View Full Version : Kiếp tài - Tài
Nói đến Tài tinh cũng khá nhiều. Một trong những cách "nghèo", "nợ" không hẳn là tứ trụ không có Tài, các bạn cũng nhìn ra như vậy, mà chính là vì tứ trụ có Kiếp Tài. Tiền nhân đã gọi thập thần cùng ngũ hành với nhật chủ, khác âm dương tính là Kiếp (dịch nghĩa là "cướp") vì cho rằng đây là tính cách tệ hại nhất khi luận chung với Tài. Thuật ngữ "kiếp tài phá tài" hay "kiếp tài đoạt tài" thường được dùng thường xuyên. Chúng ta thử phân xét tính cách này qua vài thí dụ.
Nam, sinh 4.10.1963, 4 giờ sáng
thương
kiếp
nc
kiêu
quí
tân
canh
mậu
mão
dậu
thìn
dần
ất
tân
mậu, ất, quí
giáp, bính, mậu
đế vượng, KV
Tài tinh trong trụ là Mộc: Ất ở Mão, Giáp ở Dần.
Dần Mão Thìn tam hội phương đông, cũng là đại diện cho Tài, không có Giáp Ất thấu.
Canh sinh tháng Dậu là dương nhận cách, lộ Tân Kiếp Tài.
Thân vượng cần chế là dụng Bính trong Dần, Bính không lộ, Dần lại ám hợp với Mão Thìn, tính cách của Mộc Tài.
Thân vượng không cần Kiêu Ấn lộ, nhưng Mậu thấu can là 1 điểm dở. Thổ trong tiết Bạch lộ hưu tù, tính chất nhược, nhưng thấu ra, xem như tính chất nhược này thấy rõ. Nhược cũng có nghĩa là thiên về điểm yếu của mình, hành vi không suy xét kỹ lưỡng, không minh bạch, v.v...
Mão Dậu xung là Kiếp tài và Tài xung.
Vận: Canh Thân, Kỉ Mùi, Mậu Ngọ, Đinh Tị, Bính Thìn, Ất Mão, Giáp Dần
Người này suốt từ vận đầu gia cảnh nghèo nàn, vướng nợ nần, đến 40 tuổi (vận Đinh Tị) mới chấm dứt. Tính tình của người này khá thâm trầm, chăm chỉ làm ăn, chỉ vì bất cẩn nên bị lừa mà mang nợ.
Vì thế, khi đề cập đến Tài, không hẳn chỉ là nên thấy Tài tinh hiển lộ. Các bạn nghĩ sao, xin cho biết ý kiến vì sao anh ta từ vận Đinh Tị thì thoát hiểm?
e chào chị KC:
theo e có phải vận Quý Tị, Bính thìn này quan sát xuất hiện khác chế kiếp bảo vệ tài tinh, vận Bính thìn, Ất Mão, Giáp Dần khí mộc lộ diện hoàn toàn, quan tinh có lực và không còn ám hợp nữa cho lên tài vượng. vì vậy người này thoát hiểm. nhưng trong đại Vận Bính thìn thì người này còn có thể bị tổn hại đến cung thê nữ phải ko chị KC. Nếu đúng như vậy thì câu " Mệnh đẹp ko bằng Vận đẹp". E luận vậy có gì ko đúng mong chị KC và các ace trong diễn đàn góp ý cho e.
Theo em trụ này thân vượng, Tài mão ở trụ năm bị lệnh tháng xung phá nên có tiêu chí gia cảnh ko thuận, Dần Mão Thìn hội cục nhưng ko thấu và ở tháng Dậu thì có thể chấm dứt được vướng nợ nần 1 thời gian. Vận từ Thân đến NGọ Tài đều ở Tử Mộ Tuyệt ko có lực, sang đến Đinh Tỵ vận Hỏa vượng chế ngự Kiếp Tài đồng thời Dậu bị TỴ hợp trói nên cát lành. Đinh Tỵ phục ngâm hỷ thần trụ giờ có thể đi xa tác nghiệp. Đại vận BÍnh THìn hình địa chị ngày tuy bất hòa gia đạo nhưng hình khai Tài Ất mộc lâm khố, và Ất ám hợp Canh nên cũng được tài. Tuy nhiên em đoán giai đoạn này có thể hao tài ko giữ được do BÍnh Thìn thiên hợp địa hợp Tân Dậu là hợp vượng ở địa chi vận sinh. Trụ tháng tàng Tài gặp vận tái tam hội cục thì cũng thu lại được những gì đã mất.
VT thấy người này sẽ không thoát khỏi cảnh bị người khác lừa tiền bạc đâu! Đúng là quan vận Đinh Tỵ có khá một chút nhờ vào Quan chế Kiếp Tài, còn sang vận Thìn Mão Dần phương đông (Tài) thì vẫn bị lừa tiền như thường cho dù có nói là đỡ hơn vì lúc này kiếm được nhiều tiền nhưng bị lừa 1 ít thì cũng chẳng đáng là bao!
VT thấy người này sẽ không thoát khỏi cảnh bị người khác lừa tiền bạc đâu!
Người này sau khi trang trải nợ nần cũng dọn đi nơi khác, nên 10 năm nay tôi không còn gặp mặt. Hy vọng anh ta rút được kinh nghiệm bản thân và lần tới sẽ khác. Tôi chỉ e rằng, khi có vấn đề của Kiếp và Tài xảy ra nữa, thì sẽ chuyển sang vợ con; việc gì trong đời ta cũng chỉ đến 1 lần thôi.
Dưới đây là tứ trụ của một người rất nổi tiếng, nhưng mới đây bị họa quan trường, chưa biết có bị tù không đây.
Nam, sinh 18.9.1971, khoảng 4 giờ sáng
chính tài
kiếp
nc
thiên tài
tân
đinh
bính
canh
hợi
dậu
ngọ
dần
nhâm, giáp
tân
đinh, kỉ
giáp, bính, mậu
tử
kv
vận: bính thân, ất mùi, giáp ngọ, quí tị (2004-2014), nhâm thìn, tân mão
Đương số nổi tiếng từ năm 1993, cuối vận Ất Mùi, năm nay vừa bị kiểm điểm một phen khá nặng, ảnh hưởng toàn bộ đến cuộc đời về sau của anh ta.
Kiếp tài Đinh hỏa đã làm gì nên chuyện với Tài?
Thành bại của mệnh này nằm trong một chữ Hợi. Bính Tân hợp thủy được Hợi dẫn ra mà chế kiếp.Sự hợp này khá vững bền (chắc chắn đương số được sự hậu thuẫn của cha mẹ) nên dù hợi bị hợp bởi ngo, dần khí thủy vẫn không cạn. Vận Tị xung Hợi điều gì đến đã đến.
Kiếp tài Đinh hỏa đã làm gì nên chuyện với Tài?
hihi, theo em Kiếp tài chế Tài mệnh này rất tốt.:63:
Phiền nhất là những năm hợp, chế Đinh..., năm nay vấn đề có liên quan đến Tài chính không chị ?
Đấy là mệnh của tay đua xe đạp nhất thế giới Armstrong. Nhưng hoàn toàn nhờ doping nên đoạt danh hiệu một cách gian trá. Kiếp tài Đinh phá Tân kim chính cách của mình, tức tự hại mình chỉ vì "tỉ kiếp trọc loạn". Kiếp tài ở đây thế nên không hẳn tốt đâu thiếu bá. Ta thấy tốt một thời, nhưng xấu cả đời. Vậy định nghĩa mệnh tốt cũng khá là tương đối. Dĩ nhiên, dính đến tài chính, nghĩa là bị trả lại các cúp, còn phải trả lại tiền thưởng nữa. Ngoài ra, hội thẩm đoàn đang dọa bỏ tù vì vi phạm nghiêm trọng.
Một đoạn trong Wikipedia:
Lance Edward Armstrong là một cựu vận động viên đua xe đạp chuyên nghiệp nổi tiếng người Mỹ. Ông từng được biết đến như một vận động viên xe đạp đã phá kỷ lục giải Tour de France khi giành chiến thắng bảy lần liên tục sau khi vượt qua bệnh ung thư tinh hoàn, nhà sáng lập và chủ tịch của Tổ chức Lance Armstrong, một tổ chức nghiên cứu và hỗ trợ cho bệnh nhân ung thư. Tháng 10 năm 2012, Lance Armstrong bị phát hiện liên quan đến vụ bê bối doping và bị tước hết mọi danh hiệu vô địch và bị cấm thi đấu môn xe đạp suốt đời.
đọc thêm: http://vi.wikipedia.org/wiki/Lance_Armstrong
Bính Tân hợp thủy được Hợi dẫn ra mà chế kiếp.Sự hợp này khá vững bền (chắc chắn đương số được sự hậu thuẫn của cha mẹ) nên dù hợi bị hợp bởi ngo, dần khí thủy vẫn không cạn.
Tôi thì không luận thiên can ám hợp với nhân nguyên như Hjmama, nhất là cách trụ. Nếu luận ám hợp như thế thì thường chỉ có 2 trường hợp (phương pháp mới):
- 2 bản khí gần nhau, có lệnh tháng phò trợ
- thiên can và bản khí cùng trụ, cũng cần tương ứng với lệnh tháng
Đấy là mệnh của tay đua xe đạp nhất thế giới Armstrong. Nhưng hoàn toàn nhờ doping nên đoạt danh hiệu một cách gian trá. Kiếp tài Đinh phá Tân kim chính cách của mình, tức tự hại mình chỉ vì "tỉ kiếp trọc loạn". Kiếp tài ở đây thế nên không hẳn tốt đâu thiếu bá. Ta thấy tốt một thời, nhưng xấu cả đời. Vậy định nghĩa mệnh tốt cũng khá là tương đối. Dĩ nhiên, dính đến tài chính, nghĩa là bị trả lại các cúp, còn phải trả lại tiền thưởng nữa. Ngoài ra, hội thẩm đoàn đang dọa bỏ tù vì vi phạm nghiêm trọng.
Một đoạn trong Wikipedia:
đọc thêm: http://vi.wikipedia.org/wiki/Lance_Armstrong
Em cho rằng Kiếp tài ở đây không quyết định tâm tính anh ta, ngược lại còn giúp cho anh ta rất nhiều để có thành công trong cuộc sống.
Cái dở mệnh này là vì Tài (thiên chính) mà tạp loạn, chi phối che đậy bởi sự gian trá. Khi Armstrong còn thi đấu thì thành công trong sự nghiệp huy hoàng che lấp được cái gian trá của anh ta nhưng đến khi "ngừng nghỉ" thì lập tức bị khui ra. Xét vận, xét năm đều ứng cả...
thiếu bá à, theo chị thì Kiếp tài mà ngầm, không lộ, may ra thì khá hơn, tức không dám làm bậy bạ. Cái dở là Kiếp lộ, nên rất "tự tin", hoặc nói cách khác là không thể đừng được. Cái dở nữa là vụ chích thuốc kích thích như thế ngày nay không còn là chuyện qua mặt dễ dàng nữa, vì các cách chống lại ngày càng tối tân hơn. Vỏ quít càng dầy càng có móng tay nhọn. Biết mà vẫn làm, rốt cục chỉ còn là được cái tiếng "thế giới đều biết tên"? :)
Chị Kimcuong và anh thiếu bá luận sao không thấy đá động gì đến vai trò của Hợi vậy, tôi thấy nó quan trọng lắm. Bát tự này là Tài cách dụng Sát chế kiếp mà. Chính Hợi này đã hấp dẫn Bính vượt qua cách trụ để cùng Tân hợp phi chính thống (chính thống: 2 can gần nhau + nguyệt lệnh) "hóa" thủy cân bằng tứ trụ. Tôi nghĩ nếu không chấp nhận cách hợp này thì khó mà giải thích vì sao 2 vận Ất mùi,giáp ngọ tài danh tột đỉnh đến vậy. Thích nhất sự hợp này là không cần thấu nếu thấu thì biến hung, vì thấu Quí sẽ hỗn tạp, thấu Nhâm thì bị hợp. Bính-Tân-Hợi cứ thế âm thầm chế Kiếp mà hay.
Thế nhưng có phải vì phi chính thống không minh bạch mà có uẩn khuất gì bên trong? Tử bình quả nhiên huyền diệu khó nắm bắt hết trừ phi mọi việc đã phơi bày trước mắt.
Bài viết trên tôi có nhận định "chắc chắn nhờ hậu thuẫn của cha mẹ",hóa ra Hợi chi năm lại là thủy hóa chất là chất kích thích.
anh Hj: luận về cách thì Tài thấu lạm (2 vị) nên Đinh kiếp thấu lộ rất ổn, nhờ vậy mà được "thanh cách". Tuy nhiên điều kiện "thanh" thì có mà "thành" thì chưa hẳn !?
Nhờ Kiếp tài chế Chính nên tâm tính Thiên bộc lộ rõ, Armstrong thành công trong lĩnh vực mang tính đồng đội, cạnh tranh, ganh đua cao và tiền tài có được nhờ kết quả của sự thành công đó (Huy chương, phần thưởng...). Vì vậy mà Hỏa vận đối với mệnh này rất tốt.
Hjmama luận theo cách của mình, cũng là hợp lý đối với suy nghĩ của bạn. Theo tôi thì vẫn nắm chắc phần cơ bản xét thiên khí (can) và địa chi chặt chẽ (cùng trụ, kế trụ, luật hóa hợp theo mùa sinh...v.v...) cũng có thể hiểu được số mệnh.
Armstrong có thiên khí là Hỏa và Kim, Hỏa là chính bản thân, còn Kim là Tài. Tài tinh nói về phương diện rộng là cách nhìn của mình đối với thế giới bên ngoài. Nếu chỉ có thành phần TA và thế giới bên ngoài đó làm chủ lực thì mọi hành vi, tư tưởng, tham vọng, ý muốn... của mình rất rõ rệt. Chiếm lấy địa vị làm chủ tha nhân, nghĩa là ta là người mạnh hơn mọi người, đấy là 1 trong những thái độ của lưỡng cực này. Rất tiếc là anh ta để cho Kiếp tài chen lấn vào quá đáng (vận Giáp Ngọ, Đinh hỏa là chủ lực).
Hợi mang bản khí Sát chỉ là tính chất "thi đua", ở dưới sự điều khiển của Tân kim chính tài có tính chất của "đường dài", "bền bĩ", lại ở trụ năm, tức thời gian xảy ra sự việc là sớm. Trụ năm hoặc Ấn có thể là cha mẹ, nhưng cũng là nhiều biểu lộ khác như thế. Thủy là nước, trộn lẫn với Kim là chất hóa học nào đấy, quả đúng là giải thích cho chất kích thích tăng trường lực này. Nhưng vấn đề là mình cần phải hiểu tại sao lại dùng Thủy là phương tiện để thành danh? Nếu nói Đinh hỏa và Nhâm thủy này ám hợp, trong điều kiện Tân kim lệnh tháng thấu ra trụ năm là rất hợp. Bính Tân cách trụ mà tháng không phải là Tí Hợi thì lại khó nhận là tiền đề chính mà thôi, tuy nhiên, cũng là 1 khả năng có thể xảy ra. Chúng ta đều công nhận là vạn người có cùng tứ trụ này, mà chỉ có 1 Armstrong, thì dĩ nhiên giải thích gần đúng cho 1 cá nhân đã là rất tốt.
Cám ơn chị và anh thiếu bá đã chỉ cho tôi có một cái nhìn khác về mệnh này.
Hjmama luận theo cách của mình, cũng là hợp lý đối với suy nghĩ của bạn. Theo tôi thì vẫn nắm chắc phần cơ bản xét thiên khí (can) và địa chi chặt chẽ (cùng trụ, kế trụ, luật hóa hợp theo mùa sinh...v.v...) cũng có thể hiểu được số mệnh.
Thưa chị Kimcuong, tôi có đôi điều muốn chia sẻ cùng chị về cách hợp mà như trên tôi đã tạm gọi là "phi truyền thống" như sau.
Ngoài cách hợp thông thường như mọi người đã biết, sách vở công nhận (thiên can gần kề, nguyệt lệnh theo mùa...) tôi cho rằng còn có cách hợp 2 can cách trụ: nếu được nguyệt lệnh càng tốt, không đắc khí nguyệt lệnh nhưng được CHI đóng dưới một trong hai can đó cùng hành với khí hóa thì cũng có thể thành khí, có điều nếu so với cách hợp "chính thống" vững chắc thì sự hợp này chỉ là giải pháp tình thế liên minh lỏng lẻo dễ bị phá vỡ (khi bị hình xung). Và kèm theo điều kiện là chỉ can SAU mới có khả năng hợp can TRƯỚC mà không có chiều hợp ngược lại, vì sao?- vì TRƯỚC là thuộc thời quá khứ là TỈNH, SAU thuộc thời hiện tại và tương lai là ĐỘNG.
Vừa rồi đọc chương 35 luận Ấn thụ tôi thấy Từ sư phụ cũng có luận kiểu "phi truyền thống" như vậy. Chào chị.
Ý anh Hj nói tới không biết có phải chỗ này:
Như mệnh một phú ông ở Chiết Tây:
Canh Thân / Mậu Dần / Bính Thân / Ất Mùi
Ất Canh viễn hợp, hóa Ấn thành Tài, Tài lại hội Lộc ở Thân, lưỡng Thân xung Dần, nhật nguyên Bính hỏa thân nhược, nhờ Ấn để tư trợ, nhưng mà Ấn bị Tài phá, lại không có Tỉ Kiếp chế Tài, đây chính là "tham Tài hoại Ấn".
Theo thiếu bá thì trường hợp này khác với trong bài và nó vẫn đúng theo nguyên tắc "truyền thống". Cách trụ thì viễn hợp, bình thường thì lực nhỏ nên không tính, nhưng ví dụ này "lưỡng Thân xung Dần", Canh thấu lộ lại có Mậu trợ thành ra "tham Tài hoại Ấn". Bản khí của Dần đã bị Canh (Tài) kìm chế, nguyên lưu ở Dần mà bị "tắc", đến Hỏa vận mới có cơ hội khai thông mà phát tài.
Trong đoạn phân tích này Từ tiên sinh có nói "lưỡng Thân xung Dần", có vẻ vi phạm định lệ của Thẩm tiên sinh "1 không thể tương xung 2" !? trong Trích thiên tủy BC thì Nhậm tiên sinh cũng đồng quan điểm "lưỡng Thân xung Dần" (tạm thời TB không nhớ chương mấy nữa:x_x:). Theo thiếu bá cả 2 đều không mâu thuẫn, một đằng là quan hệ ngũ hành, 1 đằng là quan hệ đối đãi qua tâm ???
thiếu bá, tất cả nằm trong quyển 2 Tử Bình Chân Thuyên Bình Chú (từ chương 4 đến chương 8). Có nhiều thí dụ, nhưng đọc đi đọc lại vẫn thấy một điều quan trọng nằm ở lệnh tháng.
Nếu mà ta xoay dịch các thiên can ngũ hợp trong 4 trụ thì có bao nhiêu trường hợp? Thật ra không nhiều phải không, thế nhưng rắc rối là địa chi đấy, vì lại có rất nhiều trường hợp làm biến hóa điều kiện thiên can ngũ hợp thành vô dụng, hay gọi là bất chuyên, vô tình, có hợp mà sinh, có hợp mà khắc..v.v... Muốn luận những sự vô tình, hữu tình này có kết quả, cuối cùng đều cần 1 điểm tựa, không thì lông bông lung tung rối rắm. Điểm tựa đó xoay quanh sự hữu dụng của lệnh tháng. Như dụng Ấn thì hóa Ấn hay hóa Quan sinh Ấn thì tốt, dụng Ấn mà hóa Tài thì mệt rồi. Chỉ khi nào biết là không dụng được Ấn mà có hóa Tài để chế Ấn thì hóa này là thuận lợi.
Lại còn chữ "hóa", đã đành là "biến hóa" tức thay đổi hình tướng tạo ra tính cách khác, như hóa khí luận, mà còn có nghĩa là "cảm hóa", tức là tải đi được tính chất này sang tính chất khác, như hóa Quan sinh Ấn (cả tính chất của Quan và Ấn không mất). Thành thử, sự cảm hóa này phải được gần nhau, như 2 người có liên hệ thân thiết thì mới cảm hóa được nhau trong thời gian gần gọi là cần thiết, ở cách xa ngàn dặm thì điều cảm hóa này chẳng thực hiện được hoặc ứng rất lâu! Tử Bình toàn dùng những ẩn dụ như thế mà giải mã tứ trụ thế thôi.
Còn chuyện "lưỡng Thân xung Dần" không phải vi phạm định lệ nào hết. 1 khó xung được 2, theo tôi là lúc mà 2 lực không bằng nhau, 1 người làm sao chống cự được 2 người (tẩu vi thượng sách!), phải có 2 người thì cán cân bằng nhau, nhất định sẽ có chuyện xảy ra. Thành thử, Thẩm hay Từ cao nhân đều tùy tứ trụ mà luận, chúng ta nên xem kỹ lại. Ban đầu tôi cũng chỉ nhìn thấy hàng chữ thuần là trắng đen bị thu hút mà cố hiểu như thế. Phải cần có thật nhiều thí dụ khác cùng điều kiện để xem xét, mới thấy có "mâu thuẫn", thế nhưng, khi phân tích với nhiều nguyên lý khác thì lại chẳng mâu thuẫn gì.
Điều mà chúng ta vướng phải là khi bắt đầu học Tử bình là học từng chi tiết, thiếu sự tổng hợp toàn thể. Nhưng không thể nào có 1 bức tranh hoàn hảo đầy đủ chi tiết được, cũng vì 1 lẽ đơn giản, 1 tứ trụ có thể giải được ở 1 nhóm nguyên lý hình thành này, tứ trụ khác lại giải ra ở 1 nhóm có cấu trúc khác. Vì thế mà có nhiều điều ta cảm thấy "dẫm chân nhau", kỳ thật thì không phải vậy.
Thế nhưng, muốn rõ như thế lại rất cần học thuộc các bài học từng chương, từng kỳ cơ bản, song song đó phải cần chuẩn bị trong ý thức của mình 1 bài tổng hợp cao hơn (như nhớ lại các bài phú đầy súc tích trong tập tài liệu Uyên Hải Tử Bình hay Tam Mệnh Thông Hội).
Ngoài cách hợp thông thường như mọi người đã biết, sách vở công nhận (thiên can gần kề, nguyệt lệnh theo mùa...) tôi cho rằng còn có cách hợp 2 can cách trụ: nếu được nguyệt lệnh càng tốt, không đắc khí nguyệt lệnh nhưng được CHI đóng dưới một trong hai can đó cùng hành với khí hóa thì cũng có thể thành khí, có điều nếu so với cách hợp "chính thống" vững chắc thì sự hợp này chỉ là giải pháp tình thế liên minh lỏng lẻo dễ bị phá vỡ (khi bị hình xung). Và kèm theo điều kiện là chỉ can SAU mới có khả năng hợp can TRƯỚC mà không có chiều hợp ngược lại, vì sao?- vì TRƯỚC là thuộc thời quá khứ là TỈNH, SAU thuộc thời hiện tại và tương lai là ĐỘNG.
Hoàn toàn nhất trí rằng địa chi đóng vai trò nhất định trong điều kiện này, cũng như nói về sự vững chắc hay lỏng lẻo của khí được hóa thì đúng là thuật ngữ của "chân" và "giả" đấy. Giả hóa thì lại có nhiều biến cách, như 1 địa chi nhược so với 1 địa chi có lực trong trụ vậy. Ở sự nhận xét đâu là cát hung, việc nhận ra đâu là giả hóa, và giả hóa đến mức độ nào là ta có thể đoán được sự việc cát lành hay hung dữ mạnh nhẹ ra sao. Theo tôi, mục đích cuối cùng của mình là vậy, mà không vội mừng hay buồn vì thấy có Tài hay có Quan lộ ra.
Điều này tôi biết thật là đối nghịch với nhiều suy nghĩ về bói toán, tức là muốn biết khi nào cát, khi nào hung, và chỉ cần biết thời điểm đó mà thôi, ngoài ra không cần biết bản chất vấn đề. Mà thật tế muốn được cát hay gặp hung, thật sự lại là do chính mình tạo ra mà vô tình không biết. Đấy mới là điểm mà tôi nghĩ bói toán nên chuyển cách luận 1 cách "khoa học" hơn vậy.
Nói về thời gian trước tĩnh, sau động, cũng tùy bạn xét ở tầm nhìn nào. Quá khứ hay tương lai, bản chất hay hiện tượng... Theo tôi thì chỉ có bây giờ hiện tại là ĐỘNG, bởi vì bây giờ là lúc hình thành các nguyên nhân phát sinh ra kết quả ở tương lai, nên hiện tại có tính chất của hành động, còn tương lai thì ta chưa biết thật tế ra sao nên cả khoảng thời gian đó vẫn là TĨNH. Quá khứ thì qua rồi, không thể vực lại được, nên chúng thuộc về Tĩnh một cách tuyệt đối. Về mặt tâm thức thì có động ngầm ở tương lai vì đang được nuôi dưỡng, nhưng nhìn ở bề nổi thì không thấy!
Về vận hành sinh vượng tử tuyệt của người, nhất định con người cần có Tĩnh ở hậu vận, vì là tuổi già, sức sẽ yếu, theo tự nhiên là Sinh Bệnh Lão Tử, nếu mà lấy điều ngược lại để ảnh hưởng hiện tại thì khó thuận theo tự nhiên một cách an vui...
Các thập thần chỉ mang 1 tên gọi ngắn gọn, như chúng ta đang nói về Kiếp tài và Tài. Dù cho nắm được các tương quan sinh, khắc, hợp của Kiếp và Tài, nếu không biết được chúng biểu hiện thế nào thì thật là khó mà luận giải sự việc có thể xảy ra. Thí dụ như biết Ất là Kiếp và Mậu, Kỉ và Tài, biết rằng Ất khắc Mậu Kỉ (mộc khắc thổ), đôi khi cũng là hợp, như Ất trong Mão hợp với Kỉ trong Mùi (Mão Mùi bán hợp), hoặc Ất trong Mão hợp Mậu trong Tuất, thế nhưng làm sao biết việc gì sẽ khắc, việc gì sẽ hợp một cách cụ thể trong đời sống chúng ta?
Xã hội ngày nay khác với ngày xưa nên các vấn đề, lĩnh vực biểu hiện của Kiếp và Tài cần phải hợp thời, nhưng vẫn dựa vào tính chất căn bản của các thập thần này.
Bản chất của Kiếp tài là cạnh tranh, bản chất của Tài là trách nhiệm. Chính tài thì thuộc về những gì bền bĩ, truyền thống, cổ điển, rất ít thay đổi. Thiên tài thuộc về sự việc ngắn hạn hơn, như cơ hội, đầu tư. Kiếp tài gặp Chính tài hay Thiên tài đều muốn dùng sức bật của mình để đạt được mục đích mà mình đối diện. Một trong hai thập thần có khí lực hơn thì thắng.
Tài tinh là ngũ hành ta khắc, ý chính là ta muốn dùng nó để sinh tồn, vì thế nên được cho rằng tiền bạc, tài sản là những thứ nuôi mình sống. Ngoài xã hội, Tài tinh là những nhân vật mà ta gặp hàng ngày có liên can đến tài chính, như nhân viên ngân hàng, kế toán viên, chuyên gia, cố vấn về tài chính, môi giới cho vay. Bởi vì đó là những người nắm giữ tài chính nên cũng cho rằng Tài tinh là vợ nhà, tức là người điều khiển công việc nhà, tức là nắm giữ "tay hòm chìa khóa". Chính tài vì mang tính cách quan hệ bền bĩ, lâu dài nên xem là vợ, còn Thiên tài là tình nhân, người sống chung một khoảng thời gian ngắn. Thiên tài là cha (đối với nam), Chính tài là cha đối với nữ. Đối với nam nữ, tài tinh đều là cha nuôi, chú, bác trai và kể cả người quản gia trong một gia đình. Tất cả đều muốn biểu lộ hoặc là tiền của, hoặc là quan hệ với tài chính trong gia đình và xã hội.
Kiếp tài là cùng ngũ hành, khác tính âm dương của ta. Có cả Tỉ và Kiếp thấu ra giống như ta được nhân đôi lên. Về tính cách thuận, nghịch là sở hữu cả hai. Về quan hệ bên ngoài là bạn bè, đồng nghiệp, đồng môn, quan trọng là ta ở trong một nhóm. Về tâm lý, Tỉ có Kiếp là Tỉ nhận ra chính mình ở một môi trường đông người, dựa vào cộng đồng mà thể hiện khả năng của mình. Vì thế, công việc của những người có Kiếp lộ thường là nhân viên bán hàng, tiếp thị, môi giới làm ăn, có bạn bè với nhiều nền tảng văn hóa, giáo dục, xã hội khác biệt trong thế giới.
Nếu Kiếp hay Tài là chủ lực, những tính cách cá nhân, sở học đều luôn thiên về các hoạt động, môi trường kể trên. Nhưng còn tùy hữu dụng hay kị thần, sẽ có những hành vi tâm lý tương ứng. Như vấn đề đầu tư nhà đất, chính tài là hoạt động lâu dài (thí dụ 5-10 năm), thiên tài thì sang tay ngay. Chính tài và Thiên tài là kị thần thì sự đầu tư này có thể thua lỗ, vì quyết định mua bán không chín chắn; nhưng Thiên tài thì rõ ràng là khổ tâm hơn nhiều! Nếu mà lại có Kiếp tài chen vào tức là lại thêm vào đó tính cách của thi đua, cạnh tranh mà làm, vì gia đình mà quyết định sai, vì bạn bè rủ rê, kể cả ảnh hưởng của một công ty, một nhóm hùn hạp mua bán nhà đất chẳng hạn.
Qua đó, chúng ta nên thấy rằng, cần phải liệt kê, chỉ điểm rõ ràng những tính cách của thập thần biểu hiện ra để biết được các lĩnh vực, vật chất, liên hệ xã hội nào mà nhìn nhận vấn đề của mình. Vì thế, nên ngộ ra rằng, như khi nói đến TÀI, tức là nói đến tư tưởng, ý muốn, tham vọng, hiểu biết của chính mình về các biểu hiện của thập thần Tài trong tứ trụ. Nói đến KIẾP là tâm lý, ước muốn, hành vi của mình trong cộng đồng. Như thế thì chúng ta sẽ hiểu nhiều hơn, sâu sắc hơn về 4 chữ "kiếp tài đoạt tài" vậy.
Các bạn tham khảo những nơi chốn, lĩnh vực làm việc mà tính cách của Kiếp tài và Tài thể hiện:
Thiên tài: phòng kinh doanh, thị trường chứng khoán, bộ phận cho vay tiền hoặc đầu tư của nhà băng, nơi trao đổi mua bán tiền tệ, quầy đổi tiền, trao đổi hàng hóa, giao dịch tài chính, phòng họp ban lĩnh đạo, nơi đàm phán, thương thuyết, trung tâm mua bán (siêu thị, khu tập trung kinh doanh)
Chính tài: văn phòng kế toán làm việc, kho để tiền, máy phát tiền (ATM), nhà băng nói chung, cửa hàng bán lẻ, cơ quan tài chính của chính phủ
Kiếp tài: sân thể thao, đấu trường, hội đoàn có thành viên nhất định, cũng là các nơi như phòng chờ ở sân bay, hộp đêm, quán rượu, quán cà phê, nhà hàng ăn, sân chơi của trẻ con, nơi tụ tập bạn bè, quán kinh doanh internet, kể cả việc nối kết qua mạng (như các diễn đàn, blog). Tỉ kiên và Kiếp tài giống nhau về cơ bản khi đề cập đến những nơi chốn như thế, nhưng chỉ khác là Kiếp tài có liên can đến tiền của, tài sản là mục đích, dù là xài tiền hay hưởng được.
Mức độ cao thấp, nặng nhẹ đều tùy tứ trụ và các thập thần khác mà đoán cát hung. Các vấn đề liên đới như sau:
Chính tài: thu nhập ổn định (tiền lương, tiền hưu, lãi của cổ tức), trái phiếu, cổ phiếu dài hạn, tài sản mua lại đầu tư lâu dài, đồ vật trong nhà, các vấn đề đặt ra khi có cơ hội kinh doanh về những nơi có tính cách lâu bền như trạm xăng, tiệm bán hàng, nhượng quyền thương mại (francise như Mc.Donald), vấn đề của gia đình, hôn nhân, cha vợ, cha chồng.
Thiên tài: thu nhập qua đầu cơ, tiền thưởng cuối năm, hiệu suất ưu đãi, thừa kế, vận may bất ngờ như trúng số, kinh doanh ngắn hạn (gặp gì buôn nấy), vấn đề "ẩn" liên quan đến tiền tài là hối lộ, tham nhũng, tiền bất hợp pháp, vi phạm lòng tin của người khác, kể cả vốn liên doanh, vốn tài trợ làm từ thiện (vì là tiền của người khác), kể cả vấn đề của in lậu trên mạng mang lợi ích cho mình, vấn đề đối với người thứ ba chen vào hôn nhân, hoặc tình cảm thoáng qua không sâu sắc.
Kiếp tài: vấn đề của việc đầu tư không đúng, luôn đương đầu với các vấn đề về pháp lý, tiền phạt, tiền bảo hiểm, kể cả việc phải sửa nhà nặng hoặc liên tục, vấn đề với hội đoàn, công ty, hùn hạp, nhóm bạn, thích và tăng cường việc thi đua, cạnh tranh với lòng ghen tị, hoặc cạnh trang quá sức nên mệt mỏi tinh thần, nhuốm bệnh, vấn đề trong gia đình với anh chị em ruột, nhất là khác giới, đặc biệt giống như Thiên tài là luôn có người thứ 3 trong quan hệ tình cảm, hoặc có nhiều bạn gái, hoặc ngược lại chen vào cuộc sống tình cảm của người khác, ly thân, ly dị cũng là vấn đề của Kiếp tài và Tài.
Khác với Tỉ Kiên vài điểm là ngưòi chỉ có Tỉ Kiên, không có Kiếp tài, vấn đề của họ nằm ở sự tự kỷ (chú trọng nhiều đến bản thân), tự tin, tự trọng, tự đánh giá mình đôi khi quá cao, trong gia đình có việc tranh chấp với anh chị em (cùng giới tính). Đặc biệt người Tỉ Kiên mạnh là người có nhiều tưởng tượng phong phú, nhiều điều bí ẩn, có nhiều giấc mơ, thích hoặc tránh né kết bạn mới (tùy theo dụng hay kị), không thích "ngồi lê đôi mách", v.v...
Thiên tài là cha (đối với nam), Chính tài là cha đối với nữ.
Ý này có vẻ mâu thuẫn, chị có thể phân tích giúp hiểu rõ hơn ý này ?
(Nam Nữ đều có âm dương, Tử bình dùng Nhật can để đại diện cho mình.)
Cảm ơn chị.
Câu hỏi của thiếu bá: Tham khảo thêm về suy luận chính rút ra từ "chính ấn là mẹ" của nhật chủ, nhưng phân ra nam và nữ khác biệt:
Mậu (nam) lấy Đinh làm chính ấn là mẹ, vì Đinh khác giới tính với nam nhật chủ. Chồng của Chính Ấn Đinh là Nhâm (Quan tinh của Đinh), tức là Thiên Tài của Mậu.
Mậu (nữ) lấy Bính làm chính ấn là mẹ, vì Bính cùng giới tính với nữ nhật chủ. Chồng của Chính Ấn Bính là Quý (Quan tinh của Bính), tức là Chính Tài của Mậu.
Đây là 1 cách nhìn nhận khác với lối thông dụng, chỉ xem Thiên tài là cha, Chính ấn là mẹ, bất kể nam nữ nhật chủ. Tuy thế, cũng có khi phải định như vậy, vì tứ trụ thiếu Thiên Tài hay Chính Tài, nên vẫn phải xét thập thần có mặt là Cha. ***
Cứ thử nghiệm lại với nhiều tứ trụ, tự rút kinh nghiệm, có thể đúng hơn không? Thực tế, như thiếu bá cũng rõ, chị không chủ trương luận lục thân trong tứ trụ một cách xác quyết là 1 nhân vật hẳn hòi, nên chú ý tham khảo thêm thôi. *** Bởi chính vì lý do rằng, nếu tứ trụ khuyết hẳn Thiên Tài và Chính Tài, không lẽ chúng ta không có cha?
Thực tế, như thiếu bá cũng rõ, chị không chủ trương luận lục thân trong tứ trụ một cách xác quyết là 1 nhân vật hẳn hòi, nên chú ý tham khảo thêm thôi. *** Bởi chính vì lý do rằng, nếu tứ trụ khuyết hẳn Thiên Tài và Chính Tài, không lẽ chúng ta không có cha?
Đúng như vậy chị ạ, thực ra đó là quan hệ đều từ TA mà ra và không ai cả ngoài TA, có chăng là bởi sự tương đồng giữa hệ Can chi và hệ Lục thân... Em sẽ nghiệm lý thêm.
Tôi lại có một ý này mong các bạn nhận xét.
Nhật chủ Giáp Ất (không phân biệt nam nữ) đều lấy Quí làm mẹ, Mậu làm cha, vì Mậu Quí hợp đúng nghĩa phu thê.
Tương tự:
Nhật chủ Bính Đinh thì Ất là mẹ, Canh là cha.
Mậu Kỷ- Đinh Nhâm
Canh Tân- Kỉ Giáp
Nhâm Quí -Tân Bính
Anh Hj: cách xác lập theo anh và chị kc ở trên, hay quan điểm khác nữa (xét về quan hệ Chính Thiên - Thiên tài luôn là cha...) đều không sai nếu chấp nhận điểm khởi nhưng có nhiều sơ hở, bởi nếu xét 2 hệ riêng rẽ thì sự tương đồng của nó chỉ ở mức "gần đúng". Vậy nên như lời khuyên của chị kimcuong là hợp lý
Cứ thử nghiệm lại với nhiều tứ trụ, tự rút kinh nghiệm, có thể đúng hơn không?
Rất đồng ý với anh, tôi vẫn đang thử nghiệm mà.
Không chính xác gọi là sơ hở, chỉ là chúng ta nên hiểu rằng, thập thần biểu hiện rất nhiều sự việc, không nhất định Tài hay Quan chỉ là chồng hay vợ. Như thế mới có thể đoán khi xảy ra sự cố thí dụ với Tài, vì sao chẳng dính dáng gì đến bà vợ ở nhà, cũng không phải là tiền tài, mà có khi lại là nhận việc làm ở một ngân hàng, hoặc ở nhà thì thấy có trách nhiệm nào đó với cha vì cha bệnh, v.v... Nói chung, Tài là trách nhiệm của mình, bộc lộ ra hay không là tùy tình huống.
Hà hà. chủ đề kiếp tài công nhận đc quan tâm của các cô bác khá nhiều !!! Đúng là đụng đến TIỀN là ai cũng giãy nãy lên liền , hehe...
Đùa thôi chứ dù sao Kiếp tài cũng là bạn bè (theo nghĩa đồng bọn) của ta, giúp ta thì ta phải "bù khú" với bạn bè mà quên mất vợ (con) thế là ta mất vợ , vợ là Tài mà !
Nói riêng trong đời người mối quan hệ Lục thân luôn biến đổi theo xu hướng dạng như "Từ tâm mà ra rồi lại thu vào tâm". Vì vậy chỉ xét riêng dạng biểu hiện này mà quy nạp cụ thể chỉ ở mức "gần tương đương". Chữ "Thời" và "Vị" là luôn song hành khi luận mệnh.
Đúng như vậy chị ạ, thực ra đó là quan hệ đều từ TA mà ra và không ai cả ngoài TA, có chăng là bởi sự tương đồng giữa hệ Can chi và hệ Lục thân... Em sẽ nghiệm lý thêm.
Đọc comment của cô KC và anh Thiếu Bá mới vỡ ra nhiều điều! Sau đó, lại xem lại Tam Mệnh Thông hội thì lại có nhiều nghi vấn. Phần luận can chi của TMTH có viết như sau:
Quý là hoạt thủy tức nhu thủy vậy , thích âm kim sanh , sợ dương kim thì trì trệ , muốn âm mộc thông rễ hòa với âm thổ , âm thổ mà thông được thì địa mạch được thông suốt . Tháng 2 kiến Mão là cây cối hoa quả , Mộc vượng thì Thổ hư tức Quý thủy có thể thông đạt , đến tại Thân là tam âm dụng sự ứng quẻ Bĩ , Thiên Địa không giao hòa , Vạn vật không thông , Khôn thổ ở trong Thân Canh kim trở thành tường lũy khiến cho Quý thủy không thể lưu thông và bị đọng ở ao hồ không thể phát huy được thì làm sao mà tái sanh, nên Quý thủy sanh ở Mão mà tử ở Thân.
Đoạn trên viết về Quý thủy có thể sinh từ Âm Kim là Tân và không tiết khí được Canh Dương Kim... Vậy Há chẳng lẽ nào Tân là chính ấn của Quý thủy còn Canh là Thiên Ấn???? Đúng là cần nghiên cứu thêm vì các Can âm hay can dương còn lại cũng được luận như vậy!
....nên Quý thủy sanh ở Mão mà tử ở Thân.
Đoạn trên nói về Quý thủy như thế thuộc chương luận về Sinh Tử của thập can. Đấy là luận vòng trường sinh, không phải xét thập thần Thiên ấn hay Chính ấn. Vả lại, không phải chỉ Chính Ấn mới là mẹ ruột, Thiên Ấn là mẹ kế hay người nuôi dưỡng. Tứ trụ nói chung cuối cùng vẫn lấy ẤN mà luận ngũ hành sinh ra ngũ hành nhật chủ.
Vì thế mà hiểu đặt ra Chính ấn và Thiên ấn chỉ là phân biệt âm dương tính của ngũ hành. Xét thập thần, lục thân, vì thế chỉ là một hình ảnh đại diện Âm Dương. Quan trọng là chữ "chính" và chữ "thiên".
Powered by vBulletin® Version 4.1.12 Copyright © 2024 vBulletin Solutions, Inc. All rights reserved.