kimcuong
14-01-21, 12:37
Bài này xin được bổ sung/tiếp nối bài đầu tiên của tôi về nguyên tắc thiết yếu để luận tứ trụ.
Chúng ta đã biết rõ nguyên tắc hình thành môn Tử Bình dựa vào ngũ hành âm dương là chính. Có nhiều phương pháp lý luận bao quanh điểm này, rất phong phú và phức tạp đến nỗi càng đọc lý thuyết lại càng như bị dây quấn rối nhiều vòng hơn. Tôi nhắc lại những điểm chính yếu để các bạn suy nghiệm lại, từ từ có thể gỡ vòng mắc xích đấy.
Luận Tử Bình không quá đơn giản mà cũng không nên suy tưởng thiên bá vạn trạng vì các lý thuyết có khi đối kháng nhau đã in vào tâm khảm. Đầu tiên chúng ta thấy 1 điểm chung ở tất cả các trường phái: đó là NGŨ HÀNH, Mộc Hỏa Thủy Kim Thổ. Từ ngũ hành mà phân ra các loại để tượng hình, "nhìn" thấy được chúng như thế nào, như nói Giáp Ất là cây, là bàn ghế, đầu, mắt...v.v...
Những loại tượng hình đó suy ra cũng được, không suy cũng được, nhưng trước hết, để hiểu bát tự, theo tôi là tìm hiểu:
1. Tiết khí trong tháng là ngũ hành tạo nênsự việc mà ta hay gọi là "dụng thần". Chữ này chính là "cách cục". Nguyên thủy của chữ này xuất hiện đầu tiên, theo vài tài liệu của Trung Hoa, là do Hàn Phi viết trong "Giải Lão Thiên" (chương giải lý luận của Lão Tử, như "bình chú" vậy): "Chúng nhân chi dụng thần dã táo, táo tắc đa phí, đa phí chi vị xỉ. Thánh nhân chi dụng thần dã tĩnh, tĩnh tắc thiểu phí, thiểu phí chi vị sắc." Dịch nghĩa: " Người thường dùng đến tinh thần thì nôn nóng. Nôn nóng cho nên xài phí nhiều. Xài phí nhiều gọi là xa xỉ. Bậc thánh nhân dùng tinh thần thì bình tĩnh. Bình tĩnh cho nên xài phí ít, xài phí ít gọi là tiết kiệm."
Tôi đọc trong sách dịch như thế. Các bạn cũng thấy là đoạn văn trên không ăn nhập gì đến môn Tử Bình, chỉ là theo thuyết nói ngọn nguồn của chữ "dụng thần" thôi. Từ chữ "tinh thần" (dụng thần) đó, các nhà tân học Tử Bình gọi là "tâm tính". Tôi thì gọi đó là "năng lực". Và cũng nhận ra rằng, dụng thần không gì xa lạ, chính là các năng lực, khả năng tạo dựng hành vi của chính mình trong cuộc sống.Vậy ta phải loại trừ suy nghĩ "dụng thần là thần lực ở ngoài ta".
2. Một bát tự tốt, trước nhất là nên trung hòa. Tại sao? Vì chúng ta sẽ có đủ khả năng xoay chuyển trong các tình huống đời sống phức tạp vô số kể của chúng ta. Các bạn hãy xem lại bát tự của chính mình và người thân, xem cho kỹ, sẽ thấy rõ khả năng hành động của mình và họ như thế nào. Dĩ nhiên, các bạn sẽ nghĩ trung hòa là cách cục bình thường, chả có gì nổi bật thì không thể thành phú ông hay làm quan được. Trong các sách cổ, các bạn đã thấy các thí dụ về quan, tướng là chính, ít có bát tự nào mà nếu vẽ ngũ hành ra thì giống như chiếc bánh chia 5. Không như thế! Phải có điểm thiên lệch, và rồi có chế hóa, hoặc có tương sinh tương thích (hữu bệnh vi quý).
Nhưng đó cũng là số mệnh và còn tùy bạn thích số mệnh tốt như thế nào.Người ta nói "luận tứ trụ như bóc một củ hành", tức là, càng lột vỏ ra càng cay mắt. Theo bạn thì nhìn tứ trụ tổng thể hay càng đi vào chi tiết càng hay?
Hãy để chúng ta ôn lại 2 điểm trên trước đã. Tôi sẽ viết thêm.
(Để không loãng đề tài, xin các bạn viết bình luận trong bài "Bàn về bài Cơ sở luận mệnh")
Chúng ta đã biết rõ nguyên tắc hình thành môn Tử Bình dựa vào ngũ hành âm dương là chính. Có nhiều phương pháp lý luận bao quanh điểm này, rất phong phú và phức tạp đến nỗi càng đọc lý thuyết lại càng như bị dây quấn rối nhiều vòng hơn. Tôi nhắc lại những điểm chính yếu để các bạn suy nghiệm lại, từ từ có thể gỡ vòng mắc xích đấy.
Luận Tử Bình không quá đơn giản mà cũng không nên suy tưởng thiên bá vạn trạng vì các lý thuyết có khi đối kháng nhau đã in vào tâm khảm. Đầu tiên chúng ta thấy 1 điểm chung ở tất cả các trường phái: đó là NGŨ HÀNH, Mộc Hỏa Thủy Kim Thổ. Từ ngũ hành mà phân ra các loại để tượng hình, "nhìn" thấy được chúng như thế nào, như nói Giáp Ất là cây, là bàn ghế, đầu, mắt...v.v...
Những loại tượng hình đó suy ra cũng được, không suy cũng được, nhưng trước hết, để hiểu bát tự, theo tôi là tìm hiểu:
1. Tiết khí trong tháng là ngũ hành tạo nênsự việc mà ta hay gọi là "dụng thần". Chữ này chính là "cách cục". Nguyên thủy của chữ này xuất hiện đầu tiên, theo vài tài liệu của Trung Hoa, là do Hàn Phi viết trong "Giải Lão Thiên" (chương giải lý luận của Lão Tử, như "bình chú" vậy): "Chúng nhân chi dụng thần dã táo, táo tắc đa phí, đa phí chi vị xỉ. Thánh nhân chi dụng thần dã tĩnh, tĩnh tắc thiểu phí, thiểu phí chi vị sắc." Dịch nghĩa: " Người thường dùng đến tinh thần thì nôn nóng. Nôn nóng cho nên xài phí nhiều. Xài phí nhiều gọi là xa xỉ. Bậc thánh nhân dùng tinh thần thì bình tĩnh. Bình tĩnh cho nên xài phí ít, xài phí ít gọi là tiết kiệm."
Tôi đọc trong sách dịch như thế. Các bạn cũng thấy là đoạn văn trên không ăn nhập gì đến môn Tử Bình, chỉ là theo thuyết nói ngọn nguồn của chữ "dụng thần" thôi. Từ chữ "tinh thần" (dụng thần) đó, các nhà tân học Tử Bình gọi là "tâm tính". Tôi thì gọi đó là "năng lực". Và cũng nhận ra rằng, dụng thần không gì xa lạ, chính là các năng lực, khả năng tạo dựng hành vi của chính mình trong cuộc sống.Vậy ta phải loại trừ suy nghĩ "dụng thần là thần lực ở ngoài ta".
2. Một bát tự tốt, trước nhất là nên trung hòa. Tại sao? Vì chúng ta sẽ có đủ khả năng xoay chuyển trong các tình huống đời sống phức tạp vô số kể của chúng ta. Các bạn hãy xem lại bát tự của chính mình và người thân, xem cho kỹ, sẽ thấy rõ khả năng hành động của mình và họ như thế nào. Dĩ nhiên, các bạn sẽ nghĩ trung hòa là cách cục bình thường, chả có gì nổi bật thì không thể thành phú ông hay làm quan được. Trong các sách cổ, các bạn đã thấy các thí dụ về quan, tướng là chính, ít có bát tự nào mà nếu vẽ ngũ hành ra thì giống như chiếc bánh chia 5. Không như thế! Phải có điểm thiên lệch, và rồi có chế hóa, hoặc có tương sinh tương thích (hữu bệnh vi quý).
Nhưng đó cũng là số mệnh và còn tùy bạn thích số mệnh tốt như thế nào.Người ta nói "luận tứ trụ như bóc một củ hành", tức là, càng lột vỏ ra càng cay mắt. Theo bạn thì nhìn tứ trụ tổng thể hay càng đi vào chi tiết càng hay?
Hãy để chúng ta ôn lại 2 điểm trên trước đã. Tôi sẽ viết thêm.
(Để không loãng đề tài, xin các bạn viết bình luận trong bài "Bàn về bài Cơ sở luận mệnh")