PDA

View Full Version : Hành lang manh phái bí điển



sherly
15-04-18, 09:18
Anh lesoi đang dịch cuốn sách này, với những chương hiện có, ai có thắc mắc gì mời vào topic này ta cùng bàn luận.

thanhien
15-04-18, 09:40
Mình đang thắc mắc tác giả là ai?
Liệu manh phái này có giống môn phái của Đoàn Kiến Nghiệp ?

thachmoc
15-04-18, 10:39
Mình đang thắc mắc tác giả là ai?
Liệu manh phái này có giống môn phái của Đoàn Kiến Nghiệp ?

Tôi đã hỏi anh lesoi, thôi cứ tạm coi là của tác giả vô danh :25:. Cách đặt vấn đề luận mệnh như vậy rõ ràng hơi hướng truyền thống, không thể là chi nhánh của Đoàn Kiến Nghiệp được.

Phần luận Tuế vận, Lưu niên tác động tới mệnh cục tôi thấy rất mới mẻ, các bạn có ý kiến khác về điểm này không?

Locust
15-04-18, 11:46
Đại Vận là Thần, Lưu niên là Quân, mối quan hệ này đã có đề cập trong cuốn Tam Mệnh Thông Hội (theo trí nhớ cá nhân, phiền ai quan tâm kiểm tra lại!!!). Cá nhân Locust đồng ý với ý kiến này.
Tuy nhiên, không hiểu cơ sở nào để nói 8 tự Nguyên Cục là Dân? Ta biết rõ, Vận chẳng qua xuất phát từ 2 trụ Tháng và Ngày của Nguyên Cục. Vậy thì, Vận là con của Nguyên Cục, con ứng Thần, cha mẹ ứng Dân?
Đề xuất cá nhân:
1. Lưu niên là Quân (can chi Thật), không phụ thuộc Nguyên Cục.
2. Nguyên Cục lẫn Đại Vận đều là Thần. Nếu cần thiết, xét kỹ hơn nữa, thì Nguyên cục là Thần, Đại Vận là Dân.
Tạm kết luận:
1. Thần, Dân phạm Quân thì Tội nặng.
2. Dân phạm Thần thì Tội vừa.
3. Quân phạm Thần, Thần phạm Dân thì Tội nhẹ.
=> Ảnh hưởng của Lưu Niên > Ảnh hưởng của Nguyên Cục > Ảnh hưởng của Đại Vận.
Ví dụ:
Hạn năm mà Tốt, thì Nguyên Cục xấu, hoặc Đại Vận xấu => Vẫn cảm thấy vui tươi như thường.

thanhien
15-04-18, 11:52
Câu này chưa hẳn là vậy đâu Sherly. Nó phụ thuộc rất nhiều yếu tố, mệnh nam mệnh nữ, nhật can âm dương, ... sau này tôi sẽ post lên hết ở trong sách "Mệnh lý Manh phái bí điển", và đặc biệt là học trò của Manh sư Hạ Trọng Kỳ, nữ sĩ Hình Tú Phân luận rất hay. Tha hồ các bạn chứng nghiệm trong thực tế.
Tại vì có liên quan đến Hình Tú Phân nên mình liên tưởng tới ông Đoàn Kiến Nghiệp.
Quyển này mình cũng cảm nhuận luận theo truyền thống.

sherly
15-04-18, 12:35
Quyển sách này luận theo truyền thống mà, mặc dù với vài chương hiện tại cũng có nhiều chỗ mang hơi hướng khẳng định quá, VD như chỗ trụ giờ, hoặc có thể là có ảo bí nào đó mà tôi chưa rõ.
Phần tuế vận theo tôi là hợp lý.
Lưu niên mà bị hình xung khắc hại gọi là phạm tuế quân, Mệnh là chủ, đại vận là khách. Đại vận là chủ, lưu niên là khách.
Chủ hiểm khách hiền tiểu nhân đắc chí
Chủ hiền khách hiểm quân tử oan khiên
Nhìn về cái tổng quát mà nói, phát tài quan thì mệnh cục phải có lực, gió xuân có về hay không thì xem đại vận thuận nghịch, còn quyết định thành bại thì xem lưu niên. Đôi khi đại vận tốt, nguyên cục tốt mà lưu niên xấu vẫn phá sản như thường.
Tôi nghĩ đây cũng là cái lý của phần phân biệt mệnh cục phú quý. Trong đó có phần, mệnh cục lưu thông dài, thông suốt cả bát tự thì đại phú đại quý.
Còn gọi tên khác là nguyên lưu sâu dày. Dạng mệnh này rất khó phá.
Thương thực sinh tài, tài sinh quan sát, quan sát sinh ấn, ấn sinh thân. Khắp nơi có hộ vệ, thế nên vào vận xấu cũng không có khó khăn gì lớn. Và dĩ nhiên là loại mệnh này cực kỳ hiếm.
Không biết các anh đã nghiệm chứng chưa. Có sách nói, năm cuối chuyển từ đại vận xấu sang tốt cực kỳ hung hoạ, nếu trung niên là dễ đi trong năm này. Tôi đã nghiệm chứng từ người thân. Không biết cái lí của năm lưu niên cuối đại vận xấu này ở đâu?

thanhien
15-04-18, 13:21
Mình nghĩ hạn xấu nào cũng có lý do của nó, chúng ta học mệnh lấy tư tưởng khoa học để chứng minh nó vì sao lại như vậy?
Bạn có thể up bát tự đó lên được không? Để mọi người cùng phân tích, biết đâu sẽ tìm ra được lý do.

thanhien
16-04-18, 11:20
Trích 1 đoạn manh phái bí điển :''Nói trắng ra, chính là vua thì có thể quản lý, sinh hợp thần và dân, có quyền lực chủ động thực thi sinh khắc chế hóa, còn thần và dân chỉ có bị sinh khắc chế hóa, ứng với không thể phản kháng, phản kháng thì nói là xung khắc Thái Tuế, chúng ta biết mệnh, vận xung khắc Thái Tuế nghiêm trọng, tất là có họa. Đây là phạm Thái Tuế, phạm vua nỗi giận, thì thần dân đắc tội với Hoàng Đế, muốn tạo phản, tất là tạo ra trấn áp một con đường chết, tất nhiên dẫn phát ra đến tai họa. Nhất là ở trong mệnh cục một chi vượng nào đó kiềm chế vượng khí, tự không lường sức, xung phạm Thái Tuế, mà chi Thái Tuế đúng lúc là hỉ dụng thần của Nhật chủ, thì hỉ mà không hỉ, đây chính là đạo lý tại sao lưu niên là hỉ dụng thần, nhật chủ trái lại là có họa."

Lấy ví dụ của tạo bạn namtai
Mậu Dần - Ất Mão - Mậu Dần - Tân Dậu
Đại vận : Đinh Tỵ
Lưu Niên : Mậu Tuất (2018)

Mệnh cục tuy không xung thái tuế nhưng Mão hợp Tuất khắc thái tuế, trường hợp này có xem là phạm thái tuế không?
Trở ngược lại Lưu niên Đinh Dậu (2017)
Mão xung Dậu trường hợp này có xem là phạm thái tuế không? (hạn năm này học hành không thông, răng bị đau)

Năm này đinh động tỵ đại vận hóa sát sinh thân, dậu xung mão kích vượng thần mộc - mộc sinh hỏa đang lý cát mà lại xấu vậy có cho là phạm thái tuế không?
Hay là xung đột giữa hỷ dụng thần, Tỵ khắc Dậu ? Gọi là hỏa chuyển hướng khắc Dậu không hề sinh Mậu. vì Đinh tọa Dậu gọi là phùng khắc?

lesoi
16-04-18, 12:28
Các bạn chớ vội, sách này còn rất dài, phần dưới sách sẽ có các bài luận của ĐKN, Hình Tú Phân. Phần phụ lục lại còn có Phái giang hồ ở đất Giang Tương rất khác lạ. Tha hồ các bạn đàm luận và kiểm nghiệm.
Từ lâu tôi đã nói, sách là sách, mình là mình; Sách là hướng đi (nhưng cũng chỉ là ý tưởng của người biên soạn), còn Ta là người tiếp thu. Tiếp thu tinh hoa từng quyển sách, cộng thêm kiểm nghiệm thực tế thì mới ra vấn đề.
Học đi đôi với Hành, lý luận đi đôi với thực tế. Đây là triết học nhân sinh cuộc đời.
Ở phần mục lục của Manh phái bí điển chỉ là quyển Thượng, còn quyển Hạ rất nhiều môn phái Manh sư luận đoán mà quyển sách đã ghi lại cái tinh túy.
Tôi đang dịch dang dở cho nên chưa post lên liên tục được.
Phái ĐKN chuyên về luận Tượng rất hay chúng ta nên tham khảo. VD như quyển sách Can chi đoán sự nghiệp chẳng hạn.
Mặc dù nói HTP và ĐKN là cùng một môn phái, nhưng cách luận cũng không có gì là liên quan, đây chính là ý tưởng của từng người, chúng ta cũng vậy. Mỗi người có cách lý giải riêng, nhưng cơ bản kết quả là như thế nào?
Manh phái của Bành Khang Dân lão sư cũng có cách hay riêng, của Cửu Phủ Toàn, Lý Quân (Quyết Cân Tương) ... đều có cái hay riêng; mệnh lý truyền thống cũng có cái hay riêng. Chúng ta nên kết hợp truyền thống (chuyên về lý luận) với phái giang hồ (chuyên về thực tiễn) là hay nhất. Lấy cái tinh hoa của họ để thành cái riêng cho mình, chẳng lẽ không hay sao?
Còn các bạn bàn về Tuế, Vận, Mệnh: Ai đã biết cách cục hết rồi, chúng ta cứ ứng dụng vào thực tiễn, mới thấy ý nghĩa "Mệnh" trọng, hay là "Tuế, Vận" trọng!

thachmoc
16-04-18, 13:06
Manh phái bí điển đề cập như vậy là dựa trên quan hệ Quân -> Thần -> Dân, nghĩa là:

+ Khắc: mặc định Quân có thể khắc chế Thần và Dân, Thần khắc chế được Dân, ngược lại thì cho là phản nghịch. Mệnh namtai năm Đinh Dậu, Dậu khắc Mão là hợp thế Quân Dân, chỉ là Dậu trong mệnh cục mượn thế vua nên tiếp tục gây chiến với Mão, làm căng thẳng quan hệ đã phát sinh từ trước. Điểm cần suy xét là lực khắc chế của Quân -> Thần -> Dân ra sao, Quân đã khắc Thần thì có giảm lực khắc Dân? Thần Dân cấu kết (hội hợp) thì có sợ Quân khắc chế hay không? Lực khắc chế của Quân ra sao, như lưu niên Đinh Dậu, Dậu chịu Đinh khắc thì còn mấy sức để đi khắc Mão. Ở điểm này theo tôi có phát sinh sự việc nhưng có thể không đủ nặng để kể ra.

+ Hợp: có quan hệ hai chiều, Quân sinh Thần sinh Dân, Dân sinh Thần sinh Quân (đóng thuế nuôi vua), tuy nhiên chỉ có hội hợp mà không hóa, tức là: nếu ở mệnh cục có bán hợp, gặp Quân hoặc Thần tạo thành tam hợp tam hội thì ngũ hành chính ở mệnh cục sẽ tăng thế. VD: mênh cục có Thân Tý bán hợp, gặp tuế vận có chữ Thìn thì thế thủy ở mệnh cục sẽ tăng, nhưng bản khí của Thìn là thổ sẽ không bị biến tính do vậy nếu Thìn là Thái tuế vẫn có mặt khắc chế thủy.

lesoi
17-04-18, 20:42
Tôi đã hỏi anh lesoi, thôi cứ tạm coi là của tác giả vô danh :25:. Cách đặt vấn đề luận mệnh như vậy rõ ràng hơi hướng truyền thống, không thể là chi nhánh của Đoàn Kiến Nghiệp được.

Phần luận Tuế vận, Lưu niên tác động tới mệnh cục tôi thấy rất mới mẻ, các bạn có ý kiến khác về điểm này không?
Quyển sách này là tổng hợp luận mệnh của các Manh phái. Bao gồm của Hình Tú Phân và ĐKN.

lesoi
17-04-18, 20:44
Đại Vận là Thần, Lưu niên là Quân, mối quan hệ này đã có đề cập trong cuốn Tam Mệnh Thông Hội (theo trí nhớ cá nhân, phiền ai quan tâm kiểm tra lại!!!). Cá nhân Locust đồng ý với ý kiến này.
Tuy nhiên, không hiểu cơ sở nào để nói 8 tự Nguyên Cục là Dân? Ta biết rõ, Vận chẳng qua xuất phát từ 2 trụ Tháng và Ngày của Nguyên Cục. Vậy thì, Vận là con của Nguyên Cục, con ứng Thần, cha mẹ ứng Dân?
Đề xuất cá nhân:
1. Lưu niên là Quân (can chi Thật), không phụ thuộc Nguyên Cục.
2. Nguyên Cục lẫn Đại Vận đều là Thần. Nếu cần thiết, xét kỹ hơn nữa, thì Nguyên cục là Thần, Đại Vận là Dân.
Tạm kết luận:
1. Thần, Dân phạm Quân thì Tội nặng.
2. Dân phạm Thần thì Tội vừa.
3. Quân phạm Thần, Thần phạm Dân thì Tội nhẹ.
=> Ảnh hưởng của Lưu Niên > Ảnh hưởng của Nguyên Cục > Ảnh hưởng của Đại Vận.
Ví dụ:
Hạn năm mà Tốt, thì Nguyên Cục xấu, hoặc Đại Vận xấu => Vẫn cảm thấy vui tươi như thường.
Vậy theo bạn Mệnh trọng hay Tuế Vận trọng?

thanhien
18-04-18, 09:53
Đây là lá số của vio bên lyso.vn đưa lên đố hạn tử vong.
Càn tạo: 12-02-1960 DL
Canh Tý - Mậu Dần - Canh Ngọ - Kỷ Mão
Kỷ Mão / Canh Thìn / Tân Tỵ
Đại vận Tân Tỵ
Lưu niên Mậu Thìn tử vong do ngộ độc uống rượu nhiều, thổ huyết mà chết. Đầu năm cưới vợ. Vận Canh Thìn người này làm
ăn khá tốt phát tài.

Tạo này thân nhược dùng thổ kim, mộc hoả kị
Đại vận Tân Tỵ là kị, tiếp sức hỏa cho Ngọ đốt mộc.
Lưu niên hội phương mộc theo của lý phạm thái tuế, hội mộc không thành, mộc khắc thìn thổ, thìn là hỉ dụng thần nên năm
này hung phạm thái tuế.
Thìn dẫn động Tý xung Ngọ, Thìn cũng dẫn động Dần Mão sinh cho ngọ, Tý xung Ngọ phản bị hoả xung khử, Tý là thương
quan là thọ tinh cũng là hỉ thần nhuận thổ chế hoả.
Thiên can là bên ngoài là sự việc xảy ra mọi người có thể nhìn thấy. Địa chi là sự việc bên trong mọi người không thể nhìn
thấy. Tạo mệnh này hung ở địa chi liệu có thể dẫn đến tử vong không?

Thiên can hiển thị hung họa rất nhanh. Còn địa chi hiển thị hung họa chậm, có thể năm sau mới hiển thị. Bạn Sherly có từng
hỏi giao vận xấu chuyển qua tốt >> thì rất xấu thể cũng nằm trong trường hợp này : Do địa chi không hiển thị tai họa nhanh
nên khi vừa chuyển sang vận khác thì tai họa ập đến (chuyển sang vận khác địa chi đại vận không còn nắm quyền nữa nên tai
họa ập xuống liền, đây là giả thuyết của mình chưa có nghiệm chứng)

Trở về tạo này giả thuyết thứ 2 người này sinh vào giờ mùi.
Canh Tý - Mậu Dần - Canh Ngọ - Quý Mùi
Kỷ Mão / Canh Thìn / Tân Tỵ
Đại vận Tân Tỵ
Lưu niên Mậu Thìn tử vong

Vẫn như trên dùng thổ kim trợ giúp thân nhược và tý thủy điều hậu
Đại vận Tỵ - Ngọ Mùi hội phương hỏa vượng, Dần Tỵ Ngọ sinh cho mùi táo thổ. Mùi Tí tương hại xa
Lưu niên Mậu Thìn
Mậu hợp khử Quý, Thìn bán hợp hợp Tí - chuyển thành Tí Ngọ xung khử Tí
Gọi là Hỉ dụng thần tàn phá nhau, nên thể (nhật can) dụng (dụng thần) đều bị tổn thương nặng nên tử vong

Locust
18-04-18, 09:58
Theo Locust thì Tuế trọng, sau đến Mệnh, sau đến Vận. Không biết có sách tiếng Hoa nào nói về vấn đề này không, thưa anh lesoi?
Trước giờ, Locust toàn thấy nói Mệnh trọng, rồi đến Vận, rồi mới đến Tuế. Locust không thấy tính logic nên không theo.

nquytran
18-04-18, 11:16
"Nhất mệnh ,Nhì vận , Tam phong thủy "
Tuế hay Vận gọi chung là vận trình con người phải đi qua , còn mệnh là địa vị,tiền tài,....của mình. Vận trình là tác đông ngoại lực vào mệnh .

Ví dụ : mệnh tốt Ví như cái Xe mét si đét 4 bánh gặp thời tiết xấu thì đi chậm,mà đẹp thì đi nhanh . Mệnh xâu như cái xe đạp 2 bánh , thời tiết xâú thì dừng lại,đẹp thì thong nhong nhưng không nhanh được.

lesoi
18-04-18, 11:37
Ý của các bạn khác như thế nào nhỉ?

thanhien
18-04-18, 12:06
Theo lý lấy lưu niên làm trọng, nhưng thực chất tất cả đều như nhau.
Ví dụ : mới sinh ra vài ngày bị mất.
Vì mới sinh ra, chưa hành vận, chỉ có lưu niên tác động là chính.
Mệnh cục dù bị phá như thế nào đi chăng nữa cũng chưa hẳn tử vong.

thanhien
18-04-18, 13:29
Tự nhiên nhớ tới 1 vỡ kịch hài Chí Tài : Diêm Vương xử án vụ chết chùm 3 người.
Có 1 thằng nhậu nhẹt say xỉn (là mệnh) nằm ngủ ở nghĩa địa.
Sau đó có 1 thằng ham số đề (vận) đi ngang qua thấy anh chàng nằm ở nghĩa địa tưởng chết chạy tới xin số.
Đang lạy xin số thì có 1 thằng đua xe (lưu niên) thấy áo chàng xin số là đích đến liền chạy đến đích. Vụ tông đó 3 nhân mạng đều chết.
Vậy ai là người gây ra nguyên nhân? Phán quan thì xử anh chàng nhậu nhẹt là nguyên cớ. Diêm Vương cho là sai.
Diêm Vương xử 3 anh chàng đều có lỗi. :^d:^d
https://www.youtube.com/watch?v=-4YcSQlS1gw

gemini
18-04-18, 15:22
Theo Gemini thì mệnh quan trọng nhất! Mệnh cục thành cách thì vận hạn có xấu vẫn tương đối ổn, nhưng mệnh cục mà xấu lại thêm hoàn cảnh(vận trình-thời thế) xấu thì làm sao mà yên ổn được.
Ví dụ: các quan thần- võ tướng đều là mệnh cục thành cách thì có người phát sớm, có người phát trễ. Đại vận-tuế vận đâu phải lúc nào cũng ủng hộ mệnh nhưng vẫn làm quan-vẫn quý hiển. Các mệnh bình dân học vụ như làm nông-làm rẫy- làm thuê thì vận có tốt thì cuộc sống ổn hơn chứ nói gì tới vượt bậc thành danh sĩ- làm quan-làm đại gia được.

sherly
18-04-18, 21:46
Một câu hỏi nhỏ khác: liệu luận quan sát là con cái với nam mệnh có đúng không?
Theo gốc dịch lý mà nói, hào tử tôn tức thực thương dùng để xem về con cái.
Nếu lấy lý là vợ sinh ra con, nam lấy vợ là tài, tài sinh quan sát thế nên lấy quan sát là con. Hình thành con cái phải đủ tinh cha huyết mẹ, cha cũng sinh con chứ đâu phải chỉ có mẹ?
Cụ Thiệu Vỹ Hoa luận thực thương là con cái, thương quan là con gái, thực thần là con trai. Thiết nghĩ vấn đề này là nguồn gốc, liên quan chặt chẽ đến dịch lý, cần khảo cứu bàn luận sâu hơn.

thachmoc
19-04-18, 07:56
Nói về tầm quan trọng thì như các bạn nhận định, mệnh cục sẽ được "trọng" hơn bởi có ta mới có các thứ khác được. Mệnh cục là tiên thiên, khi sinh ra thượng đế đã cho ta một số mệnh đặc định, sinh ra là ta đã có một "sứ mệnh" đối với thế gian, chỉ tiếc là con người dễ bị mờ mắt bởi Tài Quan mà quên đi sứ mệnh của mình.

Nếu xét đến hậu thiên thì tuế vận được mệnh sư coi trọng hơn, bởi đoán mệnh không chỉ dừng lại ở mệnh cục để nói phú, quý, bần, tiện mà phải xem yếu tố ứng kỳ, tức là đoán được khi nào thì phát sinh sự việc, sự việc đó là gì, ảnh hướng tới số mệnh con người ra làm sao? Bỏ qua yếu tố "hữu thần" thì tuế vận chính là thực tại khách quan tác động tới mệnh cục. Ví dụ mệnh cục thành cách, kị thần có chế không thể nói cuộc đời suôn sẻ, gặp tuế vận cởi chế kị thần mệnh cục lập tức gặp hung sự.

Bí điển dùng hình tượng Quân - Thân - Dân chỉ để nói đến một nguyên tắc xét sự chi phối của Tuế Vận trong đoán mệnh, thực tế việc khởi nghĩa, thay đổi thời đại, đảo lộn Quân thần cũng bắt nguồn từ Dân. Tiền nhân lấy Tượng để nói Lý, hậu học hiểu Lý thì nên quên Tượng.

thachmoc
19-04-18, 08:34
Một câu hỏi nhỏ khác: liệu luận quan sát là con cái với nam mệnh có đúng không?
Theo gốc dịch lý mà nói, hào tử tôn tức thực thương dùng để xem về con cái.
Nếu lấy lý là vợ sinh ra con, nam lấy vợ là tài, tài sinh quan sát thế nên lấy quan sát là con. Hình thành con cái phải đủ tinh cha huyết mẹ, cha cũng sinh con chứ đâu phải chỉ có mẹ?
Cụ Thiệu Vỹ Hoa luận thực thương là con cái, thương quan là con gái, thực thần là con trai. Thiết nghĩ vấn đề này là nguồn gốc, liên quan chặt chẽ đến dịch lý, cần khảo cứu bàn luận sâu hơn.

Nguyên lý hình thành thì đúng là như vậy, nam nữ tương phối mà sinh ra con cái, do khác tính âm dương mà nam mệnh xét Thực là con trai, Thương là con gái. nữ mệnh thì ngược lại. Tuy nhiên thực tế đọc sách tôi thấy không ít mệnh sư vẫn dùng Quan Sát (nam mệnh thường dùng hơn) để xem con cái, manh sư lại càng sử dụng uyển chuyển, điều này theo tôi thì các mệnh sư có sự linh hoạt trong xét đoán, kết hợp vượng nhược trong bát tự và thực tại xã hội: nam nhân không chỉ có công danh sự nghiệp tiền tài, mà còn có gánh nặng gia đình, nuôi dưỡng con cái đôi khi là một áp lực đối với đàn ông là trụ cột gia đình. Lý lẽ này cỏ thể giải thích một phần cho việc dùng Quan Sát, các bạn cũng để ý thêm tại sao các cụ thường hay nói: "tam nam bất phú, tứ nữ bất bần" (Nhà đông con trai thì chia bớt tiền tài của cha mẹ. Nhà đông con gái, đến tuổi cho đi lấy chồng là đỡ phần lo lắng). Các bạn khác còn ý kiến nào không nhỉ?

Đầu chương 4 còn có "bí mật trong bí mật", có bạn nào biết về vấn đề này không?

lesoi
19-04-18, 11:13
Một câu hỏi nhỏ khác: liệu luận quan sát là con cái với nam mệnh có đúng không?
Theo gốc dịch lý mà nói, hào tử tôn tức thực thương dùng để xem về con cái.
Nếu lấy lý là vợ sinh ra con, nam lấy vợ là tài, tài sinh quan sát thế nên lấy quan sát là con. Hình thành con cái phải đủ tinh cha huyết mẹ, cha cũng sinh con chứ đâu phải chỉ có mẹ?
Cụ Thiệu Vỹ Hoa luận thực thương là con cái, thương quan là con gái, thực thần là con trai. Thiết nghĩ vấn đề này là nguồn gốc, liên quan chặt chẽ đến dịch lý, cần khảo cứu bàn luận sâu hơn.
Bạn nên tham khảo lại tài liệu "Mệnh lý huyền cơ tham bí" của Thái Tích Quỳnh, luận số anh em, lục thân sẽ rõ hơn.

lesoi
19-04-18, 11:17
Bí điển dùng hình tượng Quân - Thân - Dân chỉ để nói đến một nguyên tắc xét sự chi phối của Tuế Vận trong đoán mệnh, thực tế việc khởi nghĩa, thay đổi thời đại, đảo lộn Quân thần cũng bắt nguồn từ Dân. Tiền nhân lấy Tượng để nói Lý, hậu học hiểu Lý thì nên quên Tượng.
Tôi nghĩ rằng, phần này các bạn nên xem lại Trích Thiên Tuỷ nói rõ quan hệ Quân Thần sẽ rõ.

lesoi
19-04-18, 11:21
Đây là lá số của vio bên lyso.vn đưa lên đố hạn tử vong.
Càn tạo: 1-7-1960 DL
Canh Tý - Mậu Dần - Canh Ngọ - Kỷ Mão
Kỷ Mão / Canh Thìn / Tân Tỵ
Đại vận Tân Tỵ
Lưu niênMậu Thìn tử vong do ngộ độc uống rượu nhiều, thổ huyết mà chết. Đầu năm cưới vợ. Vận Canh Thìn người này làm
ăn khá tốt phát tài.

Tạo này thân nhược dùng thổ kim, mộc hoả kị
Đại vận Tân Tỵ là kị, tiếp sức hỏa cho Ngọ đốt mộc.
Lưu niên hội phương mộc theo của lý phạm thái tuế, hội mộc không thành, mộc khắc thìn thổ, thìn là hỉ dụng thần nên năm
này hung phạm thái tuế.
Thìn dẫn động Tý xung Ngọ, Thìn cũng dẫn động Dần Mão sinh cho ngọ, Tý xung Ngọ phản bị hoả xung khử, Tý là thương
quan là thọ tinh cũng là hỉ thần nhuận thổ chế hoả.Thiên can là bên ngoài là sự việc xảy ra mọi người có thể nhìn thấy. Địa chi là sự việc bên trong mọi người không thể nhìn
thấy. Tạo mệnh này hung ở địa chi liệu có thể dẫn đến tử vong không?

Thiên can hiển thị hung họa rất nhanh. Còn địa chi hiển thị hung họa chậm, có thể năm sau mới hiển thị. Bạn Sherly có từng
hỏi giao vận xấu chuyển qua tốt >> thì rất xấu thể cũng nằm trong trường hợp này : Do địa chi không hiển thị tai họa nhanh
nên khi vừa chuyển sang vận khác thì tai họa ập đến (chuyển sang vận khác địa chi đại vận không còn nắm quyền nữa nên tai
họa ập xuống liền, đây là giả thuyết của mình chưa có nghiệm chứng)

Trở về tạo này giả thuyết thứ 2 người này sinh vào giờ mùi.
Canh Tý - Mậu Dần - Canh Ngọ - Quý Mùi
Kỷ Mão / Canh Thìn / Tân Tỵ
Đại vận Tân Tỵ
Lưu niên Mậu Thìn tử vong

Vẫn như trên dùng thổ kim trợ giúp thân nhược và tý thủy điều hậu
Đại vận Tỵ - Ngọ Mùi hội phương hỏa vượng, Dần Tỵ Ngọ sinh cho mùi táo thổ. Mùi Tí tương hại xa
Lưu niên Mậu Thìn
Mậu hợp khử Quý, Thìn bán hợp hợp Tí - chuyển thành Tí Ngọ xung khử Tí
Gọi là Hỉ dụng thần tàn phá nhau, nên thể (nhật can) dụng (dụng thần) đều bị tổn thương nặng nên tử vong
Phần này là do bạn luận hay bạn post lại các luận của người khác vậy?
Theo tôi, để có luận giải tường tận về Quyết "Sinh Tử" còn rất nhiều vấn đề để nói. Bạn nên hỏi lại xem hai mệnh ở trên xảy ra bệnh gì mà chết? Kĩ hơn là chết ngày tháng nào? Vì nó còn liên quan đến thời không nhập mệnh, không chỉ có Tuế Vận là được.
Tôi nghĩ cũng ngộ, hai mệnh khác nhau canh giờ mà chết cùng lúc, là chưa đáng độ tin cậy.

lesoi
19-04-18, 11:26
Nói về tầm quan trọng thì như các bạn nhận định, mệnh cục sẽ được "trọng" hơn bởi có ta mới có các thứ khác được. Mệnh cục là tiên thiên, khi sinh ra thượng đế đã cho ta một số mệnh đặc định, sinh ra là ta đã có một "sứ mệnh" đối với thế gian, chỉ tiếc là con người dễ bị mờ mắt bởi Tài Quan mà quên đi sứ mệnh của mình.
Theo tôi, "Mệnh" trọng hay "Tuế Vận" trọng? Câu này đã có nói rất nhiều trong sách, nhưng phần đa đều nói Mệnh trọng không bằng Vận, và cũng cho rằng Mệnh không tốt nhưng gặp vận chế tốt thì trở thành mệnh tốt và ngược lại. Vậy thì không có mệnh thì lấy gì kéo dài ra tuế vận?
Theo tôi, chúng ta biết Tiên thiên đã chú định số mệnh của mỗi con người khi vừa sinh ra. Theo Thời Không, phong thuỷ nơi sinh ra, cùng âm đức ông bà cha mẹ mà người sinh ra có được phúc hay là bần tiện. Những yếu tố này đã được cấu thành ngũ hành trong nguyên cục, cho nên tổ tiên đã để lại cách luận trụ năm chính là gen di truyền và cũng chính là âm đức của tổ tông. Điều này đã được hình thành thuyết "Nhân Quả" trong mệnh.
Còn mệnh tốt nhưng gặp vận không tốt, người ta gọi là "Không gặp thời", mệnh không tốt nhưng gặp vận tốt gọi là "Gặp thời". Nhưng cho dù không gặp thời hay gặp thời cũng chỉ có một thời gian nhất định. Mệnh tốt cho dù gặp vận không tốt cũng chỉ có sứt da trầy thịt (như mệnh tướng sĩ, vua chúa, quan quân ... chẳng hạn), còn mệnh không tốt, cho dù có gặp vận tốt cũng chỉ nhất thời rồi qua đi (như mệnh Khất cái, có trúng số cũng chỉ là một thời mà thôi, và cũng không tồn tại lâu dài). Nhưng tầng lớp cách cục cũng không cao, cho dù có quan, có giàu thì cũng không thể to lớn được.
Nếu ai có nghiên cứu thuyết "Nhân Quả" thì biết, tất cả đều đã định sẵn trong nguyên cục, chẳng qua chúng ta không nhìn ra mà thôi. Trong tài liệu "Mệnh lý huyền cơ tham bí" của Thái Tích Quỳnh có nêu phần "Áo bí trụ giờ", trụ giờ chính là ranh giới tiếp nối giữa Tiên và Hậu thiên, nếu biết luận nhân quả, cứ nhìn trụ giờ là hỉ hay kỵ, căn cứ 3 trụ phía trước hình thành mệnh cục xấu, nhưng nếu trụ giờ sinh phù hoặc khắc chế sẽ giúp cho mệnh chủ trở thành tốt đẹp.
Theo tôi là như vậy.

thanhien
19-04-18, 13:47
Phần này là do bạn luận hay bạn post lại các luận của người khác vậy?
Theo tôi, để có luận giải tường tận về Quyết "Sinh Tử" còn rất nhiều vấn đề để nói. Bạn nên hỏi lại xem hai mệnh ở trên xảy ra bệnh gì mà chết? Kĩ hơn là chết ngày tháng nào? Vì nó còn liên quan đến thời không nhập mệnh, không chỉ có Tuế Vận là được.
Tôi nghĩ cũng ngộ, hai mệnh khác nhau canh giờ mà chết cùng lúc, là chưa đáng độ tin cậy.
- Tạo này do mình luận, vì tạo này bên mục tử vi không có luận về tư trụ.
- Người này chết do uống rượu nhiều và quan hệ với người tình bị thổ huyết mà mất. Chỉ biết mất vào tháng 3.
- Bên đó chỉ đố tạo này vào giờ mão (còn giờ mùi là mình giả thuyết có thể người này sinh vào giờ khác)
Vấn đề tự mình hỏi :
Giờ mão chỉ hung ở địa chi và phạm thái tuế liệu có thể bị hạn nặng tử vong?

lesoi
19-04-18, 16:34
Giờ mão chỉ hung ở địa chi và phạm thái tuế liệu có thể bị hạn nặng tử vong?
Không hẳn cứ phạm Thái Tuế là tất cả đều hung, hoặc bị hạn nặng là chết. Ở đây tôi không phủ quyết ý của bạn, nhưng theo tôi là chưa đủ chứng cứ tử vong. Tôi cũng thường xuyên ghé thăm các diễn đàn, trong đó có Lyso.vn, và cũng biết bên ấy anh bạn Vio đang được nhiều người ngưỡng mộ, tôi cũng đã thấy anh bạn này luận mệnh rồi.
Quyết sinh tử một mệnh con người không hề đơn giản xem như vậy. Cửa ải sinh tử tôi đồng ý là Tuế Vận kỵ thần cùng đến nhập mệnh phá mệnh cục là rất xấu, nhưng phải ứng cung vị nào, ứng thập thần nào? Chỗ này phép giải của các Manh sư như Hạ Trọng Kỳ, Bành Khang Dân, Hác Kim Dương ... đều có nói. Nhưng họ tuyệt đối không nói rõ bí quyết, buộc chúng ta phải nghiệm chứng nhiều mệnh lệ thực tế thì mới rút ra kinh nghiệm mà luận. Ví dụ như ĐKN có nói Thọ tinh chính là Thực Thương tinh, theo tôi không đúng, bởi vì nếu thân nhược mà lấy Thực Thương làm Thọ nguyên tinh là không đúng, mà phải lấy Ấn tinh làm Thọ nguyên tinh, kết hợp Tinh và Cung đồng luận thì mới quyết được.
Một mệnh lệ thì phải cung cấp đầy đủ ngày tháng năm sinh, đặc biệt là giờ sinh, vì khi đến cửa tử thì giờ sinh sẽ là nơi thiết nhập của Tuế vận vào mệnh cục, sau đó cân đối với "Ngũ hành đảo điên" (TTT có nói), xem ứng với cung vị nào? ứng với Thập Thần nào? Sau đó mới quyết định lục thân nào là liên quan.
Trên là nói lý thuyết, còn thực tế thì các bạn tự lấy chỗ người thân mình mà quyết định, chứ không nên theo sách vở lý thuyết. Sau này tôi đưa lên hết bí quyết "Sinh Tử" của các phái lên để các bạn chứng nghiệm. Chứ đừng lấy theo sự lý giải riêng của mình là không chuẩn.

ngocvan
20-04-18, 21:44
lesoi dịch: can năm Nhâm can giờ Ất hay can năm Ất can giờ Nhâm mẹ là vợ lẽ,tôi thấy can ngày và giờ là đúng,phần con nuôi tôi thấy khó hiểu

lesoi
21-04-18, 02:25
lesoi dịch: can năm Nhâm can giờ Ất hay can năm Ất can giờ Nhâm mẹ là vợ lẽ,tôi thấy can ngày và giờ là đúng,phần con nuôi tôi thấy khó hiểu

Bạn hỏi ở tiết 1, Tin tức cha mẹ cát hung:

3) Địa chi thấy 2 Sát là con nuôi, chi năm là Thân, Tý, Thìn còn 3 chi khác có 2 Tuất. Chi năm là Tị, Dậu, Sửu còn 3 chi khác có 2 Mùi. Chi năm là Dần, Ngọ, Tuất còn 3 chi khác có 2 Thìn. Chi năm là Hợi, Mão, Mùi còn lại 3 chi khác có 2 Sửu. Bên trên đều là địa chi thấy đến 2 Sát.
4) Can năm là Nhâm, can giờ là Ất hoặc can năm là Ất, can giờ là Nhâm, chủ mẹ của bản thân là vợ lẻ.
câu 3: Ý nói, như chi năm tứ trụ thấy 1 trong 3 chữ Thân Tý Thìn thủy cục, nếu các địa chi khác có 2 chữ Tuất (Tuất xung Thìn) thì gọi là 2 Sát. 1 Tuất xung 1 Thìn là 1 Sát, 2 Tuất xung 1 Thìn là 2 Sát. Chi năm là Dần Ngọ Tuất ... cũng vậy. Sát ở đây có nghĩa là xung chứ không phải là Thất Sát. Đặc biệt là chi tháng xung chi năm, lại thấy chi giờ xung chi năm thì mệnh phải xa rời tổ tông làm con nuôi.
Ở đây, Manh phái lấy ám hợp cục, chữ Mộ để phân giải.

sherly
21-04-18, 12:42
thế mới thấy Manh Phái chẳng khác gì truyền thống cả, phép luận phu thê mới đây y hệt các sách truyền thống và đã được công nhận.
Nam kị kiếp tài, nữ kị thương quan. Bất kể Nam nữ, có chính quan thấu, được thời, đắc vị, có bảo hộ đều chủ hôn nhân mỹ mãn. Nguyên lai chính quan chủ quy tắc, hành động có giới hạn. Mà đó là những đức tính cần có để hôn nhân tốt đẹp.
Tài quan ở trụ giờ thì hôn nhân muộn, ở năm tháng thì dễ tảo hôn, trước 30 vào vận tài quan sẽ lập gia đình.
Không biết có ai có cách chọn Tuổi phối hôn không nhỉ? Theo tử vi, mệnh tài quan phúc di phối là những cường cung. Trong đó chỉ có duy nhất cung Phu Thê là cung lục thân. Cổ nhân đã ngầm nói rằng ta không chọn được cha mẹ, anh em, con cái mà có thể (trong một giới hạn nào đó) chọn được phối ngẫu cho mình.
Trong tử vi, phu thê đối cung quan lộc, tam hợp phúc di. Ảnh hưởng đến công danh, sự nghiệp, xã hội và phúc phần.
Trong thất chính tứ dư, phu thê đối xung mệnh, tam hợp huynh đệ phúc đức.
Vậy chọn phối ngẫu mà đúng thì là đại cát xương, mà sai thì độ số kém đi nhiều.
Tuy nhiên để lấy được người hôn phối tốt, phụ thuộc nhiều vào phúc phần, ta trong một giới hạn nào đó, cũng có quyền được chọn Tuổi Phối Hôn.
Sách cụ Thiệu Vỹ Hoa thì đơn giản chọn trụ năm tương sinh, nam thì nên lấy nữ nhỏ tuổi hơn, nữ thì ngược lại. Và phù hợp phương phối hôn dựa vào bát tự.
Các trương phái phong thuỷ thì dùng phi cung bát trạch.
Còn xem xét bát tự truyền thống thì có nhiều cách, phần đa là do tự nghiệm lý, không biết có cách nào chọn phối ngẫu mà dựa trên Toàn Bộ 8 chữ hay không???

lesoi
24-04-18, 21:11
Không biết có ai có cách chọn Tuổi phối hôn không nhỉ?
Chẳng phải trong "Mệnh lý tinh hoa" của Bành Khang Dân tiên bối đã có nói sao?

ngocvan
26-04-18, 19:41
theo tôi xem ngũ hành 2 người và ngày sinh thế nào,a lesoi nên dịch xong từng cuốn sách,a đưa lên sách nhiều mà không hoàn chỉnh thì ae sẽ bị tẩu hỏa nhập ma

lesoi
27-04-18, 12:31
Tại vì thấy các bạn hỏi tôi mới nói ra thôi. Chứ tôi còn đang dịch mà.

jelly
03-05-18, 12:22
Gửi bởi Thanhien: Đây là lá số của vio bên lyso.vn đưa lên đố hạn tử vong.
Càn tạo: 1-7-1960 DL
Canh Tý - Mậu Dần - Canh Ngọ - Kỷ Mão
Kỷ Mão / Canh Thìn / Tân Tỵ
Đại vận Tân Tỵ Lưu niên Mậu Thìn tử vong do ngộ độc uống rượu nhiều, thổ huyết mà chết. Đầu năm cưới vợ. Vận Canh Thìn người này làm ăn khá tốt phát tài.
Tháng 7 mà sao tính là Mậu Dần?
Ngày 1 tháng 7 là ngày Canh Dần, không phải Canh Ngọ.
Tính lại tháng và ngày, vận cũng phải tính lại!

thanhien
03-05-18, 15:09
Tháng 7 mà sao tính là Mậu Dần?
Ngày 1 tháng 7 là ngày Canh Dần, không phải Canh Ngọ.
Tính lại tháng và ngày, vận cũng phải tính lại!

Nhầm ngày bạn ơi, là ngày 12 tháng 02 năm 1960 Dương Lịch.
Bữa đó chắc xem nhiều lá số quá nên bị nhầm :)

sherly
10-05-18, 23:57
Nói lưu niên là tuế quân, vd năm Mậu Thìn thì thổ là Vua. Vậy hình như hơi ngược với phép tứ trụ lấy tháng sinh là vua rồi.
Nếu ta theo cuốn sách này thì trụ năm trong bát tự quan trọng hơn cả lệnh tháng, đặc biệt là chi năm, quyết định vượng suy của ngũ hành trong năm.
Năm là cung Phúc Đức, là âm phúc tổ tiên. Vậy liệu có liên quan đến Nhất Mộ, Nhì Phòng, Tam Bát Tự hay không?
Trong bộ môn tử vi hay tiền thân là thất chính tứ dư đều lấy trụ năm làm chủ, trụ tháng đóng một vai trò khiêm nhường hơn. Và thậm chí xưa nay các sách tử bình truyền thống vẫn luôn nói: năm là gốc. Vậy gốc ở đây có ý nghĩa gì trong luận đoán, khi mà tháng sinh là chủ khí theo phép luận tử bình?
Các sách luận mệnh trọn đời cũng rất chú trọng việc có được mùa sinh so với năm hay không. Hay phép chọn hôn nhân cũng tối kị hình xung khắc hại trụ năm. Tồn tại cũng cả ngàn năm, thời xưa, trong cung đình Huế chọn vợ cho quan lại cũng chỉ áp dụng : Nhất gái hơn 2, nhì trai hơn 1. Cái này được chia sẻ bởi cụ Đinh Văn Tân, lão làng tuvilyso có vợ là là danh gia (con cháu quan lại thời xưa).
Hoặc phép căn duyên tiền định số cũng tồn tại từ rất lâu, và dĩ nhiên thời đó cũng đồng hành phổ biến Tử Bình trong dân gian, nếu nó không có một ý nghĩa gì, thì tại sao lại có thể sống sót qua hàng trăm năm đãi lọc mệnh lý cho đến bây giờ được?
Vậy trụ năm phải có một vị thế cao hơn nhiều so với phép luận hiện tại, mà theo tôi nhìn nhận, thì gần như nó ít được dùng trong luận đoán vượng suy.
Trước đây tôi từng đọc 1 đoạn (hình như là manh phái) có ghi nạp âm của năm là hành gì, thì đó là chủ tể của 1 năm. Coi như 1 trợ lực lớn của hành đó. Như nạp âm năm là kim, mà mệnh cục hỷ mộc thì thành công không lớn, vì gốc không ủng hộ.

jelly
11-05-18, 11:30
Có những điểm không luận trong Tử Bình xưa nay, hiện đại mới thêm vào, như nạp âm. Giống như bạn trộn gạo với đậu, rồi ngồi mà nhặt ra từng hạt. Ngũ hành trong Tử Bình chỉ là ngũ hành đơn, Giáp là mộc, Tí là Thủy, bây giờ lại xem Giáp Tí là hải trung kim, tức là tự mình làm khó mình rồi, luận sao đặng đây? Vừa đọc qua là thấy xáo trộn ngay.

Lưu niên là tuế quân, tức là vua, điều này thì rõ, vì quan niệm là cái mới nhất xảy ra là chiếm ngự, tức làm xáo trộn bát tự cùng đại vận qua tương tác. Nhưng không phải là trái với bát tự tháng sinh là chuẩn, vì 2 điều này riêng biệt. Luận tứ trụ thì tháng sinh vẫn là chuẩn, quyết định vượng suy của mệnh.

Năm là gốc, nhưng không có nghĩa là bỏ tháng sinh, chỉ là muốn nói sự đại diện của nó, tức là tổ tiên, cha mẹ...vv..., là gốc gác của mình về khía cạnh xã hội. Tháng sinh, rõ hơn là mùa sinh, là lúc mình sinh ra đời, dự đoán đại vận vì thế tính qua tháng sinh, chứ không tính từ trụ năm.


Nguyên lai:
Dụng thần chuyên cầu nguyệt lệnh
Nguyệt lệnh là chủ tể của tứ trụ, quyết định sinh vượng tử tuyệt của thập thần.

sherly
11-05-18, 14:05
Ngọc chiếu định chân kinh, lan đài diệu tuyển luận Nạp Âm. Và dĩ nhiên, 1 phương pháp luận thì phải có kỹ pháp. Không thể nói trước Từ Tử Bình không có ai là cao thủ đoán mệnh được. Nhiều cái về Nạp Âm, đọc thì vô lý đấy, nhưng nó cũng diệu dụng.
Ngay trong sách huyền quan nhất khiếu. Có đoạn, thoát thể hoá thần, siêu phàm nhập thánh luận về nạp âm, tôi có tìm được trong sách Mệnh lý tinh hoa đoạn này, nhưng không thể hiểu được tại sao như thế.

jelly
11-05-18, 14:17
Theo tôi thì có thể khi bạn luận nạp âm thì thuần nạp âm, không chen ngũ hành đơn vào, và ngược lại, chúng ta cứ thử luận vậy để chứng nghiệm, nhưng cái lý luận thì phải vững.

jelly
11-05-18, 14:50
Thử với mệnh ông Trump nhé, sinh 14.6.1946, âm lịch là 15 tháng 5 năm Bính Tuất, giờ Tị.

năm: bính tuất = ốc thượng thổ
tháng: giáp ngọ = sa trung kim
ngày: kỉ mùi = thiên thượng hỏa
giờ: kỉ tị = đại lâm mộc

Theo thuyết ngũ hành nạp âm, tôi ghi lại như sau:
1. Bính Tuất sanh Giáp Ngọ (bảng đại thành)
2. Sa Trung Kim khắc hành Mộc, và không sợ Hỏa khắc, trái lại cần nhờ Hỏa mỗi trở nên hữu dụng (trở thành khí cụ)
3. Thiên Thượng Hỏa không kị Thủy khắc, nếu được Thủy khắc thì lại tốt, một đời y lộc đầy đủ, gần gũi bậc quyền quí.
4. Tùng Bá Mộc, Dương Liễu Mộc, Tăng Đố Mộc, Thạch Lựu Mộc đều kị Kim nhất là Kiếm Phong Kim, chỉ có Bình Địa Mộc và Đại Lâm Mộc là không sợ Kim vì phải nhờ Kim đao mới được thành gia dụng.

Suy ra, nhật chủ là Kỉ Mùi tức Thiên thượng hỏa nên gặp Thủy thì bậc nhất, nhưng tứ trụ ông ta khuyết hành thủy (Tài), luận tốt hay xấu? trong khi ông ta là "vua" thời hiện đại. Còn lại thì thấy ok, tức là Sa Trung Kim có Hỏa, Đại Lâm Mộc có Kim, đều hữu dụng. -trừ nhờ kim đao thành gia dụng là vật dụng xài trong nhà :) -

Mọi người thấy sao? Nếu luận tiếp tục đại vận và lưu niên chỉ với hành nạp âm thì ta chuyển sang tử vi cho gọn nhẹ :)

Khangha
12-05-18, 10:50
Theo lý thuyết Nạp âm thì chỉ có Bình địa Mộc ko sợ kim còn lại là rất sơ thấy kim.
Bình Địa Mộc trung chỉ nhất sinh
Bất phùng Kim giả bất năng thành
Ngũ ban biệt Mộc kỵ Kim loại
Nhược ngộ đương nhiên bất đắc sinh.

sherly
12-05-18, 12:46
Các sách luận kỹ về nạp âm thú thực không biết tiếng trung thì khó biết thật giả lắm, với lại trong rừng sách thì mỗi ông nói 1 kiểu.
Vd: trong tam mệnh thông hội, nói kiếm phong kim thích nhất thuỷ, sợ hoả. Sách khác lại ghi kiếm phong kim rất thích hoả luyện. Búa xua hết.
Đoạn trên không biết KhangHa lấy từ sách nào, xưa nay tôi vẫn hay nghe đại lâm mộc hỷ nhất kiếm phong kim, kiểu rừng cây hỷ đao kiếm đốn thành vật dụng.

Khangha
12-05-18, 15:22
Bộ Đại Bách Khoa Toàn Thư cổ đại của Trung Hoa gồm 6117 bộ gồm 10000 quyển, chỉ được vinh hạnh đọc được 1 cuốn về Nạp Âm thôi.

lesoi
13-05-18, 01:41
Hì... hì..., đang luận cái này, các bạn lại đá qua cái khác. Coi chừng "Tầu hỏa" đấy các bạn à :emoticon-0115-inlov

sherly
27-09-18, 12:41
Mới đây tôi được tặng sách "Dự Đoán Theo Tứ Trụ " TVH tái bản năm 2012, thấy có phần này.
Vậy có thể tác giả là ông Thiệu Vỹ Hoa

tuongduy
12-11-22, 14:39
Thiên can là bên ngoài là sự việc xảy ra mọi người có thể nhìn thấy. Địa chi là sự việc bên trong mọi người không thể nhìn
thấy. Tạo mệnh này hung ở địa chi liệu có thể dẫn đến tử vong không?

Như thí dụ được đưa ra: canh tí, mậu dần, canh ngọ, kỉ mão
người này chết ở vận Tân Tị (27-36 tuổi), năm Mậu Thìn;
cho rằng thân nhược lấy Tài (mộc) là kị, thì địa chi tam hội Dần Mão Thìn chứa nguy cơ hung họa; mộc khắc thổ là ấn tinh của người này, lại sinh hỏa (Tị) ở vận, số yểu mệnh tàng ẩn ở địa chi là kị thần thì rõ đây là thí dụ.

Có ai còn luận thần sát không? Trong Tị đại vận có Kiếp Sát, Vong Thần, ở Mão Hàm Trì, ở Dần là Mã, Thìn có Hoa Cái, Thiên Sứ; các "ác thần" gặp nhau là Ks, Vt, Ht và nhất là Thiên Sứ!

sherly
15-11-22, 23:51
Thần sát có thể làm rõ mệnh hạn.
Ví dụ như mệnh trên
Canh tý- mậu dần- canh ngọ- kỷ mão
Có 3 tổ hợp sau
Dần ngọ hợp không hoá
Tý xung ngọ khử hoả tồn thổ
Mão phá ngọ là mộc khắc thổ
Theo lẽ thường, canh kim vô căn không thích ấn sinh, lấy mậu kỷ thổ là kỵ thần.
Dần ngọ hợp mà không hoá, cho nên kỵ thần không có chế hoá.
Vận tân tị, mậu thổ đắc lộc lại gặp năm Mậu thìn, thổ trọng chôn vùi kim là năm hung. Cũng chỉ xem được đến đó, có lẽ các thần sát như trên mới làm rõ được năm này là năm tử vong.

HDL
16-11-22, 16:45
[QUOTE=sherly;18447]Thần sát có thể làm rõ mệnh hạn.
Ví dụ như mệnh trên
Canh tý- mậu dần- canh ngọ- kỷ mão
Dần tài sinh Ngọ quan, phá tài cách, gặp quan xem ấn, không có ấn hóa ngọ, phá cách. Luận tòng sát thì có ấn sinh Canh, phá tòng sát.
Tân Tỵ vận, vận phương nam, luận tòng sát, Tân vận,Mậu thìn năm, thiên can trợ thân, địa chi tam hội mộc sinh sát, phá cách.