PDA

View Full Version : Bàn về chương 2 - Luận Âm Dương Sinh Khắc



bokhi
04-07-12, 05:48
Nguyên văn: Tức lấy Giáp Ất Canh Tân mà nói thì. Giáp là dương mộc, là sanh khí của mộc; Ất là âm mộc, là hình chất của mộc. Canh là dương kim, là khí túc sát của mùa thu; Tân là âm kim, là chất của ngũ kim (vàng, bạc, đồng…). Giáp mộc là sanh khí, gửi ở mộc mà hành ở thiên, cho nên gặp mùa thu là Quan, trong khi Ất thì ngược lại: Canh là Quan, Tân là Sát. Lại nói về Bính Đinh Canh Tân thì. Bính là dương hỏa dã, khí lửa sáng nóng rực bốc tận trời; Đinh là âm hỏa như hỏa của ngọn lửa củi. Khí túc sát mùa thu, gặp khí lửa sáng nóng thì bị khắc mất nhưng kim loại ta hay dùng thì lại chẳng sợ khí lửa, nên nói Canh lấy Bính làm Sát, mà Tân thì lấy Bính làm Quan. Những chất kim loại ta hay dùng, gặp lửa củi thì lập tức tan chảy ra trong khi khí túc sát lại chẳng sợ lửa củi. Bởi vậy nên Tân lấy Đinh làm Sát mà Canh lấy Đinh làm Quan vậy. Lấy đó mà suy ra, ta nên biết cho rành cái lẽ tương khắc.

Từ chú: Như luận tóm lại về Quan Sát của hỏa thì nếu lấy hình chất của Ất mộc, Tân là những chất kim loại ta hay dùng, Đinh là lửa củi, tự vị tận hợp. Thập can tức là ngũ hành, đều là khí thiên hành vậy. Tựu khí mà phân âm dương, há dựa không có hình chất mà nói được? Thí dụ như chia con người ra âm dương nam nữ, thì nam cũng chia ra nếu dương cương thì nóng nảy, âm trầm thì hèn yếu, nữ cũng vậy, tính chất khác nhau. Lấy ví dụ trên để nói, học giả chớ nên chấp vào sách vở. Ngũ hành nghi kị, toàn là do ở phối hợp lại, trong khi tứ thời nghi kị, mỗi mùa mỗi khác. Ấy là ghi lại để đời sau biết mà luận ngũ hành sanh khắc nghi kị.

Đọc nguyên văn thì bokhi thấy âm là chất, dương là khí. Khí và chất của hành khắc nhau không "sợ" nhau mà chỉ có khí-khí hoặc chất-chất là có "sợ" nhau. Nhưng khó hiểu là tại sao "sợ" thì hành nọ là Sát hành kia, "không sợ" thì hành nọ lại là Quan hành kia ? Hay đây chỉ là định nghĩa ?
Đọc từ chú thì không thấy liên quan gì đến nguyên văn lắm, hoàn toàn không hiểu là ý cụ Từ muốn nói gì. Mong các tiền bối cắt nghĩa cho kẻ hậu sinh bớt đi sự u tối. Xin cảm tạ.

kimcuong
04-07-12, 12:09
Nhưng khó hiểu là tại sao "sợ" thì hành nọ là Sát hành kia, "không sợ" thì hành nọ lại là Quan hành kia ? Hay đây chỉ là định nghĩa ?
Một trong những qui luật của Âm Dương:
- Cùng tính thì đẩy nhau ra, như Dương gặp Dương, Âm gặp Âm
- Khác tính thì hút nhau, như Dương gặp Âm, Âm gặp Dương

Trong quan hệ Sinh, Khắc đều áp dụng qui luật trên, vì thế "Quan" hay "Sát" là tên gọi biểu lộ trạng thái dương khắc dương hay dương khắc âm. Đều là khắc, nhưng vì tính chất Âm Dương nên kết quả không giống nhau. Tóm lại, chúng ta hiểu rằng "Quan" khắc có mức độ kềm chế không manh động hung dữ bằng "Sát".

Giáp thấy Canh là 2 can đều Dương nên kình nhau mạnh, gọi là Sát (Thất Sát)
Giáp thấy Tân là Dương khắc Âm, theo qui luật Âm Dương hút nhau thì tuy khắc nhưng "nhẹ" hơn, không có "hung tính" như Sát.