PDA

View Full Version : Phương pháp đọc sách Tử Bình



summer
04-09-12, 11:46
Em đang đọc 3 cuốn là:
- Tử Bình Trúc Lâm Tử
- Tử Bình Chân Thuyên
- Tử Bình nhập môn
Nhưng khi đọc và so sánh thấy 3 quyển viết hơi khác nhau 1 chút. Cả nhà tư vấn cho em nên bám sát cuốn nào với ạ. Cuốn nào nên đọc trước và cuốn nào nên đọc sau.
Hôm trước có qua nhà anh bạn, bên đó có mấy cuốn Tam Mệnh Thông Hội đọc khá hay và dễ hiểu nhưng ra ngoài hàng thì hơi đắt :D.
Bạn em cứ khuyên đọc Mai Hoa dịch số xong rồi hãy quay về đọc Tử Bình.
Em đang hoang mang và nhiễu loạn quá nên tạm dừng cả lượt, tìm hiểu xem cuốn nào viết ổn nhất để vừa tập trung vào đọc vừa thực hành luôn ạ.

Em cảm ơn,

kimcuong
04-09-12, 13:38
Cả 3 sách đều đọc được cả, nhưng đúng là có điểm khác biệt quan trọng ở phần luận Cách. Còn các phần xem như là "kỹ thuật" ghi nhận tứ trụ đều giống nhau.

Đại để có vài điểm nhận xét:

Tử Bình Nhập Môn của Lâm Thế Đức với phần luận Cách Cục (từ trang 12, lộ ra chữ gì thì lấy chữ đó làm Cách), như nhật chủ Ất sinh tháng Thân có Canh, Nhâm, Mậu, nếu lộ ra Canh gọi là Quan cách, lộ ra Nhâm là Ấn cách, lộ ra Mậu là Tài cách. Thế nhưng trong thí dụ ở phần Học Tập Đoán Số, ngay thí dụ 1 (số mệnh thừa tướng đời Minh) lại ghi ngay là "Chánh Quan Cách" mà không thấy Canh lộ ra ở trụ nào.

kiếp............ấn.........................c.t ài
Giáp Thân - Nhâm Thân - Ất Tỵ - Mậu Dần

Sách Tử Bình Trúc Lâm Tử: Phần "đếm" ngũ hành (bao nhiêu Kỷ, bao nhiêu Ất..v.v...) cộng lại thành nguyên cục ngũ hành không đưa đến kết quả về tính chất của ngũ hành trong tháng sinh. Nếu chỉ chăm chú đoán theo số lượng ngũ hành thì hoàn toàn sai lệch. Trúc Lâm Tử có nói thêm phải kết hợp với Thể Tính ngũ hành (mùa sinh, vượng nhược của thiên can...), nhưng thật tế phần đếm các can chi đó là dư thừa.

Về Cách Cục thì Trúc Lâm Tử đề cập rõ ràng hơn Lâm Thế Đức.

Theo tôi thì nên đọc Trúc Lâm Tử trước và so sánh với Lâm Thế Đức, chỗ nào không hiểu vì khác biệt thì ghi nhận và mang ra hỏi han tìm hiểu thêm. Còn sách Tử Bình Chân Thuyên thực tế là để đào sâu thêm, sau khi đã nắm vững cách luận Vượng Nhược của 2 sách kia.

summer
04-09-12, 13:48
Hi, em cảm ơn chị.

Nhật hoa
04-09-12, 18:36
Em đang đọc 3 cuốn là:
- Tử Bình Trúc Lâm Tử
- Tử Bình Chân Thuyên
- Tử Bình nhập môn
Nhưng khi đọc và so sánh thấy 3 quyển viết hơi khác nhau 1 chút. Cả nhà tư vấn cho em nên bám sát cuốn nào với ạ. Cuốn nào nên đọc trước và cuốn nào nên đọc sau.
Hôm trước có qua nhà anh bạn, bên đó có mấy cuốn Tam Mệnh Thông Hội đọc khá hay và dễ hiểu nhưng ra ngoài hàng thì hơi đắt :D.
Bạn em cứ khuyên đọc Mai Hoa dịch số xong rồi hãy quay về đọc Tử Bình.
Em đang hoang mang và nhiễu loạn quá nên tạm dừng cả lượt, tìm hiểu xem cuốn nào viết ổn nhất để vừa tập trung vào đọc vừa thực hành luôn ạ.

Em cảm ơn,

1. Tử bình nhập môn & Tử bình thuyết minh viết trước 1975, tác giả dự định sẽ viết nhiều sách nâng cao nữa nhưng vì biến cố 1975 nên đã dừng. Nhập môn nên đọc sách này.

2. Tử bình chân thuyên (bản lưu hành trên mạng là của dịch giả Quảng Văn) do trang web VLS post nhưng còn thiếu, do lỗi "mờ chữ" (thực hư thế nào ko biết, mà chỉ biết "mờ" toàn chổ quan trọng).

3. Tôi học đoán mệnh, cơ bản không khác TVH là mấy, ví dụ minh họa cũng của TVHoa. Bạn summer lưu ý, trình độ của người học tử bình ở VN đều thấp, thấy sách nào mà ví dụ chỉ là dịch từ sách hoa ngữ, hoặc lấy ví dụ từ người khác,... thì thực chất là trình độ của tác giả đó chỉ là lý thuyết suông (vì chính bản thân mình cũng không đưa ra được một ví dụ thực tế mà mình đã trải qua để minh họa sách/lý thuyết của mình nữa mà). Cho nên lý thuyết này cũng chỉ là "photo bản chánh" mà thôi.

4. Trình độ nhập môn, bạn nên đọc quyển Nhập môn dự đoán theo tứ trụ (của nữ học trò Thiệu Vĩ Hoa là Trần Viên) - quyển này in riêng (1996) hoặc in chung với quyển Dự đoán theo tứ trụ (2002 + 2006). Vì sao khuyến khích bạn đọc sách của Trần Viên vì theo tôi được biết thì Trần Viên viết sách "dựa trên" sách Tam Mệnh Thông Hội nên khá hay, sách hay vì đề cương là "luộc" của sách TMTH chứ ko phải do trình độ Trần Viên tài giỏi gì cả...

5. Còn sách Dự đoán theo tứ trụ (Thiệu Vĩ Hoa) thì bạn đọc để lấy ý, xem cách luận như thế nào, nên bỏ đi phần cộng trừ nhân chia "độ vượng" - vì phần này bị cư dân mạng hoa ngữ chửi là "số hóa mệnh lý". Ông viết rất dài, cũng có chổ được nhưng bạn phải qua cơ bản nhập môn thì mới biết/ hiểu được chiêu thức "dấu nghề" , "bịa chiêu" của "đại sư" tàu Thiệu Vĩ Hoa.

6. Sách bây giờ ra nhất nhiều, bạn lên mạng search Google là ra ngay. Như quyển Bát tự dụng thần (khá hay vì phát triển nâng cao sách Thiên lý mệnh cảo, chuyên đoán suy vượng, cân bằng điều hậu theo tháng sinh/ mùa sinh), Đoán mệnh cho người mệnh khuyết (2 quyển - áp dụng lấy khí khuyết bổ sung cho mệnh từ phong thủy, lối sống, vật dụng...),... của tác giả Lý Cư Minh.

7. Sách TMTH thì quá hay, nhưng chỉ có lý thuyết, ko có ví dụ thực tế.

Còn đi vào chi tiết thì mỗi sách đều có nhiều ưu ít khuyết điểm hay nhiều khuyết điểm ít ưu điểm thì lại là chuyện khác, phải cụ thể từ chương mục, ví dụ trong sách thì mới bàn sâu được.

Đọc sách xong, bạn cộng thêm khoảng 10 năm thì bạn sẽ có được sự nhạy cảm cần thiết để đoán số...cho vui như khoa Tử Vi :emoticon-0165-muscl

summer
04-09-12, 23:07
Cảm ơn bác Nhật thực, thú thực là cả 3 cuốn em hỏi thì em đều thấy không ưng ý trừ cuốn "Tam mệnh thông hội" em đọc được ở nhà bạn em. Chắc em tìm quyển Bát Tự Dụng Thần và Nhập môn dự đoán theo tứ trụ đọc thử theo ý bác và chị Kim Cương xem sao. Tự mình học cũng có cái hay nhưng cơ bản là phải tìm đường đi đúng, đi lạc lại mất thời gian ạ.

Em cảm ơn :D

quangdct
29-09-12, 11:27
Nhìn chung nếu mệnh bạn có sao Hoa cái, Văn xương, Khôi canh, Thủy nhiều thì học Tử bình dễ như trở bàn tay. Không có mấy cái này thì học vô ích nên làm việc khác có ích hơn.
Tùy theo điểm xuất phát và trình độ tri thức mà có cách tiếp cận các sách cho phù hợp. Giống như học vỡ lòng thì nên đọc Nhập môn, sau đó thì nâng cao hơn chút nữa. Quá trình nhập môn nên tìm thêm các sách viết về âm dương ngũ hành (cái này tôi thấy sách Thiệu Vỹ Hoa quyển 3 cuốn viết rất hay) nhưng hay nhất là sách Hoàng Đế Nội Kinh.
Riêng tôi thì bỏ qua phần nhập môn, đọc ngay sách Thiệu Vỹ Hoa. Đến giờ tiếc rằng không có sách Tam Mệnh Thông Hội và Uyên Hải Tử Bình bản đầy đủ để đọc.
Khi đã tương đối về kiến thức mệnh lý thì việc thực hành đoán là vô cùng quan trọng. Khi nào bạn phân biệt được giờ sinh đưa ra là đúng hay sai, đoán các sự kiện và mệnh vận cả đời đúng 70% trở lên thì như thế là rất khá. Giỏi là đoán được tôi giàu hay nghèo nhưng quan trọng là Đại, trung hay tiểu phú, quan chức cao hay thấp như tam công hay cửu khanh hay vương hầu, tai họa bệnh tật gì....
Cuối cùng chúc bạn thành công.

kimcuong
30-09-12, 17:15
Theo KC được biết thì sách Tam Mệnh Thông Hội và Uyên Hải Tử Bình đều đã có bán ra thị trường tại VN. Các bạn có thể mua về đọc dễ dàng. Tuy nhiên, lại xin nhắc rằng, trong sách còn vài chỗ dịch không khéo, thậm chí sai lệch. Như trong cuốn UHTB, đã có vài bài nói về các điểm sai trong sách này.

Thí dụ như trang 309, 1 câu là "như Đinh dụng Thìn vi khố Quan ", sách dịch là "ví như Đinh là Quan khố của Thìn". Thật sự không thể hiểu được vì sao Đinh hỏa là Quan khố của Thìn ?!? Trong Thìn có Mậu Ất Quí, không có Hỏa, chẳng ăn nhập gì đến nhau cả...

Người dịch không hiểu rằng, đây là ý tứ nói rằng Thủy khố là Quan tinh của Đinh nhật chủ. Đinh gặp Thìn thì xét là khố của Quan tinh, vì Thìn trong tam hợp ngũ hành thủy là khố (Đinh dụng Nhâm làm Quan, mà Nhâm là tính cách đại diện cho tam hợp thủy).