PDA

View Full Version : LS Tử bình của "bầu" Kiên.



Nhật hoa
30-08-12, 11:37
Theo thông tin vừa mới cập nhật từ các trang web thì bầu Kiên sinh giờ Hợi ngày 13/04/1964.

Ls : http://dichvu.lyso.vn/lasotutru/1/220013041964/1/BAUKIEN.jpg

thiếu bá
30-08-12, 11:55
Theo thông tin vừa mới cập nhật từ các trang web thì bầu Kiên sinh giờ Hợi ngày 13/04/1964.


Thông tin này bạn lấy từ trang web nào? độ khả tín?

Cảm ơn bạn!

kimcuong
30-08-12, 12:16
Giáp Thìn - Mậu Thìn - Nhâm Thìn - Kỉ Dậu (mệnh Mậu Thìn)

Theo tình hình mà xét, cung cách là "giả Sát vi Quyền", gặp Quan tinh là họa (trụ giờ), nên giờ Kỉ Dậu có thể đúng hơn là Tân Hợi. Vận Quí Dậu, lưu niên Nhâm Thìn, tứ trụ toàn thủy, tháng Kỉ Dậu là ứng hạn! Nhưng Thổ ngăn Thủy đúng lúc, chẳng có gì gọi là "họa".

Giáp Thìn - Mậu Thìn - Nhâm Thìn - Tân Hợi (mệnh Bính Dần)

Giờ Tân Hợi thì Lộc gặp Vong thần, gọi là "chung thân hữu tổn", cung mệnh vướng Hỏa tài, tức không khuyết sạch Tài, không đoạt hẳn được Tài. Thế nhưng chia bớt là phát bớt họa, cũng chẳng có gì là "họa"...

tuhynhan
30-08-12, 18:48
Sinh ngày Nhâm thìn (Khôi Canh), tháng Quan sát là tiềm ẩn tù tội rồi.

kimcuong
31-08-12, 12:04
Nói đến họa ở quan trường, tín hiệu Lộc gặp KV hay Vong Thần cũng là khá "ứng", hoặc tứ trụ có Hình. Như tứ trụ của 1 chính trị gia vừa bị truất quyền vào tháng 2 năm nay. Tứ trụ Kỉ Hợi-Canh Ngọ-Nhâm Thân-Canh Tí, mệnh Ất Hợi: chú ý HỢI là Lộc của nhật chủ, nhưng Lộc này vừa bị KV, lại thêm Vong thần và Cô thần, Hợi hình Hợi. Đại hạn ở vận Ất Sửu, hình thành Hợi Tí Sửu, lưu niên Nhâm Thìn bị mất chức, nhưng phải tính Tân Mão vì còn là đầu năm, chưa sang hạn của Nhâm Thìn. Mệnh vượng, Tài tinh phối Ấn, nhưng có Tí Ngọ xung, Ngọ là Tài, Tí là Kiếp Tài nên vấn đề nằm ở Tài. Vì thế, đúng là vì tiền bạc lem nhem mà mất chức, mất danh.

Hjmama
01-09-12, 05:23
Lá số bầu Kiên,do cụ HaUyen (trang TVLS mục thảo luận tử vi) định giờ.
Giáp thìn-mậu thìn-nhâm thìn-giáp thìn
Bên ấy bàn luận rất rôm rã.

kimcuong
01-09-12, 14:04
Theo tôi thì giờ Thìn được cho là có "tứ Thìn" nên đại quí, thế nhưng theo Tử Bình thì tứ trụ khuyết hẳn Kim là Ấn tinh và Hỏa Tài tinh, tứ trụ toàn Thổ nên dùng Thổ Sát làm dụng. Nếu Thổ là dụng mà không có sinh (hỏa sinh thổ) thì chẳng hóa được quyền thế, tiếng tăm như bây giờ! Đại vận lại đổi từ Kim sang Thủy; kị nhất là vận Nhâm Thân, ắt hẳn đã có liên quan đến sinh mạng. Nếu vì đại phúc mà qua khỏi thì vận Quí Dậu này sẽ lĩnh nhiều hậu quả trầm trọng.

Hjmama
01-09-12, 17:38
Càn tạo, Giáp thìn, mậu thìn, nhâm thìn,giáp thìn
bát tự không tài lấy thực thương xem tài.
Mậu từ trong Thìn thấu ra nên Mậu này là thấp thổ sẽ cùng thủy tạo thế, tức Mậu này không khắc Nhâm mà còn tạo khí thế cho thủy. Sát hình thành cá tính con người này, nhưng nó sẽ trở nên hung hiểm phản phé khi có điều kiện,cách này như ngủ chung với hổ. Ấy là khi gặp vận Quí dậu, quí thủy bị Mậu hợp, Dậu hợp Thìn bế Khố thủy không được dẫn ra, Dậu kim xuyên mộc phá căn Giáp, có phải đó là nguyên nhân nhìn từ mệnh lý chăng?

kimcuong
03-09-12, 15:05
Có nhiều trường hợp thật sự chỉ cần có 3 trụ cũng đủ nhìn thấy sự việc, và đây là 1 trong những trường hợp đó. Luận giờ sinh để biết thêm về cung mệnh và có thể vướng KV, từ đó, qua cụ thể có thể loại trừ được vài giờ "xấu" (không tương thích sự kiện). Tôi thích lời bàn của một cao thủ tử vi:


Có một điều dễ thấy rằng dù là giờ nào thì năm nay đều là năm bất ổn với đương số vì chỉ tính tới ngày sinh là đủ thấy!...Như vậy có những quy luật khung trong lý số chi phối tới ngày sinh là đủ gây ra ứng sự. (longnguyenquang-tvls)

Nhật hoa
04-09-12, 19:16
Chính cách và ngoại cách, cả hai đều có thể đạt thành công to lớn.

Khi ngoại cách đạt "tầm mức" quý cách thì "phát như sấm sét", khi suy thì tán gia bại sản, mất mạng như chơi,... ứng điều gì thì do phúc đức riêng từng người mang số. Còn chính cách khi phát thì gọi là bằng phẳng, "tầm tầm sự nghiệp", cứ vậy mà đi, không có đột phá đáng kể.

Quý cách khác với ngoại cách, đừng chỉ vừa thấy ngoại cách liền cho là quý cách. Đó là sai lầm thường hay gặp phải. Nhâm kị long bối, rõ ràng về mặt câu chữ - kị là cưỡi ngựa, chứ có phải là Nhâm kì long bối , kì là kì lạ - không phải.

Hoặc như cách Kim thần, người vỡ lòng thấy sinh giờ Ất sửu / Quý dậu / Kỷ tị thì biết là Kim thần cách, nhưng sẽ tự hỏi tại sao gọi là Kim thần. Đâu biết rằng, MẤU CHỐT là ở chổ kim rất vượng ở ba chi tị dậu và sửu, tị tàng Canh tự Trường sinh (Canh Trườg sinh tại tị) , dậu thì nhà kim chứa kim , sửu tàng Tân là đất ướt mới sinh kim. Rồi sao phát ở hỏa hương, khi nhập môn, sách cứ nói là "kim thần" phát ở hỏa hưởng, cũng ko biết áp dụng cho thân vượng hay nhược , kim có cần thông gốc, thông nguyệt lệnh hay không,... Ý nghĩa kim vượng (rõ ràng vì sinh 3 giờ đó kim rất vượng) cần hỏa chế phục, sinh ngày Giáp thì kim là quan tinh, hỏa là thực thương, rõ ràng sẽ hình thành cách thực chế sát hoặc thương quan giá sát...; sinh ngày Kỷ thì kim là thương quan, hỏa là Ấn, -- thương quan bội ấn ? hay Ấn chế thương bang thân ? tất cả đều quy về chính cách...

Hoặc Nhâm kị long bối, sách cho rằng một là giàu (nhiều Dần) hai là quý (nhiều Thìn) , nhưng ông bầu này tuy rất nhiều Thìn ko quý mà lại rất giàu :



Nhâm Kỵ long bối cách

Đặc điểm của cách này ngày sinh thuộc can Nhâm, nhật chi là Thìn, do đó mới lấy tên là “Nhâm cưỡi lưng rồng”. Trong tứ trụ có nhiều chữ Thìn là quý cách, nhiều chữ Dần và ít chữ Thìn là phú cách.

Lý do được giải thích như sau:

Sinh ngày Nhâm phải lấy Đinh làm tài tinh, lấy Kỷ làm quan tinh. Ngày Nhâm gặp Thìn, Thìn xung Tuất, trong Tuất có chứa Đinh, Mậu. Vậy ngày Nhâm Thìn được có tài quan (sát) mà Dần Ngọ Tuất tam hợp thành hỏa cục sinh co Đinh Hỏa và Mậu Thổ.

Điều kiện cần thiết là chi có Thìn và Dậu, thân trong tứ trụ. Nếu có một Thìn và nhiều chữ Dần là phú cách, có một chữ Dần nhiều chữ Thìn là quý cách.

Đặc biệt số của Vương Cự Phú Thìn ít, Dần nhiều nên trở thành đại phú.

Sau đây là những bài thơ liên quan về cách trên:

- Nhâm kỵ long bối hỷ phi thường

(Nhâm cưỡi lưng rồng là điều may mắn vô cùng).

- Dần thiểu thừa đa chuyển phát sương

(Dần ít Thìn nhiều thời tên tuổi vang lừng quý)

- Đại kỵ quan tinh lại phá cách.

(Rất kỵ quan tinh đến, cách bị phá).

- Hình xung tu kiến thọ nguyên thương

(Nếu gặp hình xun, sẽ bị tổn thọ)

- Nhâm kỵ long bốc phạ quan cư

(Nhâm cưỡi lưng rồng, rất sợ gặp quan tinh trong tứ trụ)

- Trùng điệp phùng Thìn quý hữu dư

(Chữ Thìn trùng điệp trong tứ trụ là phát quý)

- Giả nhược Dần đa, Thìn tự thiểu

(Nếu như nhiều chữ Dần, ít chữ Thìn)

- Tu ưng cao phú tỷ Đào Chu

(Số sẽ giàu lớn như ông Đào, ông Chu).

- Nhâm Thìn nhật, hựu kiến thìn thì

(Ngày Nhâm Thìn lại gặp giờ Thìn)

- Nhân nguyệt Thìn lai tối thị kỳ

(Năm hoặc tráng lại gặp Thìn là kỳ cách).

- Tứ trụ hưu phùng Dần vị thổ

(Trong tứ trụ lại có Dần trong đó có Mậu Thổ)

- Phát tài phát phúc lưỡng tương nghi

(Phát tài phát phúc cả hai đều tốt).

kimcuong
04-09-12, 21:21
Cách "Nhâm kị long bối" nói trên nhất thiết đều nên có 3 Thìn 1 Dần, hoặc 3 Dần 1 Thìn như thế thì mới đúng Cách. Ngoài ra thì không thể thành cách. NĐK không thể luận Cách này.


Điều kiện cần thiết là chi có Thìn và Dậu, thân trong tứ trụ. Nếu có một Thìn và nhiều chữ Dần là phú cách, có một chữ Dần nhiều chữ Thìn là quý cách.

Nhật Thực xem lại thử, có lẽ viết nhầm "Dậu" và "thân" không? Trong Minh Thông Phú Đoán, Hỉ Kị Thiên và vài chương về Phú đoán trong Uyên Hải Tử Bình đều không thấy 2 địa chi ở cách "Nhâm kị long bối".

Nhật hoa
05-09-12, 09:48
Theo em tìm hiểu thì Nhâm kị long bối muốn thành cách 1 cách chính thống (sách vở ghi chép) thì ngoài nhật trụ là Nhâm Thìn thì trong trụ còn phải có ít nhất là một trụ Nhâm thìn hoặc Nhâm dần nữa. Chứ đừng thấy 3 chữ thìn mà can toàn là Giáp, Mậu , Tân thì không phải ... Tất cả ngoại cách đều xoay quay Tứ Cát là Tài (chủ phú), Quan (chủ quý) Ấn (chủ danh) Thực (chủ phúc), nên cái ý nghĩa tiềm tàng của Ngoại Cách chính là trong nó tiềm tàng 4 cát thần đắc cách.

Còn cái gọi là điều kiện thành cách là do người nghiên cứu, người học sau này "sáng tác" theo sở đắc của họ, cái này phải tùy cái mà xem xét, chứ ko thể bê y khuôn được.

Tam mệnh thông hội quyển 6 bàn về Nhâm kị long bối như sau:

baike.baidu.com/view/1830268.htm

"Tam Mệnh Thông Hội" quyển lục:

Nhâm kỵ long bối

"Hỷ Kị Thiên" vân:

"Dương thủy điệp phùng Thìn vị, thị Nhâm kỵ long bối chi hương."

Thử cách dĩ Nhâm nhật tọa Thìn, Nhâm dĩ Đinh vi Tài, Kỷ vi Quan, Nhâm dụng chi Thìn ám xung Tuất trung Đinh, Mậu, Nhâm nhật đắc Tài Quan chi quý, trụ trung tu Thìn đa phương năng xung khởi, tái đắc nhất Dần tự hợp trụ Tài Quan vi diệu, bất nghi Tài Quan hiển lộ, hỷ hành Thân vượng cập Thương quan, Thực thần vận, kị Nam phương Tài Quan chi địa. trụ hữu Đinh Tị Ngọ Tuất, chỉ tác Tài Quan luận, nhược Nhâm nhật tọa Dần, trụ trung Thìn đa, diệc thủ thử cách, dĩ Nhâm Thực Giáp, Giáp hợp Kỷ vi Nhâm Quan, Giáp sinh Đinh vi Nhâm Tài, Thìn năng xung Tuất, Dần dĩ hợp chi vi quý. nhược Nhâm Thìn nhật, niên nguyệt thời giai Dần Ngọ hỏa cục, Tài sinh vượng đắc địa, Tài đa bất thanh, chỉ vi phú mệnh.

Song viết: Nhâm Thìn nhật thủ Thìn đa, ám xung khởi Tuất trung hỏa thổ kim vi Tài Quan Ấn Tam Kỳ, nhược tam Thìn nhất Dần vi xung hợp quý khí, hữu lực, nhược Nhâm Thìn nhật niên nguyệt thời giai Dần, lực khinh, khước dụng Dần trung Giáp mộc vi Thực sinh Tài, cố chủ phú. trụ trung nghi kiến Sửu Mùi vi quý, đại phạ Kỷ Quan, Mậu Sát, Ất thương, Đinh hợp bất nhập cách, túng Thìn đa diệc giảm phân số, kị Bắc phương Hợi Tý vận.

Hựu viết: Nhâm Thìn vi Khôi Cương nhật, nghi Thân vượng, phạ kiến Tài Quan, hưu phủ dĩ vận tham tường, nhược trụ trung toàn kiến Thân Tý , đương dĩ Nhuận hạ cách luận, vận Mậu Kỷ, Thìn Tuất hựu xung, tuế vận tịnh lâm, cát trung phản họa, thử vi kỵ long tẩu xung, bất thành cách dã.

Nhất mệnh: Kỷ Sửu, Mậu Thìn, Nhâm Thìn, Canh Tý

Giáp Tý cử nhân, Mậu Thìn niên Ất Mão nguyệt Tử, chính thị Kỷ Quan Sát thái vượng, khắc Nhâm vi hung.

Thi viết: Nhâm Thìn nhật đản hiệu kỵ long, phi xuất Quan tinh tại đối xung, Tứ trụ Thìn đa Quan tước hiển, Dần đa khước tác phú gia ông.

Hựu: dương thủy đa phùng Thìn tự hương, Nhâm kỵ long bối quý phi thường, trụ trung câu hữu Dần Thìn tự, phú quý song toàn tại miếu đường.

Hựu: Nhâm kỵ long bối hỷ phi thường, Thìn đa Dần tự chuyển phát dương, đại kị Quan tinh lai phá cách, tai hình tu kiến thọ nguyên thương.

Mệnh lý học trung đích thuật ngữ. thị chỉ phàm Nhâm Thìn nhật xuất sinh đích nhân, nhật trụ Nhâm Thìn, nhật chi Thìn tại thập nhị sinh tiếu trung thuộc long, Nhâm tọa Thìn, cố viết Nhâm kỵ long bối. giá nhất cách cục, dĩ Tứ trụ trung đa kiến Nhâm Thìn, Nhâm Dần vi giai. kỳ trung Thìn tự đa đích quý, Dần tự đa đích phú. như quả thuần kiến Dần, Thìn lưỡng chi, nhi một hữu biệt đích Địa chi sảm tạp tiến lai, na tựu phú quý song toàn liễu.

Kinh vân: " dương thủy điệp phùng Thìn vị, thị Nhâm kỵ long bối chi hương." giá chủng cách đại kị Quan tinh thịnh vượng, nhược kiến thú hòa Thìn xung, dã bất vi phúc.

Thi viết: " Nhâm kỵ long bối phạ Quan cư, trọng điệp phùng Thìn quý hữu dư. giả nhược Dần đa Thìn tự thiểu, tu ứng hào phú tỉ Đào Chu."

Điển hình Bát tự:

1, Vương xu Mật

Nhâm Thìn / Giáp Thìn / Nhâm Thìn / Nhâm Dần (Thìn đa, quý quá vu phú)

2, Vương cự phú

Nhâm Dần / Nhâm Dần / Nhâm Thìn / Nhâm Dần (Dần đa, phú quá vu quý)

Nhật hoa
05-09-12, 09:57
Nhật Thực xem lại thử, có lẽ viết nhầm "Dậu" và "thân" không? Trong Minh Thông Phú Đoán, Hỉ Kị Thiên và vài chương về Phú đoán trong Uyên Hải Tử Bình đều không thấy 2 địa chi ở cách "Nhâm kị long bối".

Có lẽ người gõ lại sách "gõ nhầm" , điều kiện có lẽ là "Thìn và Dần, thân vượng..."

Còn giải nghĩa câu phú :


- Trùng điệp phùng Thìn quý hữu dư

(Chữ Thìn trùng điệp trong tứ trụ là phát quý)

- Giả nhược Dần đa, Thìn tự thiểu

(Nếu như nhiều chữ Dần, ít chữ Thìn)

- Tu ưng cao phú tỷ Đào Chu

(Số sẽ giàu lớn như ông Đào, ông Chu).


Ý câu phú không nó đến "ông Đào, ông Chu" nào cả mà nói đến Phạm Lãi, còn có hiệu là Đào Chu Công, là nhà chính trị , quân sự , nhà kinh tế lỗi lạc thời Xuân Thu.

Ông còn được tôn thờ làm ông tổ của nghề buôn.

dnts
05-09-12, 10:15
Ý câu phú không nó đến "ông Đào, ông Chu" nào cả mà nói đến Phạm Lãi, còn có hiệu là Đào Chu Công, là nhà chính trị , quân sự , nhà kinh tế lỗi lạc thời Xuân Thu.

Ông còn được tôn thờ làm ông tổ của nghề buôn.

hehe, đúng là Đào Chu Công tức Phạm Lãi đó lão! Tích Đào Chu rất hay được nhắc đến trong cả trong Phong thủy, Dịch học... ý nói cách đẹp nhất về Tài. Chẳng hạn Phong thủy khi song tinh kết hợp:

Nhị hắc và lục bạch: Phú địch Đào Chu
Lục bạch và bát bạch: phú địch Đào Chu

kimcuong
05-09-12, 13:47
Điển hình Bát tự:
1, Vương xu Mật
Nhâm Thìn / Giáp Thìn / Nhâm Thìn / Nhâm Dần (Thìn đa, quý quá vu phú)

2, Vương cự phú
Nhâm Dần / Nhâm Dần / Nhâm Thìn / Nhâm Dần (Dần đa, phú quá vu quý)

Quả là như thế, người xưa nói ít hiểu nhiều! Đã là "phi thường cách" thì phải có mẫu chặt chẽ, mà đúng là thiên can toàn Nhâm hoặc Giáp, địa chi chỉ có Thìn và Dần, ngoài ra thì chỉ là gần đạt Cách (giải an ủi) :)

Trong Dần có Tài tinh và Quan tinh của Nhâm Thủy, 2 sao này bất hiển lộ nên trước tiên mới là QUÍ. Bởi vì càng lộ thì càng dễ bị kiếp (tài), càng lộ mà lực mỏng càng gây khó khăn cho chính mình (quan). Vì vậy, phải thuần chất nên bản tính không hỗn tạp, gọi là một lòng một dạ cũng được, hoặc gọi là quyết chí làm nên, không cần phải xoay trở phải trái.