PDA

View Full Version : Thảo luận-Chương 35-Luận Ấn thụ



Hjmama
05-10-12, 05:12
Nguyên văn:
Trường hợp Ấn mà dụng Thương Thực, Thân cường Ấn vượng, e rằng thái quá, liền cho là tiết Thân để tạo thành tú khí. Như: Mậu Tuất / Ất Mão / Bính Ngọ / Ất Hợi, đây là mệnh Lý Trạng nguyên
Vị trí trước sau giữa Ấn, Thực như thế này e rằng khó mà tiết tú. Nếu không nhờ vận "kéo về" thì sẽ không có một Lý Trạng nguyên.

kimcuong
05-10-12, 11:45
thực..........Ấn...........................Ấ n
Mậu Tuất / Ất Mão / Bính Ngọ / Ất Hợi

Vận: Bính Thìn, Đinh Tị, Mậu Ngọ, Kỉ Mùi, Canh Thân, Tân Dậu

Nếu quả là thi đậu trạng nguyên, thì đúng là nhờ vận Hỏa Thổ kịp thời "tiết tú". Nhận định thêm về Ấn cách là nên có thân nhược hơn là thân vượng, bởi vì đã có Ấn phù thân. Lại có Thực thần lộ thì mới là thượng đẳng cách.

Trường hợp này là Ấn vượng thân vượng, Thực Thương vượng, lý ra là tòng cường cách, nhưng điểm đáng nói là ở đây chính ấn là cách (Ất), nếu là thiên ấn (Giáp) thì đảo phách ngay, vì Kiêu thần không ưa Thực! Đấy là khác biệt giữa các thập thần và cách cục.

tuhynhan
06-10-12, 10:33
Nguyên văn:
Trường hợp Ấn mà dụng Thương Thực, Thân cường Ấn vượng, e rằng thái quá, liền cho là tiết Thân để tạo thành tú khí. Như: Mậu Tuất / Ất Mão / Bính Ngọ / Ất Hợi, đây là mệnh Lý Trạng nguyên, nếu như Ấn thiển thân khinh, mà dụng Thương Thực tầng tầng lớp lớp là cách cục bần hàn.

Từ chú thích:
Thân cường Ấn vượng, dùng Kỷ thổ để tiết tú khí, tương tự như mệnh Trương Tham chính ( Bính Dần/ Mậu Tuất/ Tân Dậu/ Mậu Tý ), mà Kỷ thổ lộ ra, Quan tinh không thấy, dụng thần tương đối rõ ràng. Nếu Ấn thiển thân khinh mà Thương Thực trọng, thì cần lấy Ấn làm dụng, vận hành Ấn Tỉ cũng có thể bổ cứu cho mệnh, chỉ không phải cục quý hiển.

(con tiep)

Tại sao ông Từ lại nói là Kỷ thổ thấu xuất ? Phải chăng chi ngày ngọ tàng Kỷ , trên can thấy Mậu thổ thì định nghĩa là "thấu xuất" ?

Ý trong nguyên văn là: Ấn cách cần phân biệt thân cường hay thân nhược, ấn cường hay ấn vượng, chứ mà cứ thấy Ấn cách thấu lộ Thực Thương là dùng nó là coi chừng sai đó ...

kimcuong
06-10-12, 11:31
quan........ấn...........................ấn
Bính Dần/ Mậu Tuất/ Tân Dậu/ Mậu Tý

Thí dụ của Trương Tham Chính có 1 Quan, 2 Ấn, Quan thấu ra, mà ấn vượng hơn thân, thì dùng Quan không ích lợi gì nữa, vì Quan sinh Ấn, tức đẩy thân lên mạnh nữa là tiện cách. Nên mừng là có Tí quí thủy (thực thần của Tân) ở trụ giờ, nên dùng Thực thần tiết tú.

thực..........ấn..........................ấn
Mậu Tuất / Ất Mão / Bính Ngọ / Ất Hợi

Thí dụ của Lý trạng nguyên gọi là "tương tự", nghĩa là có 1 Thực, 2 Ấn, cũng là thân vượng, ấn vượng, nhưng rõ ràng là Thực thần thấu xuất, nên ông Từ mới nói là "dụng thần tương đối rõ ràng". Còn ông ta nói Kỷ thổ thấu xuất thì đúng là nên xem lại cả phiên bản tiếng Hoa, có lẽ là ghi nhầm hay thiếu rồi, nhưng chúng ta hiểu ý tứ là gì. Theo KC thì tiết tú cũng phân biệt Thực và Thương, nếu Quan tinh mà lộ thì nên tiết bằng Thực thần, chớ nên có Thương quan lộ. Cho nên, câu này:


Thân cường Ấn vượng, dùng Kỷ thổ để tiết tú khí, tương tự như mệnh Trương Tham chính ( Bính Dần/ Mậu Tuất/ Tân Dậu/ Mậu Tý ), mà Kỷ thổ lộ ra, Quan tinh không thấy, dụng thần tương đối rõ ràng.

đúng ra phải hiểu khác đi thế này:

"Thân cường Ấn vượng, có thể dùng Kỷ thổ để tiết tú khí, tương tự như mệnh Trương Tham chính ( Bính Dần/ Mậu Tuất/ Tân Dậu/ Mậu Tý ), mà Kỷ thổ không lộ ra, Quan tinh cũng không thấy, dụng thần tiết khí tương đối rõ ràng."

Vậy qua câu trên, ta thấy vì MẬU thực thần lộ ra, nên đầu tiên thấy ngay dụng Thực thần là rõ ràng rồi.

Nhìn lại cả 2 thí dụ trên, hiển nhiên là đều dụng Thực thần, nên mới nói là "tương tự".

Lại còn có một cách ghi lại khác nữa, các bạn nghĩ sao?

thiếu bá
06-10-12, 11:46
hi chị!
Theo em thì câu này là:
"Thân cường Ấn vượng, có thể dùng Kỷ thổ để tiết tú khí, tương tự như mệnh Trương Tham chính ( Bính Dần/ Mậu Tuất/ Tân Dậu/ Mậu Tý ), nếu có Kỷ thổ lộ ra, mà Quan tinh không lộ, thì dụng thần tiết khí tương đối rõ ràng."

ý là vì Kỷ thổ là Thương quan mà lộ ra thì Quan tinh không nên lộ và lấy đó làm dụng thần tiết tú.

kimcuong
06-10-12, 12:01
thiếu bá, đúng vậy, rất hợp lý. Những trường hợp xét Thương và Quan trong điều kiện dụng thần là tiết khí rất nên chú ý.

Hjmama
06-10-12, 12:07
quan........ấn...........................ấn
Bính Dần/ Mậu Tuất/ Tân Dậu/ Mậu Tý
Hỏa thổ táo được thể không sinh Tân mà trái lại còn khắc Tân, lại nữa Tuất dựa thế hại Dậu. Do vậy Mậu tí là cứu cánh,dụng Mậu tí vì tự hợp thành thấp thủy vừa sinh được Tân vừa tiết khí.

thực..........ấn..........................ấn
Mậu Tuất / Ất Mão / Bính Ngọ / Ất Hợ
Xin hỏi, nếu đổi lại trụ giờ là Mậu tuất thì bát tự nào tốt hơn?

kimcuong
06-10-12, 13:14
thực..........ấn..........................ấn
Mậu Tuất / Ất Mão / Bính Ngọ / Ất Hợi

mà đổi sang giờ Mậu Tuất:

thực..........ấn..........................th c
Mậu Tuất / Ất Mão / Bính Ngọ / Mậu Tuất

Vận: Bính Thìn, Đinh Tị, Mậu Ngọ, Kỉ Mùi, Canh Thân, Tân Dậu

Cục diện khác hẳn: Thực vượng, thân cực vượng, khuyết hẳn hành Thủy quan sát. Có thể đổi sang tòng cường cách, chỉ dụng được Mộc Hỏa, Thực thần thổ và Tài tinh kim là kị.

Tòng cường cách ở cả 2 giờ Hợi và Tuất đều có thể lập thành, tuy nhiên ở giờ Tuất thì rõ ràng hơn, vì khuyết hành Thủy.

Nhưng đấy chỉ là nguyên cục tứ trụ, vấn đề là đại vận không thay đổi! Vậy tòng cường cách mà sang vận Thổ Kim là tệ hơn chứ không tốt hơn.

Điều khó khăn cho đương số là không có sự lựa chọn khi phải là "tòng cách". Đại vận không theo dụng thần của Tòng Cách thì thua! Bởi thế, tiền nhân đều nói rằng ngũ hành có đủ và hài hòa là phúc đức, dù cho là hạ cách, nôm na là nghèo mà có phúc vậy.


(Lưu ý thêm: "Tòng cách" khác "Kiêm cách")

Hjmama
06-10-12, 13:57
Xin lỗi chị, vì cách hỏi của tôi không rõ ràng nay viết lại rõ hơn: Ất hợi/Ất mão/Bính ngọ/Mậu tuất.

kimcuong
06-10-12, 14:05
thực..........ấn..........................ấn
Mậu Tuất / Ất Mão / Bính Ngọ / Ất Hợi

Bây giờ lại phát hiện ra, giờ ẤT HỢI là sai (trong câu nguyên chú), vì ngày Bính giờ Hợi, thiên can phải là KỶ.

Tôi thường kiểm tra lại tứ trụ, nhưng lần này lại thiếu sót. Vì thế nên đoạn Kỉ thổ lộ mà Từ Nhạc Ngô bình chú là đúng. Các bạn đọc lại:


Thân cường Ấn vượng, dùng Kỷ thổ để tiết tú khí, tương tự như mệnh Trương Tham chính ( Bính Dần/ Mậu Tuất/ Tân Dậu/ Mậu Tý ), mà Kỷ thổ lộ ra, Quan tinh không thấy, dụng thần tương đối rõ ràng.

Quả là kinh nghiệm phải xét lại các phiên bản tiếng Hoa là rất cần thiết. Tôi đã quên lần này, nên rất là đáng trách!

Hjmama
07-10-12, 07:04
Nguyên văn:

Hoặc ngay như Ấn trọng Tài khinh mà kiêm lộ Thương Thực, Tài và Thực tương sinh, thành ra Tài khinh mà không khinh, tức có thể giàu nhưng không quý hiển. Nhưng cũng có trường hợp ngoại lệ đới (kèm theo) Thực mà quý hiển, tại sao vậy?

Như mệnh Ngưu Giám Bạc: Canh Dần / Ất Dậu / Quý Hợi / Bính Thìn. Ất hợp Canh không sinh cho Quý, vì lẽ đó mới quý hiển, bằng như hợp Tài tồn Thực thì có thể suy rộng ra.

Như một mệnh hợp Tài tồn Thực mà quý hiển: Kỷ Mùi / Giáp Tuất / Tân Mùi / Quý Tị.


Từ chú thích:

Nói chung thì hai chữ phú quý phân biệt thật là khó, thời xưa có người quý mà không phú, có người giàu có mà không quý hiển, còn người nay thì kẻ phú chưa chắc không quý hiển, kẻ quý hiển chưa chắc không giàu có. Sao phân biệt được? Phân biệt phú quý, cần lấy lời trong Trích Thiên Tủy là đầy đủ nhất: "Làm sao biết người đó giàu, tài khí thông môn hộ; làm sao biết người đó quý, Quan tinh hữu lý hội", chỉ vài chữ nhưng hết sức đầy đủ. Tài và Thực tương sinh, nên khinh mà không khinh tức là Tài khí thông môn hộ (môn hộ là nguyệt lệnh). Nhưng mà mệnh Ngưu Giám Bạc vẫn cần phải chọn Thực thần sinh Tài làm dụng, lấy Ất Canh hợp không sinh Quý làm dấu hiệu quý hiển thì dường như chưa thật chính xác, bởi vì Ấn chưa hề bị hợp mất. Bính hỏa thông căn ở Dần, thân vượng Tài Ấn đều có gốc, có lẽ hợp với phú và kiêm cả quý hiển. Mệnh tuổi Kỷ Mùi, chế Ấn tồn Thực, còn Tị và Mùi lại củng Quan quý, đều là dấu hiệu quý hiển cả, còn Dụng thần thì ở Thực thần.
Mệnh Canh dần: Bính tài bị thủy chế hoàn toàn trong vùng trụ ngày giờ,vận bắc phương luôn tiện chế sạch, dấu hiệu phú là đây (khử tài đắc tài). Canh-Ất hợp Dậu, Ấn thấu ra sinh Thân vì thế mà kiêm quí.
Mệnh Kỉ mùi 4 chi là Hỏa táo Thổ, Giáp Tân Quí không có chỗ đứng đành tòng theo thế. Vận vào hỏa địa đắc thế mà quí hiển.

Hjmama
07-10-12, 07:35
Sau khi post xong tôi mới thấy phần lý giải mệnh Canh dần như trên có gì khiên cưỡng khi chẳng đá động gì đến vai trò Thực thần vốn là yếu tố hình thành nên cách cục, nay xin bổ sung: Ất thực thần tuy bị Canh hợp hóa nhưng có gốc Dần, lại vận thuận thủy mộc sinh trợ nên khí không mất sạch (vì hợp), cách cục Thân cường Thực thương tiết khí vẫn là chính.

kimcuong
07-10-12, 16:25
ấn..............thực.....................Tài
Canh Dần / Ất Dậu / Quý Hợi / Bính Thìn

Trường hợp này thuộc loại "hữu tình", có hợp mà không có khắc: Canh Ất, Thìn Dậu, Dần Hợi. Kim Thủy dẫn lực quá vượng, may có Bính lộ, gốc ở Dần nên dụng được Tài tinh. Tứ trụ toàn hợp, không có khắc ở thiên can hoặc địa chi, thường vẫn nên xem chừng trở nên quá nhược, nhưng ở đây có khắc rất đúng lúc, đúng lực là hoàn toàn nhờ Bính hỏa.

kimcuong
07-10-12, 16:40
kiêu.......tài...........................thực
Kỷ Mùi / Giáp Tuất / Tân Mùi / Quý Tị

Vận: Quí Dậu, Nhâm Thân, Tân Mùi, Canh Ngọ, Kỉ Tị, Mậu Thìn

Cũng là 1 loại tương hợp mà thích nghi toàn trụ. Vì Hỏa Thổ có lực, chỉ cần 1 Quý thủy xuất đầu lộ diện mà không bị hợp, khắc là có thể cứu ứng. Nhưng theo tôi thì Quí thủy này không gốc, đơn độc 1 mình, đại vận lại không tương ứng, nếu thật sự là phú mà quý thì phải là giàu ngầm, không lộ rõ. Hoặc hưởng của tổ tiên, hưởng bát vàng. "Quý" hiển thị lộ rõ hơn "Phú".

menhly
09-10-12, 15:36
Anh xem lại câu này, có vẻ không đúng với lý "nghịch dụng"...


Nguyên văn:
Trường hợp dụng Sát kiêm đới Thương Thực, thì dụng Sát để khắc chế, sinh thân mà tiết tú, bất luận Thân vượng Ấn trọng, đều là quý cách.

Hjmama
10-10-12, 06:55
Nguyên văn:

Ấn thụ cách hỷ sinh thân, chính Ấn cách hay thiên Ấn cách đều là mỹ cách, cho nên hai cách Tài và Ấn không phân thiên chính, đều gom thành một mà bàn. Ấn thụ cách cục cũng không đồng nhất, trường hợp Ấn mà thấu Quan, Chính quan không độc thủ sinh Ấn, tức có thể làm dụng, cũng khác trường hợp dụng Sát. Cho nên Thân vượng Ấn cường, không phải băn khoăn quá mức, miễn là Quan tinh thanh thuần, như mệnh Trương Tham chính: Bính Dần / Mậu Tuất / Tân Dậu / Mậu Tý, thuộc trường hợp này.











http://kimtubinh.net/images/styles/TimeTraveler/buttons/multiquote_40b.png (http://kimtubinh.net/newreply.php?do=newreply&p=1648)
:


Nguyên văn:

Trường hợp (Ấn) dụng Thiên quan, Thiên quan vốn không không phải vật tốt lành, do mượn nó để sinh Ấn, bất đắc dĩ mà dùng. Cho nên tất Thân trọng Ấn khinh, hoặc Thân khinh Ấn trọng, vốn lực không đủ, mới thuộc trường hợp này. Như mệnh Mao Trạng nguyên: Kỷ Tị / Quý Dậu / Quý Mùi / Canh Thân, vốn là thân khinh Ấn trọng. Mệnh Mã Tham chính, Nhâm Dần / Mậu Thân / Nhâm Thìn / Nhâm Dần, thân trọng Ấn khinh. Nếu Thân Ấn cùng mạnh mà dụng Thất sát thì không cô đơn cũng nghèo khổ.







Thân Ấn cùng mạnh theo lẽ dùng Quan hay Sát đều không hiệu quả (vô công), nếu có thành cách thì cũng là cách chuyên vượng (tỉ kiếp), sao lại có cái thì 'không phải băn khoăn quá mức" cái thì "cô đơn nghèo khổ".

Theo tôi trong 2 trường hợp này đều không dùng Quan hoặc Sát (ngoại trừ chuyên vượng cách), chắc chắn phải dụng Thực Thương tiết tú.
Có lẽ nên sửa chữ DỤNG thành chữ GẶP (quan,sát) thì hợp lý hơn.

tuhynhan
10-10-12, 11:24
Anh xem lại câu này, có vẻ không đúng với lý "nghịch dụng"...


Nguyên văn:
Trường hợp dụng Sát kiêm đới Thương Thực, thì dụng Sát để khắc chế, sinh thân mà tiết tú, bất luận Thân vượng Ấn trọng, đều là quý cách.


Đọc nguyên văn nên kèm theo bình chú của Từ Lạc Ngô thì mới đủ.


Nguyên văn:

Trường hợp dụng Sát kiêm đới Thương Thực, thì dụng Sát để khắc chế, sinh thân mà tiết tú, bất luận Thân vượng Ấn trọng, đều là quý cách.

Từ chú thích:

Dụng Sát kiêm đới Thương Thực chính là lấy Thực Thương tiết tú làm dụng, không phải chế Sát làm dụng. Khắc và tiết không thể tịnh dụng (cùng dùng). Thân cường Sát vượng, là mệnh chế Sát vi quyền, khi hỷ chế thì không nên lại hành vận Tài Sát; mệnh chế Sát thái quá, hỷ Tài Sát, không nên lại hành vận Thực Thương, điều này là lẽ bất di bất dịch. Như mệnh Tôn Bố Chính, khắc tiết tịnh kiến, chính là lấy Ấn thông quan làm dụng. Trường hợp này là mệnh mất căn bằng, lại ứng với một cách luận khác, xem ở chương luận vận tiếp theo sau thì rõ hơn.

--> câu này ko có vấn đề gì về dịch thuật. Còn phân tích để hiểu thì lại là vấn đề khác rồi.

thiếu bá
11-10-12, 10:19
Đọc nguyên văn nên kèm theo bình chú của Từ Lạc Ngô thì mới đủ.

--> câu này ko có vấn đề gì về dịch thuật. Còn phân tích để hiểu thì lại là vấn đề khác rồi.

Lão à, em cũng sợ bình chú nhầm??? hihi :63: