View Full Version : Tường luận Phong thủy Minh Đường
Tường luận Phong thủy Minh Đường
Nói về Minh Đường, công đường Thiên tử, hướng minh mà cai trị, là nơi trăm quan tụ hội để đánh giá công việc, chỗ thiên hạ hướng về triều cống vậy. Nhà Địa lý lấy đất ở phía trước huyệt mượn danh xưng hô chỗ này, cũng lấy chỗ Sơn tụ Thủy quy, từ đó có tên gọi là Minh Đường vậy.
Nhưng chỗ nói Minh Đường là có hai loại: Nội Minh Đường, Ngoại Minh Đường, còn xưng là Đại Tiểu Minh Đường. Cả hai không thể hợp lại thành một mà luận. Lưu Thị nói: "Phàm thế sơn đến chậm, kết huyệt bình thường, Long Hổ ôm quanh, gần trước mặt Án, thì mới luận là Nội Minh đường. Nội Minh đường không thể quá rộng, quá rộng gần như mênh mông, mênh mông thì không tàng phong; lại không thể quá hẹp, quá hẹp thì khí co quặp, co quặp thì huyệt không hiển quý. Rộng hẹp cần phải phù hợp, phạm vi thích hợp, không ẩm thấp, không nghiêng lệch, không chảy róc rách như tiếng nước suối, không có núi tròn ôm ở bên trong, không sinh đá xấu, thì sẽ là Nội Minh đường tốt vậy.
http://tubinhdieudung.net/attachment.php?attachmentid=411&stc=1http://tubinhdieudung.net/attachment.php?attachmentid=418&stc=1
Phàm thế sơn đến cấp bách, buông xuống kết huyệt, Long Hổ cùng Huyệt trèo lên nhau, xa ở phía trước Án, thì mới đương luận là Ngoại Minh Đường. Ngoại Minh Đường tất hai bên phải mở rộng, không thể chật hẹp, bốn bên là núi, một chút cũng không có trống khuyết. Lại thấy nước ở bên ngoài quanh co uốn khúc, xa xa hướng tới, mới là Ngoại Minh đường tốt vậy. Xưa nói đất đại phú quý, tất là phải kết Nội Ngoại Minh đường. Nội Minh đường phải đoàn tụ, không nên quá rộng; Ngoại Minh đường phải mở rộng, không nên áp bức chật hẹp.
Bởi do Nội đường rộng thì khí không dung tụ, Ngoại đường hẹp thì Cục không sáng, cho nên 《 Long Tử kinh 》 viết: "Thân thủ sờ được Án, tiền thuế thiên vạn quán." Chỗ này luận Minh Đường là yếu khẩn vậy. 《 Minh Đường kinh 》 nói: "Minh đường vuông rộng, khả chứa vạn mã, lăng tẩm Vương hầu, hùng bá thiên hạ. Cưỡi nghìn bầy lập, quay về tụ tập. Tướng tướng công phụ, phong hầu truyền tập. Phẳng như đá mài, hoặc như đáy nồi, số chứa trăm người, nền mộ công tướng." Chỗ này là luận Ngoại Minh đường phải rông thoáng vậy. Nếu không, thì Ngoại Minh đường sao lấy ở thân thủ dò Án? Mà Nội Minh đường sao dùng để chứa vạn mã chứ! Cho nên 《 Ngô Công bí quyết 》 nói: "Nội Ngoại Minh Đường phân hai bàn, Nội nên đoàn tụ Ngoại nên mở. Nhị đường có đủ Tam Dương tú, đất này phải biết có đại quan." Là hết sức xác luận vậy.
Thế nhân không hiểu khẩu quyết minh sư, không biết biện Nội Ngoại Minh đường, đa số là tham cục đại đường, hoặc ở thuyết vạn mã, một mực lấy rộng rãi là quý, tham đường xu thế, mà không biết Nội đường trống rộng, không chứa chân khí, sao mà có kết? Cho nên phàm là huyệt đẹp, tất cần phải có Nội đường đoàn tụ ở bên trong Long Hổ, thu thập nguyên thần. Hoặc có thấp nhỏ gần Án, hoặc có Sa vượt cản ngang qua, lấy đóng buộc nội khí, tiếp đó bên ngoài lại có mở rộng Minh đường, bày ra cảnh đẹp ở đằng xa, chính là toàn mỹ. Chỗ này Nội Ngoại Minh đường không thể không phân biệt.
Ngoài thế Cục lớn nhỏ, lúc này lấy Long luận. Như Long đến trăm dặm, tự làm kết huyệt có quy mô trăm dặm; Long đến nghìn dặm, tự có kết lấy khí tượng nghìn dặm. Long nho nhỏ, kết cục tất nhỏ, không thể tham đại thế cục. Liêu Kim Tinh viết: "Đế đô sơn thủy tất tụ lớn, tụ giữa là thành thị. Phần trạch nên ở chỗ giữa tụ nhỏ, tiêu tức đoạt thần công." Nói chung chỗ rộng rãi Minh Đường phải nhỏ hẹp, chỗ nhỏ hẹp Minh đường phải rộng rãi. Cổ nhân lập ngôn, đều có chỗ chỉ. Như Dương Công có ghi: "Xuất nhập ngắn nhỏ lượng khí hẹp, chỉ qua Minh Đường có Án sơn." Ngô Công cũng nói "Minh đường nhỏ hẹp người ngu ngoan." Mà xem vật Chúc Công lại nói: "Đếm ngoài mười dặm xa triều sơn, mờ mờ ảo ảo giữa cánh đồng, gần Án lại không đường khí tán, thiên trọng thanh tú cũng không nhàn." Lương Nhược Khê lại nói: "Xung quanh phải trái tự về có tình, Long đến rơi huyệt cũng phân minh. Thủy dài không Án Minh đường rộng, về sau con cháu sinh kế khuynh." Chư Công sao tự có mâu thuẫn chứ? Ai không biết đều có chỗ chỉ, không thể chấp nhất, phải biết khảo sát biến thông mà biện. Đến như Huyệt thấp gần Đường mà lại là túi tụ, sau an táng chủ liền phát ngay ban đầu. Hoặc là Huyệt cao xa Đường, dẫu là chân Long huyệt, cũng khó mà phát việt. Duy chỉ có chân kết, cũng không trói kỵ. Liêu Công nói: "Nếu như Huyệt cao xa Minh Đường, chỉ cần có vòng thành. Bởi vậy chớ liền nghi ngờ, Long ở thì là chân."
Nói chung Minh Đường phải ngay ngắn bằng phẳng, mở thông, đoàn tụ. Triều về ôm quanh là cát, chảy xiết cuồn cuộn, nghiêng lệch, phá hư, tắc nghẽn, phản nghịch là hung. Tất cả hình tượng, chớ có câu nệ, duy chỉ có lấy hữu tình với ta, thì là quý vậy. 《 Minh Đường kinh 》 nói: "Tà xảo chính vụng, khó có ưu khuyết. Hữu tình với ta, đó là Chân Huyệt." Không dễ luận vậy. Nhiều sách vở ghi lại không đồng nhất, như 《 Sưu Thủy kinh 》 Minh Đường 180 dạng, 《 Tiết Thiên cơ 》 đường khí 81 biến cách, đều vụn vặt phân tán, chỉ là rườm rà. Nay tham khảo đính chính lại, lấy chân thiết thực để định thức, được cát hung đều có 9 cách.
1, Minh Đường cát cách phàm có 9 loại:
http://tubinhdieudung.net/attachment.php?attachmentid=412&stc=1
http://tubinhdieudung.net/attachment.php?attachmentid=419&stc=1
(1), Giao tỏa Minh Đường, Chu mật Minh Đường, Nhiễu bão Minh Đường (Hình ở trên: Thứ tự từ bên trái sang phải)
Giao tỏa Minh Đường (交锁明堂), là hai bên Sa cắt đóng đan xen ở giữa Minh Đường vậy. 《 Kinh 》 nói: "Minh đường phải như cái vỏ bọc, nối trái nối phải mới là quý. Hoặc như chân núi cùng đồng ruộng, chỗ cản như vậy thật đáng vui." Lại nói: "Nhiều thủy hội tụ là Minh Đường, tả hữu giao nha tỏa chân khí. Minh Đường như vậy mới là chân, tỏa kết giao nha thành khả quý." Chỗ này là Đường cực cát, chủ quý hiển cự phú. Chu mật Minh Đường ( 周密明堂), là xung quanh ôm bọc kiên cố mà không có tiết lậu ra vậy. Bởi vì Đường khí chu mật, thì sinh khí tự tụ. Dương Công nói: "Minh Đường tích thủy như tích máu, trong Đường tránh gió như tránh tặc. Chớ làm không khuyết bị gió thổi, chớ làm trượt răng gặp thủy cướp." Cho nên Minh đường lấy chu mật là quý. Nếu có lõm khuyết, thì không phải chu mật vậy. La Thành chu mật cũng cát. Nhiễu bão Minh đường (绕抱明堂), là Đường khí ôm quanh, khiến cho toàn thân bờ thủy ôm lượn bao quanh, thật đúng khả thủ. Cho nên viết: "Nội Đường ôm quanh, phát việt cực tốc; Ngoại Đường ôm quanh, phú quý lâu dài." Dương Công nói: "Minh Đường ôm quanh uốn khúc giống như sợi dây thừng, cuộn quanh hướng về trước huyệt cong vào bên trong. Nước uốn cong quay quanh vào trong, ôm lấy trước mặt như cây cung."
http://tubinhdieudung.net/attachment.php?attachmentid=421&stc=1http://tubinhdieudung.net/attachment.php?attachmentid=413&stc=1
(2), Dung tụ Minh Đường, Bình thản Minh Đường, Triều tiến Minh Đường (Hình ở trên: Thứ tự từ bên trái sang phải)
Dung tụ Minh Đường (融聚明堂), nước Minh đường dung tụ vào trong như chứa vào cái túi, là cực quý. Bốc thị nói: "Thủy tụ Thiên tâm, ai không biết sẽ là phú quý?" Dương Công nói: "Minh Đường như lòng bàn tay, nhà giàu chứa vạn kim." Lại nói: "Minh Đường như đáy nồi, phú quý người khó bì." Nói chung đều là nước chứa tụ vậy. Bình thản Minh Đường (平坦明堂), là ở giữa Minh Đường ngay ngắn thông suốt, mà trên dưới không có tạp loạn cản trở vậy. Minh đường như vậy là cực cát. Dương Công nói: "Xem Minh đường chỗ tụ Chân khí, bên trong Minh đường phải bằng phẳng thoải mái." 《 Minh Đường kinh 》 nói: "Bằng phẳng như viên đá mài, là di tích Tướng công." Triều tiến Minh Đường (朝进明堂), là hướng thủy đặc biệt, mênh mông vạn khoảnh hướng vào Huyệt vậy. Đường này rất cát, chủ quan quận cự phú, điền viên nghìn khoảnh, nhân thần tôn quý, vàng bạc đầy nhà. Mà còn chủ dễ phát tài lộc, triều bần mộ phú. Nước nguồn từ cao chảy về ruộng đồng, tầng tầng lớp lớp vào huyệt là rất cát.
http://tubinhdieudung.net/attachment.php?attachmentid=422&stc=1http://tubinhdieudung.net/attachment.php?attachmentid=414&stc=1
(3), Quảng tụ Minh Đường, Khoan sướng Minh Đường, Đại hội Minh Đường (Hình ở trên: Thứ tự từ bên trái sang phải)
Quảng tụ Minh Đường (广聚明堂), là nơi chúng sơn chúng thủy hội tụ vậy. 《 Táng Thư 》 nói: "Như ôm vạn báu mà yến tiệc, như có vạn thiện mà thanh khiết." Lại nói: "Như xem mà có." Đều là nói bên trong Minh Đường trăm vật đều có đủ, Minh Đường này là rất quý vậy. Như Sơn minh Thủy tú, như Triều hải củng thần là hợp cách.
Khoan sướng Minh Đường (宽畅明堂), là nói ở giữa Minh Đường mở rộng thông thoáng, không chật hẹp, không bế tắc vậy. Đường này rất quý, cấp thiết không thể rộng rãi như cánh đồng trống thoáng xung quanh không kiên gọi là Khoan sướng. Phải có Sa thấp giao kết, hoặc thấp bằng gần cửa Án để tụ nội khí, hoặc nước chứa tụ là chân.
Đại hội Minh Đường (大会明堂), các Long to lớn, các thủy quy đường, như vạn nước triều cống, như trăm vua đến triều, cho nên gọi là Đại hội vậy. Chủ quý đến Vương hầu, giàu đến địch quốc.
Dương Công nói: "Tứ Long đại hội, tất có đại địa." Cũng cần phải có trăm núi từ hơn trăm dặm tiến đến, đến hội tụ đầy đủ mới là đúng. Chỗ này cùng Quảng tụ là khác nhau, Quảng tụ, duy chỉ có Sơn Thủy đoàn tụ trùng điệp mà thôi, mà không có các Long to lớn vậy.
Bên trên là Minh Đường cát cách, sao chỉ có chỗ này à? Chỉ lấy vài loại điển hình mà thôi. Nói chung loại Minh Đường cát cách, ở lúc mắt thấy, hình thế tự nhiên khả ái, khí tượng tự nhiên khả quan. Chỗ《 Táng Thư 》 nói "Thiên quang phát tân, triều hải củng Thần", chỗ này là vi diệu vậy.
2, Minh Đường hung cách phàm có 9 loại:
http://tubinhdieudung.net/attachment.php?attachmentid=423&stc=1http://tubinhdieudung.net/attachment.php?attachmentid=415&stc=1
(1), Kiếp sát Minh Đường (刦杀明堂)
(Hình ở trên: Thứ tự từ bên trái sang phải)
Kiếp Sát, là ở giữa Minh Đường có Sa, hình mũi nhọn xuôi theo dòng nước, hoặc bắn vào bên trong huyệt vậy. Phàm có loại này đều là không thể dùng. Bởi vì Minh Đường là nơi các Thủy hội tụ, phải bằng phẳng ngay ngắn. Nếu có Sa nhọn thuận theo dòng nước, thì chủ thoái tài, ly hương, lính chết. Như mũi nhọn bắn vào Huyệt, thì chủ hình sát, chết trận, chết bất ngờ, cực hung. Ngô Công nói: "Kiếp Sát chiếu phá không có đất, thuận thủy bắn thẳng không né được. Nếu như mũi nhọn bắn thẳng đến trong huyệt, ngỗ nghịch hình ngục nên thiết kỵ."
(2), Phản bối Minh Đường (反背明堂)
Phản bối Minh Đường, giống như phản nghịch vậy. Lúc huyệt gặp hình thế như cây cung ôm quanh bên thân, mà đột phản quay lưng phản nghịch, sao lại là hung chứ? Chủ nghịch thê ảo tử, nô tỳ làm trái, trăm sự không thành, họa đâu chỉ có nhà suy cửa rụng chứ!
(3), Trất tắc Minh Đường (窒塞明堂)
Trất tắc, Là nói ở bên trong Minh đường có núi cản trở bế tắc mà không lưu thông vậy. Chủ xuất người ngu độn. Dương Công nói: "Xuất người thấp bé khoang dung hẹp, chỉ vì Minh Đường có Án sơn." Ngô Công nói: "Minh Đường tắc, người hung ngoan." Bởi vì phía trước huyệt cần thông suốt. Nếu như có gò đất làm bế tắc phía trước, nếu không ngu độn, thì chủ sinh khó, tật mắt, làm con nuôi. Nếu có hai cung cùng đến, ở giữa trong một gò đất, chủ anh em bất nghĩa. Cũng có đất quý, có gò đất phía trước bịt lại, cả đời cảm thấy văn minh thong thả.
http://tubinhdieudung.net/attachment.php?attachmentid=424&stc=1http://tubinhdieudung.net/attachment.php?attachmentid=416&stc=1
(4), Khuynh đảo Minh Đường (倾倒明堂)
Khuynh đảo, Là nói thủy trút hết vào Minh Đường, Long Hổ thuận theo mà đi vậy. Đường này rất là tổn hại. Đoạn quyết nói: "Minh Đường khuynh đảo, chớ nói huyệt tốt." Liêu thị nói: "Nếu như Đường khuynh không rơi tụ, có huyệt chung phải bỏ." Cho nên Khuynh đảo Minh Đường, dù cho có Long huyệt, cũng nên bỏ đi. Đổng thị nói: "Minh Đường đệ nhất sợ Khuynh đảo, Sa có khuynh đảo theo nước đi. Mua hết điền viên chảy ra ngoài, lại chủ con cháu đa yểu thọ."
(5), Bức trách Minh Đường (逼窄明堂)
Bức trách, Chính là Án áp bức trước huyệt, kề gần Đường co hẹp lại vậy. Nếu chân Long huyệt, chỉ có thể tiểu khang. Cũng chủ xuất người ngu độn hung ngoan, không có chân tay vậy. Dương Công nói: "Minh Đường bức hẹp người hung ngoan." Liêu thị nói: "Bức hẹp sinh người tất ngu xuẩn, hèn hạ lại kham lận.
(6), Thiên trắc Minh Đường (偏侧明堂)
Thiên trắc, Chính là thế Đường nghiêng lệch, thiên về một bên, bên cao bên thấp mà không bằng phẳng vậy. Liêu thị nói: "Thế bên sườn nghiêng về một phía, vợ con không đoàn viên. Nghiêng tà là theo qua bên huyệt, họa theo đuôi hàng năm."
http://tubinhdieudung.net/attachment.php?attachmentid=425&stc=1
(7), Phá toái Minh Đường (破碎明堂)
Phá toái, Là ở giữa Minh Đường hoặc là nhô lên hoặc là hang lỗ, hoặc là nhọn hoặc là đá mà không toàn vẹn vậy. Chủ trăm sự không thành, mắc họa trộm cắp liên miên, gia đạo bất an, thiểu vong cô quả, tai bay vạ gió, sản nghiệp thoái bại. Loại Minh Đường này, rất là không cát.
(8), Đẩu tả Minh Đường (陡泻明堂)
Đẩu tả, Nước chảy xiết trút về phía trước huyệt vậy. Đường này cực hung, chủ tổn nhân ác tử cùng họa tới, nếu không thì cũng sản nghiệp thoái bại mà thôi. Dẫu cho có chân Long hảo Huyệt, cũng thoái bại sau đó mới phát. Quốc sư Trọng Dung ở nước Trâu (tên quốc gia thời Chu, nay ở vùng huyện Trâu, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc) nói: "Khuynh tả minh đường không thể an, trước huyệt chảy xiết không uốn lượn. Dẫu có chân Long có phát phúc, bán hết ruộng nhà mới xuất quan."
(9), Khoáng dã Minh Đường (旷野明堂)
Khoáng dã, Phía trước huyệt vừa nhìn thấy không có ranh giới, là nói mênh mông sạch sẽ, không có chỗ cản lại vậy. Đường này là cực hung, lại có thể khiến người mê hoặc, đã rộng rãi phóng khoáng, ở xa thấy nhiều cảnh tú lệ bày ra thanh kỳ, mà cổ nhân lại có thuyết "Minh Đường dung vạn mã", là lấy chỗ này làm mê hoặc. Không biết Khoáng dã Minh Đường, thì gió thổi khí tán, sao có dung kết? Khẩu quyết Ngô Công nói: "Minh đường dung vạn mã, cũng kỵ khoáng nhi vậy." Bí quyết xem vật thuộc công nói: "Đếm ngoài 10 dặm xa có triều sơn, mù mịt mênh mông giữa cánh đồng, gần Án lại không có Đường khí tán, thiên trọng thanh tú cũng không nhàn." Lương Nhược Khê Nhiêu viết: "Tả hữu vòng về tự có tình, Long đến rơi Huyệt cũng lộ rõ. Thủy dài không Án Minh Đường khoáng, về sau con cháu sinh kế khuynh." Lúc Huyệt Cục lớn nghịch triều thủy, Minh Đường có rộng quá cũng không lo vậy.
Bên trên là Minh Đường hung cách, cũng không dừng ở chỗ này, đưa ra chỗ này chỉ có mấy loại điển hình, có thể loại suy. Đại để thấy nhiều cổ cách, tự tâm có thể ngộ, cát hung họa phúc, ngửa mắt biết động, lại không nói hết tận tất cả. Nhưng Minh Đường quản thời kỳ họa phúc, quan hệ tối khẩn, việc phải thẩm sát cẩn thận, không thể bỏ qua vậy.
(Hết)
Powered by vBulletin® Version 4.1.12 Copyright © 2024 vBulletin Solutions, Inc. All rights reserved.