PDA

View Full Version : Can chi hư thực , hoán tượng của thiên can ngủ hợp



Mai5190
30-10-22, 19:00
Xin các anh chị trong diễn đàn giải thích giúp ném cách xác định can chi hư và thực , và cách hoán tượng của thiên can ngủ hợp ạ . Em có đọc được trong tài liệu phụ đạo sơ cấp của manh phái ạ
E xin cảm ơn ạ

kimcuong
30-10-22, 19:07
Em đọc các bài liên can các thuật ngữ đó ở đâu, xin ghi ra cho biết nhé.

Mai5190
30-10-22, 21:12
Dạ e có đọc được trong tài liệu phụ đạo sơ cấp của manh phái trong thư viện của diễn đàn ạ , nhưng chưa hiểu rõ lắm ạ

sherly
31-10-22, 14:58
Bạn có ví dụ không?

Mai5190
31-10-22, 15:03
A có thể cho e Zalo được ko ạ , để e. Chụp hình gửi qua a cho dễ ạ b. E cảm ơn

sherly
31-10-22, 15:08
Mình không phải nam giới, và bạn cứ trao đổi ở diễn đàn này cho các anh chị khác cùng bàn luận nhé

Mai5190
31-10-22, 15:30
Dạ vâng , tại cũng hơi nhiều vi du ạ , mà e đọc được ở thư viện của diễn đàn ở phần mạnh phái sơ cấp trang 12 đó ạ .

kimcuong
03-11-22, 12:20
Đầu tiên cần nhắc Mai5190, nếu em đang bắt đầu học môn này mà vào ngay Manh Phái thì giải thích sẽ rất khó, bởi vì các phương pháp luận khác không hề giống MP.

Tôi nói thí dụ như câu đầu của bài thuyết về Hư Thực:


Can chi Hư Thực cùng chỗ bình thường chúng ta nói đến khái niệm suy vượng vẫn là không đồng nhất. Mệnh lý truyền thống nói Suy Vượng là tham chiếu nguyệt lệnh để định, còn Manh phái nói Hư Thực thì chỉ can chi cùng trụ mà nói, cùng những trụ khác xung quanh cùng quan hệ sinh khắc là không có liên quan.

Vậy em phải hiểu Suy Vượng qua mệnh lý truyền thống là gì trước đã; và chính loại này cũng đã có nhiều cách để xác định. Sau đó mới hiểu vì sao HƯ THỰC chỉ nói đến "cùng trụ", và đã được nhấn mạnh là đối với các trụ khác không liên can với nhau!

Có sẵn biểu đồ để xét Thực Hư đấy, như Giáp Dần; trong Dần có giáp, bính, mậu; vậy trụ Giáp Dần là "thực", tức có căn giáp trong Dần. Còn Giáp Thân gọi là "hư" vì trong Thân tàng canh, nhâm, mậu (không có giáp).

Tiếp đến là hiểu quan trọng nhất khi luận Hư Thực là "phán đoán ứng kỳ" (thuật ngữ riêng của MP). Nếu 1 Can gọi là Hư (trong bát tự) gặp vận hạn lộ ra thì biến Hư > Thực và nó biểu lộ trạng thái của nó tùy theo Can đó được xem là cát (tốt, dụng) hay là không cát (xấu, kị, cừu).

Như thí dụ ở ngay dưới bài: Tân Mão, Bính Thân, Tân Mùi, Quý Tị

Quý Tị là trụ giờ; Quý là can "hư" vì trong Tị chứa bính, mậu, canh, không chứa quý. Tới vận Mậu Tí: trong Tí chứa Quý nên xem là biến thành "thực", cùng với năm Thân trong vận thành bán hợp thủy cục, phản lại nguyên cục là dấu hiệu đại hung.

sherly
03-11-22, 14:45
chào bạn, trong đoạn đó cũng có ghi rõ rồi, nhưng cũng có một số trường hợp ngoại lệ. như nói đắc căn đắc sinh là thực, nhưng trụ giáp tý thì lại là hư, nước trong thì không có cá, đấy là nói về tầm quan trọng của căn khí.
còn hoán tượng thiên can thì đó là đặc sản của manh phái.
Tuy nhiên, bạn không nên coi manh phái là cái gì đó thái sơn bắc đẩu của làng mệnh lý tứ trụ, những kiến thức họ đưa ra có đúng có sai, chủ yếu là trau chuốt những cái có sẵn thuộc phạm vị của tử bình truyền thống.
ví dụ khi họ nói thìn dậu hợp, căn mộc trong thìn bị chế, thì ngay trong sách dự đoán tứ trụ của thiệu vỹ hoa cũng có nói hợp là sự Tương Khắc của ngũ hành mà không có mối quan hệ Tương Sinh. Manh phái có lẽ cái hay nhất của họ là trau chuốt được mối quan hệ hợp xung hình hại phá của địa chi, là cái cơ bản và xuyên suốt của tứ trụ, thông qua các ví dụ cũng thấy họ chủ yếu luận địa chi mà bỏ qua thiên can.
vd như mão phá ngọ thì thế nào? mão là mộc, ngọ là hỏa nhưng ở đây không phải là mộc sinh hỏa, mà là tương khắc của nhân nguyên, mộc trong mão khắc căn kỷ thổ trong ngọ,
hoặc có 6 cặp địa chi hợp, nhưng có 2 cặp địa chi hợp lại không mang tính tương khắc, mà mang tính đồng khí tương trợ,
Đó là tý sửu, ngọ mùi đều thuộc cùng một phương cục. Như tý sửu hợp thì không luận kỷ thổ trong sửu khắc thủy, mà luận là thủy vượng, cường, thủy được trợ khí
Ngọ mùi tương tự.

Mai5190
06-11-22, 06:12
Dạ xin cảm ơn các anh chị ạ