View Full Version : Nhờ giải đáp Cùng Thông Bửu Giám
Thập nhất nguyệt, Quý thủy
Tháng 11, Tý, Đại Tuyết
Tháng 11 Quý thủy khí hậu băng hàn, Quý ở lộc, Canh ở tử, kim thủy không có tượng kết giao nhau, chuyên dụng Bính hỏa giải băng hàn, không đến nỗi thay đổi mưa thành tuyết, kết lộ thành sương, mới dụng Tân kim sinh phù, nhưng không có Bính hỏa, Tân cũng không đẹp, như Bính thấu Tân thấu, kim ấm thủy ấm, lưỡng lưỡng tương sinh, khoa giáp quan hiển lộ, chỗ này lý lẽ thật ứng nghiệm.
Quý thủy sinh tháng 11, khí hậu băng hàn, lấy điều hòa khí hậu là khẩn cấp, chuyên dụng Bính hỏa, Quan Sát Ấn thụ đều lấy luận hoãn lại, Quý là thủy suy kiệt, tuy gặp Lộc vượng, vẫn cần có Tân kim sinh phù, lấy kỳ có gốc mà dùng, nhưng cần tàng chi, không cần thấu can, như xuất can lấy cách xa không hợp là tốt, đề phòng hợp chế Bính hỏa, là hợp trói dụng thần, không có Bính hỏa, thì dù có Tân kim, cũng là Kim hàn thủy đống, là tượng thanh hàn, dụng Bính không cần thấy Nhâm Quý khắc chế, là phép tắc quy định vậy.
Hoặc một lúc có Nhâm Quý, không có Bính chiếu ấm, là kẻ sĩ bần tiện, như vận hành Hỏa địa, chủ cát lợi, hoặc một lúc đều là thủy, không có hỏa xuất can, chi cũng nhiều Nhâm, là cô bần hạ tiện, tuy thấy hỏa vận, cũng không tốt. Như thấy 1, 2 Bính xuất can, thì chỉ có thể đạt quý nhưng không đủ để đạt phú vậy.
Một lúc có Nhâm Quý, không có Bính chiếu ấm áp, là quá băng hàn, vận hành Đông Nam đất dương ấm áp, chủ cát, nếu chi cũng nhiều Nhâm, dù có hành Đông Nam, cũng khó mà giải cứu, cái chi nhiều Nhâm Quý, nhất định là Hợi Thân Tý Thìn mộc cục, thấy Tị Ngọ Dần Tuất, gặp nhiều là xung kích vậy, cần thấy Bính xuất can, mới có thể giải băng trừ hàn, nhưng mà dụng ở Tài tinh, phú trọng mà quý khinh vậy.
Hoặc một lúc có Mậu thổ, tên gọi là Sát trọng Thân khinh, người bần yểu.
Quý thủy rất nhược, tính sâu lắng trong suốt mà không chảy tràn lan, trụ không có Nhâm thủy, không thể dụng Mậu thổ, Nguyệt lệnh Kiến lộc, lại khó Tòng Sát, cho nên là Sát trọng Thân khinh vậy.
Như năm Tân tháng Bính ngày Quý, có hỏa chủ được ban ân vinh hiển, đầu gối quấn đầy hoa Chi Lan, không có hỏa thì tổn hại để được quý, địa vị một lần nữa lại đương triều.
Tiết này là tạo ra chìa khóa căn bản mà bản sao đã loại mất, năm Tân không có tháng Bính Tý, cần hội lại ý, có hỏa là địa chi có hỏa ở Tị Ngọ vậy, cho dù đoạn nói Bính thấu Tân thấu, là kim ấm thủy ấm, không có hỏa thì lấy ngoại cách thủ quý, cho nên chủ có đường khác.
Dụng hỏa thì mộc là Thê hỏa là Tử, dụng Tân thì thổ là Thê kim là Tử.
Tháng 11 Quý thủy, đa số Bính hỏa làm dụng, Bính hỏa thái vượng, thì dụng Tân kim sinh phù.
Anh Admin giải thích giúp em đoạn bôi đỏ được không, vì nhật chủ Quý tại sao mộc là Thê hỏa là tử ạ.
Cùng Thông Bửu Giám giải thích thê tử liên can đến dụng thần: "Nam mệnh lấy cái sinh ra dụng thần là thê tinh; dụng thần là tử tinh. Nữ mệnh thì lấy cái sinh dụng thần là phu tinh."
Nghĩa là nếu dụng Hỏa: cái sinh ra dụng thần là thê tinh (Mộc), vì dụng thần (Hỏa) là tử tinh.
Tương tự, nếu dụng Canh/Tân (kim), thì thổ là thê;
dụng Thổ, sinh ra Thổ là Hỏa, vì thế thê tinh là Hỏa;
dụng Thủy, sinh ra Thủy là Kim, thê tinh là Kim;
dụng Mộc, sinh ra Mộc là Thủy, thê tinh là Thủy.
Đó là nam mệnh, ta hiểu được tại sao đối với nam mệnh, gọi Quan Sát là con (tử), lý do là như vậy, vì Tài là thê, Tài sinh Quan.
Đối với nữ mệnh, thì chỉ đảo "thê" thành "phu", ta sẽ thấy nếu dụng Hỏa thì Mộc là phu; tử tinh vẫn là Hỏa.
Quan trọng là hiểu theo lý luận này, cổ pháp chuyên trọng Tài Quan, chỉ lấy Quan làm Dụng, cho nên gọi Tài là Thê.
Cùng Thông Bửu Giám giải thích thê tử liên can đến dụng thần: "Nam mệnh lấy cái sinh ra dụng thần là thê tinh; dụng thần là tử tinh. Nữ mệnh thì lấy cái sinh dụng thần là phu tinh."
Nghĩa là nếu dụng Hỏa: cái sinh ra dụng thần là thê tinh (Mộc), vì dụng thần (Hỏa) là tử tinh.
Tương tự, nếu dụng Canh/Tân (kim), thì thổ là thê;
dụng Thổ, sinh ra Thổ là Hỏa, vì thế thê tinh là Hỏa;
dụng Thủy, sinh ra Thủy là Kim, thê tinh là Kim;
dụng Mộc, sinh ra Mộc là Thủy, thê tinh là Thủy.
Đó là nam mệnh, ta hiểu được tại sao đối với nam mệnh, gọi Quan Sát là con (tử), lý do là như vậy, vì Tài là thê, Tài sinh Quan.
Đối với nữ mệnh, thì chỉ đảo "thê" thành "phu", ta sẽ thấy nếu dụng Hỏa thì Mộc là phu; tử tinh vẫn là Hỏa.
Quan trọng là hiểu theo lý luận này, cổ pháp chuyên trọng Tài Quan, chỉ lấy Quan làm Dụng, cho nên gọi Tài là Thê.
Chào chị kimcuong,
Quan điểm Thê và Tử của Cùng Thông Bửu Giám tương tự Tam Mệnh Thông Hội, và khác Trích Thiên Tủy phải không chị nhỉ?
Chào chị kimcuong,
Quan điểm Thê và Tử của Cùng Thông Bửu Giám tương tự Tam Mệnh Thông Hội, và khác Trích Thiên Tủy phải không chị nhỉ?
Tích Thiên Tủy theo Nhậm Tiết Thiều thì đúng là không luận vợ con như CTBG. Chương Phu Thê:
"Nhâm thị viết: Phép Tử Bình, lấy Tài làm vợ, Tài là cái ta khắc. Người lấy Tài đến là ta, lý này xuất phát từ chính luận, lại lấy Tài là cha, là hậu nhân sai lầm vậy. Nếu nói căn cứ là chính xác, thì ông bà cùng gia tộc, sao không mất luân thường đạo lý chứ? Tuy nói phân ra Thiên và Chính, rốt cuộc là miễn cưỡng. Tài có thiên và chính, chỉ là phân biệt âm dương, cũng không hoán đổi khí khác, mà lý lẽ ở trên đời là không phạm thượng, cần phân biệt mà loại trừ. Nếu như Tài là cha, Quan là con, thì đạo lý luân thường vứt đi vậy, chẳng lẽ hết thảy ông bà cùng sinh cháu, là có lý sao? Là phép lấy lục thân, nay đem sửa đổi lại. Sinh ta là cha mẹ, là thiên chính Ấn vậy; Ta sinh là con cái, là Thực Thần Thương Quan vậy; Ta khắc là thê thiếp, là Thiên chính Tài tinh vậy. khắc ta là Quan Quỷ, là Tổ phụ vậy; đồng ta là anh em, là Tỉ kiên Kiếp Tài vậy; Chỗ này là danh thuận chính lý, là phép bất dịch vậy. Nói lấy Tài làm vợ, Tài thích hợp thì vợ Tài năng; Tài thần trọc, thì vợ là Sư tử Hà Đông! .... " (bảo đảm dịch đúng "hà đông sư rống") -vậy cụm từ sư tử hà đông chính thị là ở bên Tàu-
Trong đoạn trên có phần ghi lấy Tài là vợ mà cũng là cha thì sai lầm. Nhưng không hiểu sao Nhậm Tiết Thiều không nói đến phép phối hợp thiên can như TMTH viết trong chương luận Lục Thân. Đó là như Giáp với Kỷ kết hợp:
"Lục Giáp lấy Kỷ làm vợ, Giáp Kỷ hợp (thổ Tài) mà sinh Canh Tân là con (quan sát). Nam lấy khắc can làm con, nữ lấy can sinh làm con, thì Kỷ là mẹ của Canh Tân, Giáp là cha, Kỷ là mẹ, cho nên nói can âm sinh ra ta là mẹ. Ta khắc can dương là cha (Giáp#Mậu), khắc ta là Quan là con (Canh#Giáp), ta khắc là Tài là vợ (Kỷ do kết hợp)"
Tích Thiên Tủy theo Nhậm Tiết Thiều thì đúng là không luận vợ con như CTBG. Chương Phu Thê:
"Nhâm thị viết: Phép Tử Bình, lấy Tài làm vợ, Tài là cái ta khắc. Người lấy Tài đến là ta, lý này xuất phát từ chính luận, lại lấy Tài là cha, là hậu nhân sai lầm vậy. Nếu nói căn cứ là chính xác, thì ông bà cùng gia tộc, sao không mất luân thường đạo lý chứ? Tuy nói phân ra Thiên và Chính, rốt cuộc là miễn cưỡng. Tài có thiên và chính, chỉ là phân biệt âm dương, cũng không hoán đổi khí khác, mà lý lẽ ở trên đời là không phạm thượng, cần phân biệt mà loại trừ. Nếu như Tài là cha, Quan là con, thì đạo lý luân thường vứt đi vậy, chẳng lẽ hết thảy ông bà cùng sinh cháu, là có lý sao? Là phép lấy lục thân, nay đem sửa đổi lại. Sinh ta là cha mẹ, là thiên chính Ấn vậy; Ta sinh là con cái, là Thực Thần Thương Quan vậy; Ta khắc là thê thiếp, là Thiên chính Tài tinh vậy. khắc ta là Quan Quỷ, là Tổ phụ vậy; đồng ta là anh em, là Tỉ kiên Kiếp Tài vậy; Chỗ này là danh thuận chính lý, là phép bất dịch vậy. Nói lấy Tài làm vợ, Tài thích hợp thì vợ Tài năng; Tài thần trọc, thì vợ là Sư tử Hà Đông! .... " (bảo đảm dịch đúng "hà đông sư rống") -vậy cụm từ sư tử hà đông chính thị là ở bên Tàu-
Trong đoạn trên có phần ghi lấy Tài là vợ mà cũng là cha thì sai lầm. Nhưng không hiểu sao Nhậm Tiết Thiều không nói đến phép phối hợp thiên can như TMTH viết trong chương luận Lục Thân. Đó là như Giáp với Kỷ kết hợp:
"Lục Giáp lấy Kỷ làm vợ, Giáp Kỷ hợp (thổ Tài) mà sinh Canh Tân là con (quan sát). Nam lấy khắc can làm con, nữ lấy can sinh làm con, thì Kỷ là mẹ của Canh Tân, Giáp là cha, Kỷ là mẹ, cho nên nói can âm sinh ra ta là mẹ. Ta khắc can dương là cha (Giáp#Mậu), khắc ta là Quan là con (Canh#Giáp), ta khắc là Tài là vợ (Kỷ do kết hợp)"
Để phản biện lục thân của TMTH thì trong Phần II Lục Thân Luận, Chương 2 - Con cái Nhâm Thiết Tiều có viết đó chị:
Nhâm thị viết: Thuyết lấy Quan tinh là con, cuối cùng sợ có phạm thượng. Nói Quan là quản lý vậy. Triều đình thiết lập quan, quan quản lý vạn dân, tất không dám làm bậy, tuân thủ quy củ. Gia đình tất thủ lĩnh là quản lý, động tác ra vào, đều tuân theo tổ phụ dạy bảo vậy. Không cúi phục quan quản lý, thì là nghịch tử; vậy nói đến mệnh lý, sao có thể lấy dân làm con mà còn phạm thượng sao? Chẳng lẽ luận mệnh lại có thể mà vua không có cha ư? Ngạn ngữ nói: “ Cha phải chuyên quyền ở con ”, nếu lấy Quan làm con, cha lại lấy con cai quản, cho thấy cha không được chuyên quyền vậy, cho nên lấy khắc cha khắc mẹ là đúng, thì có lý sao? Nay sửa đổi lấy Thực Thương làm con. Lời xưa: “Thực thần có thọ vợ nhiều con, giờ gặp Thất Sát vốn không con trai”, “Thực thần có chế định nhiều con trai”, hai thuyết này, có thể nói xác thực làm bằng chứng vậy. Nhưng chỗ này cũng chỉ là Tử pháp, nếu trong cục không có Thực Thương không có Quan Sát, thì luận làm sao? Cho nên mệnh lý không thể chấp nhất, nói chung biến thông là đúng, trước đem Thực Thương mà nhận định, sau đó sẽ xem nhật chủ vượng suy, tứ trụ hỉ kỵ là dụng. Cho nên “Xem hỉ thần và Sát liền nhau”, là luận rất biến thông vậy.
Như nhật chủ vượng, không có Ấn thụ, có Thực Thương, tất nhiều con trai; nhật chủ vượng, gặp Ấn thụ, Thực Thương khinh, tất ít con; nhật chủ vượng, Ấn thụ trọng, Thực Thương khinh, có Tài tinh, dự phòng con nhiều mà hiền; nhật chủ vượng, Ấn nhiều tất không con; nhật chủ nhược, Thực Thương trọng, không Ấn thụ, cũng không có con; nhật chủ nhược, Thực Thương khinh, không có Tỉ Kiếp, tất không có con; nhật chủ nhược, Sát trọng, Thực Thương khinh, Tài tàng mà suy nhược, tất nhiều con gái; nhật chủ nhược, Thất Sát trọng, Thực Thương khinh, có Tỉ Kiếp, con gái nhiều con trai ít; nhật chủ nhược, Quan Sát trọng, không có Ấn Tỉ, tất không có con trai; nhật chủ vượng, Thực Thương khinh, gặp Ấn thụ, gặp Tài tinh, con ít cháu nhiều; nhật chủ vượng, Ấn thụ trọng, Quan Sát khinh, có Ấn thụ, gặp Tài, có con tất nghịch. Lại có nhật chủ vượng, không có Ấn thụ, Thực Thương ẩn, có Quan Sát, tất nhiều con; lại có nhật chủ vượng, nhiều Tỉ Kiếp, không có Ấn thụ, Thực Thương ẩn, tất nhiều con, ý là mẫu đa tử ác vậy. Cho nên mộc đa hỏa tắt, kim khắc mộc thì sinh hỏa; hỏa đa thổ tiêu, thủy khắc hỏa thì sinh thổ; thổ trọng mai kim, mộc khắc thổ thì sinh kim; kim đa thủy thấm, hỏa khắc kim vừa thủy khắc hỏa thì sinh thủy; thủy đa mộc trôi, thổ khắc thủy thì sinh mộc. Lấy Quan Sát làm con, cũng là nói chỗ này, cho dù rõ ràng cũng lấy Quan Sát là con.
Nói chung, thân vượng lấy Tài là con, thân suy lấy Ấn là con, chỗ này ta đã thử nghiệm, cho nên can đảm sửa đổi, cẩn thận suy, không có không ứng vậy.
Nói chung, thân vượng lấy Tài là con, thân suy lấy Ấn là con, chỗ này ta đã thử nghiệm, cho nên can đảm sửa đổi, cẩn thận suy, không có không ứng vậy. Vậy cũng giống Cùng Thông Bửu Giám? Thân suy lấy Ấn là con, con là "tử" tức là "dụng" theo CTBG, chỉ khác là muốn sinh ra tử thì phải có thê (vợ). Ấn mà là dụng thần (con) thì Quan Sát là vợ. Còn TTT thì Tài tinh vẫn là vợ sinh con là Quan Sát.
Chắc phải lấy nhiều thí dụ cho ra đáp số về vợ con (theo CTBG vs TTT) mới được.
Thuỷ vượng thấy bính, lại gặp cường tỷ kiếp tranh tài, thì bính hoả là con, mộc giáp ất là mẹ, ý là lấy mộc thông quan thuỷ mà sinh hoả, là mẹ sinh con.
Có bính hoả, mà lại thái vượng, thì dụng tân kim, lúc này tân kim gặp thuỷ cường tiết, hoả vượng khắc, là khắc tiết giao gia, nên lấy thổ dưỡng kim. Cũng là mẹ sinh con.
Đây là cái ý của đoạn này.
Các anh chị em nhìn đoạn dưới:
Tháng 11, đa số lấy Bính hoả làm dụng, hoả thái vượng dụng Tân kim sinh phù.
Powered by vBulletin® Version 4.1.12 Copyright © 2024 vBulletin Solutions, Inc. All rights reserved.