PDA

View Full Version : Dụng thần có thay đổi theo đại vận không?



sherly
29-03-22, 10:20
Hiện có 2 luồng ý kiến:
1. Khi ngũ hành không vững vàng, hành vận sẽ làm thay đổi lực lượng ngũ hành dẫn đến thay đổi dụng thần.
2. Dụng thần là cố định, bát tự không có dụng thần thì gọi là dụng thần không có lực. Hành vận sinh trợ dụng thần, khắc chế kị thần thì cát.

Qua thời gian khá dài "treo" ở vấn đề này, đến nay tôi nhận thấy ý kiến thứ 2 là đúng. Khi nói dụng thần thay đổi theo vận hạn, thì không có cái mốc nào để định cát hung cả, vì bản thân vận hạn chính là thời điểm ứng nghiệm.

Vấn đề thứ 2: lệnh tháng có thay đổi theo đại vận không? Cũng có 2 luồng ý kiến
1. Lệnh tháng thay đổi theo đại vận, vì đại vận dịch chuyển từ nguyệt lệnh theo năm âm/dương. Như đến vận thân dậu tuất thì kim vượng, tỵ ngọ mùi thì hoả vượng...
2. Lệnh tháng không thay đổi, xem đại vận là xem chữ, xem can chi tác động đến nguyên cục, sinh trợ dụng thần thì cát, sinh trợ kị thần, khắc chế dụng hỷ thần là hung. Ví dụ sinh vào tháng Hợi, thì thuỷ luôn vượng cho dù hành vận tỵ ngọ mùi.

Lẽ dĩ nhiên, cũng như vấn đề thứ nhất, khi đồng ý với việc dụng thần không thay đổi, thì cũng phải đồng ý với việc lệnh tháng là bất biến. Nếu lệnh tháng thay đổi theo đại vận, thì thay vì gọi là xem tứ trụ, thì đó là Ngũ Trụ rồi.

Càn:
Tân dậu- đinh dậu- mậu ngọ- tân dậu
Bính thân/ất mùi/ giáp ngọ/quý tị/nhâm thìn/tân mão
Mậu thổ sinh tháng dậu, tân kim thương quan trùng điệp tiết khí, lấy đinh hoả căn lộc tại ngọ làm dụng thần.
Sơ vận mộc hoả, ất mùi, giáp ngọ đều sinh trợ dụng thần cho nên đăng bảng vàng, làm quan cao triều đình.
Đến vận quý tị, nhâm thìn, sinh kim khắc hoả cho nên nửa đời còn lại vô cùng vất vả, đáng thương
(Ví dụ trong trích thiên tuỷ)

Nếu nói lệnh tháng thay đổi, ắt vận quý tị là vận hoả (tị) phải tốt. Nhưng ngài Nhâm thiết tiều đã luận đại vận theo can chi.
Quý tị, nhâm thìn, thiên can khắc hoả (đinh). Địa chi thì trợ kim, tị dậu hợp kim, thìn dậu hợp kim. Tức đại vận khắc dụng thần, và sinh trợ kị thần.
Là đại vận xấu.

Càn:
Kỷ tị- tân mùi- nhâm ngọ- ất tị
Canh ngọ/kỷ tị/mậu thìn/đinh mão/bính dần
Nhâm thuỷ sinh tháng mùi tuyệt địa, lại vô căn. Tân kim hữu căn tại tị, nhưng là căn dư khí rất yếu tháng mùa hạ, chỉ thâu thổ khí 1 phần. Kỷ thổ khắc thẳng Nhâm thuỷ.
Bát tự này nói Nhâm Thuỷ tòng cũng được, nhưng sẽ không rõ sinh khắc ngũ hành. Đó là, thuỷ vô căn dụng thổ khắc để sinh Mộc. Do đó, sẽ lấy Kỷ thổ làm dụng thần, Tân Kim tiết một phần thổ khí làm kị thần. Bát tự lấy Hoả làm hỷ thần, khắc tân kim mà sinh kỷ thổ. Cho nên hành vận đinh mão, bính dần. Khắc tuyệt tân kim, kinh doanh phát tài bạc vạn.

kimcuong
30-03-22, 10:51
Dụng thần và nguyệt lệnh là bất biến, theo tôi là căn bản.
Từ nguyệt lệnh định ra đại vận, nhưng đại vận không phải là lệnh tháng thay đổi. Can chi đại vận chỉ là hành quyền của 10 năm, chính vì sự tác động của can chi đại vận vào tứ trụ nên dụng, kỵ thần của mệnh chịu sự thay đổi. Như ta đổi nhà ở và chịu sự thay đổi chính mình tương thích với hoàn cảnh như nhập gia tùy tục.

Thí dụ của sherly viết là loại đặc biệt, vì bát tự Tân dậu- đinh dậu- mậu ngọ- tân dậu thiếu Tài Quan là Thủy và Mộc. Mệnh có thể giả tòng nhi, nhưng Ấn lộ nên không thành cách. Bởi thế nên vẫn luận thân nhược, kỵ thần số 1 chính lại là Thực thương Kim vượng, thứ nhì Tài Thủy. Vì thế đến vận Quí Tị bắt đầu gặp hung họa. Nếu có thể giả tòng thì mọi sự khác ngay.

Còn nói về vận-mệnh-niên tam hợp có dẫn xuất thì dĩ nhiên hành đó vượng khí và làm thay đổi tính cách thường tình của mệnh chủ, nhưng không phải gọi là lệnh tháng thay đổi; điều này các bạn đều nên nắm rõ. Từ tính cách ưu, khuyết điểm của mình được hỗ trợ, các hành động của mình đều do cá tính đó gây ra. Bản chất ngũ hành của vận-mệnh-niên chỉ là như thế. (Xem thêm bài "Bạo lực tiềm ẩn của Thương Quan)

kimcuong
30-03-22, 11:36
Kỷ tị- tân mùi- nhâm ngọ- ất tị

Nhâm Ngọ là 1 trong 4 ngày đặc biệt nói về Can Chi tương hợp (Mậu Tý, Tân Tị, Đinh Hợi, Nhâm Ngọ) nhưng là hợp thành vì Can hợp Chi trong trụ (gọi là Thiên Địa tương hợp), như Nhâm hợp Đinh trong Ngọ ở thí dụ này.

Mệnh có Tị Ngọ Mùi hỏa vượng, nhưng lại tĩnh, tức là không thấu xuất; theo Nhâm Tiết Tiều là tốt, vì nếu lộ thì có thể xảy ra tranh hợp, mất quý khí. Vì thế ở thí dụ này, mệnh chủ dụng được Tài hỏa nhờ Nhâm hợp Đinh, vận tốt biểu lộ tính cách thiên tài của mình lộ ra là Đinh Mão và Bính Dần, quá chính xác!

sherly
09-04-22, 00:33
Cảm ơn chị KC đã tham luận
Một vài ví dụ:
Khôn:
Nhâm tý- kỷ dậu- nhâm tý- kỷ dậu
Đv: ất tị/giáp thìn/quý mão
Bát tự này không có tài, cũng không có thực thương, nhưng lại là người buôn bán lớn, cự thương. Thực ra là nhờ đại vận.
Nguyên cục nhâm thuỷ sinh tháng dậu, bát tự đầy bàn kim thuỷ, danh là kim bạch thuỷ thanh, tức lấy kim thuỷ làm dụng thần. Kỷ thổ tuy hỗn cục, nhưng không có gốc, cho nên người này rất thông minh, từng học hết đh ngoại ngữ, và cũng từng làm nhà nước, nhưng vì tinh giảm biên chế nên bị cho nghỉ việc.
Đại vận ất tị, ất mộc khắc kỷ thổ không mang tính cát hung, kỷ thổ không có gốc, chỉ là tượng. Ất mộc là thương quan chủ về nguồn tài. Chi tị của đại vận hợp dậu nguyên cục trợ hoá kim, là tài tinh trợ dụng thần, cho nên vận này đi buôn bán kinh doanh phát tài, dân buôn trong ngành ai cũng nhớ mặt biết tên.
Sang vận Giáp thìn, vẫn duy trì được cơ sở nhưng không phát mạnh như trước, nguyên do tài vận đã qua. Thìn thổ hợp trợ dậu kim, hợp hoá tý thuỷ cho nên vẫn thuận lợi.
Nhìn chung vận ất tị là vận phát hoạnh tài, từ kẻ không có gì lên đến bà chủ giàu có.
Người này tiền tài không bền, do bát tự không có tài. Và từ ví dụ này cũng thấy rõ ràng như ý chị Kimcuong nói, hành đại vận sẽ thay đổi hành động cho phù hợp hỷ kị, chứ không phải thay đổi dụng thần.

HDL
09-04-22, 13:11
Càn:
Tân dậu- đinh dậu- mậu ngọ- tân dậu
Bính thân/ất mùi/ giáp ngọ/quý tị/nhâm thìn/tân mão

Thương quan cách. Thương quan là dụng thần. Đinh, Ngọ là tương thần. Là Thương quan bội ấn. Ấn có căn tại Ngọ. Cách thành,
Thương trọng ấn nhẹ. hỉ hành Ấn vận, quan sát vận.
Kỵ thược thương tỷ kiếp vận.

HDL
09-04-22, 13:16
Kỷ tị- tân mùi- nhâm ngọ- ất tị
Canh ngọ/kỷ tị/mậu thìn/đinh mão/bính dần
Nhâm thủy vô căn. Ấn tinh căn nhược. ko thể thành Quan ấn cách.
Hỏa vượng sinh thổ, Cách là tòng sát, lấy Tân ấn là bệnh.
đinh mão/bính dần khử đi Tân kim, Tòng sát chân nên kinh thương phát tài.

HDL
09-04-22, 13:24
Khôn:
Nhâm tý- kỷ dậu- nhâm tý- kỷ dậu
Đv: ất tị/giáp thìn/quý mão
Ấn cách. Kỷ thổ vô căn, sinh kim, kim lại sinh thủy. Là tòng cường cách. Hỉ Kim, kỵ tài.
Tỵ vận, Tỵ Dậu hợp kim, hóa kỵ là hỉ. Phát tài

sherly
16-07-22, 03:59
chào các anh chị, gần đây có nhiều bạn nữ nhắn tin hỏi cách cục lấy chồng khá giả trong tứ trụ. Kể ra vấn đề này cũng khá là lý thú nên tôi đăng vào đây, không muốn lập topic mới vì vấn đề nó cũng không có gì cả, chỉ là một note nhỏ thôi.
gái ham tài, trai ham sắc, đó là chuyện bình thường, nhất là với cái thời đại cơm áo gạo tiền như thế này, cưới được phối ngẫu con nhà khá giả cũng đỡ nhiều về mặt kinh tế.
qua chiêm nghiệm, tôi nhận thấy như sau
nữ mệnh, quan tinh tọa quý nhân
nam mệnh, tài tinh tọa quý nhân
đó là 2 dấu hiệu của người phối ngẫu sẽ là con nhà khá giả
cách an quý nhân, lấy can ngày là chính
nhâm quý cư tị, mão
bính đinh cư dậu, hợi
ất kỷ cư thân, tý
giáp, mậu cư sửu, mùi
canh tân cư dần, ngọ
dĩ nhiên, gia thế phối ngẫu là một chuyện, còn có hạnh phúc, giúp đỡ nhau không nó lại là một chuyện khác. có quý nhân đấy, nhưng chi ngày là kỵ thần thì chỉ đến nhục với mối quan hệ như vậy thôi.

tuongduy
16-07-22, 11:01
nhâm quý cư tị, mão
bính đinh cư dậu, hợi
ất kỷ cư thân, tý
giáp, mậu cư sửu, mùi
canh tân cư dần, ngọ

Theo trên thì cư là tọa?
Có vài thí dụ điển hình đây:
Melinda Gates: giáp thìn, nhâm thân, bính thân, ất mùi: can ngày Bính tọa Thân
Akie Abe: nhâm dần, bính ngọ, kỉ mão, - : can ngày Kỉ tọa Mão
Brigitte Macron: quí tị, bính thìn, giáp ngọ, tân mùi: can ngày Giáp tọa Ngọ
Hillary Clinton: đinh hợi, canh tuất, mậu dần, nhâm tuất: can ngày Mậu tọa Dần

Hay là thuyết Quý Nhân trên chỉ nói đến phụ nữ bình thường có chồng khá giả mà thôi, tức là chính các phụ nữ đó không có tài, không nổi tiếng, tự thân không giàu có?

sherly
30-07-22, 22:56
Các mệnh bạn đưa, hầu như là rating thấp và lại toàn là người nước ngoài.
Thần sát trong tứ trụ nó có tác động nhất định khi luận hiện tượng, dĩ nhiên là nó không mang tính cát hung. Ví dụ một anh thanh niên lấy vợ đã qua một đời chồng thì nó không là cát cũng chẳng phải hung, nhưng nếu hai vợ chồng anh ta đánh nhau thì chắc chắn là hung tượng. Tứ trụ chỉ xem được khi nào anh ta lấy vợ, vợ anh ta có trợ giúp gì không, tình cảm tốt hay xấu chứ không thể nào luận ra được vợ xuất thân như thế nào, anh em vợ ra sao, thậm chí vợ làm nghề gì... nhưng cái này nếu không động vào thần sát thì không thể xem được (và dĩ nhiên nó cũng chỉ là tương đối).
Ví dụ như thần sát âm dương lệch
Trụ ngày gặp thì nam không hợp với anh em nhà vợ, nữ không hợp với chị em nhà chồng, đây là thông tin về cơ bản là đúng- nhưng thường bị xem nhẹ, vì nó không quá ảnh hưởng đến cát hung đời sống vợ chồng.
Hoặc thần sát đào hoa, nếu đào hoa gặp tại chi là tỷ kiếp là đào hoa kiếp. Dễ gặp nhất tượng của đào hoa kiếp, đó là vì ơn nghĩa, tiền bạc mà đổi tình báo đáp, thực tế có nhiều câu chuyện nên duyên vợ chồng nhờ đã từng có ơn giúp đỡ, đó cũng là hiện tượng của đào hoa kiếp, nhưng đây là thiện duyên. Nếu là nghiệt duyên, thì vì tiền mà bán thân xác, là số của những cô gái phong trần ăn sương đêm.

thedathk
01-08-22, 12:17
Mình theo ý kiến 2 là dụng thần không thay đổi theo vận.

Nhưng từ dụng thần thôi thì nó quá chung chung vì có nhiều hệ thống sử dụng chung chữ dụng thần nhưng lại có ý nghĩa khác nhau.

Theo kiến thức hạn hẹp của tôi thì đại đa phần chia dụng thần thành 3 cái.

1. Dụng thần phù ức- tức là dựa trên thân vượng nhược.
2. Dụng thần thông quan.
3. Dụng thần điều hậu.
4. Cách cục dụng thần.

Thằng số 1 thì có thể theo vận mà thay đổi.- đương nhiên hệ thống luận dụng thần dựa trên thân vượng nhược thì mình không sử dụng tới.
Các số 2,3,4 thì không thay đổi.

tuongduy
02-08-22, 12:15
Các mệnh bạn đưa, hầu như là rating thấp và lại toàn là người nước ngoài.

Theo ý sherly , người nước ngoài không áp dụng pp tử bình cho họ được?

tuongduy
02-08-22, 12:18
Mình theo ý kiến 2 là dụng thần không thay đổi theo vận.

Nhưng từ dụng thần thôi thì nó quá chung chung vì có nhiều hệ thống sử dụng chung chữ dụng thần nhưng lại có ý nghĩa khác nhau.

Theo kiến thức hạn hẹp của tôi thì đại đa phần chia dụng thần thành 3 cái.

1. Dụng thần phù ức- tức là dựa trên thân vượng nhược.
2. Dụng thần thông quan.
3. Dụng thần điều hậu.
4. Cách cục dụng thần.

Thằng số 1 thì có thể theo vận mà thay đổi.- đương nhiên hệ thống luận dụng thần dựa trên thân vượng nhược thì mình không sử dụng tới.
Các số 2,3,4 thì không thay đổi.

Cái số 1 thì dĩ nhiên rồi, vì phù ức là tác động bên ngoài. Còn thông quan, điều hậu, cách cục thành bại là tứ trụ mang sẵn trong người, thay đổi theo vận cũng có thể được, nhưng phải là đổi nơi ở, môi trường mới, nhập gia tùy tục, tính khí phải xoay chiều để sống một thời gian. Bản chất thì cả 1,2,3,4 đều không thay đổi.

lesoi
02-08-22, 21:13
Bát tự trải qua quá nhiều thăng trầm và thay đổi theo tư duy của mỗi thời đại. Cho đến nay, vẫn chưa định hình nhất định khi xem tứ trụ một con người.
Nào là dụng thần cách cục, vượng nhược, thông quan, điều hầu ... Không hiểu những từ ngữ này đã ăn sâu vào tiềm thức người học tứ trụ từ lúc nào. Hiện vẫn chưa có ai đưa ra một nguyên tắc luận mệnh như thế nào cho hoàn thiện, cứ mãi bám ngày càng sâu vào tâm thức mọi người, khiến cho người học sau này ngày càng mơ hồ và không biết trình tự bắt đầu luận mệnh là từ đâu. Cũng vì lẽ này mà đã phát sinh ra nhiều hệ phái mâu thuẫn lẫn nhau, nào là phái cách cục, nào là phái thân vượng nhược, rồi lại thêm các phái giang hồ, manh phái ... Ui, thật là nhức cái đầu!

Cũng như việc nhận định dụng thần biến hoá và có thay đổi theo thời gian hạn vận hay không? Rồi nào là cách cục phổ thông, cách cục đặc thù ... ui chu! đếm không kể xiết.
Vậy thì theo các bạn 4 vị "Dụng thần" mà nick thedathk đã nêu ở trên, ở trong mệnh là một hay là hai, hoặc là nhiều hơn? Tại sao trong "Tử Bình chân thuyên" có nói Dụng thần biến hoá? Tại sao trong "Trích Thiên tuỷ" lại không đề cập về cách cục nhiều mà lại chú trọng hai chữ "Vượng, Suy"? Đây chính là mấu chốt của vấn đề mà hai vị cổ nhân đã truyền lại cho người đời sau nhưng không giải thích rõ ràng. Hai quyển sách này phải nói là Cẩm nang luận mệnh cho người đam mê môn "Tử Bình", và bản thân tôi cũng vậy. Nhưng cũng chính từ chỗ này mà phát sinh hai hệ phái "Cách cục" và "Vượng Suy" mâu thuẫn lẫn nhau kéo dài cho đến hiện tại.

HDL
02-08-22, 22:48
Nếu chỉ dùng vượng suy của Nhật chủ, thì làm sao xác định được cách cao thấp. Làm sao xác định bảy chữ còn lại cái nào là hỉ, là kỵ.
Tác dụng lớn nhất của nhật chủ là căn cứ xác định thập thần. Còn tổ hợp thập thần mới là căn cứ đoán mệnh.
Cách cục của Tử bình thì khác gì cách tính bộ sao của Tử vi đâu.
Thẩm Hiếu Chiêm chắc chắn được chân truyền. Chẳng qua Từ Nhạc Ngô đã bình sai đi nguyên tác, khiến cho hậu học hiểu nhầm.
Cách cục biến hóa theo đại vận. Không biến hóa thì mất linh.

FPTxmen
03-08-22, 11:21
Bát tự trải qua quá nhiều thăng trầm và thay đổi theo tư duy của mỗi thời đại. Cho đến nay, vẫn chưa định hình nhất định khi xem tứ trụ một con người.
Nào là dụng thần cách cục, vượng nhược, thông quan, điều hầu ... Không hiểu những từ ngữ này đã ăn sâu vào tiềm thức người học tứ trụ từ lúc nào. Hiện vẫn chưa có ai đưa ra một nguyên tắc luận mệnh như thế nào cho hoàn thiện, cứ mãi bám ngày càng sâu vào tâm thức mọi người, khiến cho người học sau này ngày càng mơ hồ và không biết trình tự bắt đầu luận mệnh là từ đâu. Cũng vì lẽ này mà đã phát sinh ra nhiều hệ phái mâu thuẫn lẫn nhau, nào là phái cách cục, nào là phái thân vượng nhược, rồi lại thêm các phái giang hồ, manh phái ... Ui, thật là nhức cái đầu!

Cũng như việc nhận định dụng thần biến hoá và có thay đổi theo thời gian hạn vận hay không? Rồi nào là cách cục phổ thông, cách cục đặc thù ... ui chu! đếm không kể xiết.
Vậy thì theo các bạn 4 vị "Dụng thần" mà nick thedathk đã nêu ở trên, ở trong mệnh là một hay là hai, hoặc là nhiều hơn? Tại sao trong "Tử Bình chân thuyên" có nói Dụng thần biến hoá? Tại sao trong "Trích Thiên tuỷ" lại không đề cập về cách cục nhiều mà lại chú trọng hai chữ "Vượng, Suy"? Đây chính là mấu chốt của vấn đề mà hai vị cổ nhân đã truyền lại cho người đời sau nhưng không giải thích rõ ràng. Hai quyển sách này phải nói là Cẩm nang luận mệnh cho người đam mê môn "Tử Bình", và bản thân tôi cũng vậy. Nhưng cũng chính từ chỗ này mà phát sinh hai hệ phái "Cách cục" và "Vượng Suy" mâu thuẫn lẫn nhau kéo dài cho đến hiện tại.

- Cháu rất thíc cách đặt vấn đề của chú. Thực ra do tâm truy cầu của con người ngày càng lớn, muốn cưỡng cầu số phận nên mới quá quan tâm tới "Dụng Thần" ai cũng chỉ chăm chăm tìm dụng thần để cải mệnh, mà quên đi mât muốn cải được mệnh thì phải vẽ ra được bản đồ của định mệnh đã :))
- Tiếc thay ko học bò đã lo học chạy, ko học gốc chỉ đi bẻ ngọn...
- Cách cục phái, âm dương phái, Manh phái coi trọng bố cục của bát tự, tương tác của 8 chữ tạo ra bản đồ cuộc đời mỗi con người. Tân phái nói quá nhiều đến Dụng thần, và chỉ loanh quanh Nhật Can là để phục vụ tư duy Nhân định thắng thiên mà thôi. chưa biết việc cải mệnh có tác dụng nhiều hay ít,đúng hay sai nhưng theo cháu muốn sử dụng được "Dụng Thần" có hiệu quả thì phải giỏi "Toán Mệnh" trước
- 1 môn lý thuyết được xây dựng từ những tiên đề chỉ có định tính mà ko có định lượng mà cứ đòi toán học hóa, số hóa, thống kê thì cũng ko đi đến đâu cả

kimcuong
03-08-22, 11:38
Cách cục của bát tự đã lập thành không biến hóa theo đại vận, tức ý nói rằng như Ấn cách thành Tài cách!!!

Năm 2011 chúng ta đã luận bàn về 2 chữ "biến hóa" rồi. Tôi đã cho rằng có thể nhiều người hiểu sai ý của biến hóa và quan trọng hóa luôn vấn đề dẫn tới cả thay đổi ở đại vận.

Dù là Tích Thiên Tủy hay Tử Bình Chân Thuyên, các tác giả cả nguyên văn lẫn bình chú đều giải thích rõ chỉ có biến hóa ở ngay bát tự. Nhưng chỉ là không dụng được cách này thì dùng cách khác vì cấu kết của bát tự đã thay đổi.

Chính yếu là vì thập thần ngũ hợp và địa chi mang tam hợp, xác định loại chân giả là do thấu xuất ngũ hành của tam hợp hay không. Thứ nhì là do tạp khí của nguyệt lệnh gây nên dụng, kị thần thay đổi.

Dụng hay kị (thập) thần chỉ là những tính chất mà chúng ta sử dụng được hay có được từ nguyệt lệnh. Thập thần biểu thị tính khí con người, nên ở vận hạn, nếu gọi là biến hóa, thì chỉ gần như là theo thời mà sống. Bản khí của chúng ta không hề thay đổi, hoặc rất ít và cũng phải nói là tùy hoàn cảnh mà thay đổi.

Nếu gọi là có tính ác mà đổi sang tính thiện thì theo tôi cũng phải là qua một thời gian tích trữ kinh nghiệm và trí não hoạt động thế nào để thay đổi mình được. Ngược lại cũng thế. Vậy có phải là khi luận bát tự, vẫn phải là luận được tính khí của mình là chính, còn chuyện vận hạn thay đổi thế nào thì có người có, người không.

Đề tài này rất hay, các bạn hãy tiếp tục phản biện.

lesoi
03-08-22, 14:40
1. Dụng thần phù ức- tức là dựa trên thân vượng nhược.
2. Dụng thần thông quan.
3. Dụng thần điều hậu.
4. Cách cục dụng thần.
Cũng vì 4 câu này mà nhiều người không luận được mệnh. Thật ra những dụng thần này chỉ là một, có điều quá nhiều người không biết trình tự luận mệnh như thế nào và bắt đầu từ đâu?
Cầm một tứ trụ trên tay, cứ mãi nghĩ đến cách tìm thông quan, điều hầu, rồi cách cục để lấy dụng thần. Mà không hề nghĩ đến Hỉ hay Kỵ trong mệnh, cái đơn giản không tìm lại đi tìm cái phức tạp. Cứ mãi cuốn theo dòng xoáy mà không tìm ra lối thoát.

sherly
04-08-22, 00:36
Dear tuongduy, thực ra tính đến giờ, tôi cũng bỏ luôn xem bát tự của người nước ngoài rồi, ít nhất là không thuộc các quốc gia mà tử bình bát tự phổ biến trong quần chúng. Bởi đất nước của họ cũng có một món nhân mệnh khác rất mạnh, đó là chiêm tinh, cũng như tử bình, bộ môn chiêm tinh này cũng phát triển và trải qua thời kỳ dài thay cũ đổi mới cho phù hợp thời đại.

sherly
04-08-22, 01:47
Nhân có một bát tự bạn thedark đưa lên ở topic kia.
Nam mệnh:
Kỷ tị- tân mùi- bính tuất- quý tị
Bát tự này nhật can bính hoả sinh vào quý hạ đắc vượng, 2 lộc tị hoả thành nhật can quá vượng.
Bính hợp nhập tân kim là cả đời luôn theo đuổi tiền tài.
Nhưng tân kim này quá yếu, có căn giả khí ở tị hoả, căn tại tuất thổ lại gặp mùi hình (thực ra là tỷ kiếp khắc tài). Trong khi đó kỷ thổ thương quan lại quá vượng. Thương quan là nguồn của tài, chủ công việc tự do hoặc kỹ thuật.
Điều này dẫn đến một kết luận:
Người này làm công việc tự do, hoặc kỹ thuật nhưng thu nhập rất ít, lại hay bị anh em bạn bè cướp đoạt tiền, cả đời lo nghĩ về tiền.
Kết luận này chỉ dùng thuần vượng suy phái, so sánh vượng nhược của thân, tài và thương quan. Và như đã nói, bát tự này thứ tầng không thể cao được.
Dĩ nhiên âm nam không hành vận thuận, và thậm chí khi đến vận bính dần, tỷ kiếp thấu can khắc tài, dần tị hại hoả khắc kim. Vận này là sẽ "hết lộc" khi tài là nguồn dưỡng mệnh bị khắc hoàn toàn.
Các anh chị theo cách cục phái thì thấy mệnh này thế nào?
Cảm ơn thedark đưa mệnh này lên nhé.

sherly
04-08-22, 02:10
Có một bát tự khác như sau:
Nam:
Tân dậu- giáp ngọ- canh thân- kỷ mão
Đây là bát tự tốt hay xấu? Mời các anh chị em.

tuongduy
04-08-22, 12:17
Dear tuongduy, thực ra tính đến giờ, tôi cũng bỏ luôn xem bát tự của người nước ngoài rồi, ít nhất là không thuộc các quốc gia mà tử bình bát tự phổ biến trong quần chúng. Bởi đất nước của họ cũng có một món nhân mệnh khác rất mạnh, đó là chiêm tinh, cũng như tử bình, bộ môn chiêm tinh này cũng phát triển và trải qua thời kỳ dài thay cũ đổi mới cho phù hợp thời đại.
Cũng rất hợp lý vì nhân sinh quan giữa Á và Âu về căn bản rất khác biệt, áp dụng tử vi tử bình cho người trời tây tuy nhiên khẳng định không có môn lý số nào là đúng nhất nói về mệnh con người cùng hít thở không khí giống nhau, hưởng ánh nắng mặt trời giống nhau.
Ngay cả "vượng suy" và "cách cục" còn không đồng ý hoàn toàn với nhau kia mà :)

sherly
05-08-22, 00:19
Ai có phúc duyên theo phái nào thì cứ theo phái đó thôi. Vượng suy và cách cục không đồng ý hoàn toàn với nhau vì nó đã khác nhau từ cái gốc.

tuongduy
05-08-22, 11:42
Cách cục và vượng suy theo ý tuongduy thì không phải khác biệt nhau hoàn toàn, chẳng qua là chúng ta luận phần nào là gốc và có suy luận phần kia thêm vào.

Thí dụ như có bát tự này: đinh sửu, canh tuất, quí tị, tân dậu, hoàn toàn khuyết Mộc thực thương, trong khi Kim ấn thừa thãi với cả tam hợp tị dậu sửu, đầu tiên ta luận thân vượng hay không, vì Kim sinh Quý nhật chủ? Nhưng Quý đơn độc 1 vị, Tài và Quan cũng vượng, nên chuyển sang luận cách cục sẽ thấy là cách tòng Ấn kim, vì Thực thương làm nhiệm vụ giảm sức lực của nhật chủ không có, thật sự là mệnh chênh vênh phải ngã theo ấn vượng mà thôi.

Thực thương không có, tài năng không có, không thể sinh tài, không thể kềm chế quan sát, nên vào vận Hỏa Đinh Mùi hao tài tốn của vì đỏ đen.

Ý của tuongduy muốn nói rằng vượng nhược vẫn là cái gốc, cách cục đi kèm, là pp tốt nhất.

sherly
05-08-22, 12:25
Nếu ví dụ của bạn, là người sinh năm 1997 thì vẫn chưa qua hết vận đinh mùi.
Theo tôi thì bát tự trên hết sức bất ổn, số lấy Ấn là kỵ thần, và có tượng tỷ kiếp khắc tài là tổ hợp không cát (cờ bạc).
Đinh sửu- canh tuất- quý tị- tân dậu
Bát tự này sửu thổ không hoá kim được, nguyên do không gần trung thần dậu kim.
Quý thuỷ sinh quý thu tháng tuất là kim vượng, ấn vượng thân vượng. Nhưng ấn này vượng quá. Lấy Đinh hoả trụ năm làm dụng thần
Tị dậu bán hợp thấu canh tân là Hoá Thành kim, khí hoả bị hoá mất. Đinh hoả có căn tại tuất thổ lại gặp sửu hình, quý thuỷ trong sửu khắc đinh hoả căn tròn tuất, tỷ kiếp đoạt tài, không được tổ hợp nào tốt. Tuy nhiên vẫn có tượng tài tinh khắc ấn, hành vận thuận thì kiếm tiền cũng được mát mặt với đời, nhưng dĩ nhiên chỉ nói về tài vận, còn từ gia thế xuất thân, vợ con đều xấu.
Âm nam hành vận đi nghịch, vận đinh mùi, đinh hoả đắc căn ở mùi thổ, là hỷ tài vận, nhưng gặp 2 năm canh tý, tân sửu, tý sửu bắc phương xung hại mùi thổ khắc căn hoả, tỷ kiếp khắc đoạt tài tinh chỉ mất mà không thấy được.
Bát tự thế này chỉ phát tài nhờ đại vận, cho nên đến lưu niên phản phục là lại phá sản ngay lập tức.
Sau này vào vận Bính ngọ có lẽ là vận tốt nhất trong đời, khi mà ngọ hại sửu, ngọ hợp tuất hoá hoả, bính hoả thấu khắc canh kim. Cũng như đại vận trên, Ngọ hoả mà gặp các năm tý, Sửu lại ăn đòn ngay.
Nguyên cục bát tự trên bản thân nó kỵ thần thì vượng tướng, dụng thần thì bị khắc lại không có nguyên thần (mộc) đã đủ chứng minh là bát tự xấu,