PDA

View Full Version : Thảo luận-Chương 25-Hành Vận



Hjmama
28-09-12, 16:06
Chương 25 - Luận hành vận


( -nplm dịch- )
Chương 25 - Luận hành vận


( -nplm dịch- )

Nguyên văn: Phương pháp luận vận và xem mệnh cũng không khác nhau. Xem mệnh lấy can chi tứ trụ phối với hỷ kị nguyệt lệnh, còn thủ vận thì lại lấy can của vận phối hỷ kị Bát tự. Cho nên ở hành vận, mỗi vận là một chữ, tất lấy chữ này phối với can chi trong mệnh để thống nhất xem toàn cục, là hỷ hay là kỵ, cát hung phân rõ ra.



Nhưng tại sao vẫn có sự phân chia tách bạch vận ra làm 2: can và chi, ví dụ vận canh ngọ, canh 5 năm,ngọ 5 năm mà vẫn nghiệm đúng. Ai nghiên cứu TB đều cảm thấy "kì kì" vì dụng ý này khác biệt với Thẩm tiên sinh chỉ dùng can vận phối hỉ kị bát tự.Và căn cứ vào đâu mà người ta phân chia can chi đại vận mỗi cái quản 5 năm?

kimcuong
28-09-12, 18:35
Thẩm tiên sinh chỉ dùng can vận phối hỉ kị bát tự

Theo tôi thì chúng ta nên rõ ràng, khi luận đại vận, không cứ tranh cãi CAN hay CHI làm trọng, vì cả hai đều quan trọng như nhau. Chỉ thử tự hỏi là thấu đáo ngay, nếu chỉ lấy CAN thì địa chi để làm gì? Nếu chỉ dùng CHI thì thiên can đứng đó làm chi?

Các tài liệu viết rất xúc tích, nhất là các nguyên chú, nên may mắn là có thêm bình chú để hiểu thêm vấn đề, và từ đó mà tự nhận xét ra đâu là đúng sai. Như Từ Nhạc Ngô đã giải thích thêm rất rõ trong suốt bài 25-luận hành vận trên. Chúng ta có thể rút lại như sau:

- Địa chi gọi là "phương", tức là từ lệnh tháng định ra "mùa" của vận khí, như Dần sang Mão sang Thìn là phương của Mộc khí, sau đó là Tị Ngọ Mùi gọi là vận khí của Hỏa. Phương này được hiển thị ở địa chi là một hình ảnh chung của địa khí chuyển vận.

- Thiên can ngồi ở trên đầu địa chi chính là Thập Thần để xác định các mối quan hệ của chúng ta với thập thần đó, như Mậu Thân, thì luận vận khí là Kim, còn Mậu có thể là hợp Quí trong tứ trụ, hoặc Mậu khắc Nhâm, Mậu bị Giáp khắc...v.v... Nếu Mậu là Thực thần thì đối với các quan hệ vừa kể mà luận thập thần còn lại (kể cả nhật chủ).

- Cơ bản về tuơng quan của Can và Chi trong Tử Bình là việc có GỐC hay không, địa chi sinh thiên can hay khắc thiên can. Vì thế mà cả MẬU và THÂN đều phải luận liên quan với nhau. Trong Thân tàng Canh, Mậu, Nhâm; Can Mậu thổ không có Hỏa sinh, lại khắc Nhâm trong Thân, tọa Bệnh ở Thân. Nếu Mậu là Thiên Tài thì Nhâm là Thiên Ấn, từ đó lại suy ra Tài và Ấn đối với tứ trụ thế nào.

Còn việc quản 5 năm trước, 5 năm sau thì theo tôi không cần xét như thế, mà cũng lại cần xét chung CAN CHI của lưu niên đối với đại vận, tứ trụ theo cách như trên. Lưu ý rằng tại sao người ta nói lưu niên thì CAN trọng hơn CHI, là vì lưu niên không phải là "mùa của vận khí" tính từ lệnh tháng trong tứ trụ nữa. Lưu niên là Thái Tuế, độc lập với cả tứ trụ và đại vận, cung mệnh. Vì chỉ xuất hiện 1, 2 lần trong đời người nên tính cách của Thái Tuế mang thêm tính chất của "thời vận", hiểu như là cơ hội chỉ đến 1 lần, dù là hung hay cát.