PDA

View Full Version : Hành lang TBCT bình chú



menhly
04-07-12, 10:35
Chuyên mục Thảo luận TBCTBC được lập ra để các thành viên bàn luận về tài liệu Tử Bình Chân Thuyên Bình Chú. Xin ghi rõ trong tiêu đề Chương nào mình muốn bàn luận.

Thân chào!

kimcuong
04-09-12, 15:59
Lâu nay không thấy ai bàn luận về TBCTBC, một tài liệu đáng học hỏi vì sự tổng hợp nhiều điểm mà chúng ta ai cũng từng đọc qua. Có khi Từ Nhạc Ngô bình chú và cho thí dụ cùng giải thích quá ngắn, nếu lướt qua nhanh thì không học được gì. May thay, có bạn Đăng kiên trì dịch thuật cho chúng ta từng chương khi có thì giờ. Mục đích là sẽ dịch được hết tài liệu này một cách kỹ lưỡng nhằm giúp cho mọi người có thêm cơ hội tham khảo. Rất cám ơn Đăng vì thiện tâm này.

Dịch một cách kỹ lưỡng có nghĩa là ngoài ngôn từ chọn lựa chính xác dựa trên căn bản hiểu biết về Mệnh lý học, chúng ta thấy phần chú thích thật sự là bổ ích hạng nhất, bởi vì thông qua những Chú Thích này ta mới hiểu được họ Từ thêm.

Chẳng hạn như chương 28, ở cuối bài có vài thí dụ được đưa ra, nhưng không giảng luận nhiều. Nhờ chú thích mà biết được các nhân vật đó và tìm hiểu được cặn kẽ lý luận của Từ Nhạc Ngô hơn.

Thí dụ về Thí Tái Thôn:

Từ Nhạc Ngô viết:


Mậu thìn - Giáp dần - Nhâm tuất - Bính ngọ
ất mão bính thìn đinh tị mậu ngọ kỷ mùi canh thân

Mệnh này là của Thí Tái Thôn (1), người Chiết Đông (tên gọi tỉnh Chiết Giang thời nhà Đường). Giáp Bính Mậu trong Dần tề thấu còn chi gặp Dần Ngọ Tuất tam hợp hội cục, lấy Bính hỏa tòng Tài làm dụng thần.

Chú thích (1) là đoạn dưới đây:




Thí Tái Thôn:

Sinh ngày 06/02/1868, AL là ngày 13 tháng giêng năm Mậu thìn, giờ Ngọ. Sách sử không thấy ghi về người này, chỉ thấy trong Trích Thiên Tủy bổ chú của Từ Nhạc Ngô, luận rằng: "Vận hành nam phương, kiếm tiền trăm vạn, có danh tiếng trong giới tài chính. Đến Canh thân vận, xuống dốc không phanh, tài hao lộc tuyệt.". Người này sống cuối đời nhà Thanh, đầu thời kỳ Dân quốc, là phú thương địa khu Chiết Đông. Hai mươi mấy tuổi thì bắt đầu giàu có, khoảng năm mươi tuổi thì kiếm tiền trên trăm vạn, khoảng năm mươi mấy tuổi thì phá sản, nhân đó mà qua đời.


Tôi nghĩ là đoạn in nghiêng ở trên có nhầm một chút, thật ra phải là "khoảng sáu mươi mấy tuổi thì phá sản" là đúng hơn, vì tương ứng với vận Canh Thân (60-69 tuổi).

Thí dụ này có nhiều điểm rất đáng học hỏi và lĩnh hội rất dễ:

1- Chương 28 này nói về thế nào là "thanh thấu". Hai từ này được giải thích như khi dụng thần hay kị thần ở nguyên cục hoặc ở vận được thấu ra không có chế hóa mà lại được sinh phù thì tiềm tàng hoặc ứng rõ họa hay cát. "Thấu" mà "thanh" không phải là chỉ có mặt ở thiên can, mà có thể được thiên can sinh ứng cho thì cũng được gọi là thanh thấu, như Nhâm Dần, Nhâm sinh Dần, hoặc Nhâm Thân, Nhâm trong Thân thấu can.

Trường hợp CANH THÂN thì quá rõ ràng, vì bản khí của Thân lộ rõ (có thể nói lúc này là hết đường "chạy" khỏi số mệnh).

2- Mệnh của Thí Tái Thôn là cách Giáp Thực thần được tam hợp Dần Ngọ Tuất, lại thấu Bính hiển nhiên nên sơ khởi gọi là "Thực sinh Tài cách". Thực thần này còn đủ vượng để chế ngự được Mậu Sát. Vì có tam hợp và Bính lộ, Nhâm thủy không có Ấn tinh sinh (Tân kim tàng trong Tuất đã bị hóa Hỏa), thân nhược, cộng thêm đại vận từ Mộc sang Hỏa nên dễ dàng trở thành "Tòng Tài cách".

3- Kị thần của Hỏa là Thủy Tỉ Kiếp, vậy cừu thần (cừu sinh cho kị) là KIM. 5 vận đầu đều tốt đẹp, giàu có, phú quí, nhưng vừa sang vận CANH THÂN là vận cừu thần nổi dậy, lại "thanh thấu" nên nhà họ Thí phá sản, thất lộc và chết.

Nếu không có chú thích, quả là chúng ta chỉ lướt qua phần luận giản lược "tòng tài cách" của Từ Nhạc Ngô mà không hiểu được thế nào là "thanh thấu" trong thí dụ của đề tài đang dẫn.

*** Bạn nào theo thuyết dụng thêm cung Mệnh để luận tứ trụ sẽ thấy rõ:

Cung mệnh của Thí Tái Thôn là TÂN DẬU. Chính là mệnh tàng phản nghịch, vì KIM là cừu thần. Đến vận Canh Thân, hình thành Thân Dậu Tuất, Canh và Tân lúc này cùng gọi là thanh thấu, Tuất trong tổ hợp Hỏa bị vỡ, nên dù cho lưu niên thế nào cũng khó mà thoát khỏi oán cừu này.

Hjmama
05-09-12, 12:18
Nếu hai chi mệnh và vận hội thành cục cũng luận thanh thuần. Như Giáp dụng Dậu Quan, bản mệnh có Ngọ, mà vận gặp Dần Tuất (thành hỏa cục). Nhưng tại niên mới có vai trò quan trọng, tại nhật chỉ bình thường, còn giả như sinh vào giờ Ngọ, mà vận gặp Dần Tuất hội cục, thì hoãn không luận vội.
Xin hỏi chị KimCuong vì sao?

thiếu bá
05-09-12, 12:33
Nếu hai chi mệnh và vận hội thành cục cũng luận thanh thuần. Như Giáp dụng Dậu Quan, bản mệnh có Ngọ, mà vận gặp Dần Tuất (thành hỏa cục). Nhưng tại niên mới có vai trò quan trọng, tại nhật chỉ bình thường, còn giả như sinh vào giờ Ngọ, mà vận gặp Dần Tuất hội cục, thì hoãn không luận vội.


Câu này trong sách Tử bình CTBC có nói, đó là vì người xưa quan niệm năm là gốc rễ, tác động vào đó mới là căn bản để thấy "hoa quả" thế nào. Sách xưa lại chú trọng Cách cục (lệnh tháng), từ năm suy ra tháng, vận từ lệnh tháng mà đi nên chú trọng quan hệ với niên, nguyệt trước tiên, ngày để sau, giờ ít luận... Ngoài ra còn là yếu tố Thiên Địa Nhân, con người ta quá nhỏ bé so với vũ trụ, tác động đến Thiên thì con người cả ở trong đó không thể tránh họa, tác động đến Nhân thì có thể thay đổi được...

kimcuong
05-09-12, 13:08
Câu hỏi của Hjmama liên can đến chương thứ 26 (luận hành vận thành cách, biến cách) như nguyên đoạn chỉ dẫn:


Nếu hai chi mệnh và vận hội thành cục cũng luận thanh thuần. Như Giáp dụng Dậu Quan, bản mệnh có Ngọ, mà vận gặp Dần Tuất (thành hỏa cục). Nhưng tại niên mới có vai trò quan trọng, tại nhật chỉ bình thường, còn giả như sinh vào giờ Ngọ, mà vận gặp Dần Tuất hội cục, thì hoãn không luận vội. Tuy xác định cách thành bại cao thấp, bát tự đã có định luận, và so với cái vốn có của mệnh thường tồn tại bất đồng, nhưng mà trong 5 năm địa chi vận này cũng vẫn có thể luận họa phúc. Trường hợp thần ở nguyệt lệnh mà gặp vận thấu thanh, thì so với cái vốn có của mệnh không phải là không liên quan với nhau, chính là cái mà chương trước gọi là hành vận thành cách biến cách.

Đúng là trụ tháng quan trọng hơn trụ giờ khi kết hợp tam hợp, vì là "Lệnh Tháng", như Dần Ngọ Tuất tam hợp Hỏa mà Ngọ là lệnh tháng thì Hỏa lúc này biến cách mạnh hơn là tháng Tuất. Quan niệm này chúng ta hiểu là theo sát mùa sinh vượng của ngũ hành: mùa hè Hỏa vượng, mùa thu Hỏa tù (tháng Ngọ mùa hè, tháng Tuất mùa thu). Theo quan niệm thời gian lại hiểu rằng trụ năm và trụ tháng khi biến hóa có tác động lâu dài hơn trụ giờ, vì nếu xảy ra ở tuổi trung niên thì ảnh hưởng của biến cách kéo dài hơn, thời gian "sống" với biến cách dài hơn là trụ giờ (cho rằng đã quá 50). Bởi thế nên Từ Nhạc Ngô chú thích là "hoãn không luận vội", tức là chưa chắc biến cách như thế, cho dù "thanh thấu" đã là tốt ở tuổi trung niên, đó là 1 ý chính mà nhiều suy ngẫm.

Còn đoạn "nhưng tại niên" mà không viết là "nhưng tại tháng", theo tôi, chỉ là một ẩn ý mà ta cũng hiểu là thời gian đầu đời quan trọng hơn là thời gian sau (như Thiếu Bá nói là có lý). Hoặc cũng nói lên rằng, giả dụ trụ năm là Ngọ, trụ tháng phải là Tuất, thì Ngọ Tuất bán tam hợp liền kề, quan trọng hơn là trụ giờ quá xa. Tử Bình Chân Thuyên thì có nêu ra điểm "gần, xa" của các quan hệ địa chi rất rõ.

Đọc các chương từ quyển 3 trở đi đều phải đọc trở đi trở lại các chương trước để tham khảo, vì các đề tài đều liên đới với nhau. Từ Nhạc Ngô bình chú rất rành mạch theo suy luận của mình. Có nhiều vị khác chỉ trích họ Từ là "lý thuyết suông", không thực tế, nhưng theo tôi là những chỉ trích hầu như từng thí dụ, từng đoạn, mà không đặt cho độc giả thấy sự thông suốt của một suy nghĩ có hệ thống. Trong khi người chỉ trích đã đành là cũng đặt hệ thống của mình, tuy thế, mang 2 hệ thống "Vượng/Nhược" và "Dụng thần/Cách Cục" mà đả phá thì thật là tự bế tắc nhau...

Gọi là "không thực tế" thì quả là cũng đúng, nhưng nên hiểu là "cập nhật" thì tốt hơn. Như thời nay biết bao nhiêu người thành danh, lên chức tổng thống hoặc các địa vị cao ở tuổi 50, 60 trở đi. Thời xưa (với các ví dụ cổ xưa) thì đặt chuyện "thành danh" rất sớm, hoặc là việc rất hệ trọng .

Mặt khác, đâu phải bất ngờ mà lên làm tổng thống ở tuổi 60? Quá trình thành đạt của họ phải có chứng tỏ nào đấy về kiến thức và tính cách, thế thì suy nghĩ về cung cách của Năm, Tháng trong tứ trụ làm nên tiền đồ thật là có lý lẽ vững chắc.

tuhynhan
05-09-12, 15:51
Nếu hai chi mệnh và vận hội thành cục cũng luận thanh thuần. Như Giáp dụng Dậu Quan, bản mệnh có Ngọ, mà vận gặp Dần Tuất (thành hỏa cục). Nhưng tại niên mới có vai trò quan trọng, tại nhật chỉ bình thường, còn giả như sinh vào giờ Ngọ, mà vận gặp Dần Tuất hội cục, thì hoãn không luận vội.



Ý của ngài Từ Nhạc Ngô về gặp VẬN HỢP VỚI ĐỊA CHI bao hàm nhiều điều cơ bản:

1. Độ quan trọng của cung phận, tức 4 chi, thì chi năm (chỉ tổ tiên) là quan trọng nhất, kiểu như "động mồ động mả" quan trọng hơn là động nhật chi (cung phu thê) hoặc thời chi (cung tử tức). Thực tế 4 cát thần đóng ở trụ năm luôn luôn là tốt, khi 4 hung thần đóng tại trụ năm thì luôn xấu, như Chính quan ở trụ năm thì ok, chứ Thương quan đóng trụ năm là cha mẹ, ông cha nghèo hèn (ở đây chưa bàn đến độ vượng suy, là hỷ hay kị thần của nó).

2. Tiến trình của niên, nguyệt, nhật, thời ---> luôn theo chiều thuận, như bốn quẻ Nguyên Hanh Lợi Trinh (xem Trích Thiên Tủy) hoặc 4 mùa Xuân hạ thu đông; từ lúc sinh ra cho đến lúc mất đi. Chỉ có trước khắc sau thì THUẬN, còn sau khắc ngược lên thì là NGHỊCH.

++ Nên thử xét một câu phú: "Hoạn nạn quan tai, viễn cận nhi tự đắc thất".

Câu này bàn về hung tai nặng hay nhẹ, một đời người chia thành 60 năm, thì trụ năm là 1-15 tuổi ; trụ tháng từ 16-30 tuổi ; trụ ngày từ 31-45 tuổi ; trụ giờ từ 46 tuổi đến lúc mất. Thì thời điểm xuất hiện hung tai, yếu tố hung tai (hình xung khắc hại) ứng với trụ nào thì thời điểm ứng với trụ đó ảnh hưởng mạnh, còn thời điểm ứng với các trụ khác thì nhẹ, ảnh hưởng ko lớn.

VD: Mậu tý / Nhâm tuất / Mậu thìn / Tân dậu

Xét năm 26 tuổi, đại vận Kỷ mùi, lưu niên Quý sửu hình thành "tam hình" Sửu Mùi Tuất, và vận kết hợp với trụ tháng, ứng với thời điểm 16-30 tuổi, nên họa nặng. Còn năm 46 tuổi cũng xuất hiện tam hình với trụ tháng, nhưng lúc này 46 tuổi đã vào cung chi phối là trụ giờ nên hạn nhẹ.

++ Hoặc câu phú: "Chư quái cát hung, thị vu viễn cận" (các "quái" cát hay hung thì phải coi xét gần hay xa)

- "quái" tên gọi chung của lục hợp, tam hợp.

- "viễn cận" là xa gần.

Ý chỉ, lục hợp và tam hợp cát hay hung phải xem xét nó kết hợp với trụ nào. Khi một người 40 tuổi, lục hợp với niên/ nguyệt thì gọi là viễn, cát hung, may rủi đã qua rồi (vì 40 tuổi đã vào trụ ngày); lục hợp với nhật, thời thì cát hung ở ngay trước mặt.

3. Trụ năm là BẢN (gốc), trụ ngày là CHỦ (bản thân mình). Chủ mà mất gốc thì coi như hỏng, ví như ko tiếp thụ đc truyền thống ông cha, gia đình, tự thân lập thân --> cái này phong kiến coi là xấu.


CÓ THỂ ĐỌC LẠI CHƯƠNG 7 VÀ CHƯƠNG 20 ĐỂ HIỂU RÕ HƠN VỀ CÁT HUNG, VỀ LỤC THẦN ĐÓNG TRƯỚC HAY SAU...

kimcuong
05-09-12, 15:59
Đăng chú giải thêm rất chu đáo.

thiếu bá
05-09-12, 17:05
2. Tiến trình của niên, nguyệt, nhật, thời ---> luôn theo chiều thuận, như bốn quẻ Nguyên Hanh Lợi Trinh (xem Trích Thiên Tủy) hoặc 4 mùa Xuân hạ thu đông; từ lúc sinh ra cho đến lúc mất đi. Chỉ có trước khắc sau thì THUẬN, còn sau khắc ngược lên thì là NGHỊCH.


Nguyên Hanh Lợi Trinh là đức, thời của Càn Khôn lão à.

Nói chung thì diễn tiến cát/hung của tứ trụ cũng không nhất thiết phải theo đúng thứ tự như thế, dễ mất đi sự biến hóa. Sự quan trọng của trụ năm và tháng sách xưa rất chú trọng, chẳng hạn về Cách cục thì cứ khoảng trên dưới 50 tuổi sẽ đến kỳ Thiên khắc địa xung phạm trụ tháng dễ hung họa nặng...

Hjmama
05-09-12, 17:53
Đoạn văn trích dẫn của Hj hiểu như thế này: Giáp sinh tháng Dậu là chính quan dụng thần cách. Đặt Ngọ ở năm, hoặc ngày hoặc giờ rồi phối hợp với vận Tuất, Dần bán hợp ngọ để luận. Và theo Đăng nếu ngọ ở trụ năm thì vận Tuất bán hợp động khắc Dậu dụng thần cách, do vận Tuất tương ứng với thời gian trụ năm nên cát hung ứng kỳ ngay. Nếu Ngọ ở trụ ngày vận tuất thời gian chưa đến nên ảnh hưởng không nhiều,tương tự Ngọ trụ giờ càng xa nên hòa hoãn ko luận.

kimcuong
06-09-12, 12:41
Giáp sinh tháng Dậu, Tân Kim là Chính Quan cách, đúng thế. Gặp cách Quan thì rõ là sợ nhất thấy Hỏa, vì Đinh Hỏa là thương quan khắc quan. Dĩ nhiên nếu trong trụ ngầm có Hỏa vượng do bán hợp, cũng phải e ngại như lộ Đinh vậy. Vì đến vận lập được tam hợp, tam hội Hỏa có thiên can Bính Đinh dẫn xuất thì có hung. Đây cũng là luận Quan cách bị phá.

tuhynhan
06-09-12, 14:20
Nguyên Hanh Lợi Trinh là đức, thời của Càn Khôn lão à.

Nói chung thì diễn tiến cát/hung của tứ trụ cũng không nhất thiết phải theo đúng thứ tự như thế, dễ mất đi sự biến hóa. Sự quan trọng của trụ năm và tháng sách xưa rất chú trọng, chẳng hạn về Cách cục thì cứ khoảng trên dưới 50 tuổi sẽ đến kỳ Thiên khắc địa xung phạm trụ tháng dễ hung họa nặng...

Ý mình là bàn đến chiều tiến triển của 4 trụ, niên->nguyệt->nhật->thời.

Vấn đề này Trích Thiên Tủy bàn đến ở chương cuối cùng là Chương 29: http://www.zhyw.net/book/dts/63.htm

PHIÊN ÂM HÁN VIỆT:



Nhị thập cửu, Trinh Nguyên






Tạo hóa khởi vu nguyên, diệc chỉ vu trinh. Tái triệu trinh nguyên chi hội, phôi Thai tự tục chi cơ.






Nguyên chú: tam nguyên giai hữu trinh nguyên. Như dĩ Bát tự khán, dĩ niên vi nguyên, nguyệt vi hanh, nhật vi lợi, thời vi trinh. Niên nguyệt cát giả, tiền bán thế cát, nhật thời cát giả, hậu bán thế cát. Dĩ Đại vận khán, dĩ sơ thập ngũ niên vi nguyên, thứ thập ngũ niên vi hanh, trung thập ngũ niên vi lợi, hậu thập ngũ niên vi trinh. Nguyên hanh vận cát giả, tiền bán thế cát, lợi trinh vận cát giả, hậu bán thế cát, giai trinh nguyên chi đạo. Nhiên hữu trinh nguyên chi diệu tồn yên, phi đặc tuyệt xứ phùng sinh, bắc tận đông lai chi ý dã. Chí vu nhân chi thọ chung hĩ, nhi ký chung chi hậu, vận chi sở hành, quả sở hỷ giả dư? Tắc kỳ gia tất hưng; quả sở kỵ giả dư? Tắc kỳ gia tất thế. Cái dĩ phụ vi trinh, tử vi nguyên dã. Trinh hạ khởi nguyên chi diệu, sinh sinh bất tức chi cơ. Dư trứ thử luận, phi dục nhân tri khảo chi niên, nhi thị thiên hạ vạn thế, thực sở dĩ nghiệm dịch thế chi triệu, nhi tri số chi bất khả đào dã. Học giả úc chi!






Nhậm thị viết: trinh nguyên chi lý, Hà lạc đồ thư chi chỉ dã; Hà lạc đồ thư chi chỉ, ký tiên hậu thiên quái vị chi dịch dã. Tiên thiên chi quái, Càn nam Khôn bắc, cố Tây bắc đa sơn, côn lôn vi sơn chi nghi; Đông nam đa thủy, đại hải vi thủy chi quy. Thị dĩ thủy tòng sơn xuất, sơn kiến thủy chỉ. Phu cửu hà tả địa, cực uông dương bành phái chi thế, tố kỳ nguyên, giai tinh túc dã; phu ngũ nhạc sáp thiên, cực sùng giáng tuấn hiểm chi hình, cùng kỳ bản, giai côn lôn dã. Duy nhân hữu tổ phụ diệc nhiên, tuy chi phân phái diễn, mạc bất giai xuất vu nhất mạch. Cố nhất âm sinh vu Khôn chi sơ, nhất dương sinh vu Càn chi thủy, sở dĩ ly vi nhật thể, Khảm vi nguyệt thể. Nhi trinh nguyên chi lý, nguyên vu nạp Giáp, nạp Giáp chi tượng, xuất vu Bát quái. Cố phụ Càn nhi mẫu Khôn, Chấn vi trường nam, kế phách thuần hắc nhi vi Khôn tượng. Khôn giả, do trinh chi ý dã. Sơ tam quang minh tam phân, nhất dương sơ sinh, Chấn chi tượng dã. Chấn giả, nguyên chi triệu dã. Sơ bát thượng huyền, quang minh lục phân, đoài chi tượng dã, đoài giả, do hanh chi lý dã. Thập bát nhật, nguyệt doanh nhi khuy khuyết tam phân, Tốn chi tượng dã. Do lợi chi nghĩa dã. Thị dĩ trinh nguyên chi đạo, tuần bất chi lý, thịnh cực nhi Suy, phủ cực nhi thái, diệc thử ý dã. Quan thử chương chi chỉ, bất đặc nhân sinh tại thế, vận cát giả xương, vận hung giả bại, chí vu thọ chung chi hậu, nhi hành vận nhưng tại, quan kỳ vận chi cát hung, nhi khả tri kỳ Tử Tôn chi hưng thế. Cố kỳ nhân ký chung chi hậu, nhi kỳ gia hưng vượng giả, Thân hậu vận tất cát dã; kỳ gia Suy bại giả, Thân hậu tất vận tất oán dã. Thử luận tuy tạo hóa hữu định, nhi số chi bất khả đào, vi nhân tử giả bất khả bất tri khảo chi niên, nhi thiện kế thuật chi. Nhược khảo chi Thân hậu vận cát, tự khả thừa tiên khải hậu; như khảo chi Thân hậu vận hung, diệc khả an phân kinh doanh, vãn hồi tạo hóa. Nhược tổ tông phú quý, tự thi thư trung lai, Tử Tôn hưởng phú quý, tức khí thi thư giả; nhược tổ tông gia nghiệp, tự cần kiệm trung lai, Tử Tôn hưởng gia nghiệp, tức vong cần kiệm giả, thị cát Phù Tang chi Can nhi tiếp vu văn tử, Mùi hữu bất cảo giả, quyết vị hà chi thủy, nhi nhập vu thấp xuyên, tiên hữu bất trọc giả. Hà dã? Kỳ bản nguyên các tự bất tương phụ nhĩ, học giả đương thâm tư chi.

tuhynhan
06-09-12, 14:20
Đoạn văn trích dẫn của Hj hiểu như thế này: Giáp sinh tháng Dậu là chính quan dụng thần cách. Đặt Ngọ ở năm, hoặc ngày hoặc giờ rồi phối hợp với vận Tuất, Dần bán hợp ngọ để luận.

Và theo Đăng nếu ngọ ở trụ năm thì vận Tuất bán hợp động khắc Dậu dụng thần cách, do vận Tuất tương ứng với thời gian trụ năm nên cát hung ứng kỳ ngay. Nếu Ngọ ở trụ ngày vận tuất thời gian chưa đến nên ảnh hưởng không nhiều,tương tự Ngọ trụ giờ càng xa nên hòa hoãn ko luận.

(Vì thế nên mới nói cùng xem lại chương 7 - TBCT bình chú này đó. Xem lại sẽ thấy rõ hơn, chứ trích ra thì ko đầy đủ, lớp lang như một chương.)

1. Ý bạn vậy cũng đúng, nhưng chưa phải đúng với tổng quan, vì ý của Từ Nhạc Ngô là (cần phải) chú trọng năm còn thứ đến mới là ngày, giờ.

2. Nếu cho rằng niên Ngọ (hợp Tuất) hỏa khắc Dậu quan thì nhật Ngọ (hợp tuất) cũng khắc ngon lành (vì đóng niên hay nhật thì cũng cùng sát bên nguyệt lệnh kim)... Nên Từ Nhạc Ngô nhấn mạnh độ quan trọng của niên là vậy.

3. Thời gian ứng kỳ như bạn nói cũng (ngầm) bao hàm trong lời chú của Từ Nhạc Ngô.

kimcuong
06-09-12, 14:37
Nguyên Hanh Lợi Trinh là đức, thời của Càn Khôn lão à.
Thời của Càn Khôn là suy vận của vũ trụ, diễn giải lý của thiên nhiên và sinh mệnh con người thì cũng thế.

Nguyên là lúc Càn và Khôn mới giao nhau, là Nhân, mùa Xuân, sự khởi đầu

Hanh là lúc Càn Khôn đã giao nhau rồi mà thông với nhau, là Lễ, mùa Hạ, sự thông đạt

Lợi là lúc Càn Khôn điều hòa nhau mà biến hóa, là Nghĩa, mùa Thu, sự thỏa thích

Trinh là giai đoạn Càn Khôn đã biến hóa xong rồi và định vị, là Trí, mùa Đông, sự thành tựu

Trời và Người đều có đủ 4 đức tính đó không? Dĩ nhiên là có, nhưng phải biết có trình tự trước sau, không thì nhiễu loạn. Vì vậy, suy qua môn học lấy ngày tháng năm sinh mà suy xét thì Năm, Tháng, Ngày, Giờ cũng đúng ý của Nguyên, Hanh, Lợi, Trinh.

thiếu bá
07-09-12, 11:44
Trong 64 quẻ thì chỉ có Càn Khôn là đủ Nguyên Hanh Lợi Trinh, một là "tốn Long đắc thủy", một là "ngọa Hổ đắc thực". Càn dương cương, Khôn nhu thuận, Nguyên Hanh Lợi Trinh theo đó mà ra. Phối với tứ tượng chỉ là mang tính chất minh họa.

Hjmama
21-10-12, 05:26
Lý Ngự sử:
Canh thìn / Mậu tý / Mậu dần / Giáp dần, là trường hợp chế Sát sinh Tài.

Canh thực thần có thể nào chế được Sát phải không các bạn?

kimcuong
21-10-12, 14:37
Nhắc lại đầy đủ thì dễ luận bàn hơn.


Nguyên văn:
Trường hợp Tài mà đới Thất sát, hoặc hợp Sát tồn Tài, hoặc chế Sát sinh Tài, đều là quý cách cả.

Như mệnh Mao Trạng nguyên:
Ất dậu / Canh thìn / Giáp ngọ / Mậu thìn, là trường hợp "hợp Sát tồn Tài";

Còn mệnh Lý Ngự sử:
Canh thìn / Mậu tý / Mậu dần / Giáp dần, là trường hợp chế Sát sinh Tài.

Từ chú thích:
Mệnh của Mao Trạng nguyên, Ất Canh hợp nhưng Sát (khí kim) vẫn còn, thìn dậu hợp để Tài hóa sát, nên gọi là "hợp Sát tồn Tài", ý nghĩa này chưa hợp lý lắm. Giáp mộc sinh ở tháng ba, mộc dư khí, hỏa tiến khí, nhưng kim hưu tù. Đinh hỏa trong ngọ hiển dương uy thế, chế Sát làm dụng, và hành vận Kỷ mão, Mậu dần, Đinh sửu, Bính tý đều chế Sát giúp cho bản thân, cho nên mới quý, chả lẽ đây lại là ý nghĩa "hợp Sát tồn Tài" trong nguyên văn ư?

Mệnh của Lý Ngự sử, tự thân và Sát cả hai đều vượng, Thực thần chế Sát làm dụng, càng mừng ở chổ thổ kim thủy mộc sinh trợ khắc chế lẫn nhau, thần khí trong mệnh lưu chuyển thông suốt, chế Sát sinh Tài, đây chính xác mới là biểu hiệu của hiển quý, chứ không phải chỉ có Tài làm dụng mới quý.

Lý Ngự Sử có Tài cách là Quí thủy ở lệnh tháng. Tài cách thì không nên thấu Quan Sát, vì Tài Quan lạm dụng lẫn nhau, sinh ra "đạo tặc". Vì thế nên nếu Giáp, Ất mà lộ thì lại cần có Thực Thương chế ngự bớt. Canh kim trong trụ Lý Ngự Sử vô căn, so với tháng lệnh là suy nhược, có câu nói rằng "1 thiên can không bằng 1 dư khí", thế nhưng nếu Canh không bị hợp, không bị khắc trực tiếp thì vẫn có thể làm được việc.

Dĩ nhiên có nhiều hoàn cảnh cụ thể mà Thực thần này chế Sát không trọn vẹn. Lý Ngự Sử dụng được vận hạn tốt nên xem là thành đạt nhờ có 1 Canh. Vận Canh Dần, Tân Mão hiển nhiên là rất tốt.

Hjmama
23-10-12, 05:28
Nhưng mà thưa chị:

Chương 25 - Luận hành vận




- Như: Bính Tý Bính Thân, hỏa không thông gốc, Canh Dần Tân Mão, kim bất thông căn, thì lực của can nhỏ còn lực phương mạnh. Lúc này, can là hỷ thì phúc không đủ, là kỵ thì cái hại cũng không lớn.


Và Canh trong trụ tự không bị thương khắc là may lắm rồi, nói gì đến việc chế Giáp nhất là đương vào vận mộc.

thiếu bá
23-10-12, 10:43
Lý Ngự sử:
Canh thìn / Mậu tý / Mậu dần / Giáp dần, là trường hợp chế Sát sinh Tài.
Canh thực thần có thể nào chế được Sát phải không các bạn?

ví dụ này không phản ánh được trường hợp "chế Sát sinh Tài", Mộc tiến khí, Canh kim vô dụng...

Chức quan ngự sử đời nhà Thanh tương đương với Ngũ phẩm.

thiếu bá
23-10-12, 12:06
ví dụ này không phản ánh được trường hợp "chế Sát sinh Tài", Mộc tiến khí, Canh kim vô dụng...


Tuy nhiên nếu xét khía cạnh về khí: can thấu ra "tâm tính" bộc lộ rõ nhất thì hoàn toàn có thể coi là "chế Sát"... Dụng được điều này thì tuyệt vời như ông quan ngự sử này, nếu không thì chắc là nhờ hồng phúc tổ tiên mà có được.

kimcuong
23-10-12, 12:34
- Như: Bính Tý Bính Thân, hỏa không thông gốc, Canh Dần Tân Mão, kim bất thông căn, thì lực của can nhỏ còn lực phương mạnh. Lúc này, can là hỷ thì phúc không đủ, là kỵ thì cái hại cũng không lớn.

Quả là Canh Tân bất thông căn, đấy là 1 điều cần nhớ, nhưng lại cần phải xét tương quan xung, khắc, hình, hại của Can, Chi trong thời gian đó, kể cả lưu niên, đôi khi lại trở ngược giáo mà Dần Mão không thể nào là thế mạnh được.

Huống chi, Canh Tân ở thiên can này còn có 1 tính cách khác mà ta gọi là "cái đầu"! Tức là Dần Mão khó khăn để lộ được khí của mình. Thực tế như ngày nay là hiển thị ở việc tìm việc làm khó, thi cử thì "học tài thi phận", v.v... Tức là tiến độ chậm, mài mòn kiên nhẫn của mình.

Nên nghĩ đến cả 2 mặt của sự vật.

Hjmama
23-10-12, 15:34
Cám ơn chị, lúc này tôi chỉ có thể chở những ví dụ thực để nghiệm lý, còn bây giờ tôi nghĩ như anh thiếu bá "nhờ hồng phúc tổ tiên mà có được".

chung
04-03-13, 20:05
Chương 32 luận chính quan thủ vận anh Đăng dịch có nhắc về nhàn thần như sau:


Nguyên văn:
Nguyên lý Chính quan cách chọn vận thì mỗi Bát tự có cách luận riêng biệt, lý lẽ rất tinh tế, phương pháp thì rất linh hoạt, chỉ có thể nói tóm lược. Bát tự mỗi người biến hóa khác nhau, không thể câu chấp được.

Từ chú thích:
Cùng là cách Quan dụng Tài sinh nhưng thủ vận bất đồng, nguyên nhân vì sao, vì bát tự ngoài dụng thần, hỉ thần, kỵ thần ra còn có "nhàn thần", dụng thần hỉ kỵ có thể định còn nhàn thần thì vô định. Như Quan dụng Tài sinh, thì Chính Quan là Dụng thần; Tài là Hỉ thần và Thương quan là Kị thần. Mà trong bát tự vốn xen lẫn nhàn thần thì (cách cục) bất nhất; vị trí phối hợp của địa chi cũng không nhất định (chi đóng trước, chi đóng sau). Cho nên mỗi bát tự có mỗi cách luận, từ biến hóa tổ hợp thiên can và vị trí địa chi, mà xuất hiện chênh lệch phú – quý – bần – tiện. Xem ví dụ dưới đây chứng minh thì rõ.

sau đó tác giả đưa ra một ví dụ:


Giáp Thân / Nhâm Thân / Ất Tị / Mậu Dần

Quý Dậu -Giáp Tuất -Ất Hợi -Bính Tý -Đinh Sửu -Mậu Dần -Kỷ Mão

Nếu trụ năm Giáp Thân mà đổi thành Kỷ Dậu:



tài
ấn
nhật
tài
cung mệnh


kỷ
dậu
nhâm
thân
ất
tỵ
mậu
dần
tân
mùi


tân
canh,nhâm,mậu
bính,mậu,canh
giáp,bính,mậu
kỉ,đinh,ất


Tuyệt
thai
mộc dục
Đ.Vượng




ĐV: Quý Dậu -Giáp Tuất -Ất Hợi -Bính Tý -Đinh Sửu -Mậu Dần -Kỷ Mão

hành Giáp vận hợp Kiếp phá Ấn (thủy), tức không tốt. Thế mới nói do phối hợp của nhàn thần mà hỷ kị khác nhau. Tuất vận Tài vượng; nhưng mừng vì không tổn thương Ấn, nên không ngại. Vận Ất Hợi theo phương Bắc là đất Ấn thụ, nhưng đến Hợi vận gặp tứ xung khó tránh khỏi sóng gió ba đào, thế mới nói do phối hợp địa chi khác nhau mà hỉ kỵ cũng khác. Mậu vận Tài tinh phá Ấn, dần vận lưỡng dần xung Quan, cả hai đều không tốt, e rằng đến đây thì tận số.


Nhàn thần ở đây là thổ chứ không nói rõ là kỷ tài trụ năm.

Theo như chương cách cục thành bại. Ở đây quan cách, lộ tài ấn.Tài vượng, dần thân xung cách trụ nên thân không đủ đảm tài quan. Dụng ấn hóa quan trợ thân là tốt nhất. Nhâm ấn trụ tháng căn khinh, thêm kỷ tài trụ năm kề bên chế tuy không mạnh nhưng đã ám chỉ trong thành mà bại.

Qua đó hiểu nhàn thần là yếu tố làm cho cách cục đang thành lại trở nên bai không biết đã chính xác chưa ?

Nhờ cô và các anh chị giải thích thêm về nhàn thần. Cám ơn nhiều.

kimcuong
05-03-13, 12:40
Trong tứ trụ, nhàn thần là những chữ sau khi đã xác định được Dụng, Hỉ, Kị. Nhàn thần có thể nằm yên (vì không có tác dụng gì), hoặc làm cho những dụng, hỉ, kị thần không còn hoàn toàn rõ ràng, đúng là đang thành hóa bại, và đang bại cũng có thể hóa thành.

Thí dụ dụng Hỏa thì Thủy là kị, nhưng Hỏa nhược, tứ trụ có Kim vượng sinh Thủy > Kim là nhàn thần!

Nói chung, dụng thần hay kị thần mà gặp hợp là bản chất vượng suy bị thay đổi, yếu tố làm cho đối phương sinh vượng trở lại chính là nhàn thần. Có mệnh gia không chấp nhận gọi là nhàn thần mà gọi là cừu thần. Còn Manh phái thì luận nhàn thần rất kỹ. Cũng là chữ dùng và suy luận tập trung vào điểm nào.

Cũng có khi nhàn thần là yếu tố khắc chế kị thần (nhưng không phò trợ dụng thần), như Thổ khắc Thủy, nhưng Thổ tiết Hỏa, không phải là sinh Hỏa.

Đơn giản để hiểu như thế, khi vào 1 tứ trụ thì phân loại nhàn thần khá phức tạp. Tôi gọi là Kiêm Cách, bởi vì những trường hợp này có thể thay đổi ở vận hạn khi nguyên cục không thể xác định rõ thân Vượng hay Nhuợc hoàn toàn rõ ràng. Chẳng hạn như nhật chủ thất địa nhưng bao quanh bởi đắc trợ (do Ấn, Tỉ), nên có thể luận dụng được Tài hay Quan, thế nhưng phải hiểu là thực chất bản thân nhật chủ không thể đảm Tài hay Quan mà dựa vào Ấn, Tỉ Kiếp. Nếu có yếu tố nhàn thần vượng lên thì dễ đảo ngược tình thế.

chung
05-03-13, 18:35
Cám ơn cô giảng giải rõ.

Tử bình gồm dụng thần, kị thần, hỷ thần, nhàn thần. Do nhàn thần không rõ ràng, chúng ta có nên bỏ qua nó trong luận trụ không ? Còn như kiêm cách có lẽ chỉ hoàn cảnh sống mới phát hiện trụ đang theo hướng nào ? Ngoài ra chúng ta có thêm phương pháp xác định khác không cô ?

kimcuong
08-03-13, 11:10
Do nhàn thần không rõ ràng, chúng ta có nên bỏ qua nó trong luận trụ không ?
Không phải là nhàn thần không rõ ràng, mà nhàn thần (có lực) trong tứ trụ làm cho cách cục trở nên không thanh thuần. Cũng có cách là không gọi tên các tương tác trong tứ trụ là dụng, hỉ, kị, tướng, nhàn, cừu thần ... gì cả, mà chỉ nói là xung, hình, khắc, hại, phá v.v...