PDA

View Full Version : Lại bàn về Mộ/Khố



kimcuong
30-09-12, 16:35
Tạm giải thích về Mộ/Khố như sau. Hai chữ này thường dùng lẫn lộn, nên các bạn mới tìm hiểu Tử Bình chắc chắn là thắc mắc rất nhiều. Vả lại, hiện thời, các tân phái dùng Mộ và Khố hầu như giống nhau, hoặc ra thí dụ mà không nói rõ xung Mộ hay xung Khố, lại nói chung chung là "Xung Mộ thì tốt", thật sự là khó nắm bắt được mấu chốt vấn đề.

Trong Uyên Hải Tử Bình (Kế Thiện Thiên) có câu "Đăng khoa giáp đệ, quan tinh lâm vô phá chi cung. Nạp túc tấu danh, tài khố cư sanh vượng địa". Tạm dịch là mệnh làm quan vì quan tinh không bị phá hại, nhờ nộp thóc cho vua mà được ban thưởng là vì tài khố ở vào vượng địa. Câu này qua hình ảnh một người dân mang bồ thóc lúa đến tặng vua, vua khoái chí khen thưởng hoặc phong tặng chức tước hàm ý nói rằng người này có "Tài khố" nên khi xuất ra thì phát. KHỐ còn gọi là KHO. (Xuất kho thóc tức là xung khai địa chi và cả thiên can). Tức là nếu người này không chịu mở kho thì không ai biết đến kho của ông ta nhiều ít thế nào, nghĩa bóng là tài năng phải thấu lộ thì người khác mới nhận ra.

"Tài khố" chứ không ai nói "Tài mộ", vì sao? Vì Khố tức là ngũ hành nhập Khố, còn Mộ là nơi thu tàng trở về tuyệt địa của tiết mùa. Cụ thể:




Khố
Mộ


THÌN
Thân Tí Thìn
tam hợp Thủy
Dần Mão Thìn
phương đông Mộc


TUẤT
Dần Ngọ Tuất
tam hợp Hỏa
Thân Dậu Tuất
phương tây Kim


SỬU
Tị Dậu Sửu
tam hợp Kim
Hợi Tí Sửu
phương bắc Thủy


MÙI
Hợi Mão Mùi
tam hợp Mộc
Tị Ngọ Mùi
phương nam Hỏa



Thí dụ Thìn gọi là KHỐ khi nói đến ngũ hành Thủy (Nhâm đại diện), từ trường sinh ở Thân, sang Tí là đế vượng, đến Thìn là Khố (trong vòng trường sinh gọi là Mộ, vì chữ này dùng chung cho cả mộ khố).
Thìn gọi là MỘ khi nói đến mùa sinh, sinh tiết Thanh Minh là tháng Thìn, nên gọi các thập thần tàng trong Thìn là "nhập mộ".

Uyên Hải Tử Bình và các tài liệu cổ khác đều dùng chữ Khố khi nói đến "xung", bởi vì ý nói là "mở kho mà dùng"; còn nếu "mở mộ" thì có khi là vận tử (chết), như gặp thiên khắc địa xung mà 1 trong 2 chi là mộ.

Lại cần biết về "hữu khí" và "vô khí". Hữu khí là nói về địa chi có thiên can lộ, như ngũ hành có Khố, vô khí là có địa chi không lộ thiên can, nếu là mộ thì gọi nhập vào mộ. Theo hình thái tự nhiên, nhập mộ vô khí thì xung khai bằng thừa, vô ích. Ngũ hành có kho tàng (kho, khố) thì cần xung khai để phát.

Mặt khác, quan niệm thời xưa khi luận chỉ chú trọng đến Tài và Quan của nam mệnh. Nếu Tài ở trong Khố gọi là "tài khố", Quan ở trong Khố gọi là "quan khố", nếu không có thiên can dẫn lộ, hoặc không có đại vận xung Khố thì tài quan miễn bàn đến trong cuộc đời, chỉ là hàn sĩ đọc sách hoài không thi đậu hoặc không ra làm quan được, v.v...

Nữ mệnh thì lại luận khác biệt. Vì Tài Quan của nữ mệnh mà xung khai thì không gọi là tốt đẹp, vì quan niệm là chồng con bị xung phá. Mệnh tốt thì xung không tệ, có thể là chồng thay đổi công việc hay chỗ ở, mệnh xấu thì nguy hại hơn về sức khỏe, thí dụ vậy. Tùy theo tứ trụ mà luận, đấy chỉ là nói chung. Còn ngày nay thì luận nam nữ bình quyền, tất nhiên cũng tùy hiểu biết của mình mà nhận định.

Đặc điểm của việc cả Mộ và Khố không thấu ra trong nguyên cục cũng là vì thiên can "cái đầu", thí dụ như Mậu Thìn, Thìn này là ngũ hành Thủy nhập khố, mà lại thấu Mậu ngăn trở, nên cần xung là xung Mậu quan trọng hơn cả. Hoặc có Quí hợp Mậu, thì các can tàng trong Thìn sẽ phát ra tài năng của chúng. Tuy nhiên, nếu các can tàng là kị thần thì dĩ nhiên, xung kị thần ở Mộ/Khố là rất tệ. Ngày nay, ta thấy thí dụ nào nói là cứ Thìn Tuất xung Tài là phát, hãy bình tâm xem lại cụ thể ở thiên can và vài điều kiện khác (thân vượng, nhược, Tài là dụng hay kị?).

Vậy khi nào luận Khố, khi nào luận Mộ? Tất cả giải ở việc thiên can lộ ra hay không là điều kiện thứ nhất. Điều kiện thứ nhì là luận lệnh tháng trước, các trụ khác là phụ.




kiêu
thực

chính tài


ất
kỉ
ĐINH
canh


hợi
sửu
hợi
tuất


nhâm giáp
kỉ quí tân
nhâm giáp
mậu tân đinh



Sửu có Kỉ, Quí, Tân: Kỉ lộ là thổ hữu khí, Tân kim không lộ, nhưng Canh kim lộ, Kim có khí: gọi Sửu là Khố của Kim. Quí không lộ: gọi Sửu là Mộ của Quí.

Tuất có Mậu, Tân, Đinh: Mậu không thấu, nhưng Kỉ thấu. Tân không thấu, nhưng có Canh thấu. Đinh nhật chủ không tính. Vậy Tuất không phải là Khố hay Mộ trong tứ trụ này.

Nếu có Sửu Mùi xung, luận Tân kim và Quí thủy bị xung, vì trong Mùi có Đinh và Ất khắc Tân và Quí.

Đặc điểm của Thìn Tuất Sửu Mùi là có tạp khí, nên phần giải luận cát hung đều nằm trong việc suy đoán thập thần, để xem thập thần nào có lợi thế thì vì vượng thế mà không sợ xung, thập thần nào nhập mộ tức là yếu thế thì nên để yên đấy, không nên xung.

Tính cách của thập thần khác biệt nhau, như Chính Tài và Thiên Tài cũng là Tài, nhưng tính cách biểu lộ khác hẳn nhau. Chính Tài có khuynh hướng bền bĩ, Thiên Tài thì thích những hành động ngắn hạn hơn. Vậy nếu Xung thì xét tính cách nào cố hữu thì khả dĩ thành công hơn tính cách không có. Thí dụ như bất ngờ xung Thiên Tài Tân thì những tiền bạc lúc đó có kiếm được cũng không bền lâu; cả phụ thân cũng gặp điều trở ngại, vì Thiên Tài đại diện cho cha, hoặc có bạn gái v.v...

lang_tu
01-10-12, 16:28
em xin đc lấy chính lá số của chị gái em làm ví dụ..
Đinh Mão... Canh Tuất.... Đinh Dậu.... NHâm Dần
ất............Mậu Tân Đinh..

Lá số thân vượng dụng Tài tinh kim
trong Tuất có Mậu, Tân, Đinh: Mậu không thấu, Tân không thấu nhưng canh thấu, Đinh thấu ở trụ năm. vậy Tuất ở đây là Khố của Hỏa, và là Mộ của Thổ.
năm nay Nhâm Thìn, Thìn Tuất xung nhau. Tài tinh đắc thế nên tiền bạc từ đầu năm đến giờ cực tốt, kiếm đc không ít... :emoticon-0165-muscl
trong khi đó hỏa lại là kị thần của mệnh cục, và vì thế nên năm nay anh em gặp hạn( bản em vừa bị tai nạn vào tháng 4 âm lịch)....
Tuất lại là mộ của Thực thương, nên năm nay không thể có con....

Đúng sai như thế nào mong chị KC cho ý kiến ạ!!!

lang_tu
01-10-12, 17:11
và cũng mong chị nói thêm là: đấy là Mộ Khố xét trên Tứ trụ vậy mình có xét cả đại vận vào đó không??? và nếu đại vận cũng có Thìn hoặc Tuất, sửu,mùi thì mình có tính như là ở trong tứ trụ hay không???

cảm ơn chị

thucthan
01-10-12, 21:51
hay quá chị kim cương ơi

kimcuong
02-10-12, 11:39
Đinh Mão... Canh Tuất.... Đinh Dậu.... NHâm Dần
..........ất...............Mậu Tân Đinh......................
Lá số thân vượng dụng Tài tinh kim
trong Tuất có Mậu, Tân, Đinh: Mậu không thấu, Tân không thấu nhưng canh thấu, Đinh thấu ở trụ năm. vậy Tuất ở đây là Khố của Hỏa, và là Mộ của Thổ.

Áp dụng những gì viết ở bài trên thì Tuất là mộ của Kim và khố của Hỏa. Ta không nói là mộ của Thổ, vì cả Thìn Tuất Sửu Mùi đều là Thổ rồi, nói như vậy không thể phân biệt rõ được.

Nếu trụ không có Canh thấu thì tính cách của Tài tinh trong trụ gọi là hoàn toàn nhập "mộ=chôn vùi". Nếu Tân kim thấu thì xét tính cách Thiên Tài, Canh kim thấu thì xét tính cách của Chính Tài. Đấy là phân biệt giữa Thiên và Chính, vì 2 tính chất này khác nhau.

Tứ trụ này có chính quan lộ (nhâm thủy) được chính tài tương sinh. Vận Nhâm Tí là vận Quan, nên những biểu hiện gì của Quan Sát đều thể hiện mạnh nhất ở 10 năm này. Đến hạn lưu niên tương ứng thì Tài và Quan lộ rõ.

Mặt khác, Thủy vượng thì Thổ giảm tính năng kềm chế Thủy, nên Mậu Thương quan suy kém. Tuy nhiên, cũng sẽ có người trong tháng Mậu Tuất này lại có thể đậu thai, đấy là phúc phần của từng người khác nhau vậy.

Mộ/Khố xét ở nguyên cục để thấu hiểu tính cách của mình. Đã trở thành là bản tính thì sẽ suốt đời không thay đổi, hoặc rất khó thay đổi nếu không tự hiểu mình và có quyết tâm thay đổi. Vậy nếu nguyên cục không có, ở đại vận, lưu niên xuất hiện Mộ/Khố thì cũng sẽ lướt qua nhanh chóng, kém bền bĩ. Điều này áp dụng cho nhiều nguyên tắc khác, chẳng hạn như khuyết hành vậy.

kimcuong
02-10-12, 16:48
1 thí dụ về xung Thìn Tuất là hạn tử của 1 nghệ sĩ.

Nam, sinh ngày 23.4.1961, giờ Sửu, qua đời ngày 1.10.2012 (ngày Ất Mùi, tháng Kỉ Dậu, năm Nhâm Thìn)



c.Tài
sát
nhật chủ
thương


tân
nhâm
bính
kỉ


sửu
thìn
tuất
sửu


kỉ, quí, tân
mậu, ất, quí
mậu, tân, đinh
kỉ, quí, tân



Vận: Tân Mão, Canh Dần, Kỉ Sửu, Mậu Tí, Đinh Hợi

Vận Đinh Hợi, năm Nhâm Thìn, xuất ra thiên khắc địa xung với Bính Tuất trụ ngày. Chú ý Ất mộc trong Thìn là chính ấn, là mộ của mùa sinh (dần mão thìn-mùa Xuân). Ất không thấu là nhập mộ, tính chất suy yếu, không nên xung động mạnh. Trong nguyên cục có sẵn Thìn Tuất Sửu, thêm ngày Ất Mùi (1.10.) là thổ động cực mạnh; Ất lại thấu ra, bị tháng Kỉ Dậu khử mất.

Người này là 1 danh hài, có thể luận qua tính cách Thực Thương ở địa chi lộ Kỉ ở trụ giờ, mộc hỏa đều kém, luận tòng nhi cách, dụng hỏa thổ, kị thần mộc thủy.

thiếu bá
02-10-12, 19:59
Chị có thể cho biết tên, em muốn truy nguyên nhân. Cảm ơn chị.

GiacVien
03-10-12, 09:03
Cám ơn cô kimcuong
Rất nể phục những luận giải của cô về tử bình.
Tôi cũng đang võ vẽ “học” tử bình từ cô, từ sách và internet.
Về mộ, khố; tôi chưa áp dụng được với tứ trụ sau (nhật chủ: Canh Tí):




Canh


Bính


Canh


Đinh




Dần


Tuất





Sửu







Tân
Đinh
Mậu





Quý
Tân
Kỷ


Mong được cô chỉ điểm.
Trân trọng cám ơn cô.
GiacVien

kimcuong
03-10-12, 11:33
thiếu bá: Nghệ sĩ chị nhắc đến tên là Dirk Bach, chết vì đột quỵ, do bịnh tim là chủ yếu. Truy ở mạng hiện thời có rất nhiều bài nói đến người này.

GiacVien: Bạn thử tự giải qua những bài đã đọc, chúng ta cùng luận bàn sau.

GiacVien
04-10-12, 04:15
Giác Viễn tạm giải luận như sau, mong cô và các bạn đừng cười




Canh
Kim
(Canh)kim lộ ở Tuất


Bính
Hỏa
Tânkim ko lộ ở Tuất
Đinh hỏa ko lộ ở Tuất
(Bính)hỏa lộ ở Tuất


Canh
Kim
(Canh)kim lộ ở Tuất


Đinh
Hỏa
Đinh hỏa lộ ở Tuất




Dần


Tuất





Sửu







Tân
Đinh
Mậu













Kim mộ ở Tuất
Hỏa khố ở Tuất














Canh
Kim
(Canh)kim lộ ở Sửu


Bính
Hỏa
(Bính)hỏa ko lộ ở Sửu


Canh
Kim
(Canh)kim lộ ở Sửu


Đinh
Hỏa
Quý thủy ko lộ ở Sửu
Tânkim ko lộ ở Sửu




Dần


Tuất





Sửu













Quý
Tân
Kỷ













?


???

kimcuong
04-10-12, 10:51
Canh: Tỉ
dương kim

Bính: Sát
dương hỏa
Canh
dương kim
Đinh: Quan
âm hỏa


Dần
Tuất

Sửu



Mậu, Tân, Đinh





Mậu thiên ấn không thấu can
Tân kiếp tài không thấu can
Đinh chính quan thấu ở trụ giờ






Đơn giản để hiểu vấn đề:

- Tháng Tuất, tiết Hàn lộ, Tân và Đinh ở trong mộ khố, ngũ hành của chúng đều thấu ra thiên can, ngũ hành Kim và Hỏa là vượng khí.

Vài thuật ngữ cần ghi nhớ:



Thấu hay Lộ: xét từ địa chi, nếu can tàng trong địa chi tìm thấy ở thiên can, gọi là thấu can hay lộ can (lộ = lộ diện, lộ mặt). Vì thế nên còn gọi địa chi có thiên can lộ là "thấu khí".
Thông căn: xét từ thiên can, nếu trong địa chi có can tàng giống thiên can, gọi là "thông căn" (căn= gốc).


Nói về tính chất thì như Tân là Kiếp tài không thấu, thuộc tính của Kiếp tài không đáng kể. Đinh Quan tinh thấu ra, bản tính của Quan tinh lộ rõ.

Vì thế mới có thuật ngữ "Quan Sát hỗn tạp", tức là Bính thất sát và Đinh chính quan đều lộ ra ở thiên can.

Tất cả những thập thần khác đều tương tự mà xác định như vậy.

GiacVien
04-10-12, 23:32
Kính gửi cô kimcuong
Cám ơn cô đã “đả thông” cho Giác Viễn phần thấu, lộ, thông căn, thấu khí.
Nhưng dựa vào phần lập luận của cô; mà Giác Viễn có ý kiến:
Vì tứ trụ cùng hiện hữu, nên“lập luận tương tự” ở trụ giờ như sau:


Canh: Tỉ
dương kim
(Canh) kim thông căn ở Tuất và Sửu

Bính: Sát
dương hỏa
Canh
dương kim
(Canh) kim thông căn ở Tuất và Sửu
Đinh: Quan
âm hỏa


Dần
Tuất

Sửu



Mậu, Tân, Đinh

Kỷ, Quý, Tân



Mậu thiên ấn không thấu can
Tân kiếp tài không thấu can
Đinh chính quan thấu ở trụ giờ
→Tuất là hỏa khố

Kỷ chính Ấn không thấu can
Quý Thương Quan không thấu can
Tân âmkim kiếp tài không thấu can,
Nhưng (Canh dương) kim thấu lộ ở trụ năm và giờ.
→Sửu là ?


Xin cô chỉ điểm cho phần “lập luận tương tự” này.

kimcuong
05-10-12, 10:07
Chào Giác Viễn, xin nhắc lại:
- Sửu là tiết Tiểu hàn, thời gian mùa đông chấm dứt, tính chất của mộ (yên tĩnh).
- Tị Dậu Sửu là tam cục Kim, trong đó Sửu là nơi thu tàng, cất trữ, tính chất giống như kho chứa, hiểu là khố của ngũ hành Kim.

Lại xin nói chung với các bạn, người nào muốn hiểu đại để Sửu là mộ khố thì cũng được, không phải là sai, vì đấy là phần nhập môn căn bản. Tuy nhiên, những điều tinh tế trong Tử Bình dần dà sẽ tự khai mở, nếu muốn tiến xa trong việc học hỏi và nghiên cứu. Việc xét đoán tứ mộ khố Thìn Tuất Sửu Mùi mới chỉ là 1 trong những điểm vô cùng đơn giản khi tìm hiểu cặn kẽ hơn.

GiacVien
05-10-12, 11:47
Kính gửi cô kimcuong,
Cám ơn tất cả những gì cô đã giúp đỡ, chỉ dạy.
Một lần nữa thành thật cám ơn cô.
GiacVien.

kimcuong
05-10-12, 11:52
Cám ơn Giác Viễn đã có lòng trân trọng.
Tôi còn sẽ viết thêm về những điểm cần nhận định sâu sắc hơn về tứ mộ khố Thìn Tuất Sửu Mùi.

GiacVien
12-10-12, 04:46
Kính gửi cô kimcuong,
cùng các vị cao nhân tử bình,
và tất cả các bạn hâm mộ Tử Bình,

Xin phép cô, cùng các vị cao nhân Tử Bình; và tất cả các bạn hâm mộ Tử Bình cho Giác Viễn được trở lại tứ trụ hôm trước

Nữ mệnh




2010


10


17


2:10am




Canhkim


Bínhhỏa


Canhkim


Đinhhỏa




Dần


Tuất





Sửu







Tânkim
Đinhhỏa
Mậuthổ





Quýthủy
Tânkim
Mậuthổ



Qua bảng trên
Bước 1: Xét chi thổ (Thìn, Tuất, Sửu, Mùi)
Tuất, hành tàng trong chi Tuất thấu lộ ở hàng can là kim, hỏa.
Sửu, hành tàng trong chi Sửu thấu lộ ở hàng can là kim.

Bước 2: Xét lệnh tháng, “kiến” Tuất
Lệnh tháng “kiến” Tuất, mùa Thu-thổ, tiết Hàn Lộ.
Máy móc lập luận Thổ vượng, kim tướng, hỏa hưu, mộc tù, thủy tuyệt.
thổVượng là hành đang vận hành. (thổ không có ở hàng can tứ trụ)
kimTướng là hành sẽ tới (kim có mặt ở hàng can tứ trụ: trụ năm, trụ ngày)
hỏaHưu là hành vừa mới qua (hỏa có mặt ở hàng can tứ trụ: trụ tháng, trụ giờ)

Bước 3: Tra bảng NHƠN NGƯƠN (sách của cụ Lâm thế Đức trang12, xb1973; hoặc Page 6 of 90 http://www.4shared.com/office/mHkQ_qwj/tubinhnhapmon_lamtheduc.html )
Tuất, tháng chín Sau Tiết Hàn Lộ, Tân chiếm 9 ngày, Đinh chiếm 3 ngày, Mậu
chiếm 18 ngày.

Bước 4: Tra vạn niên lịch
Năm 2010, Tiết Hàn Lộ khởi 14:26 ngày 8 tháng 10.

Bước 4: Xét xem: lúc 2:10am ngày 17 tháng 10 năm 2012 rơi vào Tân(9ngày), Đinh(3ngày), hoặc Mậu (18ngày).

Bài toán xem ngày sanh rơi trước sau những ngày Tânkim chiếm 9 ngày:
14:26 ngày 8 tháng 10 + 9 = 14:26 ngày (8+9) tháng 10.
= 14:26 ngày 17 tháng 10
2:10am ngày 17 tháng 10 năm 2012 < 14:26 ngày 17 tháng 10

Vậy:
ngày sanh vẫn còn trong những ngày Tânkim vận hành

Kết Luận:
2:10am ngày 17 tháng 10 năm 2012 còn trong vận hành của hành kim

→ Tuất là kim khố

Mong nhận được bổ khuyết,chỉ điểm luận giải này từ cô kimcuong cùng các vị cao nhân tử bình và tất cả các bạn hâm mộ Tử Bình.

Xin được cám ơn.
Giác Viễn

kimcuong
12-10-12, 17:17
Bác Giác Viễn nghiên cứu kỹ lưỡng, lập ra được những cơ sở để tìm hiểu là rất tốt. Những chi tiết nói trên tôi có đọc qua, sau này tìm thêm ở các sách như Tam Mệnh Thông Hội, Uyên Hải Tử Bình thì nhận thấy có nhiều lý giải phức tạp hơn.


Máy móc lập luận Thổ vượng, kim tướng, hỏa hưu, mộc tù, thủy tuyệt.
thổVượng là hành đang vận hành. (thổ không có ở hàng can tứ trụ)
kimTướng là hành sẽ tới (kim có mặt ở hàng can tứ trụ: trụ năm, trụ ngày)
hỏaHưu là hành vừa mới qua (hỏa có mặt ở hàng can tứ trụ: trụ tháng, trụ giờ)
Bác nói "máy móc" là chương trình lập ra?

Theo tôi thì không hoàn toàn đúng như vậy. Chúng ta nên hiểu rằng khi nói đến tứ thời (Thìn Tuất Sửu Mùi) nghĩa là không nói đến thời gian đó độc lập hoàn toàn với mọi tiết mùa mà chúng thuộc về.

Chỉ có 4 mùa Xuân Hạ Thu Đông, chứ không có thêm mùa của Thổ.
- Mùa Xuân là tiết Lập Xuân, Kinh Trập và Thanh Minh, gọi chung là hành Mộc vượng. Vì hành Mộc vượng, theo chiều thuận sinh thì sẽ sinh Hỏa nên Hỏa được tướng. Thanh Minh là tiết cuối cùng của mùa Xuân. Hành Mộc thu tàng lại ở đây, nhường cho hành Hỏa sắp đến thời thịnh vượng của nó.
- Vậy là sau mùa Xuân là mùa Hạ với tiết Lập Hạ, Mang Chủng và Tiểu Thử. Lúc này lại hiểu rằng Hỏa vượng, Thổ tướng.

Nếu cứ "máy móc" theo chiều Vượng Tướng Hưu Tù Tử thì sau đó sẽ định được các hành khác tiếp theo đó. Thật sự ý nghĩa nằm ở điểm các hành khác đại diện cho các mùa đã qua hay sắp tới thuộc Suy, không phải là Vượng khí.

Vì thế mà đến mùa Thu, ta có ngay Kim vượng, Thủy tướng. Mùa Đông thì Thủy vượng, Kim tướng.

Vậy đâu có mùa nào là mùa "thổ vượng kim tướng"? Và nếu có thì tất cả Thìn Tuất Sửu Mùi đều phải là Thổ vượng Kim tướng? Có vẻ bất hợp lý theo trình tự 4 mùa tự nhiên vậy. Chúng ta nên hiểu là tứ thời này chỉ là bước chuyển sang mùa khác. Và chính vì thế mà mới có nguyên lý của Tứ Mộ Khố, vì đây là lập luận của khoảng thời gian thu liễm, tàng trữ lại, còn một chút khí của mùa này sang mùa khác.

THỔ thuộc cuối mùa, trung chuyển, chỉ có bản khí của nó là vượng. Các dư khí và trung khí của nó được gọi là nhập mộ khố.

Như đã nói, mộ và khố chỉ là danh từ nói thêm tính chất của ngũ hành, nhờ đó ta hiểu thêm về vượng và suy. SUY cũng có nghĩa là cần tịnh dưỡng, chớ nên khơi dậy, vì lực đã yếu. Còn VƯỢNG có nghĩa là có lực, nên có thể dùng tính chất này, gọi là khai phá ra.

Tại sao "khai phá"? Ý nghĩa của mộ khố nói chung đã là "ẩn", "tàng", "trữ", ở người là những tính cách chưa được nhận ra, còn tiềm ẩn, như có tài năng mà không biết, nên không sử dụng được nó. Chỉ khi nào có được thúc đẩy, có phương tiện khám phá được nó, thì những tài năng này lộ ra. Như trẻ con có những khả năng gì, tài nghệ gì, chúng còn nhỏ và không tự khai mở được, cha mẹ cần biết được những năng khiếu đó và hỗ trợ chúng. Các trường năng khiếu, những nhà tâm lý học, hoặc cha mẹ có tầm hiểu biết rộng và chú ý đến trẻ, thì cơ may khám phá ra tài năng của con trẻ dễ dàng hơn.

Bác Giác Viễn đưa ra những chứng cứ cho Tuất là Kim khố. Thật ra tất cả những điều đó chỉ chứng minh ngũ hành Kim có hiện diện. Còn nếu cho rằng Tân là mộ hay khố, hoặc Tuất là mộ hay khố, thì tùy vào cách xác định của chính bác vậy. Điều quan trọng là những giải luận tiếp theo xung quanh hành KIM này, nếu bác thấy là cần phải làm.

kimcuong
12-10-12, 17:30
Tuất, tháng chín Sau Tiết Hàn Lộ, Tân chiếm 9 ngày, Đinh chiếm 3 ngày, Mậu chiếm 18 ngày.
Nói về Can tàng nhân nguyên ti lệnh này thì mỗi sách viết ngày hành quyền khác nhau.Theo tôi thì khoan hẵng xác định, 18, 9 và 3, hoặc 18, 7 và 5..v.v.. , điều cần nhất là chúng ta phải hiểu những dòng trên muốn ám chỉ gì? Chiếm là gì? Cái gì "chiếm"?

1- Tân chiếm 9 ngày: vừa vào tiết Hàn Lộ thì định là Tân Kim có "lệnh" 9 ngày. Tân là bản khí của Dậu, vậy có phải là muốn nói đến Thân Dậu Tuất? Tức là tháng Thân, sang tháng Dậu, rồi đến tháng Tuất?

2- Đinh chiếm 3 ngày: Đinh là bản khí của Ngọ. Vậy có phải là nói đến dư khí của mùa Hạ còn "vương vấn" mãi đến tiết Hàn lộ? Vì Ngọ thuộc mùa hè (Tị Ngọ Mùi). Hay là muốn nói đến Dần Ngọ Tuất?

3- Mậu chiếm 18 ngày: Bản khí Mậu là thuộc Tuất Thìn. Điều này thì rõ ràng.

Nhờ các bạn giải thích 3 điểm trên để mọi người cùng đả thông vấn đề.

GiacVien
13-10-12, 03:22
Thưa cô kimcuong, và quý bạn
Cám ơn cô với bài viết phản hồi thật sâu sắc và đầy đủ,
Học thêm phần này của cô

Xin lỗi, vì tôi “chủ quan”, nên đã diễn giải không rõ,
nay xin trình bày cho rõ:

PHẦN I

Xin nói thêm:
DẦN, MÃO, THÌN thuộc mùa Xuân hành mộc
TỴ, NGỌ, MÙI thuộc mùa Hạ hành hỏa
THÂN, DẬU, TUẤT thuộc mùa Thu hành kim
TÍ, HỢI, SỬU thuộc mùa Đông hành thủy
Riêng THÌN, TUẤT, SỬU, MÙI, tứ quý thuộc thổ
Để cho rõ thổ của 4 Quý nên tôi đã kí hiệu Xuân-thổ, Hạ-thổ, Kim-thổ, Đông-thổ
Xuân-mộc là tôi muốn nói bản khí của mùa xuân là mộc, bản khí của Dần, Mão
Xuân-thổ là là tôi muốn nói bản khí của của 4 quý THÌN là thổ. vv…

Trở lại phần viết hôm trước:
Bước 2: Xét lệnh tháng, “kiến” Tuất
Lệnh tháng “kiến” Tuất, mùa Thu-thổ, tiết Hàn Lộ.
Máy móc lập luận Thổ vượng, kim tướng, hỏa hưu, mộc tù, thủy tuyệt.
thổVượng là hành đang vận hành. (thổ không có ở hàng can tứ trụ)
kimTướng là hành sẽ tới (kim có mặt ở hàng can tứ trụ: trụ năm, trụ ngày)
hỏaHưu là hành vừa mới qua (hỏa có mặt ở hàng can tứ trụ: trụ tháng, trụ giờ)

Ta dùng bảng sau




Mùa\hành


mộc


hỏa


thỷ


kim


thổ




Xuân


VƯỢNG


TƯỚNG


HƯU





TUYỆT




Hạ


HƯU


VƯỢNG





TUYỆT


TƯỚNG




Thu


TUYỆT





TƯỚNG


VƯỢNG


HƯU




Đông


TƯỚNG


TUYỆT


VƯỢNG


HƯU







4Quý Thổ





HƯU


TUYỆT


TƯỚNG


VƯỢNG



(Áp dụng “máy móc” là chỉ xét bản khí mà áp dụng vượng tướng hưu tù tuyệt.
Thí dụ: Tuất thổ thì bản khí thổ nên
Thổ vượng, kim tướng, hỏa hưu, mộc tù, thủy tuyệt.
Chỗ này, tôi có lỗi vì cách diễn đạt, xin lỗi chư vị)

Viết:
Lệnh tháng “kiến” Tuất, mùa Thu-thổ, tiết Hàn Lộ.
là tôi có ý chỉ ra rằng Tuất thuộc mùa Thu, bản khí của Tuất là thổ và tiết của nó là tiết Hàn Lộ.

viết đầy đủ với tiết tháng là để nhắc chừng ta PHẢI XÁC ĐỊNH tứ trụ đang ở vào khí nào (dư khí?, trung khí?, bản khí?) của tiết Hàn Lộ ?

và chớ vội “áp dụng 1 cách máy móc” với hành bản khí mà dễ bị “sai sót” và cụ thể ta đã thấy ở các bước sau 3,4,5.sau đó:
Tuy Tuất thổ, nhưng thổ bản khí chưa vận hành vì tiết hàn lộ tuy khởi, và hành đang vận hành là kim (dư khí)

và lưu ý là tôi xếp can hành tàng trong chi theo thứ tự DƯ KHÍ, TRUNG KHÍ, BẢN KHÍ, là muốn nhấn mạnh tiến trình trước sau của khí tàng trong chi đó mà thôi.

Và ở đây tôi cũng đã ”máy móc” áp dụng trên cơ sở “tiết” của “kiến”

GiacVien
13-10-12, 03:23
PHẦN II

Phần Các Thiên Can ẩn trong địa chi hành quyền trong 12 tháng

Tôi thực sự “lõm bõm” phần này

Phần này tôi học từ cô.
Cám ơn nhũng kinh nghiệm kiến thức của cô ở phần này.

Tuy nhiên:
1- Tân chiếm 9 ngày: vừa vào tiết Hàn Lộ thì định là Tân Kim có "lệnh" 9 ngày. Tân là bản khí của Dậu, vậy có phải là muốn nói đến Thân Dậu Tuất? Tức là tháng Thân, sang tháng Dậu, rồi đến tháng Tuất?

Cô hoàn toàn đúng, vì quả là Tânkim là dư khí từ Dậu(tânkim) sang; (của hội ThânDậuTuất)

2- Đinh chiếm 3 ngày: Đinh là bản khí của Ngọ. Vậy có phải là nói đến dư khí của mùa Hạ còn "vương vấn" mãi đến tiết Hàn lộ? Vì Ngọ thuộc mùa hè (Tị Ngọ Mùi). Hay là muốn nói đến Dần Ngọ Tuất?

Chỗ này có sách viết là DầnNgọTuất Hỏa cục “phản quang hồi chiếu” vô Tuất (tôi không nhớ là đọc ở đâu, mà không hiểu sao cụm từ “phản quang hồi chiếu” còn đọng trong tôi). Tội chưa rõ “phản quang hồi chiếu” là gì trong tiến trình vận hành của các khí.
Phần này tôi thấy thông thường gọi Tuất là Hỏa Khố.

Theo tôi người ta lấy hành cục để đặt tên cho khố
Tỵ Dậu Sửu kim cục →Sửu kim khố
Dần Ngọ Tuất Hỏa cục →Tuất hỏa khố
Hợi Mão Mùi mộc cục →Mùi mộc khố
Thân Tí Thìn thủy cục →Thìn thủy khố

Xin cô kimcuong và các chư vị cho ý kiến thêm , để Giác Viễn tôi được học hỏi.


PHẦN III
Phần này, xin được tiếp tục với tứ trụ Canh Dần, Bính Tuất, Canh Tí, Đinh Sửu.

Giả dụ ta lập luận theo phần NHƠN NGƯƠN của cụ Lâm Thế Đức.

Tứ trụ đang ở trong giai đoạn chót vận hành của kim (12 giờ nữa là Đinh hỏa mới vận hành)

Tôi lập luận Tuất là kim khố vì lệnh tháng là Tuất với dư khí kim. ( cái này hơi lạ vì thông thường danh xưng cho hỏa khố là Tuất)
Nhưng chi Sửu trung khí kim cũng đang vận hành.
Vậy có thể kết luận Sửu cũng là kim khố ? ( cái này lại đúng với danh xưng thông thường kim khố là Sửu)

Xin ý kiến của cô kimcuong và các chư vị.

Giác Viễn

kimcuong
13-10-12, 11:12
Xin trả lời bác Giác Viễn:
- bảng 4 quý Thổ vượng tướng tôi không áp dụng, vì đã trình bày giải thích ở bài trả lời trước đó


Theo tôi người ta lấy hành cục để đặt tên cho khố
Tỵ Dậu Sửu kim cục →Sửu kim khố
Dần Ngọ Tuất Hỏa cục →Tuất hỏa khố
Hợi Mão Mùi mộc cục →Mùi mộc khố
Thân Tí Thìn thủy cục →Thìn thủy khố

Xin cô kimcuong và các chư vị cho ý kiến thêm , để Giác Viễn tôi được học hỏi.

- Phần này tôi đã viết rõ từ bài đầu tiên.


Tôi lập luận Tuất là kim khố vì lệnh tháng là Tuất với dư khí kim. ( cái này hơi lạ vì thông thường danh xưng cho hỏa khố là Tuất)
Nhưng chi Sửu trung khí kim cũng đang vận hành.
Vậy có thể kết luận Sửu cũng là kim khố ? ( cái này lại đúng với danh xưng thông thường kim khố là Sửu)

- Đúng là nghe lạ tai. Tôi thì lý luận khác, và cũng đã trình bày từ đầu bài.
Nhưng tôi cũng đã nói, tùy bác gọi Mộ hay Khố là ý của bác, quan trọng là hiểu Dư Khí là vượng hay nhược, và hiểu về hành Kim có chức năng gì, có tương tác thế nào với tứ trụ và đại vận.

sonthuy
14-10-12, 15:26
Chào chị KimCuong !
Chào các bạn !
Tôi thấy phần Mộ Khố này cũng không phải dễ luận còn nhiều vấn đề xung quang nó. Chị KimCuong đang viết chắc là còn nhiều nữa cũng ráng chờ, vì mục này rất hay, hiểu thấu đáo vấn đề tôi nghĩ không có nhiều người, tất nhiên thắc mắc của các bạn mới còn nhiều trong đó có tôi Hihihi...
Các trường phái cách tân điển hình như Manh phái thấy luận về Mộ Khố hình như hơi bị nhiều, tính cả Can cả Chi cho nhập Mộ Khố luôn...
Sonthuy xin trích đoạn sau để tham khảo thêm
Trich:
"Địa Chi chi mộ
Manh sư phái mệnh lý lấy Địa Chi chi mộ coi như một loại trọng yếu phương thức, là Thìn, Tuất, Sửu, Mùi bốn mộ, mộ chứng tỏ cất dấu, đạt được, thu hoạch, khống chế, chiếm rất nhiều ý tứ, mộ khố hỉ hình xung, xung là khố, bất xung thì là mộ, mộ là tử , khố là sống.
1, Dần, Thân, Tỵ, Hợi tứ đại trường sinh, thấy mộ khố là nhập mộ, Tý, Ngọ, Mão, Dậu thấy mộ thông thường không làm nhập mộ xem, đương củng cục xem, chỉ có cực nhược ( vô sinh bất lực ) tình huống, thấy mộ mới nhập.
2, nhiều và mộ chi, tức chỉ cần là Thiên Can Địa Chi hợp cùng một chỗ, có hai hoặc hai ở trên, thấy mộ tức nhập, như Tân Dậu trụ thấy Sửu, tức Tân Dậu nhập Sửu mộ, bất luận Dậu Sửu củng cục; tái như lưỡng Dậu thấy nhất Sửu, bàn về lưỡng Dậu nhập mộ, bất luận củng cục.
3, Thiên Can tọa mộ, bất lấy nhập mộ xem. Như Tân Sửu nhất trụ, Tân không thể đương nhập Sửu mộ xem.
4, Địa Chi thổ mộ khố dường như đặc biệt, Thìn là thủy mộ vừa là thổ mộ. Sửu nhập Thìn mộ, Mùi vậy nhập Thìn mộ; nhưng đương Sửu Mùi Thìn cũng xuất hiện thì, Sửu Mùi nguyên nhân xung quan hệ, bất nhập Thìn mộ. Như trong mệnh cục có thủy thổ đồng thấy, là thủy nhập mộ, và thổ thì bất nhập mộ. Thìn Tuất gặp lại thì bàn về xung, bất luận Tuất nhập Thìn mộ.

Nhóm biểu như sau:
Mộ thần Thìn Tuất Sửu Mùi
Địa Chi Hợi, Sửu, Mùi Tỵ Thân Dần
Càn:
Ất Kỷ Nhâm Tân
Tỵ Sửu Thìn Sửu

Phân tích: phù hợp Sửu nhập Thìn mộ, Nhâm nhật chủ tọa tỷ kiếp khố, nguyệt thì Sửu quan cũng nhập Thìn mộ, làm quan nhập Thìn mộ, trên năm Tỵ sinh hợp Sửu quan, tài sinh quan, tài nhược quan vượng, quan đương tài xem, Nhâm bất nhập mộ, nhật chủ tọa mộ, nhất định hỉ hình xung, chỉ có xung rồi mới có dụng, người này hành Bính Tuất vận chi Tuất vận phát tài năm năm, nguyên nhân Thìn Tuất xung khai Thìn khố. Tư sản 4 triệu. Nhưng Ất Dậu vận chi Ất vận Quý Mùi năm bị bắt hình phạt, Ất thương bị khắc, thương bị chế chủ ngồi tù. Ất nguyên cục trên năm, bị Tân sở khắc, cùng Thìn có quan hệ, Thìn là căn. Ất Dậu vận, Tân đắc lộc, Thìn Dậu hợp phá hủy Ất chi căn, Ất hư bị Tân khắc.
... Bạn Donglaiduy bên HKLS dịch"

@ Chị KimCuong nếu thấy phần trích đoạn trên không hợp với chủ đề có thể xóa đi.

@ Bạn GiácVien nên đưa ra Tứ trụ lớn tuổi 1 chút dễ nghiệm chứng về Mộ Khố.

kimcuong
14-10-12, 23:58
Manh phái có cái nhìn về từng thập thần rất kỹ lưỡng và luận bàn về mộ khố tuy không phức tạp, nhưng giảng giải rất khó hiểu. Nếu ai muốn tìm ra nguyên lý của họ, thì phải xem từng thí dụ thật kỹ.

Hjmama
15-10-12, 05:13
Nhân đây tôi cũng có một đề xuất mà tôi đang thực hiện, kiểm nghiệm và nhận thấy mình có tiến bộ thêm lên. Đó là vẫn dựa trên nền tảng hệ thống lý luận Tử bình truyền thống rồi vận dụng kiến thức Manh phái nếu có thể được (hợp lý,không mâu thuẫn) bổ sung vào. Manh phái bàn về hình,xung,khắc,hại,hợp,mộ rất chi tiết cụ thể, đây là phần kiến thức ta có thể dùng ngay không do dự. Đọc chương "Hôn nhân chuyên tập" tôi thấy "đã" làm sao. Trân trọng.

kimcuong
15-10-12, 11:15
Kết hợp nhiều lý thuyết để luận hiện thời là rất có lợi, vì quan niệm xã hội tiến triển, tự do hơn, nên cần có nhiều giải thích thích đáng cụ thể hơn. Đối với Manh phái thì cơ bản là xét tương quan đối xung qua lại của can chi rất tốt như Hjmama nói.

Tuy thế, nhân tiện xin nói về một yếu tố rất quan trọng khác trong việc xem bói toán. Theo tôi thì Manh phái hầu như loại bỏ hẳn 1 yếu tố tự nhiên khác của con người chúng ta, đó là phần tâm thức hoạt động tự do không dựa vào số mệnh của mình. Nói chung, một người luôn luôn vẫn có khả năng lựa chọn giữa hai ngã đường và quyết định, dù cho người đó có xem bói hay không xem bói. Qua phần lý trí tư duy cuối cùng này, số mệnh mới gọi là được "định đoạt", và cũng bởi là vì chính mình làm ra, nên hành vi đó là duyên nghiệp gây ra kết quả về sau.

Vì vậy mà nếu bạn hỏi số mệnh ở bất kỳ thời điểm nào và không đưa ra chi tiết nào về mình thì chỉ là đưa ra một số mệnh "bất động". Tức là vô số người có cùng một ngày sinh như vậy, hoàn cảnh không ai giống ai, nên không thể nào nhìn bát tự mà đoán ra chính cá nhân bạn được, mà chỉ có thể nói chung chung một mẫu hình nào đó trong phương pháp mà người giải học ở môn Tử Bình.

Những thí dụ của Manh phái hầu như lý giải những hiện tượng xảy ra, như khi nào kết hôn, vừa phát tài, bị tai nạn...v.v..., nhưng chưa đưa ra phương thức nào để hiểu vì sao lại có những biến cố như vậy? Tức là bản chất vấn đề. Đâu có thể do bát tự, vận hạn gây ra chính xác 100 phần 100 như vậy? Chúng ta đọc nhiều rồi cũng hiểu, những thí dụ đưa ra phải toàn là thí dụ đúng lý thuyết, một mặt để chúng ta hiểu được các lý giải, nhưng mặt khác thì cũng phải cần chú ý là những thí dụ đó đã được chọn lọc, vì đã loại bỏ những trường hợp đoán sai khác.

Đã nói không phương pháp nào là tốt nhất và không có nghi vấn, không hề có tứ trụ nào giải được hoàn hảo, thì phải nghĩ rằng các điều kiện nghịch luận đó chính là con người chúng ta còn có tự do chọn lựa quyết định cuối cùng. Khác nhau ở 2 giới xem bói toán và không xem bói toán là dùng được sự tự do đó một cách vô thức hay có ý thức (ý thức biết và dùng việc bói toán để hiểu mệnh). Bởi vậy, trước đây tôi có nghe nhiều người nói "chẳng thà không xem bói, xem bói rồi thì quỷ thần không tha", nghĩa là khi mình biết vận hạn và số mệnh mà không thay đổi cái "duyên nghiệp" thì đúng là lao vào vòng cương tỏa của quỷ thần mà thôi.

Nhưng các bạn mới nhập môn và hỏi mệnh đừng lo lắng, cái "nghiệp" của người xem bói, giải cho người khác là nặng hơn các bạn nhiều lắm. Vì thế mà tự nhiên cũng hiểu, càng ngày càng biến mất, không thấy những cao nhân bói toán thực thụ nữa. Một là họ đã hiểu sự áp đặt của người biết bói toán làm chuyển động tâm thức của người khác như thế nào, hai là tự hiểu số mệnh của mình không phải là người có thể làm việc này một cách tốt đẹp, nghĩa là ít nhiều cũng có tác động ngược lên bản thân.

Vì thế, càng về sau này, tôi càng nhận thấy, tự các bạn nên học qua cách xem tử bình. Sau khi có căn bản Tử Bình, bàn luận các phương pháp về tứ trụ của mình và nhiều người, hãy tự rút ra quyết định tinh tế nhất cho mình. Như vậy là đã sử dụng được, nhận thức được về sự tự do và trách nhiệm của mình rất sâu sắc, mà không ai có thể thay thế cho ta được.

menhly
15-10-12, 11:57
Đúng như chị nói, số mệnh con người ta khó dự đoán hơn ta tưởng rất nhiều; cũng như bản chất bất định và hỗn độn của Tự nhiên được "Lý thuyết hỗn độn" mô tả ẩn dụ bởi “Hiệu ứng con bướm” : “Một con bướm vỗ cánh ở Tokyo có thể dẫn tới hậu quả là một cơn bão ở Florida một tháng sau đó”...

@Hjmama: việc chắt lọc những nét độc đáo của các "môn phái TB" (nhất là nghiệm lý) trên nền tảng TB truyền thống là rất hữu dụng, như Thể dụng, Chủ khách, Phản phục ngâm... Không nói ra nhưng 1 số người vẫn áp dụng đó thôi. :4:

Hjmama
15-10-12, 12:04
Chị đúng là một cao nhân tử bình thực thụ theo nghĩa đen lẫn bóng. Đọc bài viết của chị tôi hiểu chị muốn gửi đến tôi (và những người khác nữa) những điều chị muốn nói, và tôi đã hiểu. Chân thành cám ơn chị. Hj.

kimcuong
15-10-12, 13:20
Nhấp nút cám ơn Hjmama cũng như menhly, không phải là KC tự nhận lời khen tặng của các bạn (tôi còn đi trên đường học hỏi như các bạn thôi), mà cám ơn vì bạn đã hiểu được vài ý tứ của tôi muốn nói, đấy là quan trọng nhất.

Tử Bình truyền thống vì sao đặt luận Cách Cục là chính, mà không giải thích chi li từng tí, lúc nào thì xảy ra điều gì, đó cũng là vì lấy cương lĩnh của bản chất, tinh thần, trí tuệ của chúng ta là chính. Hành vi, thái độ, cư xử của mình trong vận hạn đều từ tính cách này mà ra.

Vì thế, muốn luận theo phương pháp tân thời nào để mau nhận ra hung hay cát, vẫn phải hiểu Mệnh Cách của mình. Do đó, luận theo truyền thống không thể nào bỏ qua được.

letung73
16-10-12, 22:50
e chào chị KC và tất cả thành viên của diễn đàn e rất khâm phục chị và mọi người đã cống hiến cho diễn đàn những bài viết thật hay. tất cả những bÀI viết của chị và mọi người đã giúp ích cho e rất nhiều. vậy qua đây nhân bàn về Mộ KHố e có thắc mắc muốn hỏi chị mong chị gúp e. em xin trích trong TBCT đoạn này nói về mộ mà e ko hiểu. phần luật về thời Mộ có ghi. " Nói về Thời Mộ (tức Tứ Mộ) tức là nói Tài Quan gặp Thời Mộ, cần gặp hình xung phá hại để mở tung then khoá thì mới có thể phát được. VD sinh ngày Đinh Giờ Thìn là khố Quan, lại có chữ Mậu để áp chế nên khó phát, và Quan của Đinh khó có cơ hội vươn lên được. vậy mong chị KC và mọi người trong diễn đàn giải thích giúp e với. e xin cảm ơn trước.

thiếu bá
17-10-12, 11:12
phần luật về thời Mộ có ghi. " Nói về Thời Mộ (tức Tứ Mộ) tức là nói Tài Quan gặp Thời Mộ, cần gặp hình xung phá hại để mở tung then khoá thì mới có thể phát được. VD sinh ngày Đinh Giờ Thìn là khố Quan, lại có chữ Mậu để áp chế nên khó phát, và Quan của Đinh khó có cơ hội vươn lên được. vậy mong chị KC và mọi người trong diễn đàn giải thích giúp e với. e xin cảm ơn trước.

anh letung có thể ghi rõ nguồn ở khoảng chương nào ? sách nào ? (Tác giả)

hihi, ngại lật tìm tài liệu quá.

letung73
17-10-12, 11:48
chào a thiếu bá! e trích trong mục luận về thời mộ của Tử Bình Chân Thuyên e cop trên mạng về sau đây e trích nguyên văn "Luận về thời mộ:
Nói về thời mộ (Tứ mộ) tức là nói tài quan gặp giờ mộ, cần gặp hình xung phá hại để mở tung then khóa mới có thể phát được.
Người nhằm vào cách này thời tuổi thiếu niên chưa phát: Kinh có câu: Thiếu niên bất phát mộ trung nhân. Điều đáng ngại là có vật gì đè ép. Ví dụ, sinh ngày Đinh thời Thìn là khố quan, lại có chữ Mậu để áp chế nên khó phát, và quan của Đinh khó có cơ hội vươn lên được. Như vậy gặp can nào hợp với Mậu lại càng tai hại. Trái lại Mậu cần được phá mới phát phúc. Kinh có câu: quan nhập mộ thì khó phát dù là người có tài năng." xin cảm ơn a trước! mới nhập môn có nên mong các anh chị trong diễn đàn giúp đỡ.

tiện đấy xin hỏi anh Thiếu bá có sách "TỬ BÌNH CHÂN THUYÊN BÌNH CHÚ,Tác giả: Từ Nhạc Ngô" cho em xin với, e xin cảm ơn trước.

kimcuong
17-10-12, 12:40
Đoạn văn của letung73 ghi lại ở trên chỉ là nói chung một cách sơ sài, không nên cứ đơn giản cho rằng "xung mộ thì phát".

letung73 xem lại trong diễn đàn này:

Thập Thất-Luận Mộ Khố hình xung chi thuyết (http://%22http://kimtubinh.net/showthread.php?73-Th%E1%BA%ADp-th%E1%BA%A5t-lu%E1%BA%ADn-m%E1%BB%99-kh%E1%BB%91-h%C3%ACnh-xung-chi-thuy%E1%BA%BFt)

Nhân tiện xin nói rõ: Tử Bình Chân Thuyên Bình Chú tại đây, từ chương 21 đến nay (chương 36) là do dịch giả của diễn đàn Kim Tử Bình hoàn thành. Các chương trước đó đều nên đọc kỹ và có vài câu chữ vẫn cần chỉnh sửa cho rõ nghĩa hơn.

thiếu bá
17-10-12, 15:12
tiện đấy xin hỏi anh Thiếu bá có sách "TỬ BÌNH CHÂN THUYÊN BÌNH CHÚ,Tác giả: Từ Nhạc Ngô" cho em xin với, e xin cảm ơn trước.

Sách TBCTBC đang được dịch giả của diễn đàn Kim Tử Bình hoàn thành như chị kimcuong nói. Anh letung chịu khó chờ đợi 1 thời gian nữa. Nếu anh cần bản Hán văn thì thiếu bá gửi cho anh.

thiếu bá
17-10-12, 15:21
chào a thiếu bá! e trích trong mục luận về thời mộ của Tử Bình Chân Thuyên e cop trên mạng về sau đây e trích nguyên văn "Luận về thời mộ:
Nói về thời mộ (Tứ mộ) tức là nói tài quan gặp giờ mộ, cần gặp hình xung phá hại để mở tung then khóa mới có thể phát được.
Người nhằm vào cách này thời tuổi thiếu niên chưa phát: Kinh có câu: Thiếu niên bất phát mộ trung nhân. Điều đáng ngại là có vật gì đè ép. Ví dụ, sinh ngày Đinh thời Thìn là khố quan, lại có chữ Mậu để áp chế nên khó phát, và quan của Đinh khó có cơ hội vươn lên được. Như vậy gặp can nào hợp với Mậu lại càng tai hại. Trái lại Mậu cần được phá mới phát phúc. Kinh có câu: quan nhập mộ thì khó phát dù là người có tài năng." xin cảm ơn a trước! mới nhập môn có nên mong các anh chị trong diễn đàn giúp đỡ.


thiếu bá đã nghi hoặc, giờ thì đã tìm thấy đây là đoạn trích trong "Tử bình chân thuyên" của Quảng Văn lưu hành trên mạng. Sách chắp nhặt từ cổ thư, tạp mà không tinh, khi đọc nên thận trọng.

kimcuong
17-10-12, 16:08
Nói về thời mộ (Tứ mộ) tức là nói tài quan gặp giờ mộ, cần gặp hình xung phá hại để mở tung then khóa mới có thể phát được.
Người nhằm vào cách này thời tuổi thiếu niên chưa phát: Kinh có câu: Thiếu niên bất phát mộ trung nhân. Điều đáng ngại là có vật gì đè ép. Ví dụ, sinh ngày Đinh thời Thìn là khố quan, lại có chữ Mậu để áp chế nên khó phát, và quan của Đinh khó có cơ hội vươn lên được. Như vậy gặp can nào hợp với Mậu lại càng tai hại. Trái lại Mậu cần được phá mới phát phúc. Kinh có câu: quan nhập mộ thì khó phát dù là người có tài năng.

Có vài quan điểm luận tứ trụ theo Tài Quan là chính và chú trọng đến GIỜ sinh, như Cùng Thông Bửu Giám hoặc trong Tam Mệnh Thông Hội cũng có nói đến. Nói chung, luận giờ sinh để mong cầu hậu vận tốt. Tuy nhiên trong các chương nói về giờ của các sách trên cũng có nói rõ việc xét đoán Năm, Tháng, Ngày. Không thể chỉ tùy tiện Tài Quan gặp giờ Mộ là phải xung mới phát.

Người nhằm vào cách này thời tuổi thiếu niên chưa phát: Kinh có câu: Thiếu niên bất phát mộ trung nhân. > Ý nói Tài, Quan không thấy ở trụ năm, trụ tháng, trụ ngày, nên tiền vận không phát.

Điều đáng ngại là có vật gì đè ép. > Vật gì đè? Cái gì đè ép? Có phải là nói thiên can ở trên tứ mộ khố?

Ví dụ, sinh ngày Đinh thời Thìn là khố quan, lại có chữ Mậu để áp chế nên khó phát, và quan của Đinh khó có cơ hội vươn lên được.
- Ngày sinh là Đinh, giờ Thìn thì thiên can là Giáp, không phải Mậu.
- Giáp là Chính Ấn của Đinh.
- Trong Thìn tàng Quí là Thất Sát của Đinh. Thủy mộ khố ở Thìn nên nói là khố Quan.
- Thìn cũng tàng Mậu là Thương quan của Đinh. Thương quan và Sát trong Thìn có ý hợp nhau (Mậu Quí hợp). Hợp loại này là hợp trói, không phải hợp hóa khí, nên cả 2 tính cách đều nhược.

Như vậy gặp can nào hợp với Mậu lại càng tai hại. Trái lại Mậu cần được phá mới phát phúc. > Đã nói ý như trên, tức nếu Mậu mà thấu ra (ở trụ khác trụ giờ), lại thêm gặp Quí thì tai hại. Hoặc có người còn cho rằng nếu có Tí (tàng Quí) hợp với Thìn là 2 bản khí Mậu và Quí ám hợp, cũng tai hại. Vậy cần phải xung được Mậu.

Nhưng cần thấy rõ:
- Xung được Mậu thì nên có Tuất, vì Tuất xung Thìn.
- Thổ xung là xung động, vì có động nên có sự khai thông ở các can chi liên hệ.
- Trong Tuất có Mậu Tân Đinh, tức là Tân kim trong này vì có xung nên khắc Ất trong Thìn, và Đinh hỏa vì có xung nên mới khắc được Quí trong Thìn.
- Thủy khố thường được ẩn dụ qua hình ảnh là "nước ngừng chảy", vì khố hay mộ là nơi tàng trữ lại, không có gì phát ra, không có gì lưu thông nữa.
- Vì thế mà nếu cần thiết thì mới dùng lực XUNG ĐỘNG mà khai phá cho chúng lưu thông.

Như vậy, hiểu là vì bản khí của Thìn Tuất "xung" nên xảy ra "động", có động thì có khai mở ra. Nói là "xung khai" tức là nói các can tàng vậy, không phải nói bản khí của Thìn và Tuất.

Thật ra, không có gì rắc rối và khó hiểu, ta hãy xem Mộ Khố như núi lửa vậy. Nếu chúng cứ âm ỉ mãi trong lòng đất thì chẳng có gì xảy ra, chúng thoát ra là vì có động lực mạnh, đến kỳ thì thoát ra nham thạch.

Vấn đề ẩn dụ trong tứ trụ là khi nào thì cần phát ra như thế, khi nào thì phải để yên đấy. Ý này đã được nói đến cơ bản khi bàn đến dụng thần, kị thần. Hễ là DỤNG thì nếu bị bế tắc thì cần phát, còn nếu là KỴ thì phát ra càng thêm tai họa!

Ở tính cách của người, hiểu là một cá tính nào đấy rất thu hẹp lại, ẩn sâu, tiềm tàng, không phát triển được, không khai mở được (mộ khố tàng không có can dẫn, hoặc không phải là nguyệt lệnh). Đối với Tài là thái độ của mình liên hệ đến những đại diện biểu ý của Tài (không chỉ là tiền của, mà gồm tất cả những gì chúng ta cần đương đầu, đối diện). Nếu là những cá tính tốt thì nên khai phá chúng. Ngược lại, nếu là những cá tính không có lợi cho ai thì khai mở chúng có nghĩa là phơi bày ra tánh xấu, hoặc hành vi bất ổn vậy. Chỉ là 1 thí dụ cực đơn giản.

letung73
17-10-12, 21:21
cảm ơn a thiếu bá. nếu tiện thì a gửi cho e bản Tiếng Hán cũng được. e xin cảm ơn a trước nhé?

letung73
17-10-12, 21:42
chị KC ơi chị tuyệt quá. giá như các sách Tử Bình đều giả thích thấu đáu như vậy thì tuyệt quá. Nhiều lúc e đọc đi đọc lại mấy ngày mà hiểu chẳng thông gì cả. e cảm ơn chi nhiều nhé, luôn chúc chị vui.

thiếu bá
18-10-12, 09:41
cảm ơn a thiếu bá. nếu tiện thì a gửi cho e bản Tiếng Hán cũng được. e xin cảm ơn a trước nhé?

anh letung check pm nhé.

lesoi
18-10-12, 17:33
Tử Bình truyền thống vì sao đặt luận Cách Cục là chính, mà không giải thích chi li từng tí, lúc nào thì xảy ra điều gì, đó cũng là vì lấy cương lĩnh của bản chất, tinh thần, trí tuệ của chúng ta là chính. Hành vi, thái độ, cư xử của mình trong vận hạn đều từ tính cách này mà ra.

Vì thế, muốn luận theo phương pháp tân thời nào để mau nhận ra hung hay cát, vẫn phải hiểu Mệnh Cách của mình. Do đó, luận theo truyền thống không thể nào bỏ qua được.
Quả thật sự là như vậy.
Càng đọc và hiểu về Tử Bình, càng nhận thức sâu sắc về mệnh của mình thì mới nhận ra tâm tính của mình vậy.
Bây giờ Lesoi mới hiểu được câu nói của chị KC trước đây, Cách cục/Dụng Thần/Thân vượng, nhược là 1 vậy. Cảm ơn chị nhiều lắm !
Lâu nay bận việc không vào diễn đàn, nay thấy diễn đàn ngày càng phong phú (kể cả thảo luận lẫn nội dung sinh hoạt) thật là vui!
Cũng rất cảm ơn bạn Đăng đã đăng lên diễn đàn mục Viên Liễu Phàm Tứ huấn, Lesoi cảm thấy ý nghĩa của bài này thật là tuyệt vời cho những người tìm hiểu về Mệnh lý.

papillon
20-03-13, 18:28
Xin chân thành cảm ơn Kimcuong đã mở rộng rất nhiều kiến thức về tử bình cho mọi người được biết.
Xin được hỏi kimcuong và mọi người rõ hơn về phần mộ/kho như sau:


Vậy khi nào luận Khố, khi nào luận Mộ? Tất cả giải ở việc thiên can lộ ra hay không là điều kiện thứ nhất. Điều kiện thứ nhì là luận lệnh tháng trước, các trụ khác là phụ.




kiêu
thực

chính tài


ất
kỉ
ĐINH
canh


hợi
sửu
hợi
tuất


nhâm giáp
kỉ quí tân
nhâm giáp
mậu tân đinh



Sửu có Kỉ, Quí, Tân: Kỉ lộ là thổ hữu khí, Tân kim không lộ, nhưng Canh kim lộ, Kim có khí: gọi Sửu là Khố của Kim. Quí không lộ: gọi Sửu là Mộ của Quí.

Tuất có Mậu, Tân, Đinh: Mậu không thấu, nhưng Kỉ thấu. Tân không thấu, nhưng có Canh thấu. Đinh nhật chủ không tính. Vậy Tuất không phải là Khố hay Mộ trong tứ trụ này.

Nếu có Sửu Mùi xung, luận Tân kim và Quí thủy bị xung, vì trong Mùi có Đinh và Ất khắc Tân và Quí.

1. Xin hỏi ở dòng chữ đỏ, có Tân Kim ko thấu, mà Tuất lại là mộ của Kim ---> Tuất ở đây là mộ kim chứ. Vì sao lại nói Tuất ko phải là mộ/kho của tứ trụ này.
- Có phải là một khí đã có lực trong tứ trụ (có kho trong lệnh tháng, lại thấu ra), thì nó ko thể trở thành nhập mộ vô lực trong các trụ khác được.

2. Sửu là kho kim, thì khi bị xung, nó thể hiện tính cách của Tân kim trong Sửu, hay tính cách của Canh kim thấu ra trong tứ trụ này?
3. Sửu là kho kim, giả sử trong tứ trụ này không có T.Can Canh/Tân thấu ra, thì Kim vẫn tính là có kho chứ và lực của Kim có mạnh không?

Xin chân thành cảm ơn!

chung
21-03-13, 15:41
1. Xin hỏi ở dòng chữ đỏ, có Tân Kim ko thấu, mà Tuất lại là mộ của Kim ---> Tuất ở đây là mộ kim chứ. Vì sao lại nói Tuất ko phải là mộ/kho của tứ trụ này.
- Có phải là một khí đã có lực trong tứ trụ (có kho trong lệnh tháng, lại thấu ra), thì nó ko thể trở thành nhập mộ vô lực trong các trụ khác được.

2. Sửu là kho kim, thì khi bị xung, nó thể hiện tính cách của Tân kim trong Sửu, hay tính cách của Canh kim thấu ra trong tứ trụ này?
3. Sửu là kho kim, giả sử trong tứ trụ này không có T.Can Canh/Tân thấu ra, thì Kim vẫn tính là có kho chứ và lực của Kim có mạnh không?



Hi anh Papillon,

Như cô viết: Điều kiện can phải lộ, Ưu tiên chi tháng. Khi anh thắc mắc có lẽ hiểu chưa rõ điểm này.

Có 3 điểm Khố, mộ, kho :

- Mộ: khi NC tọa chi lâm mộ theo bảng 12 SVTT;
- Khố: thìn là thủy khố, mùi là mộc khố, tuất là hỏa khố, sửu là kim khố.
- Kho: Lấy lệnh tháng làm chuẩn. thìn là mộc kho, mùi là kho hỏa,tuất là kho kim, sửu là kho thủy.


2. Sửu là kho kim, thì khi bị xung, nó thể hiện tính cách của Tân kim trong Sửu, hay tính cách của Canh kim thấu ra trong tứ trụ này?

3. Sửu là kho kim, giả sử trong tứ trụ này không có T.Can Canh/Tân thấu ra, thì Kim vẫn tính là có kho chứ và lực của Kim có mạnh không?


Canh tài lộ trụ giờ có khố tại lệnh tháng, nếu gặp xung là tài này bị mất gốc, canh kim thấu ra trở thành vô dụng. Nhưng nếu canh tân không thấu thì khi bị xung tài tinh lại hữu dụng.

Như câu đoán tài quan có khố, gặp xung tất phát tài. Ứng với tài quan không thấu. Khi hành vận xung khố, tài quan bị động nên hữu dụng khác với trường hợp tài quan thấu can.

Không biết trả lời đúng ý anh chưa? Do câu hỏi của anh khó hiểu quá.hihiihihiih. Mong ý kiến của anh

thiếu bá
21-03-13, 18:05
Có 3 điểm Khố, mộ, kho :

- Mộ: khi NC tọa chi lâm mộ theo bảng 12 SVTT;
- Khố: thìn là thủy khố, mùi là mộc khố, tuất là hỏa khố, sửu là kim khố.
- Kho: Lấy lệnh tháng làm chuẩn. thìn là mộc kho, mùi là kho hỏa,tuất là kho kim, sửu là kho thủy.


hi chung, khố = kho !?



Canh tài lộ trụ giờ có khố tại lệnh tháng, nếu gặp xung là tài này bị mất gốc, canh kim thấu ra trở thành vô dụng. Nhưng nếu canh tân không thấu thì khi bị xung tài tinh lại hữu dụng.

Như câu đoán tài quan có khố, gặp xung tất phát tài. Ứng với tài quan không thấu. Khi hành vận xung khố, tài quan bị động nên hữu dụng khác với trường hợp tài quan thấu can.


Để ý tứ quý xung thì thổ vượng, nhân nguyên hữu dụng hay vô dụng suy từ đây... Nguyên tắc vẫn là "thấu khí là Can, địa thế là Chi".

Vài dòng chia sẻ khác với ý chung.

chung
22-03-13, 10:28
Có 3 điểm Khố, mộ, kho :

- Mộ: khi NC tọa chi lâm mộ theo bảng 12 SVTT;
- Khố: thìn là thủy khố, mùi là mộc khố, tuất là hỏa khố, sửu là kim khố.
- Kho: Lấy lệnh tháng làm chuẩn. thìn là mộc kho, mùi là kho hỏa,tuất là kho kim, sửu là kho thủy.

hi chung, khố = kho !?



Hi anh thiếu bá,

Em đọc qua bài viết của cô mà anh Papillon hỏi, em phân làm ba loại như trên. Bình thường, em cũng ít khi phân biệt mộ khố lắm tại nó cũng phức tạp, khó hiểu. Em liệt kê ra vậy, cô và các anh chị sẽ sửa cho em.:4:

Cái chính là xem trụ cụ thể và phân tích ngũ hành trên trụ thôi. Đôi khi xung tốt hay xấu cũng nên có 1 trụ cụ thể thì mới rõ được.

papillon
22-03-13, 11:30
Thật ra câu hỏi của mình có thể tóm tắt như sau:
Cụ thể, Tuất được coi là kho hỏa (Đinh), mộ kim (Tân).
1. Bây giờ, xét Tuất là lệnh tháng, nếu trong Tứ trụ không có Đinh/Bính ----> coi Đinh trong Tuất là mộ (tránh bị xung), hay vẫn coi là kho?
2. Còn Tân kim trong Tuất, nếu có Tân/Canh thấu ra trong tứ trụ ----> coi Tân trong Tuất vẫn là mộ, hay là kho.
3. Nếu cả tứ trụ chỉ có 01 Tân kim tàng trong lệnh tháng Tuất, nếu có Canh thấu ra trong tứ trụ ----> khi xung Tuất thì Canh kim trở nên vô lực, hay trở nên mạnh hơn.

Cảm ơn mọi người đã trả lời cho mình nhé.

kimcuong
22-03-13, 11:52
Câu hỏi của Papillon được Chung trả lời rồi:


Hi anh Papillon,
Như cô viết: Điều kiện can phải lộ, Ưu tiên chi tháng. Khi anh thắc mắc có lẽ hiểu chưa rõ điểm này.

Thìn, Tuất, Sửu, Mùi > lệnh tháng; can tàng không thấu > mộ, khi có xung: gọi là xung mộ; can tàng thấu > kho (gọi khố cũng được), khi có xung: gọi là xung khố.

Ngũ hành thấu can là thấu khí; khí đó vượng hay không còn tùy vào tứ trụ và cung mệnh, tức là toàn bộ cục diện. Thập thần nào thấu ra thì xét tính cách của thập thần đó.

chung
08-05-13, 19:46
Chào cô và các anh chị.

Hôm nay có một anh hỏi em về mộ/khố mà em không biết trả lời. Nhờ anh chị giúp em.

Nhật chủ giáp ất, lấy mậu kỉ là tài. Vậy mộ khố của mậu tài là gì ? Em trả lời là tuất. Anh hỏi thêm mộ/khố của kỷ tài là gì ? Em vẫn trả lời là tuất. Vì mộ/khố can không phân âm dương như bảng 12 SVTT .

Cám ơn các anh chị.

thiếu bá
08-05-13, 22:49
đến giờ theo TB chung nên tách biệt mộ - khố. Chung có thể nghĩ thêm sao không có tam hợp thổ ?

kimcuong
09-05-13, 00:45
Nhật chủ giáp ất, lấy mậu kỉ là tài. Vậy mộ khố của mậu tài là gì ? Em trả lời là tuất.
Anh hỏi thêm mộ/khố của kỷ tài là gì ? Em vẫn trả lời là tuất.

chung nói đúng về Mậu, còn Kỉ thì sai.

Bởi vì Tuất và Thìn tàng Mậu, Sửu và Mùi tàng Kỉ. Như vậy thì Kỉ Tài mộ/khố của Giáp/Ất phải nằm trong Sửu, Mùi.

1-
năm....tháng....ngày....giờ
..........mậu.....GIÁP.........
..........tuất...................
..........mậu: thiên tài
.........tân: quan
.........đinh: thương

Mậu thiên tài và Tân quan, Đinh thương quan đều nằm trong Hỏa khố TUẤT.

2-
năm....tháng....ngày....giờ
..........kỉ.........ẤT...........
..........mùi....................
..........kỉ: thiên tài.........
..........đinh: thực..........
..........ất: tỉ.................

Kỉ thiên tài cùng Đinh thực thần và Ất tỉ kiên nằm trong Mộc khố MÙI.

3-
năm....tháng....ngày....giờ
kỉ...................GIÁP........
..........sửu...................
..........kỉ: chính tài.........

Chính tài Kỉ nằm trong Kim khố SỬU.

4-
năm....tháng....ngày....giờ
mậu................ẤT...........
..........thìn....................
..........mậu: chính tài......

Chính tài Mậu nằm trong Thủy khố THÌN.

chung
09-05-13, 08:25
đến giờ theo TB chung nên tách biệt mộ - khố. Chung có thể nghĩ thêm sao không có tam hợp thổ ?

Hi anh thiếu bá,

Từ giờ em sẽ tách riêng mộ khố để cho rõ ràng. Do phần mộ khố nhiều người vẫn chưa phân biệt rõ. Bài viết của Cô về mộ khố khá rõ theo đúng trường phái Kim Cương. Tuy nhiên nếu người học chưa theo một trường phái cụ thể khi đó gặp định hướng không chính xác.




chung nói đúng về Mậu, còn Kỉ thì sai.

Bởi vì Tuất và Thìn tàng Mậu, Sửu và Mùi tàng Kỉ. Như vậy thì Kỉ Tài mộ/khố của Giáp/Ất phải nằm trong Sửu, Mùi.


Cám ơn Cô đã giải đáp rõ.

Ban đầu em cũng có nhận định ngũ hành thổ gửi ở bốn phương. Nhưng gặp phải khó khăn khi xác định do lẫn lộn như tháng tỵ ngọ mùi hỏa vượng thổ tướng, tháng thân dậu tuất thì kim vượng thổ hưu. Lười học lý thuyết cũng gây cản trở quá. Cũng may lúc nào cũng có Cô và các anh chị giúp đỡ.:4:

Em cũng giới thiệu với anh đó lên diễn đàn để xem bài trả lời. Diễn đàn mình mà có anh đó tham gia chắc sẽ có nhiều bài viết thú vị. Vì khi anh đặt câu hỏi em cũng rất bất ngờ.

chung
14-05-13, 09:43
Hôm nay em vào đọc các threat từ đầu. Mới nhận ra bác Giác Viên đang nghiên cứu về mộ và khố có ứng dụng thực tế như thế nào ?

Với nam mệnh tài, quan nhập mộ hay khố thì chuyện gì xảy ra ? Với nữ mệnh nhập thì sao ?

Em rất mong Cô và bác Giác Viên chỉ điểm về điểm này. Cám ơn Cô và Bác.

dvn1983
21-08-14, 15:19
Uyên Hải Tử Bình và các tài liệu cổ khác đều dùng chữ Khố khi nói đến "xung", bởi vì ý nói là "mở kho mà dùng"; còn nếu "mở mộ" thì có khi là vận tử (chết), như gặp thiên khắc địa xung mà 1 trong 2 chi là mộ.

Kính gửi cô Kim Cương

Em xin đưa 1 ví dụ về nội dung của cô đã nêu. Xin cô chỉ giúp ví dụ này có đúng theo nội dung "vận tử (chết)"

Càn tạo
Quý Hợi/Nhâm Tuất/Giáp Ngọ/Giáp Tuất

Đại vận: Tân Dậu/Canh Thân/Kỷ Mùi/Mậu Ngọ/Đinh Tị/Bính Thìn

Đến đại hạn Bính Thìn thiên khắc địa xung trụ tháng Nhâm Tuất và Giáp mộc trụ ngày nhập mộ tại đại vận Thìn. Vậy khả năng đến đại vận Bính Thìn thì người này có thể vào vận tử?

Xin nhờ cổ chỉ giúp.

chung
23-08-14, 09:12
Càn tạo
Quý Hợi/Nhâm Tuất/Giáp Ngọ/Giáp Tuất

Đại vận: Tân Dậu/Canh Thân/Kỷ Mùi/Mậu Ngọ/Đinh Tị/Bính Thìn

Đến đại hạn Bính Thìn thiên khắc địa xung trụ tháng Nhâm Tuất và Giáp mộc trụ ngày nhập mộ tại đại vận Thìn. Vậy khả năng đến đại vận Bính Thìn thì người này có thể vào vận tử?



Hi dvn1983,

Hiện nay, tài liệu về Tử Bình Tiếng Việt có rất nhiều nhờ công các anh chị dịch thuật.Tài liệu nhiều lại phát sinh hệ lụy là nhiều quá không biết đâu là đúng hay sai.hjjhjjh

Lý thuyết của Tử Bình là lấy dụng-hỷ-kị thần để luận. Nên đầu tiên chúng ta cần tìm Dụng thần của tứ trụ khi đó mới có thể luận giải chính xác. Như thiên khắc địa xung với dụng thần khác biệt với kị thần.

Hơn nữa, nhiều người cùng một lá số, tại sao dụng thần của họ lại khác nhau. Phải chăng do một yếu tố nữa ảnh hưởng ? Tử Bình không luận tử, chỉ luận tai biến vì vậy bạn không cần phải quá lo lắng về tương lai. Miễn sao sống tốt với mọi người thì sẽ luôn an vui.

dvn1983
25-08-14, 17:49
Dear anh Chung

Xin cảm ơn những chia sẻ của anh. Sau khi đọc qua bài viết của cô Kim Cương và thấy có trường hợp gần với nhận định của cô nên đưa ra ví dụ để tham khảo và học hỏi.


Xin nhờ các anh và cô Kim Cương chỉ dẫn thêm.

chung
25-08-14, 20:19
Xin cảm ơn những chia sẻ của anh. Sau khi đọc qua bài viết của cô Kim Cương và thấy có trường hợp gần với nhận định của cô nên đưa ra ví dụ để tham khảo và học hỏi.



Hi dvb1983,

Diễn đàn luôn chào mừng các thành viên mới. Để có thể lĩnh hội nhanh về tử bình. Bạn có thể viết ra cách luận của bạn. Các anh chị khác sẽ hỗ trợ bạn hoàn thiện nó.

Thân ái,

lesoi
27-08-14, 13:41
Hiện nay, tài liệu về Tử Bình Tiếng Việt có rất nhiều nhờ công các anh chị dịch thuật.Tài liệu nhiều lại phát sinh hệ lụy là nhiều quá không biết đâu là đúng hay sai.hjjhjjh

Chào Chung, lâu lắm không gặp em.
Câu ở trên mà Chung nói đều là do bản thân mà ra. Phải lấy cái cơ bản làm đầu thì sẽ không trật đường rây. Dù có nhiều hay ít thì vẫn phải tỉnh táo để phân tích đúng sai. Có như vậy, mới tiến bộ được. Chúng ta học không có thầy trực tiếp, nhưng đã nắm cái cơ bản thì sẽ phân tích được mà thôi.
Chung nên gửi lại Mail cho anh, anh muốn nói với Chung vài điều cần thiết.

chung
27-08-14, 22:25
Chào Chung, lâu lắm không gặp em.
Câu ở trên mà Chung nói đều là do bản thân mà ra. Phải lấy cái cơ bản làm đầu thì sẽ không trật đường rây. Dù có nhiều hay ít thì vẫn phải tỉnh táo để phân tích đúng sai. Có như vậy, mới tiến bộ được. Chúng ta học không có thầy trực tiếp, nhưng đã nắm cái cơ bản thì sẽ phân tích được mà thôi.
Chung nên gửi lại Mail cho anh, anh muốn nói với Chung vài điều cần thiết.

Hi anh,

Từ trước tới giờ, em chỉ dùng quyển tử bình chân thuyên. Không dám đọc thêm tài liệu khác. hiihii. Cám ơn anh đã nhắc nhở, đây cũng chính là kim chỉ nam cho các bạn nhập môn.

(Hộp thư của anh full rồi, giờ phải xóa bớt mới nhận được tiếp.Anh xóa giúp em nhé)