PDA

View Full Version : Xin hỏi về đặc tính cuả 12 địa chi.



Duleminh
10-05-23, 16:06
Thân gửi các quý hội viên,Thời gian bản thân tôi học tập Tứ trụ chưa dài, gần đây lúc suy nghĩ có điều thắc mắc. Mong nhận được góp ý, giải đáp của mọi người ạ.Việc là: tôi thấy Trích Thiên Tủy, Cùng Thông Bảo Giám đưa ra dẫn giải Đặc Tính của Thập Thiên Can, theo từng mùa, từng tháng. Tam mệnh thông hội còn dẫn giải thêm cả khi kết hợp với từng địa chi. Tiếp nữa còn có Thập thần tinh giải, chỉ dẫn rõ đặc tính của Thập thần.Thế nhưng khi luận đoán, luôn coi trọng gốc, căn. Được trợ giúp của Ấn, Tỷ không bằng có gốc, căn dư khí. Hành vận về phương nào cũng là do địa chi quyết định...Vậy nên xin được hỏi tài liệu dẫn giải về đặc tính của 12 địa chi.Mong nhận được phản hồi của các quý hội viên. Xin cảm ơn ạ!

kimcuong
11-05-23, 09:53
Câu hỏi của duleminh không rõ bạn muốn biết thêm điều gì về 12 địa chi, vì các tài liệu kê ra đều đã giảng giải rồi. Nhất là trong Tích Thiên Tủy, chương Địa Chi.


Được trợ giúp của Ấn, Tỷ không bằng có gốc, căn dư khí. Hành vận về phương nào cũng là do địa chi quyết định..Dĩ nhiên có căn là tốt nhất. Nhưng cũng nên hiểu là "có căn" nghĩa là có lực sinh vượng, như Giáp tại Dần tàng Giáp Bính Mậu; Giáp tọa lâm quan, còn ở Giáp Thân thì Giáp tuyệt tại Thân, đồng thời hiểu là "không có căn" vậy. Vì thế nên tuy bát tự mà lộ 3 Giáp, 1 Ất không căn, không lực (trong địa chi Thân) như vậy thì có ích gì? Ất mà thấu ra còn sợ Canh hợp mất. Đó là nghĩa câu nói "Được trợ giúp của Ấn, Tỷ không bằng có gốc, căn dư khí".

Còn hành vận về phương nào thì đều do lý thuyết nguyệt lệnh là chủ, âm nữ, dương nam thì thuận chiều; ngược lại thì nghịch chiều vận, không phải vì đặc tính nào đấy của địa chi quyết định.

Duleminh
11-05-23, 10:20
Thưa cô Kimcuong,

Giống như Giáp mộc tham thiên, thoát thai yếu hỏa. Xuân bất dung kim, thu bất dung thổ,...
Vậy thì đặc tính của Tý là như thế nào, của Sửu là như thế nào ạ? Ngoài việc thiên can có dương và âm can, có ngũ hợp. Thì địa chi có âm - dương địa chi, hợp xung hình phá hại.
Hay bởi vì Địa chi là Âm, là tạp, là trọc vậy nên mới lấy nhân nguyên làm thần dụng sự.
Cháu cảm ơn cô ạ.

kimcuong
11-05-23, 10:38
Câu "Giáp mộc tham thiên..." là nói về Giáp, ngũ hành của can là Mộc thì tìm địa chi Mộc mà xét, đó là Dần Mão. Còn Tí là thủy thì xem Nhâm, Quí. Sửu là thổ thì xét Mậu, Kỉ.

Địa chi đúng là cũng có âm hay dương, chúng hợp, hình, xung, phá, hại đều do các can tàng tương tác nhau gây ra. Như Dần tàng Giáp, Bính, Mậu; Thân tàng Canh Nhâm Mậu. Xem có phải Canh khắc Giáp, Nhâm khắc Bính không?


Hay bởi vì Địa chi là Âm, là tạp, là trọc vậy nên mới lấy nhân nguyên làm thần dụng sự.Câu này quả là chẳng đúng đâu vào đâu. Không phải như thế. Địa chi có Âm và có địa chi Dương. Nhân nguyên đại diện trong tháng là những ngày còn khí lực của tháng vừa qua và tiếp nối đến khí lực của tháng hiện hành.

Duleminh
15-05-23, 10:56
Câu "Giáp mộc tham thiên..." là nói về Giáp, ngũ hành của can là Mộc thì tìm địa chi Mộc mà xét, đó là Dần Mão. Còn Tí là thủy thì xem Nhâm, Quí. Sửu là thổ thì xét Mậu, Kỉ.

Địa chi đúng là cũng có âm hay dương, chúng hợp, hình, xung, phá, hại đều do các can tàng tương tác nhau gây ra. Như Dần tàng Giáp, Bính, Mậu; Thân tàng Canh Nhâm Mậu. Xem có phải Canh khắc Giáp, Nhâm khắc Bính không?

Câu này quả là chẳng đúng đâu vào đâu. Không phải như thế. Địa chi có Âm và có địa chi Dương. Nhân nguyên đại diện trong tháng là những ngày còn khí lực của tháng vừa qua và tiếp nối đến khí lực của tháng hiện hành.

Thưa cô Kimcuong,

Cháu sẽ học lại ạ. Cảm ơn cô đã hỗ trợ ạ.
Chúc cô tuần mới làm việc hiệu quả.