PDA

View Full Version : dự đoán đại vận và lưu niên



letung73
05-12-12, 09:39
Trong phần dự đoán đại vận và lưu niên trong sách Dự đoán theo tứ trụ của TVH trang 102 mục 7 viết:
Địa chi của đại vận và lưu niên phát sinh thiên khắc địa xung với nhau hoặc can chi của đại vận và mệnh cục phát sinh thiên khắc địa xung với nhau, hoặc lưu niên và mệnh cục xung khắc nhau thì đều chủ về hung ( Nếu là khắc nhập hay xung nhập vào vận hạn đó thì cành nặng).
Vậy e xin hỏi chị KC và tất cả ace trong diễn đàn giả thích giúp e về khắc nhập hay xung nhập vào vân hạn của mênh cục giữa đại vận lưu niên, hoặc đại vận với mênh cục, lưu niên với mệnh cục.

Muc 8 viết:
đại vận lưu niên phát sinh thiên tỉ ( tức ngang hoà nhau) địa xung hoặc thiên khắc địa tỉ, hoặc thiên tỉ địa hình ( hình phạt) thì đều chủ về hung ( nếu xung vào vận hạn đó càng nặng). đoạn này e đọc thấy khó hiểu quá cũng mong chị KC và ace trong diễn đàn giải thích cho e hiểu với và có thể lấy ví dụ phân tích rõ ràng được ko?

kimcuong
05-12-12, 13:19
Theo tôi, thí dụ như trụ ngày Giáp Ngọ gặp vận Canh Tí gọi là khắc nhập, bởi vì Giáp chịu bị Canh khắc (kim khắc mộc), Ngọ chịu bị Tí khắc (thủy khắc hỏa). Gọi là "nhập" là ngũ hành chịu bị khắc, xung. Các ngũ hành khác cứ tương tự mà tính ra.

Khắc hay Xung đều giống nhau về tác dụng gây ra động lực đối kháng nhau. Ở thiên can gọi là Khắc, ở địa chi gọi là Xung. Khi chúng ta gặp phải, có nhiều biểu hiện xảy ra, cơ bản là vì có mâu thuẫn nội tại nhất định phải giải quyết nên cuối cùng phát sinh ra một kết quả. Trong cuộc đời hàng ngày đều gặp điều này, nhưng có khi nhẹ, dễ chóng qua, có khi nặng hơn thì trường lực đối kháng kéo dài, trong thời gian đó, hoàn cảnh xung quanh một là giúp ta, hai là trợ lực cho sự đối kháng mà gây ra phiền não hay sinh ra thỏa chí. Và vì thế mà nói Xung hay Khắc đơn giản đều là "hung" thì không hoàn toàn đúng. Thi cử, tìm việc làm, hôn nhân, có tang chế...v.v... đều có thể là những trường hợp gặp Xung hay Khắc.

Hoàn cảnh xung quanh là do thân vượng, thân nhược, gia đình, bạn bè, xã hội, môi trường sinh sống...v.v... Không nên xem mệnh với những sự Khắc hay Xung đều là xấu (tương tự như các hình thái động khác của địa chi, như Hợi, Hình, Hại, Phá).

Thiên tỉ mà địa chi xung là thiên can giống nhau, địa chi thì xung, như Nhâm Thìn gặp Nhâm Tuất.

Thiên khắc, địa tỉ là thiên can khắc, địa chi cùng loại, thí dụ như Nhâm Thìn gặp Bính Thìn.

Thiên tỉ, địa hình: Nhâm Thìn gặp Nhâm Thìn (cũng gọi là phục ngâm)

Tuy nhiên, ban đầu là hiểu phần lập thành của những loại trên, sau đó là áp dụng vào tứ trụ cụ thể và tính cách riêng rẽ của từng cá nhân, mà không nảy ra sợ hãi thái quá.

letung73
05-12-12, 17:10
vâng em Xin cảm ơn về những giải thích rõ ràng của chị KC, e xin chúc chị luôn khoẻ.

Nemo
29-05-13, 15:15
- Xin cho hỏi: các trường hợp sau đây có tính là thiên khắc địa xung không.
Ví dụ:
+ Giáp Tý và Canh Ngọ, thì Tý khắc Ngọ nhưng Giáp lại bị Canh khắc.
Quý Tị và Mậu Thân, cũng tương tự.

+ Còn Nhâm Thìn và Bính Tuất: thì ai khắc ai.

Thanks.

thachmoc
29-05-13, 19:46
+ Giáp Tý; Canh Ngọ: thiên khắc địa xung
+ Quý Tị; Mậu Thân: Mậu Quý hợp (không luận khắc),Tị Thân hợp hình phá
+ Nhâm Thìn; Bính Tuất: Thiên khắc địa xung. Thìn tàng Mậu, Ất, Quý. Tuất tàng Mậu, Tân, Đinh. Tân khắc Ất. Quý khắc Đinh.

letung73
29-05-13, 23:36
gửi mởi Nemo: Còn Nhâm Thìn và Bính Tuất: thì ai khắc ai.
theo mình hiểu xung hoặc khắc nhập hay xung hoặc khắc xuất thì lấy nhật chủ làm ví dụ chẳng hạn: Nhật chủ là ta đi khắc thì gọi là khắc xuất và có một ngũ hành nào đó trong mệnh cục đến khắc ta thì gọi là khắc nhập.
- Còn Nhâm và Bính thì theo lý của ngũ hành thì Nhâm thủy khắc Bính hỏa.
- Thìn và Tuất là hai chi này xung nhau, bạn thachmoc đã giải thích ở trên rồi. Mình rất đồng ý với ý kiến của bạn thachmoc.