinh : Ất sinh Bính Đinh Tị Ngọ; Nhâm Quý Hợi Tý sinh Ất.
- Khắc: Ất khắc Mậu Kỷ Thìn Tuất Sửu Mùi; Canh Tân Thân Dậu khắc Ất.
- Hợp : Ất Canh tương hợp.
- Hóa : Nhật can là Ất, gặp Canh kim, ở tháng Tị Dậu Sửu Thân thì hóa kim.
"""""
Bạn có thấy Giáp, Ất khác nhau ở "Khí" nhưng lại giống nhau ở "Thế" không?

hieunv74
18-10-17, 21:25
Cám ơn Thạch Mộc, đặc tính thì không lạ gì; nhưng TM có thể nói rõ sự khác biệt giữ "khí" và "thế" được chút không? hay có quyển nào nói về chỗ này không, mình tìm đọc cũng được

hieunv74
18-10-17, 21:40
1. Giáp - Ngũ hành: thuộc mộc.
- Khí : Trường sinh ở Hợi, Mộc dục ở Tý, Quan đới ở Sửu, Lâm quan ở Dần, Đế vượng ở Mão ( bên trên là khí thịnh);
Suy ở Thìn, Bệnh ở Tị, Tử ở Ngọ, Mộ ở Mùi, Tuyệt ở Thân, Thai ở Dậu, Dưỡng ở Tuất ( bên trên là khí suy ).
- Thế : Vượng ở mùa Xuân ( tối vượng ), Tướng ở mùa Đông ( thứ vượng ); Hưu ở mùa Hạ ( suy ), Tù ở Tứ Lập, trước mỗi mùa 18 ngày ( thứ suy ); Tử ở mùa Thu ( tối suy ).


Đến bây giờ thi không còn nghi ngời gì là mọi người hiểu nhầm mình.

"Khí" và "thế" của hành MỘC đều có đặc tính: Tướng ở mùa Đông ( thứ vượng ) -> Vượng ở mùa Xuân ( tối vượng )-> Hưu ở mùa Hạ ( suy ), Tù ở Tứ Lập, trước mỗi mùa 18 ngày ( thứ suy ); Tử ở mùa Thu ( tối suy ).

Quay lại trang 1 : mình post trang 47, 48 Quyển: Ngọc Chiếu định chân kinh (hay các sách khác cũng vậy), đều ghi:

Ngũ hành vượng, tướng, hưu, tù tử trong 4 mùa được khái quát như sau:

Xuân: Thủy (hưu) - Mộc (vượng) - Hỏa (tướng) - Thổ tử - Kim Tù.

Như vậy, có sự sắp đặt và đổi chỗ giữa trạng Thái Hưu và trạng thái tướng? mà mình muốn đem ra cùng mọi người mổ xẻ nó!

hieunv74
18-10-17, 21:52
Quay lại hành âm mộc:



2. Ất - Ngũ hành: thuộc mộc.
- Giới tính: thuộc âm.
- Phương vị: Đông phương.
- Khí : Trường sinh ở Ngọ, Mộc dục ở Tị, Quan đới ở Thìn, Lâm quan ở Mão, Đế vượng ở Dần ( Bên trên là khí thịnh);
Suy ở Sửu, Bệnh ở Tý, Tử ở Hợi, Mộ ở Tuất, Tuyệt ở Dậu, Thai ở Thân, Dưỡng ở Mùi ( bên trên là khí suy ).
- Thế : Vượng ở mùa Xuân ( tối vượng ), Tướng ở mùa Đông ( thứ vượng ); Hưu ở mùa Hạ ( suy ), Tù ở Tứ Lập trước mỗi mùa 18 ngày ( thứ suy ); Tử ở mùa Thu ( tối suy ).

Bạn có thấy Giáp, Ất khác nhau ở "Khí" nhưng lại giống nhau ở "Thế" không?

Âm mộc:
"Khí" và "thế" của hành MỘC đều có đặc tính: Tướng ở mùa Đông ( thứ vượng ) -> Vượng ở mùa Xuân ( tối vượng )-> Hưu ở mùa Hạ ( suy ), Tù ở Tứ Lập, trước mỗi mùa 18 ngày ( thứ suy ); Tử ở mùa Thu ( tối suy ).

Mộc (xuân): Thủy (hưu) - Mộc (vượng) - Hỏa (Sinh/tướng) - Thổ tử - Kim Tù.

Vậy chỉ có ở các Âm can là có trạng thái "Nghịch khí"? Dương can lại là "thuận khí"!

hieunv74
18-10-17, 21:54
Từ trạng thái vượng tướng hưu tù tử trên - lại đem khái quát thành Ngũ hành -> rồi từ khái quát đó suy ra: đương lệnh là vượng -> hành được ta sinh là Tướng....

Cũng tại trang 47 - Ngọc Chiếu định chân kinh:
http://tubinhdieudung.net/attachment.php?attachmentid=392&stc=1
vậy phải chăng chỗ này là chỉ nói cho "khí" của âm thiên can.

thachmoc
19-10-17, 08:01
Cám ơn Thạch Mộc, đặc tính thì không lạ gì; nhưng TM có thể nói rõ sự khác biệt giữ "khí" và "thế" được chút không? hay có quyển nào nói về chỗ này không, mình tìm đọc cũng được

Khí là khí ngũ hành, lưu chuyển trong trời đất, thể hiện qua các tháng, tuần hoàn (luân hồi): thai nghén, sinh ra, trưởng thành, suy kiệt, ẩn tàng, nhập mộ.

Thế là thế đứng, đứng trên đất vượng (địa chi - chi tháng); đứng trên tam hợp, tam hội...

Triết học Đông phương cho rằng mọi vật bắt nguồn từ Vô cực; Kinh Dịch bàn về Thái Cực, cũng chính là Vô Cực; Thái Cực sinh Lưỡng Nghi, Lương Nghi sinh Tứ Tượng... Thái Cực hàm chứa Âm Dương; Dương là Trời, Âm là Đất; Trời Đất có quy luật cũng là bắt nguồn từ quy luật Âm Dương: Dương thuận, Âm nghịch, Dương tử thì Âm sinh, Âm tử thì Dương sinh, nhưng mọi điều đều hướng tới sự cân bằng Âm Dương bởi: "Cô Âm bất sinh, Cô Dương bất trưởng"...

Cơ bản là vậy.

(Bạn hieunv74 (http://tubinhdieudung.net/member.php?1586-hieunv74) lưu ý: Tôi trả lời không đọc bất cứ nội dung trích dẫn nào của bạn, tôi không muốn bàn những điều viết trong đó, theo tôi đó chỉ là những tạp thư thôi. Ngay cả chính thư chúng tôi dịch và đưa lên diễn đàn cũng có nhiều dị bản, lại phải gạn đục khơi trong, hấp thụ có chọn lọc...)

lesoi
19-10-17, 22:45
Chào các bạn!
Liên quan đến hai chữ "Khí Thế" rất phức tạp chứ không đơn giản.
Tôi trích bài viết của Thái Tích Quỳnh tiên sinh để các bạn tham khảo thêm.
Trích nguồn link:
http://blog.sina.com.cn/s/blog_6051c79c0100fuyd.html

Khí thế có hai nghĩa là nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Nghĩa rộng, tức là nói ở trong bát tự có một loại ngũ hành nào đó mức độ nhiều đến thành khí dầy, chỉ có thể thuận mà không thể nghịch. Nghĩa hẹp, chính là phải đem Khí và Thế tách ra mà luận.
Một điểm thuyết minh quan trọng nhất, xem khí thế phải ở trên tư tưởng tạm thời bỏ ra khỏi Nhật nguyên, nắm Nhật nguyên xem như là một vấn đề bình thường ở trong bát tự. Thứ là, xem năm tháng ngày là Chủ thể, lực lượng trụ giờ trái lại là rất nhỏ. Phép luận Khí thế là ở hai điều kiện tiên quyết.
Liên quan đến nghĩa rộng của khí thế, có luận từ thiên can, cũng có luận từ địa chi, còn có cách luận cùng lấy thiên can và địa chi một lúc. Thông thường mà nói, sau khi thiên can, địa chi của bát tự có một loại ngũ hành nào đó tổng cộng có 4 hoặc là có trên 4 vị, đều phải xem xét là có khí thế hay không. Ví dụ như, 4 thiên can đều là đồng loại ngũ hành, thì có thể xưng nó là có đủ khí thế "Thiên can nhất khí". Nhưng nếu như chỉ có 3 thiên can là đồng loại, hơn nữa địa chi không có Tỉ kiên trợ giúp, như vậy, chỗ này vẫn không thể xưng là có khí thế. Bởi vì cổ nhân đã nói: Thiên can có ba Tỉ kiên vượng suy vẫn không bằng một địa chi dư khí. Ý là nói 3 thiên can đồng loại thì lực lượng cũng không lớn, cùng tình huống có 4 thiên can đồng loại, là có ranh giới thành hay không thành thế.
Phép Khí Thế phần lớn là luận từ địa chi, địa chi không cần có 4 vị thì có thể thành khí thế. Ví dụ như địa chi tam hội, tam hợp, sau khi toàn cục tam hội hoặc tam hợp, thì có thể xưng bát tự này là có khí thế. Bất luận ngũ hành thiên can là có hay không có thấu ra hội cục, đều phải xem xét là tam hội hoặc tam hợp cục sắp xếp tốt như thế nào. Bát tự tam hội hoặc tam hợp cục thành có phần bền chắc không thể phá được. Đặc biệt là tam hội hoặc tam hợp cục lúc kề gần nhau trên cơ bản là không cần suy xét nhiều, trực tiếp xem như có thành khí thế hội cục hoặc hợp cục. Nhưng nếu như nói ở giữa có ngăn cách, hội cục hoặc hợp cục thì không nhất định là không gì phá nỗi. Lúc này khí thế tam hội hoặc tam hợp thông thường là thành lập, nhưng ở lúc xử lý tam hội hoặc tam hợp cục, thì cho rằng là có thể thuận cũng có thể nghịch.

lesoi
19-10-17, 22:46
Địa chi có 3 chữ giống nhau, cũng tính là có khí thế, hai chữ giống nhau thì không nhất định. Nói chung, bát tự có thiên can địa chi đồng loại ngũ hành chiếm nửa số hoặc là trên nửa số, thông thường đều phải dùng phép xem khí thế. Đây cũng là phép xem chủ yếu của chúng ta, còn lúc không thể nhìn ra khí thế là cái nào, lại dùng những cái khác như phép xem khí số, phương pháp xem cân bằng trung hòa.
Sau khi xác định có khí thế, xử lý bát tự như thế nào, đây là một vấn đề rất phức tạp, ở đây chỉ nói một số nguyên tắc lớn, bộ phận tình tiết còn phải xem xét bản thân đi kiểm nghiệm từ trong thực tiễn mà rút ra kết luận.
* Nguyên tắc lớn thứ nhất, chính là phân biệt can âm dương, bản tính can dương là không tòng, nhưng ở thế lực trước mắt thuận theo khí thế là cát, nghịch khí thế là hung.

* Nguyên tắc lớn thứ hai, chính là tùy theo tính chất ngũ hành khác nhau, ở trên phương pháp sắp xếp khí thế là có phân biệt:
+ Khí thế mộc: Mộc thành khí thế tối kỵ nguyên cục thấy kim. Có lúc một chút nạp âm kim đều có thể khởi đến phá hư tác dụng. Mộc vượng không có kim cách thành Nhân Thọ. Nguyên cục thấy kim, thì bị phá tướng tai nạn hoặc là đoản thọ.
VD 1, Càn tạo:
Quý Ất Mậu Ất
Hợi Mão Tý Mão
Tạo này ngũ hành mộc Minh là 4 Ám là 5, mộc thành khí thế, nguyên cục không có kim, là Nhân thọ cách. Hiện tại 87 tuổi thân thể vẫn khỏe mạnh, là lão nhân hiền lành. Ngũ hành mộc thành thế, mặc dù là Nhân Thọ, nhưng khó có phú quý lớn. Xuất thân Lão sư, trung niên đi biển. Hiện tại thân phận là một nông dân.

lesoi
19-10-17, 22:46
+ Khí thế thủy: Khí thế thành Thủy, không kỵ Mậu thổ, nguyên cục có Mậu là nối con đê, thủy sẽ không phiếm lạm mà thành tai họa, Mậu thổ ở nguyên cục dưới tình huống thủy vượng tùy theo độ thủy vượng mà định.
VD 2, càn tạo:
Ất Mậu Quý Quý (Dần Mão không)
Mão Tý Sửu Hợi
Đây là bát tự một học viên qua nghiên cứu, có Hợi Tý Sửu tam hội, thủy thành khí thế. Đẹp là ở thấu can Mậu thổ, Mậu là Quan tinh, thủy sâu đậm, thổ có nhiều bề dày, là quý. Bát tự không thấy Tài tinh, Tỉ Kiếp tức là Tài. Thủy càng vượng tài càng nhiều. Là tạo phú quý song toàn.
+ Khí thế kim: Khí thế kim biến hóa là nhiều nhất, nhật nguyên là Canh hỉ mộc hỏa cùng trợ giúp, mùa thu kim thành thế, thổ nhiều chủ nghèo. Có câu nói: Kim sinh mùa thu thổ trùng trùng, bần không có một tấc sắt; hỏa sinh trưởng mùa hạ kim trùng điệp, phú có nghìn chung. Nhật nguyên là Tân kim hỉ Nhâm thủy rửa sạch. Kim thành khí thế, dụng thổ mặc dù là thuận thế, nhưng khó mà có nhiều phú quý. Chỉ có mộc hỏa quá ít, dễ dàng phạm vượng, lại không bằng dụng thổ.
+ Khí thế thổ: Khí thế thổ phải phân biệt xem, Mậu thổ thành thế, là núi cao đất dày, khai phá khó khăn, phú quý có giới hạn. Kỷ thổ thành thế, đa số là tài năng trụ cột. Có câu nói là: Hỏa thổ công thành cục tối kỳ, là chỉ Kỷ thổ chứ không phải là Mậu thổ.
VD 3, Khôn tạo:
Mậu Mậu Kỷ Bính
Tuất Ngọ Tị Dần
Tạo này hỏa thành cục, thổ có 4, thổ thành khí thế, bởi vì nhật nguyên là Kỷ thổ, hỏa thổ công thành, mệnh chủ làm đến cấp phòng. 2 Mậu thổ nó đại biểu có 2 anh em, em trai lớn không có phú quý, vẫn không thọ. Em út chỉ quý, phỏng chừng có thể làm đến cấp cục.

lesoi
19-10-17, 22:46
+ Khí thế hỏa: Hỏa thành khí thế cơ bản có hai loại phương pháp xử lý, một loại là lấy Mộc Hỏa thông minh xem, một loại là lấy Thủy Hỏa ký tế xem. Cũng chính là nói, hỏa thành khí thế cũng không kỵ thủy xuất hiện, hỏa thành khí thế thuận thế dụng mộc so với dụng thổ tốt hơn, thấy thủy không nhất định phá cục, chỉ vì ở lúc thủy quá ít, dễ dàng hình thành "Hỏa thổ nấu cạn Quý thủy" . Hỏa thành khí thế, lực lượng thủy hỏa càng tương xứng thì càng tốt.
VD 4, Càn tạo:
Canh Nhâm Nhâm Canh
Ngọ Ngọ Dần Tuất
Tạo này có Dần Ngọ Tuất tam hợp cục. Nếu như không có Ngọ Ngọ tự hình, thì hỏa cục rất thuần. Hỏa cục bởi do hình mà không thuần, tầng lớp thì so với cục thuần hỏa thấp hơn. Người này trung niên hành kim vận, khí số và khí thế bất hòa, rất thê thảm. Về già hành bắc phương thủy vận, chứng thực phần tử tri thức chính sách vận chuyển tốt. Tạo này trụ tháng có thiên can nó là đại biểu một ca ca, một trụ Nhâm Ngọ là thủy hỏa đến cứu, ca ca rất có quý khí mà còn cao thọ. Trước mắt là ở nước ngoài. Đây là một ví dụ thuyết minh hỏa thành khí thế, thủy không nhất định phá cách, nhưng đã muốn giữ gìn hỏa cục, thì cần có cân bằng thủy hỏa mới tốt. Tạo này bắc phương đông phương đều là vận trình rất tốt.

lesoi
19-10-17, 22:47
Sau cùng là nói một vài loại khí thế dưới tình huống đặc thù.
VD 5, Càn: Nhâm Ngọ - Quý Mão - Mậu Dần - Nhâm Tuất
Trong bát tự vốn có Dần Ngọ Tuất tam hợp hỏa cục, nhưng lại hỗn có Dần Mão đông phương mộc, gọi là cục hỗn phương, tầng lớp thấp xa so với đơn thuần hỏa cục. Một trụ Quý Mão đại biểu gia đình, sau khi phá sản gia đình, cả đời dạy học, bình thản không có gì lạ.
VD 6, Càn: Tân Sửu - Canh Tý - Mậu Tuất - Quý Hợi
Tam hội thủy cục bị Tuất thổ đoạn tiệt, Mậu thổ tòng Tài là tốt nhất, nhưng không tòng cũng có thể độc lập, nhưng sau đó thì tầng lớp so với tòng thì khác xa. Vận Thân năm Dậu tam hợp kim cục khử Tuất thổ thần cản trở này, thì Mậu thổ chân tòng, năm này cơ hội đến với mệnh chủ là tốt nhất. Nhưng mệnh chủ hiểu mệnh lý, xét đến hậu vận toàn là hỏa thổ, như vậy trước mắt do đến kim thủy thì phú quý tất khó lâu dài, cho nên khí lớn mà thủ nhỏ. Tạo này xem nhẹ trụ giờ, ba trụ trước còn có một loại khí thế chính là Tuất Sửu khắc hợp Tý thủy, có xu thế khử Tý thủy. Quả nhiên đã từng rời xa quê nhà. Ra ngoài lập nghiệp tay trắng dựng nên cơ nghiệp.
VD 7,
Càn: Mậu Tuất - Giáp Tý - Kỷ Mùi – Bính Dần
Càn: Mậu Tuất - Giáp Tý - Kỷ Mùi - Đinh Mão
Nếu như bạn nhìn chằm chằm xem nhật nguyên bát tự, thì dễ dàng coi nhẹ tác dụng phép xem khí thế. Hai tạo này vốn là có một loại khí thế, nhưng rất khả năng bạn chỉ có xem đến Giáp Kỷ hợp, lại nhìn không ra toàn cục có khí thế khử Tý thủy, đây là một loại khí thế đặc thù, là phép mở rộng khí thế.
Chẳng qua bởi vì giờ Dần Mão đối với tác dụng Tý thủy là có khác. Một loại là khử Tý, thấy Tý là cát, một loại là phải giải cứu Tý thủy, thấy tuế vận Tý thủy là hung. Đây là áo diệu của trụ giờ, trụ giờ chủ dẫn biến, có thể thay đổi gốc khí thế. Đây là một đôi song thai, năm 1984 một chết một phát tài.

thiếu bá
20-10-17, 09:16
Đến bây giờ thi không còn nghi ngời gì là mọi người hiểu nhầm mình.

"Khí" và "thế" của hành MỘC đều có đặc tính: Tướng ở mùa Đông ( thứ vượng ) -> Vượng ở mùa Xuân ( tối vượng )-> Hưu ở mùa Hạ ( suy ), Tù ở Tứ Lập, trước mỗi mùa 18 ngày ( thứ suy ); Tử ở mùa Thu ( tối suy ).

Quay lại trang 1 : mình post trang 47, 48 Quyển: Ngọc Chiếu định chân kinh (hay các sách khác cũng vậy), đều ghi:

Ngũ hành vượng, tướng, hưu, tù tử trong 4 mùa được khái quát như sau:

Xuân: Thủy (hưu) - Mộc (vượng) - Hỏa (tướng) - Thổ tử - Kim Tù.

Như vậy, có sự sắp đặt và đổi chỗ giữa trạng Thái Hưu và trạng thái tướng? mà mình muốn đem ra cùng mọi người mổ xẻ nó!

hehe, bỏ qua khí thế đi thì thấy bác hieunv74 đang "tự lấy dây để trói mình", kể cũng lạ vì thấy bác đã đọc rất nhiều sách...

Tôi post nốt bài này, nếu bác vẫn còn thắc mắc về cái này nữa thì tôi chịu, không nhắc lại thêm được nữa. Bắt đầu từ khái niệm cơ bản:

Vượng là giai đoạn thịnh nhất, phát triển mạnh nhất. Đồng hành với mùa là vượng.
Tướng là giai đoạn thịnh vừa, phát triển chậm hơn. Giáp ất sinh mùa đông, Bính đinh sinh mùa xuân,...
Hưu là giai đoạn nghỉ ngơi. Nhâm quý mùa xuân, Giáp ất mùa hè...
Tù là giai đoạn suy giảm, sa sút. Canh tân mùa xuân, Nhâm quý mùa hè...
Tử là giai đoạn chết hoặc hoàn toàn bị khắc chế. Giáp ất mùa thu, Mậu kỷ mùa xuân...



-

Vượng

Tướng

Tử



Hưu



Xuân

Mộc

Hỏa

Thổ

Kim

Thủy



Hạ

Hỏa

Thổ

Kim

Thủy

Mộc



Thu

Kim

Thủy

Mộc

Hỏa

Thổ



Đông

Thủy

Mộc

Hỏa

Thổ

Kim

hieunv74
20-10-17, 14:01
Hihihihihihhi, Ok vậy!

Chuyển sang chủ đề mới cho tươi vậy - trong quyển Tử bình toàn tập luận về Thiên Quan kết hợp với Tù khí rất hay:

Trích: "
Luận Thiên Quan tức là Thất Sát

Nói về Thiên Quan, giống như loại Giáp mộc thấy Canh kim. Dương thấy dương, âm thấy âm chính gọi là Thiên Quan, phối ngẫu không thành. Giống như kinh nói: "Hai nữ không thể sống chung, hai nam không thể cùng ở một chỗ vậy."

Thiên Quan tức là Thất Sát, phải chế phục. Bởi vì Thất Sát Thiên Quan tức là kẻ tiểu nhân, tiểu nhân không biết mà có nhiều hung bạo, không sợ ai, chính là có lao lực để dưỡng quân tử. Mà phục dịch hộ giá cho quân tử, là tiểu nhân vậy. Duy chỉ là không trừng trị không giới cấm, không nói là đã khống chế, thì không thể thuần phục mà thành sử dụng. Cho nên Dương Tử viết: Cai quản mà đắc đạo, thì thuần phục hoặc sai khiến; mất cảnh giác cai quản, thì âm thầm mà gian trá hoặc làm giặc, là tiểu nhân, là gian trá vậy, phải khống chế cai quản mới đắc đạo vậy. Nếu không cai quan khống chế, tiểu nhân đắc quyền, thì họa lập tức đến vậy. Kinh viết: Người có Thiên Quan, như ôm Hổ mà ngũ, tuy là mượn oai hùm để làm bầy thú khiếp sợ, nếu mất cảnh giác, tất sẽ gây ra họa, không thể không lo vậy....

.. đại để thương quan, thất sát hỷ nhất là Thân Vượng, có chế phục là Tốt...
...Thân vượng có khí gọi là Thiên Quan, thân nhược không có chế gọi là Thất Sát ..."


Phần này rất thú vị: thiên quan tù khí chính là lúc đi Phục dịch cho Quân tử (Vượng khí và tướng khí)!

Câu hỏi: các bác làm ơn cho tiểu sinh hỏi, bác nào có bài nào viết về Hưu khí và Tử khí không? hai khí này có chức năng gì đối với Vượng khí và Tướng khí!

hieunv74
20-10-17, 14:58
.........................................

dnts
20-10-17, 18:32
Dịch thế này không tiêu hóa nổi, hic hic

hieunv74
20-10-17, 21:04
Còn rất nhiều thứ Thú vị không bao giờ tiêu hoá được, vì tiêu hoá là ngộ độc, hihi

dnts
21-10-17, 08:40
Chân lý thường giản đơn, các tài liệu kinh điển mà bất cứ danh gia Tử bình xưa nay nào cũng phải công nhận thì có đủ rồi. Sách viết về bát tự pháp như rừng, phần nhiều vẽ rắn thêm chân. Mới học mà sớm sa đà vào chẳng mấy mà thành tẩu tẩu. Vài lời khó nghe.

lesoi
21-10-17, 09:46
Tôi thấy nick hieunv74 cứ lấy cái đơn giản mà biến thành phức tạp hóa vấn đề, sở dĩ tôi không muốn bàn luận vấn đề Vượng, Tướng, Hưu, Tù, Tử là bởi vì nguyên lý đã rõ ràng rồi. Còn bạn thì lấy cái chuyện gì đó quá xa vời mà dẫn đến ngộ nhận. Nhưng nếu để bạn cứ thắc mắc thì lại không an lòng, bạn đưa lên quá nhiều sách mà không hiểu được một lý lẽ quá đơn giản như vậy. Cứ chứng tỏ mình là quá thông thạo về ngũ hành, nhưng ngược lại thì không phải vậy.
Bạn lại chứng tỏ mình là có nhiều sách, nhưng lại không chứng tỏ sự hiểu biết của mình là tường tận. Ngay cả sách phong thủy cũng vậy, bạn cứ cho mình là am hiểu, nhưng sự thật lại chẳng hiểu gì. Ý tưởng mênh mông không tập trung, bởi vì nguyên nhân chỉ có một. Đó là vì không có người hướng dẫn mà dễ dẫn đến "Tẩu hỏa nhập Ma".
Lẽ ra tôi không muốn nói những lời này, bởi vì dễ động lòng tự trọng của bạn. Nhưng càng ngày thấy bạn càng hỏi những chuyện mông lung không đúng trọng tậm vấn đề. Cho nên, thay vì bạn hỏi đơn giản (nếu có ý cầu tiến) thì sẽ có người giúp bạn; còn nếu, bạn cứ hỏi kiểu như vừa rồi thì chắc có lẽ không ai dám trả lời nữa, vì bạn đã quá giỏi rồi. Mong bạn thông cảm khi tôi nói lên điều thật lòng này.
Trân trọng!

hieunv74
21-10-17, 17:43
Tiểu sinh rất cầu thị, toàn xuất phát từ bài dịch để hỏi các bác, các bác lại phản ứng. Thôi vậy, tiểu sinh lại ngâm cứu tiếp.
Trân trọng

hieunv74
21-10-17, 18:07
cách tôi hỏi phần lớn là dựa vào thực tế lịch sử mà thôi, có thể gây khó chịu cho các bác - nhưng nhiều khi phải dựa vào thực tế để kiểm nghiệm.

Ví dụ: trong Sử kí tư mã thiên có viết về lịch sử của Hạng Vũ và Lưu Bang, Hà Tín, Tử phòng.... Toàn là anh hùng, cũng là trường hợp cần nghiên cứu của mệnh lý.

Ngày xưa lúc Lưu Bang dẫn quân sát nhập vớí Hạng Võ. Thì lúc đó Hạng Vũ làm một anh Hùng (đang ở trạng thái vượng khí), nhưng lão Tướng Phạm Tăng đã lo sợ khi thấy được trạng thái đang vận tử khí của Lưu bang kéo đến [Khi khởi nghĩa, thua liểng xiểng]; đánh trận nào thì thua trận đó] - trạng thái tử khí này, trong tử bình có phải là Quan quỷ.

Hạng Vũ đánh trận nào thắng trận đó - Trạng thái vượng khí
Còn Hàn tín làm tướng khí.

Nhưng, về sau vượng khí của Hạng Vũ suy giảm [thân mệnh suy]; Lưu Bang đột phá lại [quan quỷ nổi dậy chống phá]; chỉ cần sau 1 trận đã làm cho Hạng Vũ phải rút gươm tự sát, mà lập 1 triều đại tồn tại hàng trăm năm về sau.

Theo như tiể sinh nghĩ, mệnh lý khi xét mối quan hệ ngũ hành tương tác của 10 thần cũng ít ra giải thích được 1 phần của lịch sử. Câu hỏi của tiểu sinh đặt ra đều xuất phát từ lịch sử cả, nhưng các bác mắng nhiều quá, thôi tiểu sinh không hỏi nữa!

hieunv74
21-10-17, 20:39
về phong thuỷ, phải nói đúng là địa lý phong thủy mới đủ. Tôi thấy bác đang đi sai đường giống tôi 10 năm qua. Bác nói đúng, vì khoảng 10 năm qua, tôi lượm nhặt được rất nhiều sách các tất cả các phái bên Trung quốc (phải đến hơn 20 trường phái lớn nhỏ có tiếng); Nhưng, cuối cùng nhờ 1 chữ "duyên" mà tôi biết đi sai đường, nên võ công của tôi đã bị phế bỏ tất cả - giờ tôi đã biết đúng đường, nhưng lại không còn hứng thú nghiên cứu nữa.

Về loan đầu chỉ cần đọc qua các khái niệm của bác + 1 người có kinh nghiệm cùng đi ra ngoài đồng nghiệm chứng là biết! cũng chẳng cần đọc nhiều - nhưng, thấy cục hoành tráng - nhưng mãi không phát, thật thì tưởng là giả, giả tưởng là thật. vì thiếu lý khí.

Lý khí: bao giờ bác thấy được 04 (bốn) câu khôn nhâm ất mà sắp xếp được ai tinh trên 24 sơn thì bàn tiếp. Vì chỉ dùng 4 câu mà bài được ai tinh trên 24 sơn - sẽ được 1 la bàn, bác có thể thấy được số PI (3.14), thấy được Dãy Fibonacci,... thêm 02 câu: Tả vi dương... Hữu vi âm ... (tổng 06 câu: sẽ thấy la bàn phản ánh được độ nghiêng của trái đất là 23,5 độ; thấy được âm dương vào 02 đầu cực của trái đất (từ trường vào ra ở 2 cực nam bắc); Nếu dùng câu: "nhược năng khám phá cá trung lý" để chuyển từ ai tinh sang quái: thì sẽ thấy được tiên thiên bát quái... Địa lý phong thuỷ nó phải phản ánh cái quy luật của tự nhiên

Còn dùng hơn 4 câu để bài ai tinh thì bát trạch cũng luận, huyền không Phi tinh cũng luận; huyền không lục pháp cũng luận; huyền không đại quái cũng luận rất nhiều rồi. Tôi cũng không có hứng thú để bàn.

==
Còn 04 câu khôn nhâm ất trên cơ thể con người là gì?
Khi bác đọc kỹ 04 câu "khôn nhâm ất", thì bác tìm hiểu các vị trí huyệt đạo trên con người sẽ thấy ngay nó. Cơ thể con người có tất cả khoảng 649 huyệt, 300 song huyệt và 49 huyệt đơn.

"Khôn nhâm ất, cự môn tòng đầu xuất": Trong câu này có 2 khôn là ám chỉ huyệt Hội Âm, Nhưng khôn nhâm ất lại ám chỉ Mạch Nhâm. Nói cự môn tòng đầu xuất là nói vận khí từ huyệt Hội âm theo mạch Nhâm mà chuyển lên.

còn Câu: "Cấn bính tân, vị vị thị phá quân": "..vị vị..." rõ ràng là ám chỉ song huyệt.
Còn "giáp quý thân...." thì sao?

Chỉ có 4 câu thôi nhưng, nói cả thiên, địa, nhân. Chính vì thế mà nguời ta nói "ai tinh" là quý nhất là ở đó!

Tôi cũng không thích nói nhiều, vì như bác biết rồi: tôi có biết gì đâu mà nói ra, các bác mắng cho.

Trân trọng

hieunv74
21-10-17, 20:52
Tôi thấy nick hieunv74 cứ lấy cái đơn giản mà biến thành phức tạp hóa vấn đề, sở dĩ tôi không muốn bàn luận vấn đề Vượng, Tướng, Hưu, Tù, Tử là bởi vì nguyên lý đã rõ ràng rồi. Còn bạn thì lấy cái chuyện gì đó quá xa vời mà dẫn đến ngộ nhận. Nhưng nếu để bạn cứ thắc mắc thì lại không an lòng, bạn đưa lên quá nhiều sách mà không hiểu được một lý lẽ quá đơn giản như vậy. Cứ chứng tỏ mình là quá thông thạo về ngũ hành, nhưng ngược lại thì không phải vậy.


Bác cho rằng: Vượng, Tướng, Hưu, Tù, Tử là bởi vì nguyên lý đã rõ ràng rồi - đúng là rõ rồi. Nhưng cái này còn không rõ ràng bằng quan hệ tương sinh: Thủy sinh mộc, mộc sinh hỏa, hỏa sinh thổ, thổ sinh kim, kim sinh thủy - cái này còn rõ ràng hơn cả mấy cái vượng, tướng của bác. Nhưng quan hệ tương sinh này sai sót ở đâu, cả nghìn năm nay cứ mặc nhiên dùng mà không biết - chính vì nó quá rõ ràng! Nó còn được in cả trên lịch âm dương thì rõ ràng quá còn gì! Muốn khám phá ra cái này, nó nằm trong phần nạp âm và LTHG! Chính vì mọi người dùng bộ ngũ hành tương sinh tương khắc hiện tại nên rất nhiều người phá nạp âm, và LTHG đều thất bại.

Tôi rất trân trọng bác, vì rất hiếm người có trình độ dịch có tính chuyên môn cao như bác lesoi, nhưng nhiều khi thấy cũng buồn vì bác đang đi sai đường về ĐLPT; nói ra bác sẽ cho rằng tôi phạm thượng bác; hiện tại, bác không hiểu, chỉ đợi bác gặp chữ "duyên" ở đâu đó, thì bác nhớ lại bài này của tiểu sinh nhé.

Trân trọng

lesoi
22-10-17, 07:49
Bác cho rằng: Vượng, Tướng, Hưu, Tù, Tử là bởi vì nguyên lý đã rõ ràng rồi - đúng là rõ rồi. Nhưng cái này còn không rõ ràng bằng quan hệ tương sinh: Thủy sinh mộc, mộc sinh hỏa, hỏa sinh thổ, thổ sinh kim, kim sinh thủy - cái này còn rõ ràng hơn cả mấy cái vượng, tướng của bác. Nhưng quan hệ tương sinh này sai sót ở đâu, cả nghìn năm nay cứ mặc nhiên dùng mà không biết - chính vì nó quá rõ ràng! Nó còn được in cả trên lịch âm dương thì rõ ràng quá còn gì! Muốn khám phá ra cái này, nó nằm trong phần nạp âm và LTHG! Chính vì mọi người dùng bộ ngũ hành tương sinh tương khắc hiện tại nên rất nhiều người phá nạp âm, và LTHG đều thất bại.

Tôi thấy câu này bạn mới hiểu được một phần của ngũ hành tươg sinh, tương khắc. Mà chưa hiểu được ngũ hành đảo điên (muốn hiểu thật rõ thì hãy đọc Trích Thiên Tủy sẽ biết). Đang nói ngũ hành Vượng, Tướng, Hưu, Tù, Tử theo bốn mùa thì bạn lại nói ngũ hành tương sinh, tương khắc!
Trời đất có bốn mùa xuân hạ thu đông, tuần hoàn vận chuyển không ngưng nghỉ, tất cả mọi vật trên hành tinh này đều theo đó mà chuyển hóa suy vượng.
Con người có vận mệnh, núi sông cũng theo thời vận. Cho nên trong Tuyết Tâm phú (thuật phong thủy) mới có câu phú:
Sinh Vượng Hưu Tù,
Cơ vận hành mà không ngừng.
Sơn tụ Thủy hội, gọi là Sinh Vượng. Sơn bay Thủy chạy, gọi là Hưu Tù. Liên quan đến con người thịnh suy cảm ứng với hình thế núi sông, vận hành sinh vượng hưu tù mà thôi.
Lại nói:
Thể phú vu nhân giả,
Hữu bách hài cửu khiếu.
Hình trứ vu địa giả,
Hữu vạn thủy thiên sơn.
Tự bản tự căn,
Hoặc ẩn hoặc hiện.
Thân thể con người có Bách hài Cửu khiếu. Bách hài, là chỉ tên gọi chung xương cốt toàn thân; Cửu khiếu, tức là đôi mắt, đôi tai, hai lỗ mũi, miệng, tiền âm niệu đạo (chỗ lỗ tiểu) và hậu âm giang môn (hậu môn) ở trên thân thể. Bách hài Cửu khiếu là chỉ toàn bộ cơ thể và tất cả khí quan. Hình trạng đất có vạn thủy thiên sơn. Cây cối là từ rễ cây sinh ra cành nhánh, địa hình cũng giống như cây cối, có can có chi, là nhận can nhận chi khác nhau, can chi địa hình có ẩn có hiện.
Thân thể và sơn thủy giống nhau, cũng là chịu chỗ nhị khí âm dương mà thành. Con người có xương cốt, đất có sơn mạch; con người có xương trán xương má, đất có dãy núi; con người có huyết dịch, đất có sông nước; con người có khiếu khổng, đất có huyệt động; con người có lông tóc, đất có cây cỏ; con người có nam nữ, Long có Thư Hùng; con người có đầu lâu, Long có Tinh phong (đỉnh núi); con người có cổ gáy, Long có Quá hạp, cả hai căn bản là hoặc ẩn hoặc hiện, nếu không có một không phải là làm ra chỗ nhị khí âm dương.
Con người quý ở vóc người khôi ngô, Sơn quý ở xếp hàng mở mang; con người quý ở Tổ Tông cao quý, Sơn quý ở lai Long tôn nghiêm; con người quý ở thể chất khỏe mạnh, Sơn quý ở nhấp nhô lên xuống có lực; con người quý ở ngũ quan đoan chính, sơn quý ở tinh phong thành hình; con người quý ở dung mạo tuấn tú tinh thần sáng sủa, đất quý ở sơn thanh thủy tú; con người quý ở mũi thẳng miệng vuông, sơn quý ở Minh Đường mạch chính; Mặt quý ở ngũ nhạc triều củng, Huyệt quý ở nước ôm quanh núi.
Cho nên liên quan giữa con người và phong thủy hết sức chặt chẽ. Vì thế, tất cả vạn vật đều không ngoài chỗ vận chuyển nhị khí âm dương trời đất đều phải trải qua ngũ hành Vượng, Tướng, Hưu, Tù, Tử.
Bạn nói là đã qua 10 năm sai lầm là đúng. Bởi vì ý tưởng của bạn không tập trung, phân tán bởi quá nhiều sách vở hỗn tạp.
Ngay cả nguyên lý cơ bản nhất còn không hiểu, thì nói chi đi sâu vào âm dương, ngũ hành.

hieunv74
22-10-17, 10:12
Tôi thấy câu này bạn mới hiểu được một phần của ngũ hành tươg sinh, tương khắc. Mà chưa hiểu được ngũ hành đảo điên (muốn hiểu thật rõ thì hãy đọc Trích Thiên Tủy sẽ biết). Đang nói ngũ hành Vượng, Tướng, Hưu, Tù, Tử theo bốn mùa thì bạn lại nói ngũ hành tương sinh, tương khắc!

Trời đất có bốn mùa xuân hạ thu đông, tuần hoàn vận chuyển không ngưng nghỉ....

Con người có vận mệnh, núi sông cũng theo thời vận. Cho nên trong Tuyết Tâm phú (thuật phong thủy) mới có câu phú:
Sinh Vượng Hưu Tù,
Cơ vận hành mà không ngừng.
..
Cho nên liên quan giữa con người và phong thủy hết sức chặt chẽ. Vì thế, tất cả vạn vật đều không ngoài chỗ vận chuyển nhị khí âm dương trời đất đều phải trải qua ngũ hành Vượng, Tướng, Hưu, Tù, Tử.


Cám ơn Bác LS, vì còn thắc mắc, tiểu sinh mới mở mục này để thảo luận, hi vọng các bác chỉ điểm.

Như bác LS hiểu thì có 2 trạng thái ngũ hành:

1 là ngũ hành Vượng, Tướng, Hưu, Tù, Tử theo bốn mùa
2 là,ngũ hành tương sinh, tương khắc

cái mối chốt cần bàn ở chỗ này (sự tương đồng thì không nói), nhưng sự khác nhau giữa 2 khái niệm Ngũ hành này là gì thì cần phân biệt?

Nếu như dựa vào bài của Bác, thì tôi hiểu:

Trạng thái Vượng, Tướng, Hưu, Tù, Tử: là các giai đoạn của vạn vật phải trải qua!

Còn trong mỗi giai đoạn: là có quan hệ tương sinh, tương khắc của các hành khác nhau; nhưng nếu mỗi thời điểm có sinh, khắc thì nó phải nhất quán với cả chu kỳ, nhưng sao ở đây lại viết: Sinh Vượng Hưu Tù,

Chính vì vậy, tiểu sinh muốn hỏi 2 khái niệm này là gì có thể đánh đồng với nhau hay phải tách biệt chúng? nếu tách biệt thì khi nào dùng? (phải chăng: vượng tương Hưu Tù Tử - áp dụng cho nguyệt lệnh (địa chi) là chính - để xác định vượng, suy (Trích thiên tủy: là trường phái Vượng suy pháp, do ông Nhậm Thiết Tiều chú)!

Còn Sinh, vượng, hưu tù tử: áp dụng tất cho cả can, chi, nạp âm? chỉ để xác định thập thần, lục thân..... (Tử bình chân chuyên - là trường phái Cách Cục pháp, do ông Thẩm Hiếu chiêm chú)

hieunv74
22-10-17, 10:41
Nếu qua các bài thảo luận, thì tiểu sinh sẽ hiểu:

Trạng thái Vượng - Tướng - Tử - Tù - Hưu - Vượng -.... là các giai đoạn phát triển của con người phải trải qua. Vì vượng khí là trạng thái đứng đầu nên xuất hiện trước tiên để sắp đặt đường lối vận khí cho 1 giai đoạn nào đó (có thể là mùa xuân, mùa hè...). Nên nó được đứng đầu, cái này thì nhìn hiện tượng xã hội cũng thấy!

Còn Sinh Vượng Hưu Tử Tù: là trạng thái của sự vật này tương tác với các sự vật khác trong mỗi giai đoạn.

Nên, 2 khái niệm này là khác nhau, không thể đánh đồng được với nhau!

hieunv74
22-10-17, 10:42
Câu này rất có ẩn ý sâu xa:

Sinh Vượng Hưu Tù,
Cơ vận hành mà không ngừng.

Cám ơn bác LS, rất hay! hihi

hieunv74
22-10-17, 10:53
Bạn nói là đã qua 10 năm sai lầm là đúng. Bởi vì ý tưởng của bạn không tập trung, phân tán bởi quá nhiều sách vở hỗn tạp.
Ngay cả nguyên lý cơ bản nhất còn không hiểu, thì nói chi đi sâu vào âm dương, ngũ hành.

Đạo có đi ra, đi vào.
Con người phải có từng trải và nghiệm

Như việc ăn uống của con người vậy! Bộ phận tiêu hóa sẽ không bao giờ hấp thụ 100% những gì chúng ta ăn; khi nhào nặn lại, cơ chế tiêu hóa sẽ hấp thụ những thứ tinh hoa (có 1 phần nhỏ cả cặn bã); thải cặn bã ra đường hậu môn.

Việc tiếp thụ kiến thức cũng không ngoại lệ. Học mọi thứ tiếp thu kiến thức, đây chính là lúc trải ra để va vấp; đến một lúc nào đó tĩnh lặng để ngấm dần dần những trải nghiệm đó để thu lại cái tinh hoa của học thuật và thải ra 1 đống cặn bã của học thuật.

hihihihihhihihhihihi

hieunv74
22-10-17, 10:58
Tôi thấy câu này bạn mới hiểu được một phần của ngũ hành tương sinh, tương khắc. Mà chưa hiểu được ngũ hành đảo điên (muốn hiểu thật rõ thì hãy đọc Trích Thiên Tủy sẽ biết). Đang nói ngũ hành Vượng, Tướng, Hưu, Tù, Tử theo bốn mùa
Bạn nói là đã qua 10 năm sai lầm là đúng. Bởi vì ý tưởng của bạn không tập trung, phân tán bởi quá nhiều sách vở hỗn tạp.
Ngay cả nguyên lý cơ bản nhất còn không hiểu, thì nói chi đi sâu vào âm dương, ngũ hành.


Các cụ viết như này: ngũ hành Vượng, Tướng, Hưu, Tù, Tử theo bốn mùa --> Chỉ đi 1 chiều từ Vượng đến Suy làm gì có âm dương thăng giáng, ngũ hành (cũng có âm dương). Thì làm sao chê tiểu sinh không hiểu âm dương ngũ hành. hihihi

Nếu chẻ câu chữ thì phải viết: Vượng, Tướng, Hưu, Tù, Tử - vượng.... mới hết vòng!

lesoi
23-10-17, 08:32
Thôi chịu, hết ý kiến!

thiếu bá
23-10-17, 09:41
Các cụ viết như này: ngũ hành Vượng, Tướng, Hưu, Tù, Tử theo bốn mùa --> Chỉ đi 1 chiều từ Vượng đến Suy làm gì có âm dương thăng giáng, ngũ hành (cũng có âm dương). Thì làm sao chê tiểu sinh không hiểu âm dương ngũ hành. hihihi

Nếu chẻ câu chữ thì phải viết: Vượng, Tướng, Hưu, Tù, Tử - vượng.... mới hết vòng!

Vòng đi vòng lại rồi lại trở về cái "thuở ban đầu", không bỏ qua được thì bác phải tự mà ngâm thôi. Chúc bác vui.

hieunv74
23-10-17, 11:38
Vòng đi vòng lại rồi lại trở về cái "thuở ban đầu", không bỏ qua được thì bác phải tự mà ngâm thôi. Chúc bác vui.

Thế nhưng không phải thế, mới là thế.

Nếu nói như thế, thì giống như món ăn, cứ phải học ăn học nói làm gì - đằng nào mà chả đút thức ăn vào mồn, nhai xong nuốt! Cần gì phải chế biến món ăn làm gì; đằng nào cho tất cả vào mồn tất cả các thứ!

Vấn đề là bàn luận có thể ra vấn đề, có thể chẳng ra vấn đề gì, nhưng trong quá trình thảo luận, tìm kiếm sẽ thu được rất nhiều thứ ở đó - chính vì thế trogn ăn uống mới có cái gọi là ẩn thực.

hieunv74
23-10-17, 11:43
Học hành cần phải có sự quan sát, nghe ngóng.

Trích lại lời trong bài:
"quan sát thiên hạ giống như nhìn 1 ngọn núi cao, không chỉ dựa vào mắt mà phải dựa vào trực giác. Nhìn núi cao không nhất thiết phải leo lên tận đỉnh, để nhìn thung lũng sâu cũng không nhất thiết phải trèo xuống vực khe. Nhưng nếu trèo lên được ngọn núi ấy, xuống được thung lũng sâu ấy thì bỗng nhiên ngọn núi kia, thung lũng kia bỗng hóa BÌNH THƯỜNG..."

Các bác xem qua: https://www.youtube.com/watch?v=ltotZLH_YKU

Hihihihihi

thachmoc
23-10-17, 13:42
Tìm hiểu lan man, không phù hợp với học thuật.

kimcuong
04-07-21, 12:03
Đọc lại bài này, tôi thấy cần nêu rõ lại vòng "Vượng Tướng Hưu Tù Tử" (1) và "Sinh Vượng Tử Tuyệt" (2). Tuy các bạn học môn này khá lâu, đã thấu rõ về vòng sinh vượng (tuy 2 mà 1) này, nhưng có thể còn vài điều chưa biết qua, nhất là các bạn nhập môn, thiết nghĩ rất cần nắm vững điều này.

Tuy 2 mà 1 tức là ý cả hai đều đại biểu ngũ hành và âm dương của chúng, như nói Mộc nghĩa là Giáp, Ất. Trong vòng (1) dẫn giải chung cho ngũ hành Mộc Hỏa Thủy Kim Thổ ở tứ mùa Xuân Hạ Thu Đông. Vòng (2) thì nói rõ âm dương thuận nghịch của ngũ hành.

Thường ta biết rằng -bảng (1)-




Vượng
Tướng
Hưu

Tử


Xuân
Mộc
Hỏa
Thủy
Kim
Thổ


Hạ
Hỏa
Thổ
Mộc
Thủy
Kim


Thu
Kim
Thủy
Thổ
Hỏa
Mộc


Đông
Thủy
Mộc
Kim
Thổ
Hỏa



Bảng (2) cho thấy rõ hơn (thí dụ Hỏa)




Dần
Mão
Thìn
Tị

Ngọ
Mùi
Thân
Dậu
Tuất
Hợi

Sửu


Bính
ts
md

lq

đv

suy
bệnh
tử
mộ
tuyệt
thai
dưỡng


Đinh
tử
bệnh
suy
đv

lq


bại
ts
dưỡng
thai
tuyệt
mộ



Hưu
Hưu

Vượng
Vượng
Tướng
Tử
Tử







Tị Ngọ đều tọa lâm quan, đế vượng nên Hỏa (cả Bính Đinh) sinh mùa hạ được Vượng.
Mùi được Tướng vì cuối mùa hạ; điều này giải thích tại sao như trong bảng 1 viết "Thổ tướng mùa Hạ" mà không phải Thổ nào cũng được Tướng, vì thế Thìn, Tuất, Sửu không kể đến. Nếu muốn luận Thìn Tuất Sửu thì phải luận theo dạng ngũ hành của nó, như Hợi Tí là Đông tù (thai, tuyệt), Sửu cũng liên quan.
Thân Dậu trong mùa hạ gọi là "Kim Tử mùa hạ", nhưng Đinh trường sinh ở Dậu, nên không được luận Đinh tử!
Dần Mão mùa hạ gọi là "Mộc Hưu", nhưng Bính trường sinh ở Dần, nên cũng không luận Bính hưu khi sinh mùa hạ gặp trụ Dần, nhất là trụ giờ.

Qua những điều trên, luận qua thập thần, chúng ta thấy như Bính Dần sinh mùa hạ, thiên ấn (Giáp) được trường sinh, không phải luận là Hưu như qua bảng (1).

Rất nhiều sách cổ và các lý thuyết quan tâm về trụ giờ đều dựa vào âm dương sinh vượng như thế, các bạn để ý sẽ nghiệm thấy rõ.

Tại sao trụ giờ lại quan trọng? Vì thời gian của năm, tháng, ngày đều so với trụ giờ là còn quá dài, chưa xác quyết được cả mệnh hạn của một người. Trụ giờ lại kể như là hậu vận, thời khắc mà chúng ta đã cao tuổi, sinh lực, sức khỏe không còn tốt như thời trẻ, nếu có được Ấn, Tỉ, Kiếp với những tương tác tốt thì thật là quý.

Vài lời nhắc lại, các bạn thấy được điểm nào từ các bảng trên, hãy nêu vấn đề để chúng ta nghiệm lý thêm.