PDA

View Full Version : Vài điều trong trích thiên tủy



undermai
24-12-21, 12:12
Mình có đọc sách trích thiên tủy và được biết vấn đề hình hại phá trong tứ trụ là điều không đúng cần lược bỏ không luận. Mọi người thấy điều đó đúng hay sai mong mọi người cho ý kiến bàn luận. Theo ý kiến mọi người thế nào. Cảm ơn mong có sự chia sẽ của mọi người.

thanh
31-12-21, 14:58
Theo mình hình hại phá liên quan đến động tĩnh, có câu :" sát cùng thương thì nên tĩnh" nói chung kị thần, hung thần, thần sát thì không nên động.

undermai
01-01-22, 18:01
Theo bạn Thanh là hình hại phá là nên luận trong bát tự phải không? Mình có đọc sách được biết địa chị luôn tĩnh nó chỉ động khi có hợp xung hội hình hại phá riêng trích thiên tủy thì loại trừ vấn đề hình hại phá nên mình muốn hỏi mọi người để rõ. Mọi người trong diễn đàn có ai có lá số nào có hình hại phá mà ứng sự việc up lên cùng bàn luận. Nếu mọi người có quan điểm với trích thiên tủy thì có lá số nào để thí dụ. Cám ơn mọi người

thanh
03-01-22, 09:38
Đúng rồi bạn Undermai, theo mình nên luận hình hại phá. Trích thiên tủy chỉ nói động hay không động ở trong chương Địa Chi và cũng không đề cập đến về vấn đề này nữa. Riêng cá nhân Nhâm thị Bình chú là bài xích hình hại phá không áp dụng.

sherly
01-03-22, 20:52
Loại bỏ hình hại phá là quá cực đoan, theo tôi thì loại phá đi còn được. Các bạn biết mối quan hệ của Phá là gì không?
Như dậu phá tý. Tý Nhập Mộ ở Thìn, dậu lục hợp thìn thì dậu sẽ phá tý, còn dậu nhập mộ ở sửu, tý lục hợp sửu thì tý phá dậu
Hoặc mão phá ngọ, Ngọ Nhập Mộ ở Tuất, Mão tuất lục hợp thì mão phá ngọ, ngược lại như trên
Trong tứ trụ cũng chỉ có 2 cặp này tương phá thôi. Tương phá nó sẽ ngược với nhập mộ. Ví dụ địa chi có dậu, sửu. Không hoá thì tính là nhập mộ.
Manh phái thì rất coi trọng tố công, vì thế gặp vận tý thì mộ dụng tố công bị phá. Thực ra thì không cần phải biết về phá, manh phái cũng có ghi lục hợp thì địa chi không nhập mộ.
Nói chung tuỳ vào bạn theo trường phái luận mệnh nào, theo trích thiên tuỷ chú trọng thể dụng, tinh thần, lưu thông sinh hoá thì không cần thiết lắm phải biết sâu về tương tác đó
Nhưng nếu theo manh phái thì phải nắm vững về tương tác, khí lực của địa chi

kimcuong
31-03-22, 13:37
Các tương tác Hình, Hại, Phá theo tôi vẫn nên chú trọng để ý. Khi gặp các loại hình này, bạn chỉ cần chú ý về cuộc sống tinh thần của họ, có vui tính, có hài lòng với hiện tại không, hay gắt gỏng, nghiêm khắc, không thích thổ lộ tâm sự, hay để mắt vào tiểu tiết..v.v..? Ở những trường hợp nặng, trạng thái hạnh phúc không bao giờ đến với họ, mặc dù vẫn có tiền tài danh vọng, và đối với những người kém thế hơn, đôi khi đi đến tự hủy hoại thân.

Nói là Tích Thiên Tủy, chứ thực ra đúng là chỉ là ý kiến của Nhâm Tiết Thiều, quả là vậy, vì ông ta giải thuyết các "nguyên văn" thực chất là cực kỳ xúc tích. Ông ta theo lý thuyết ngũ hành sinh vượng trong mùa và phương vận, suy tổn là do thất đắc, bất trợ, bất sinh, vô lực, xung khắc, nói chung là khi mất thăng bằng ngũ hành sẽ dẫn đến tuyệt vọng ở tài quan ấn. Mệnh cách không thành là người bình thường, thành cách là người có thể làm quan, tức có công việc cao với chức vụ. Đơn giản như thế.

Ngoài ra, giống như Nhâm Tiết Thiều, các sách vở tài liệu cổ khác không hề nói nhiều hay giải thích về tính cách, sở trường, sở thích của người ra sao qua ngũ hành. Họ không quan trọng ta là người lười biếng, thích hút sách hay nghiêm túc làm việc, tất cả chỉ là có dụng được Thực, Tài, Quan, Ấn hay không, và dụng thế nào?

Thế kỷ sau này may là có nhiều người nghiên cứu nội tâm, tính cách của mệnh chủ phong phú hơn. Họ cũng học hỏi các lý thuyết cổ rõ ràng nhưng phần áp dụng hoàn toàn mới, giải thích lối mới. Nếu các bạn đã xem qua nhiều tân phái, ắt hẳn cũng rõ họ xét Hình-Hại-Phá như là những yếu tố tạo nên thành bại của chúng ta. Đó là nguyên nhân và kết quả của tất cả sự việc.

thucthan
31-03-22, 16:59
Em thấy có điểm này của manh phái rất chuẩn: Hại làm biến đảo tính chất, ví dụ thực thần bị hại, đáng lý sinh con gái lại là sinh con trai, lá số vợ em, ngày kỷ dậu, dậu là thực thần đáng lý sinh con gái, nhưng có tuất trụ năm hại trật, thành ra toàn sinh con trai.
do vậy em nghĩ ko thể bỏ hình hại phá được, nhất là khi trong tứ trụ 2 địa chi gần nhau phát sinh hình hại phá,

sherly
06-04-22, 15:43
Chào thucthan, ngày kỷ dậu, dậu tàng cả Canh và Tân, cho nên nói dậu chỉ là thực thần thì không đúng.
Thực tế ứng dụng của càng tàng trong tứ chính không có nhiều, sách chỉ ghi là địa chi tứ chính tý ngọ mão dậu là khí thuần (tức dậu tàng kim, tý tàng thuỷ, mão tàng Mộc, cá biệt thì Ngọ tàng hoả thổ).
Thiên can khí thanh, nhẹ mà hướng lên trên
Địa chi khí trọc, nặng mà hướng xuống dưới
Sách uyên hải tử bình khi phân chia nhân nguyên tư lệnh có ghi rõ luôn là
Tháng dậu canh kim 10 ngày, tân kim 20 ngày. Vì thế đã khẳng định là dậu phải tàng canh, tân.
Không biết vì sao mà sách ngày nay họ bỏ luôn 1 can đi?

kimcuong
07-04-22, 13:16
Tháng dậu canh kim 10 ngày, tân kim 20 ngày. Vì thế đã khẳng định là dậu phải tàng canh, tân.
Điều này tôi cũng đã trình bày nhiều lần. Nếu chỉ hiểu như thế thì thắc mắc về các địa chi khác cũng vậy. Như tháng Mão có Giáp chiếm 10, sau đó Ất 20 ngày, v.v...

Thiên can là nhân nguyên tàng trong địa chi đều có đủ khí lực từ Trường Sanh, Mộc Dục .. đến Thai, Dưỡng. Can tàng nêu ra là những can có khí lực mạnh hơn các khí kia. Nên đầu tiên "dụng thần" hiểu là những dụng sự có được trong tháng (ưu tiên) và cả tứ trụ.

Như tháng Dậu: Kỉ Đinh trường sinh, Mậu Bính tử, Nhâm mộc dục, Quí bệnh, Canh đế vượng, Tân lâm quan, Giáp thai, Ất tuyệt. Tháng Mão cũng có Giáp đế vượng, Ất lâm quan.

Nếu ai định rõ nhân nguyên trong tháng thì Canh lộ hoặc Tân lộ đều là vượng khí thấu rõ, chúng thật ra đều mạnh, rõ hơn là nằm vào những ngày chúng hành quyền.

Vậy ta biết giữa mùa Thu Kim vượng, mùa Xuân mộc vượng, mùa đông thủy vượng, mùa hè hỏa vượng, chính là nói chung cho ngũ hành như thế.