View Full Version : Thiên Can Hợp Hóa
-KimCuong viết-
Vấn đề thập can phối hợp, hóa hay không hóa, ít ra cũng có 2 luồng tư tưởng căn bản. Một là khi hóa cách thành công, các thập thần không thay đổi. Hai là hóa cách thành công thì theo các cặp hóa hợp mà thay đổi thập thần. Đến nay chưa thấy ai luận cách thứ nhì ổn thỏa. Nhưng cả hai đều theo một qui tắc Thập can hóa: Giáp Kỉ hợp hóa Thổ, Ất Canh hợp hóa Kim, Bính Tân hợp hóa Thủy, Mậu Quí hợp hóa Hỏa, Đinh Nhâm hợp hóa Mộc.
Lại có suy luận Hợp không Hóa, đó là từ qui tắc mà ra, nhưng không đạt điều kiện nên chỉ Hợp mà không Hóa ra ngũ hành khác. Khi Hợp chẳng Hóa, nói về tính tình của đương số, sẽ có phần đối kháng mạnh hơn, tạo nên nhiều sự bất thuận lợi cho nhật chủ.
Trong Mệnh Lý Thám Nguyên có viết: "Phối hợp tức là đã có tình tình hướng bối." Hướng bối tức là "quay lưng", có thể hiểu là phần mâu thuẫn tạo nên tính cách nổi bật rất mạnh.
Như mệnh của một nữ nhân, bát tự:
Ấn
Quan
nhật chủ
Thương
Nhâm
Canh
Ất
Bính
Tuất
Tuất
Mùi
Tí
mậu tân đinh
mậu tân đinh
kỉ đinh ất
quí
Đại vận Mậu Thân, lấy chồng, sinh con, li dị năm Canh Dần 2010. Theo giờ sinh thì đến tháng 12 hàng năm mới vào hạn mới, có nghĩa là năm Dần li dị, nhưng thật tế vẫn còn trong hạn Kỉ Sửu, vì tháng 12.2002 mới bắt đầu vào đại vận.
Nhật chủ Ất hợp với Quan tinh của mình là Canh, nhưng không hóa được Kim vì lệnh tháng Tuất tàng Đinh hỏa, lại có Bính Hỏa thấu trụ giờ cản trở. Chỉ hợp không hóa, có khi nhờ địa chi hợp khứ nhau thì cũng được yên. Thế nhưng địa chi hình thành Tuất Mùi hình, Kỉ bản khí của Sửu vốn là cừu thần của Ất, khi tam hình Sửu Tuất Mùi xuất hiện thì có xung đột xảy ra đến mức phải đạt được kết thúc. Quan tinh hợp với nữ mệnh rất thường là hôn nhân hoặc gia đình bị ảnh hưởng khi có đột biến. Nhưng chẳng phải trách tự Quan tinh đến làm khó mình, vấn đề là chính tính tình của mình không chịu đựng được sự xung đột.
Thân nhược dụng Nhâm thủy, Thổ là kị thần, Kỉ Sửu thiên can địa chi đều Thổ vượng, Mộc nhược, chẳng phải cách giải quyết là hướng bối đấy sao?
Nhân thể tứ trụ nữ mệnh trên, lại trích 1 câu trong Thần Phong Thông Khảo, chương Tòng Hóa Cách:
"Ất nhật can gặp giờ Canh Thìn, địa chi toàn Tị Dậu Sửu, luận đương số được phú quí. Hoặc địa chi toàn Thìn Tuất Sửu Mùi, Ất Canh hợp hóa Kim thành cách, vận tây phương là vận cực tốt. Nếu gặp thời vận là Bính Đinh thì phá hoại Kim, tất có thể tử vong."
Cho thấy nếu địa chi gặp tòan Thổ, tức Thổ Ấn sinh Kim, gọi là hóa Kim thành cách. Đây là biệt lệ của Thổ, nhất là khi tòan địa chi Thổ cùng gặp.
Như ngược lại, không hóa thành cách, tự nguyên cục đã có cản trở (Bính Đinh) thì điều trên vẫn có tác dụng áp lực đối với nhật chủ. Vận Bính Đinh hoặc Tị Ngọ rất có thể gây hung họa lớn cho Ất nhật chủ.
KimCuong viết:
Nhắc lại vài qui tắc thường dùng về Hợp Hóa để chúng ta tham khảo hàng ngày.
Ngoài những lệ ước này là biệt lệ tùy theo tứ trụ.
Thiên Can hợp và hóa khí phải hội đủ 5 điều kiện:
1- Thời lệnh (tiết khí tháng sinh):
- Hợi, Mão, Mùi, Dần> Đinh Nhâm hóa Mộc
- Tị, Dậu, Sửu, Thân > Ất Canh hóa Kim
- Dần, Ngọ, Tuất, Tị > Mậu Quí hóa Hỏa
- Thân, Tí, Thìn, Hợi > Bính Tân hóa Thủy
- Thìn, Tuất, Sửu, Mùi > Giáp Kỉ hóa Thổ
*** Bất khả hóa (không thể hóa thành, chỉ luận hợp): có hành Quan sát của Khí đã được hóa, như hóa Mộc thì không nên thấy Kim ***
2- Nhật chủ:
- Nhật chủ là chính, như Giáp nhật chủ và Kỉ trụ tháng, xét hóa Thổ
- Giáp trụ năm và Kỉ trụ tháng, chỉ luận hợp, bất hóa, trừ phi Thìn Tuất Sửu Mùi có đủ (biệt lệ)
3- Minh Ám:
- Thấu can gọi là "minh", tàng ở địa chi gọi là "ám"
- Hai thiên can hợp hóa phải đều là "minh", tức phải thấu ra
- Như Kỉ thấu can, Hợi là địa chi tàng Giáp, không luận hóa, chỉ có thể luận hợp
4- Địa vị:
- Như Giáp trụ ngày và Kỉ trụ năm, bị cách trụ, dù sinh đúng tháng Thìn Tuất Sửu Mùi, không luận hợp hóa.
5- Tuế vận:
- Như Giáp trụ ngày gặp Kỉ vận hay Kỉ tuế, luận theo Chánh Tài, bất luận hóa Thổ.
- Nếu tứ trụ đã sẵn có hóa thành, đến tuế vận thì gọi là đắc hóa, chữ mới thịnh hành là "ứng kỳ"!
Về hợp và hóa chân thật, có thuyết gọi là "Phùng long nhi hóa", tức là gặp THÌN nhất định là hóa. Nhưng THÌN ở vị trí nào?
Đấy là nói về giờ sinh. Thật sự không có gì bí hiểm, ta nhận xét qua thiên can của giờ sinh theo ngày (Ngũ Thử Kiến Thì) là hiểu.
1. Giáp Kỉ hợp, giờ sinh Thìn của ngày Giáp, Kỉ là Mậu. Mậu chính là Thổ, nên Giáp Kỉ hợp hóa Thổ thành công.
2. Ất Canh hợp, giờ sinh Thìn của ngày Ất, Canh là Canh, vậy Ất Canh hợp hóa Kim.
3. Bính Tân hợp, giờ sinh Thìn của ngày Bính, Tân là Nhâm. Tổ hợp Bính Tân này hóa Thủy.
4. Đinh Nhâm hợp, giờ sinh Thìn của ngày Đinh, ngày Nhâm là Giáp, thế nên Đinh Nhâm hợp hóa được Mộc.
5. Mậu Quí hợp, giờ sinh Thìn của ngày Mậu, Quí là Bính, hợp hóa Hỏa thành.
Mệnh lí nói rõ khi nào thì hóa thành:
a- có thiên can trợ hóa
b- không có thiên can khắc ngũ hành hóa
c- địa chi hỗ trợ hành hóa
Nên cho dù được "phùng long nhi hóa" cũng phải xem trụ năm có can chi khắc ngũ hành hóa hay không. Sách vở bao giờ cũng chỉ nói phần căn bản mà ta phải tự suy luận thêm ra nhờ vào các nguyên lý khác.
Nếu phạm vào điều b- chẳng hạn (tức là có ngũ hành khắc chế ngũ hành hóa), thì sẽ gọi là hóa giả, giảm quí cách rất nhiều.
Ngũ Thử Kiến Thì hay gọi là Ngũ Tí Độn (dùng để tính thiên can của giờ sinh)
Cách tính nhanh:
1. Nhớ các số của thiên can:
Giáp = 1 Ất = 2
Bính = 3 Đinh = 4
Mậu = 5 Kỉ = 6
Canh = 7 Tân = 8
Nhâm = 9 Quý = 10
2. Công thức: CAN GIỜ = (CAN NGÀY X 2) - 1
Thí dụ:
Muốn biết can của giờ Tí vào ngày Ất Sửu, lấy (2 x 2) - 1 = 3; số 3 là Bính nên biết được ngày Ất Sửu khởi giờ Bính Tí. Từ sau Bính Tí, đếm tiếp các giờ sau: Đinh Sửu, Mậu Dần, Kỉ Mão, Canh Thìn, Tân Tị, Nhâm Ngọ, Quí Mùi, Giáp Thân, Ất Dậu, Bính Tuất, Đinh Hợi.
Qua đó cũng nhận ra giờ Thìn chính là Canh Thìn; mà Ất Canh là cặp thiên can hợp hóa. Vì thế cũng có thể lại tự nhẩm ra các giờ của các cặp thiên can hợp khác từ giờ Thìn.
Ngũ Thử Kiến Thì hay gọi là Ngũ Tí Độn (dùng để tính thiên can của giờ sinh)
Cách tính nhanh:
1. Nhớ các số của thiên can:
Giáp = 1 Ất = 2
Bính = 3 Đinh = 4
Mậu = 5 Kỉ = 6
Canh = 7 Tân = 8
Nhâm = 9 Quý = 10
2. Công thức: CAN GIỜ = (CAN NGÀY X 2) - 1
Thí dụ:
Muốn biết can của giờ Tí vào ngày Ất Sửu, lấy (2 x 2) - 1 = 3; số 3 là Bính nên biết được ngày Ất Sửu khởi giờ Bính Tí. Từ sau Bính Tí, đếm tiếp các giờ sau: Đinh Sửu, Mậu Dần, Kỉ Mão, Canh Thìn, Tân Tị, Nhâm Ngọ, Quí Mùi, Giáp Thân, Ất Dậu, Bính Tuất, Đinh Hợi.
Qua đó cũng nhận ra giờ Thìn chính là Canh Thìn; mà Ất Canh là cặp thiên can hợp hóa. Vì thế cũng có thể lại tự nhẩm ra các giờ của các cặp thiên can hợp khác từ giờ Thìn.
e thưa chị KC thì muốn lấy can của giờ tý vào những ngày can nhân 2 lớn hơn mười mà trừ 1 vẫn có kết quả lớn hơn 10 thì không cho kết quả đúng như công thức chị hướng dẫn VD; muốn biết can của giờ tý của ngày tân sửu chẳng hạn. 8 nhân 2 = 16-1= 15 thì trong hàng can thì chí dến mười thì làm thế nào hả chị? e xin cảm ơn chị nhiều hay phải làm như thế nào nữa hả chị?
Chào bạn LeTung73!
Việc này quá đơn giản! Thiên can chỉ có 10, lấy 15-10=5; 5=Mậu.
Tức ngày Tân Sửu, giờ Mậu Tý.
Kính gửi cô kimcuong và quý vị
Tôi có hai tứ trụ, khác giờ nhau, nhưng tôi lúng túng trong phần lập luận nên chưa kết luận về phần hợp hóa của 2 tứ trụ này. Xin nhận sự chỉ dạy của cô kimcuong và chư vị.
Tứ trụ 1
Canh
Quý
Kỷ
Giáp
Thìn
Mùi
Dậu
Tí
Tứ trụ 1
Canh
Quý
Kỷ
Giáp
Thìn
Mùi
Dậu
Tuất
Tuy là tin bác lập tứ trụ đúng, nhưng bác cũng xin cho biết ngày giờ sinh dương lịch của tứ trụ trên để rõ ràng hơn. Ngoài ra, bác cho biết lập luận của bác thế nào?
Tôi thực sự “bí” trong phần thiên can ngũ hợp, mong cô và quý vị thông cản và chỉ điểm cho.
Thành thật cám ơn.
Tứ trụ 1
1940
7
5
Khoảng12đêm
Canh
Quý
Kỷ
Giáp
Thìn
Mùi
Dậu
Tí
Tứ trụ 2
1940
7
5
Khoảng 8 tối
Canh
Quý
Kỷ
Giáp
Thìn
Mùi
Dậu
Tuất
em mạo muội xin đưa ra ý kiện luận của em mong sự chỉ giáo của anh chị em
sự hợp hóa của giáp kỷ gọi là chính hóa : nên chủ về trọng tín nghĩa, an phận thủ thường, nếu mệnh cục thất sát quá nhiêu ngược lại chỉ sự bạc nhược, tính hay nóng giận và hay tranh cãi biện bác :
tứ trụ 1 : giáp kỷ có hợp nhưng không hóa thành công : tuy rằng có mùi là thổ nóng nắm lệnh, nhưng có tí thìn bán hợp thủy, có quý xuất can, canh kim tạo nguồn cho thủy chảy mãi k ngừng, tạo thanh thế cho thủy quá vượng làm cho mộc bị úng, thổ bị nguy khốn không chống phá nổi thế của thủy, nên hợp hóa không k gặp thới
tứ trụ 2: giáp kỷ hợp lại có 3 thổ trong mệnh cục, thìn tuất xung làm cho thổ ngày càng vượng tướng , thế của thổ mạnh mẽ nên đây chủ về sự hợp hòa thành công
Bác GiacVien xem lại, sinh 5.7.1940 có 2 điều bác lập tứ trụ sai:
1. chưa sang tiết Tiểu Thử, vẫn còn tháng Mang Chủng, can chi là Nhâm Ngọ ***
2. đầu ngày mới gọi là giờ Giáp Tí (từ 23:01 ngày 4.7 sang đến 01:01 ngày 5.7), không phải khoảng 12 giờ đêm ngày 5.7
Giáp + Kỷ muốn hóa Thổ, đặc biệt trong tháng mùa hè Thổ được vượng tướng nên sinh tháng Tị, Ngọ, Mùi có khả năng hóa khí rất tốt. Mộc là Quan Sát của Thổ cần phải là suy yếu để không cản trở hóa khí. Thí dụ như sinh giờ Giáp Tuất là có thể hóa khí tốt hơn giờ Giáp Tí. Thế nhưng cuối cùng cũng không phải hóa thật, vì NHÂM có gốc ở Thìn, hóa khí này gọi là Giả Hóa. Ta biết Tài tinh sinh Quan Sát, vì thế đã ngại Quan Sát thì cũng ngại ngũ hành sinh Quan Sát vượng là lý do này.
ngocnhan luận như trên với thí dụ giữa giờ Tí và giờ Tuất là rất hợp lý. Các bạn để ý, Tí Ngọ xung thì liếc qua như thế cũng rõ việc hóa khí không được hoàn toàn, ta gọi là mất Quí Khí. "Quí" nôm na là bản thân, cuộc đời được quí trọng, dù ít hay nhiều đều có danh vọng, được người thương mến, kính nể...
*** vấn đề này thường gặp khi các bạn xem ngày âm với môn Tử Vi, chuyển sang Tử Bình hầu như quên không xét lại tiết khí. Vì thế nên thật thận trọng khi định trụ tháng trước khi luận.
dạ thưa chị Kim Cương: ở môn tử bình chúng ta có khái niệm giờ tí Dương và giờ Tí âm không thưa chi?
nếu ví dụ của GiacVien 11h30 đêm ngày 5.7, ngày Kỷ Dậu thì ta luận là giáp tí, nếu qua 12h đêm thì ta luận giờ tí của ngày kế tiếp là Bính Tý của ngày Canh Tuất 6.7 phải k thưa chị??
ở môn tử bình chúng ta có khái niệm giờ tí Dương và giờ Tí âm không thưa chi?
Câu trả lời là có phái Tử Bình luận giờ Tí như thế, sau 23:01 ngày 5.7. họ tính là giờ Bính Tí nhưng vẫn định là ngày Kỉ Dậu! Sau 00:01 mới được tính là giờ Bính Tí ngày Canh Tuất.
(Tru giờ tính theo Ngũ Thử Kiến Thì: Giáp Kỉ - Giáp; Ất Canh - Bính; Bính Tân - Mậu; Đinh Nhâm - Canh; Mậu Quí - Nhâm, như vậy chỉ tính cho giờ Tí đầu ngày mới)
Theo tôi thì bất kỳ canh giờ nào cũng có thể chia ra 2, nửa giờ trước và nửa giờ sau. Sự chuyển đổi giữa 2 canh giờ ta gọi là "giờ khe". Tất cả đều có thể mang lại luận đoán sai hay đúng, vì vậy giờ giấc sinh rất là phức tạp. Thế nhưng thật tế thì vạn vật biến chuyển sang chiều thuận, từ giờ Tí sang Sửu, sang Dần, v.v... nên lý tự nhiên là dù còn ảnh hưởng giờ trước, mọi sự cũng phải thuận lý mà đi tới, không bao giờ nghịch lại.
Thuyết dùng nửa giờ Tí trước và nửa giờ Tí sau đối với môn Tử Bình gây vấn đề là can chi trụ ngày, nên mới thành ra khó tin dùng. Vả lại, các giờ khác trong ngày thì không được chú ý đến, tuy rằng, như đã nói ở trên, tất cả canh giờ (gồm 2 tiếng đồng hồ) đều có thể phân ra làm 2.
Chúng ta phải kiểm nghiệm thật nhiều tứ trụ một cách tỉ mỉ thì mới công nhận dùng nửa giờ Tí trước sau như vậy chính xác đến mức nào. Thật là cần nhiều công phu và thời gian phải không? Vì thế mà vẫn là "lý thuyết".
vậng em xin cám ơn chị Kim cương, chắc em bỏ khái niệm đó lun, cứ qua 11h là luận của ngày mới trụ giờ xác suất ảnh hưởng đến trụ con cái nên cũn có sự tương đối
Hoàn toàn dồng ý với cô kimcuong là Giác Viễn tôi đã lập sai can chi tháng cho cả hai tứ trụ.
Cám ơn cô đã chỉ điểm chỗ sai này.
Theo cô kimcuong:Thiên Can hợp và hóa khí phải hội đủ 5 điều kiện:
Ở đk1:
1- Thời lệnh (tiết khí tháng sinh):
- Hợi, Mão, Mùi, Dần> Đinh Nhâm hóa Mộc
- Tị, Dậu, Sửu, Thân > Ất Canh hóa Kim
- Dần, Ngọ, Tuất, Tị > Mậu Quí hóa Hỏa
- Thân, Tí, Thìn, Hợi > Bính Tân hóa Thủy
- Thìn, Tuất, Sửu, Mùi > Giáp Kỉ hóa Thổ
Tôi chưa rõ chỗ này. Nay xin hỏi cô thêm cho rõ:
Với :
- Hợi, Mão, Mùi, Dần> Đinh Nhâm hóa Mộc
Thì Đinh Nhâm chỉ hóa mộc khi tiết tháng là Hợi, Mão, Mùi, Dần.
Như vậy, nếu tiết tháng không là Hợi, Mão, Mùi, Dần thì Đinh Nhâm không hóa mộc?
Cũng vậy:
- Thìn, Tuất, Sửu, Mùi > Giáp Kỉ hóa Thổ
Thì Giáp Kỷ chỉ hóa thổ khi tiết tháng là Thìn, Tuất, Sửu, Mùi.
Như vậy, nếu tiết tháng không là Thìn, Tuất, Sửu, Mùi thì Giáp Kỷ không hóa thổ.
vv…
Mong được cô chỉ rõ chỗ này.
Như vậy, nếu tiết tháng không là Hợi, Mão, Mùi, Dần thì Đinh Nhâm không hóa mộc?
- Cơ bản là hiểu Hợi, Dần tàng Giáp, Mão tàng Ất nên có khả năng hóa Mộc.
- Về Thổ thì có Mùi và Thìn cũng tàng Ất, nhưng chỉ khi nào có tam hội Dần-Mão-Thìn hoặc tam hợp Hợi-Mão-Mùi, Mùi và Thìn đều không thấu can thì Mùi và cả Thìn đều biến thể hóa Mộc.
Tứ trụ có nhiều biến dạng, cần phải vận dụng lý cơ bản mà luận đoán, như muốn rõ "Đinh Nhâm hóa Mộc" thì cần xét đoán về MỘC là ngũ hành vượng nhất trong trụ và không bị các ngũ hành chi phối khác cản trở thái quá.
Nói về hóa Thổ, chúng ta có 1 tứ trụ rất nổi tiếng là ông Donald Trump, sinh 14.6.1946, 10:54
Bính Tuất - Giáp Ngọ - Kỉ Mùi - Kỉ Tị (mệnh Giáp Ngọ)
vận: ất mùi, bính thân, đinh dậu, mậu tuất, kỉ hợi, canh tí, tân sửu
Tuy không phải là tháng Thìn, Tuất, Sửu, Mùi, nhưng đặc biệt hóa khí nhờ tứ trụ hầu như chỉ có Hỏa và Thổ, nên đặc cách hóa Thổ chân chính. Tài tinh thủy hoàn toàn sạch bóng, kể như không có kị thần từ nguyên cục. Đại vận thuận lợi nên phát được tài năng của mình.
Về thí dụ hóa Hỏa bất thành mà lại có lợi, chúng ta xem tứ trụ của Zuckerberg (tỉ phú facebook), sinh 14.5.1984, 23:45
Giáp Tí - Kỉ Tị - Mậu Thân - Quí Hợi (mệnh Ất Sửu)
Mậu Quí sinh tháng Tị có khả năng hóa Hỏa là điều mà ta nhận xét đầu tiên, thế nhưng gặp Tí, Thân, Hợi cản trở nên hóa Hỏa bất thành. Tuy vậy mà lại dụng được Thủy Tài. Nếu mà luận hóa Hỏa thành công (chỉ vì tháng Tị) thì đại vận không xong rồi (canh ngọ, tân mùi, nhâm thân, quí dậu, giáp tuất) vì phải trải qua kị thần kim thủy, 27-36 nói chung rất là tệ. Còn một chuyện ta cần chú ý là dù cách gì, dù là tỉ phú đến mức nào, chất lượng của dụng thần hay kị thần cũng có mặt trái, phải, biểu hiện rõ qua phong cách hành xử của mình.
nvh xin chào cô kimcuong và các bạn.
Tôi mới có 1 tứ trụ hợp hóa khí cách của 1 cháu trai vừa sinh cách đây mấy ngày
theo dương lịch sinh ngày 21/11/2012 lúc 9h50 sáng
sát---------------------tài------------------nhật chủ-----------------------quan
NHÂM THÌN-------------TÂN HỢI------------BÍNH TUẤT---------------------QUÝ TỊ-------------cung mệnh Quý Sửu
mậu ất quý-------------nhâm giáp----------mậu tân đinh---------------bính canh mậu
thực ấn quan------------sát kiêu------------thực tài kiếp-----------------tỉ T.tài thực
Q.đới--------------------Tuyệt-----------------Mộ---------------------------Lộc
Bính Tân hóa khí cách thành
Tứtrụ không quá lạnh vì có Tị
Ngũhành không có chênh lệch lớn về số lượng, không thiếu khuyết
Canngày Tuyệt ở lệnh tháng, đứng trên đất Mộ, Kiêu Ấn Kiếp tàng sâu lại có xuhướng bị xung nên yếu, nhưng Lộc ở chigiờ, Quan đới ở chi năm. Từ đó thấy can ngày nhược nhưng không quá nhược
Vềcách cục, xét bình thường thì Sát nắm lệnh, thấu can, có Tài sinh, có Thực chếlà Sát cách nhưng có Quan lộ hỗn tạp mà không có chế hóa nên Sát cách khôngthuần
Mặtkhác Bính Tân hợp thành công “hóa khí cách” (Thủy) mà Thủy vượng thì:
-Hoặclà Nhật chủ có thiên hướng theo Thủy
-Hoặclà Nhật chủ muốn hay không cũng phải theo Thủy mà Thủy ở đây nghiêng về Sát
Xétthế lực ngũ hành của tứ trụ và Nhật chủ thì trong tứ trụ Thủy mạnh nhất, thứđến là Thổ, còn Nhật chủ là Hỏa mùa Đông, địa chi toàn Thực Sát, thấu lộ TàiQuan Sát, cung mệnh vượng thủy thì Bính Tỉ ở chi giờ không thể đổi ngược đượcthế nhược của Nhật chủ. Do đó Nhật chủ chỉ còn cách tòng theo Sát mà phát triểnhay Sát là Dụng thần. Bất cập ở chỗ hỗn tạp với Quan. May ra có ám hợp Quý với Mậutrong Tuất thì đỡ gian truân
Ngoàira tứ trụ còn có Tam kỳ Nhâm Quý Tân là Tam kỳ của Thủy nhưng tôi chưa có thựcnghiệm về Tam kỳ nên không dám luận
Vấn đề đặt ra là:
-“hóa khí cách” thì hành của Nhật chủ Bính là Hỏa hay(nếu giả sử phân tích trên của tôi là đúng) thì hành của Nhật chủ là Thủy
-Lộc bị xung thường là xấu, Thủy (nếu là Dụng thần) mộchi năm, Thực mộ chi ngày, đều là các hành quan trọng có thể dẫn đến mệnh xấu
Xin được sự hướng dẫn của cô kimcuong và các bạn cùng họchỏi
Tôi mới có 1 tứ trụ hợp hóa khí cách của 1 cháu trai vừa sinh cách đây mấy ngày
theo dương lịch sinh ngày 21/11/2012 lúc 9h50 sáng
sát---------------------tài------------------nhật chủ-----------------------quan
NHÂM THÌN-------------TÂN HỢI------------BÍNH TUẤT---------------------QUÝ TỊ-------------cung mệnh Quý Sửu
mậu ất quý-------------nhâm giáp----------mậu tân đinh---------------bính canh mậu
thực ấn quan------------sát kiêu------------thực tài kiếp-----------------tỉ T.tài thực
Q.đới--------------------Tuyệt-----------------Mộ---------------------------Lộc
nhâm tí.....quí sửu....giáp dần......ất mão.....bính thìn.....đinh tỵ.....mậu ngọ......
Chào bác nvh8545 và các anh chị.
- Trụ bính tân hợp sinh tháng hợi hóa thủy, chi giờ tị hỏa tọa lộc, tuất là khố của hỏa. Do đó hóa khí không thành.
- Như bác đề cập cách cục thông thường là sát cách, để sử dụng cách này có hai trường hợp thực chế sát hay thân phải vượng.
- Trụ lộ quan sát hỗn tạp, thân nhược vì vậy dùng kiêu hóa sát hộ thân vẫn là cách hay trong trường hợp này (hành vận thuận lợi cho mộc).
- Khi xét hợp hóa của nhật chủ thì nhật chủ vẫn như cũ ( bính nhật chủ), chủ yếu xem xét hành hóa khí ảnh hưởng ra sao trong toàn trụ.
- Mong ý kiến của bác và các anh chị
mình thây tuất bị thìn xung, tị bị hợi xung mất gốc, thành ra tuy có gọi là khắc chế ngũ hành hợp hóa, nhưng bị xung nên k gây cản trở được lực của thủy mùa đông cái này là xung đúng lúc, còn ý kiến các anh chị khác thì sao ạ.??
Chào bác nvh8545 và các anh chị.
- Trụ bính tân hợp sinh tháng hợi hóa thủy, chi giờ tị hỏa tọa lộc, tuất là khố của hỏa. Do đó hóa khí không thành.
- Như bác đề cập cách cục thông thường là sát cách, để sử dụng cách này có hai trường hợp thực chế sát hay thân phải vượng.
- Trụ lộ quan sát hỗn tạp, thân nhược vì vậy dùng kiêu hóa sát hộ thân vẫn là cách hay trong trường hợp này (hành vận thuận lợi cho mộc).
- Khi xét hợp hóa của nhật chủ thì nhật chủ vẫn như cũ ( bính nhật chủ), chủ yếu xem xét hành hóa khí ảnh hưởng ra sao trong toàn trụ.
- Mong ý kiến của bác và các anh chị
Chào chung, theo ý của bạn thì do có Tị và khố Hỏa là Bính Tân không hóa khí. Nếu không hóa khí thì những ý luận tiếp theo của bạn là chính xác
Cám ơn chung và tiếp tục xin các bạn luận tiếp. Có bạn nào có thực nghiệm về Tam kỳ thì đưa lên để cùng học hỏi
thân
Xin các bạn đừng lẫn lộn "thiên can ngũ hợp hóa" với "hóa khí cách". Hai cái này khác nhau ạ!.
Về phần tìm lời giải cho đề cương (Thiên can hợp hóa), ta phải bám vào giả thiết mà lập luận
A. Với :
- Hợi, Mão, Mùi, Dần> Đinh Nhâm hóa Mộc
Thì Đinh Nhâm chỉ hóa mộc khi tiết tháng là Hợi, Mão, Mùi, Dần.
Như vậy, nếu tiết tháng không là Hợi, Mão, Mùi, Dần thì Đinh Nhâm không hóa mộc?
Xin dược nói lại để diễn đạt cho đúng với phần nêu ra ở đk1 (trong 5đk)
Ở đk1
Với :
- Hợi, Mão, Mùi, Dần> Đinh Nhâm hóa Mộc
Khi thỏa đk1 / 5đk
Thì Đinh Nhâm có khả năng hóa mộc khi tiết tháng là Hợi, Mão, Mùi, Dần.
Như vậy, nếu tiết tháng không là Hợi, Mão, Mùi, Dần thì phải khẳng định là Đinh Nhâm không hóa mộc (?).
v v ….
B. Với đề cương (Thiên can hợp hóa), xin các bạn đóng góp cho tứ trụ sau:
2012
7
22
10:00AM
Nhâm
Đinh
Giáp
Kỷ
Thìn
Mùi
Thân
Tỵ
@GiacVien: Trụ trên Đinh Nhâm hợp nhưng không hóa vì không có hợi mão cùng mùi hợp cục mộc. Giáp Kỷ thì hợp hóa thổ thành công vì nguyệt lệnh mùi thổ.
-Nhân đây cũng xin hỏi chị KimCuong và các bạn một điều: Chân tòng thì vĩnh viễn phải theo nó từ đầu đến cuối, sướng khổ cùng chịu và sẽ không được thay đổi cách cục khi gặp vận phản cục? - Giả tòng (nín thở qua sông) thì tạm thời chấp nhận hoàn cảnh để thụ hưởng xin 2 chữ bình an, khi gặp vận thích hợp vẫn có thể biến cách trở về cách cục phổ thông? Có đúng vậy không ạ. Xin cám ơn trước.
Chân tòng thì vĩnh viễn phải theo nó từ đầu đến cuối, sướng khổ cùng chịu và sẽ không được thay đổi cách cục khi gặp vận phản cục? - Giả tòng (nín thở qua sông) thì tạm thời chấp nhận hoàn cảnh để thụ hưởng xin 2 chữ bình an, khi gặp vận thích hợp vẫn có thể biến cách trở về cách cục phổ thông? Có đúng vậy không ạ. Xin cám ơn trước.
Hi Hjmama,
Cô có đề cập về việc tại sao chúng ta nên chọn việc nghiên cứu tử bình áp dụng riêng cho bản thân thay vì giải số mệnh cho người khác? Mục đích chính có lẽ là để chúng ta cân nhắc chọn gì giữa tài và thọ mệnh (bình an).
Dù cách có chân tòng hay giả tòng thì cuộc đời vẫn có giai đoạn thuận lợi và khó khăn. Nhưng khi đi gần cuối con đường đời, có lẽ mới hiểu được cách cục thông thường ảnh hưởng thành bại ra sao. Không biết các anh chị cỏ nghĩ vậy không ?
Thắc mắc của Hjmama chính là ưu tư số 1 của mọi tứ trụ sau khi xác định được Cách Cục. Chúng ta nên cần có thái độ ưu tư này vì đấy chính là sự "thọ, yểu" của một biểu hiện trong tứ trụ.
Căn bản nói rằng, bất kỳ cách cục gì, dù thật hay giả, nguyên cục xác định được rồi, thì suốt đời ta đã được "đóng dấu". Khác biệt lớn là thái độ nêu bật ra để thể hiện cách cục đó. Điều này ta gọi là "chân tánh", và nên nhớ là chữ "chân" trong "chân tánh" này không liên can gì đến hai chữ chân, giả của cách hóa khí, hay tòng cách, v.v.... Vì nói nôm na chân tánh chính là bản tính thật của mình.
Chẳng hạn như nói về "Tài tinh là dụng thần số 1 của thân vượng". Có phải khi xác định được thân vượng là dụng được Tài? Quả là đúng như vậy, lý thuyết cơ bản nói như thế mà.
Nhưng suy nghĩ và hành động của những người cùng 1 mẫu như thế lại không giống nhau. Bởi vì thứ nhất, thân vượng cũng có nhiều "loại". Vượng vì mùa sinh? Vượng vì có Ấn? Hay vượng vì Tỉ Kiếp nhiều? Vượng vì địa chi có tam hợp, tam hội?
Cũng thế, khi nói đến hóa khí, có 2 xác định lớn là "hóa thật" hay "hóa giả". GIẢ đây không hẳn là "giả mạo", mà nghĩa là thiếu điều kiện hóa hoàn hảo. Xác định tiếp theo là Hóa thật hay Hóa giả vì điều kiện vượng/suy nào? Từ đó mà nghiệm ra ưu điểm, khuyết điểm của loại Hóa đó.
Thật tế, tôi không muốn viết quá nhiều chi tiết, vì vài người lại cho rằng như thế là làm thêm ra "chi ly, rắc rối không cần thiết"! Tử Bình thật ra rất đơn giản kia mà? Thế nhưng, cũng giống như bạn ở nhà mướn vậy, bạn sẽ không để ý chăm lo săn sóc căn nhà một cách cẩn trọng cả. Nếu căn nhà đó trở nên là của riêng bạn, tất nhiên con mắt nhìn của bạn cả về một góc nhỏ trong nhà sẽ khác ngay.
Sự "đơn giản" là căn nhà y như thế vẫn thế thôi, nhưng "chi ly, tiểu tiết" thì lại hiện ra ngay khi bạn trở thành sở hữu chủ của nó.
Có nhiều thí dụ về Tài tinh cùng là dụng thần, nhưng người thì phá sản, người thì giữ được. Điều đơn giản là ta luận giải được rằng "Tài tinh là Dụng thần". Cứ thấy được thân vượng là có thể "gánh" Tài, đó là đơn giản.
Nhưng tốt hơn là tìm được CHẤT LUỢNG của dụng thần đó. Vì chất lượng bao giờ cũng là điều quyết định sự bền bĩ, dài lâu hay chóng tàn của một sự vật. Trong mệnh lý còn gọi là "thọ, yểu", dù cho là nói về biểu hiện gì, nhật chủ hay Tài tinh của nhật chủ?
Có 1 thí dụ sau đây, các bạn thử tìm hiểu chất lượng của dụng thần Tài tinh trong trụ, tốt hay xấu ở đại vận Ất Mùi?
Nam, sinh 29.3.1956, 22 giờ
thương
sát
thực
bính
tân
ẤT
đinh
thân
mão
mùi
hợi
canh nhâm mậu
ất
kỉ đinh ất
nhâm giáp
Vận: nhâm thìn, quí tị, giáp ngọ, ất mùi, bính thân, đinh dậu
Hợi Mão Mùi tam hợp, các thập thần đều hữu căn, thân vượng rõ ràng. Dụng được Tài tinh và cả Quan tinh. Điều đơn giản nhất đã được lập. Câu hỏi là trải qua các đại vận như thế, dụng thần có thể giúp gì cho anh ta không?
Với :
- Hợi, Mão, Mùi, Dần> Đinh Nhâm hóa Mộc
Khi thỏa đk1 / 5đk
Thì Đinh Nhâm có khả nănghóa mộc khi tiết tháng là Hợi, Mão, Mùi, Dần.
Như vậy, nếu tiết tháng không là Hợi, Mão, Mùi, Dần thì phải khẳng định là Đinh Nhâm không hóa mộc (?).
Với lập luận căn bản thì thắc mắc của bác GiacVien là đúng: Không phải tiết Lập Đông, Lập Xuân, Kinh Trập, Thanh Minh, ĐINH NHÂM là thiên can hợp, không hóa.
Đó là 1 điều đơn giản.
B. Với đề cương (Thiên can hợp hóa), xin các bạn đóng góp cho tứ trụ sau:
2012
7
22
10:00AM
Nhâm
Đinh
Giáp
Kỷ
Thìn
Mùi
Thân
Tỵ
Tứ trụ này có 2 cặp thiên can hợp: Nhâm+Đinh và Giáp+Kỷ
Bác GiacVien nên cho biết ý kiến để hiểu căn bản là điều ưu tiên.
Có 1 thí dụ sau đây, các bạn thử tìm hiểu chất lượng của dụng thần Tài tinh trong trụ, tốt hay xấu ở đại vận Ất Mùi?
Nam, sinh 29.3.1956, 22 giờ
thương
sát
thực
bính
tân
ẤT
đinh
thân
mão
mùi
hợi
canh nhâm mậu
ất
kỉ đinh ất
nhâm giáp
Vận: nhâm thìn, quí tị, giáp ngọ, ất mùi, bính thân, đinh dậu
Hợi Mão Mùi tam hợp, các thập thần đều hữu căn, thân vượng rõ ràng. Dụng được Tài tinh và cả Quan tinh. Điều đơn giản nhất đã được lập. Câu hỏi là trải qua các đại vận như thế, dụng thần có thể giúp gì cho anh ta không?
Vận giáp ngọ ,thực thương đã có thể chế Sát sinh tài, song do chữ ngọ phá mão,hợp mùi,ám hợp hợi nên mọi sự xôi hỏng bỏng không. Vận ất mùi: ất là mình đến rồi, mùi là tài tinh,lại thực thương hữu khí nên là vận hảo. Vận bính thân,đinh dậu : bính đinh hư thấu,sát vượng tiết tài khắc thân nên là vận phản cục.
Có 1 thí dụ sau đây, các bạn thử tìm hiểu chất lượng của dụng thần Tài tinh trong trụ, tốt hay xấu ở đại vận Ất Mùi?
Nam, sinh 29.3.1956, 22 giờ
thương
sát
thực
bính
tân
ẤT
đinh
thân
mão
mùi
hợi
canh nhâm mậu
ất
kỉ đinh ất
nhâm giáp
Vận: nhâm thìn, quí tị, giáp ngọ, ất mùi, bính thân, đinh dậu
Hợi Mão Mùi tam hợp, các thập thần đều hữu căn, thân vượng rõ ràng. Dụng được Tài tinh và cả Quan tinh. Điều đơn giản nhất đã được lập. Câu hỏi là trải qua các đại vận như thế, dụng thần có thể giúp gì cho anh ta không?
Em nghĩ trụ này khó dụng tài. Vì bính hợp tân (thương hợp sát), can giờ đinh thực lại có xu hướng chế tân sát. Thực thương tranh nhau vì sát. Tài tinh lại yếu thế (không lộ can).
Vận ất mùi ứng với câu kiếp tài bại tài. Em vẫn phân vân là đại vận này thành tựu vừa đến lại đi ngay.
Xin ý kiến của anh chị.
bính thân / tân mão / ất mùi / đinh hợi
bính tân hợp, thực thần tiết tú, tùy nghi mà dụng, chất lượng của Tài tinh tùy thuộc vào nguyên thần của nó là thực thần tiết tú... Vì vậy mà theo em vận Giáp ngọ, Ất mùi đều là hảo vận.
Vận ất mùi ứng với câu kiếp tài bại tài. Em vẫn phân vân là đại vận này thành tựu vừa đến lại đi ngay.
chung đoán đúng, vận Ất Mùi (1988-1998) quả là lên như diều gặp gió, nhưng phá sản năm 1995 (ất hợi).
Điều đáng rút kinh nghiệm là "Dụng thần" không phải luôn luôn là chuyện đáng tôn thờ tuyệt đối và luôn suy nghĩ là có Dụng thần là ăn chắc! Bởi vì còn phải nhận định được chất lượng của Dụng thần nữa.
Ất mộc gặp kiến lộc cách, có tam hợp, luận là vượng, mà cho đến nay chúng ta đều luận cơ bản là thân vượng có thể dụng Tài hay Quan.
Trường hợp này thì có thể luận Tài là "dụng" thật đấy, nhưng bước sang điều cơ bản này, chúng ta còn phải thấy trong tam hợp Hợi Mão Mùi có Tài thổ bị biến dạng thành Mộc. Tài mất dấu tích, vì cũng không thấu lộ và tiết Kinh Trập thì thổ tử.
Vì thế mà cho dù có phát tài, bản chất của Mộc vượng trở thành tính cách của "Kiếp tài phá Tài" đã gây họa. Thật tế, người này có tính hoang phí, trác táng , làm 1 xài 10, nên chẳng bao lâu tiền của mất hết.
Cám ơn chị, thật là một kinh nghiệm quí giá cho tôi và các bạn. Giả sử dụng thần Tài có chất lượng thì năm ất hợi đâu đến nỗi phá sản như vậy.
Xin chị cho biết thêm vận Giáp Ngọ người này thế nào ? năm 1978, và đặc biệt là 1979 ?
Cảm ơn chị.
Chị nghe kể năm Kỉ Mùi vượt biển thành công, ban đầu làm công nhân nhà hàng, sau lên làm ông chủ tiệm, nhưng tính tình không thay đổi, chi tiêu rất nhiều, toàn là "hàng hiệu" hoặc vô bổ. Nói chung, lại thiếu hiểu biết về kinh doanh ở xứ lạ, nên dễ dàng quỵ ngã. Bây giờ trở lại làm công nhân hãng đóng hộp.
Gửi cô kimcuong
Theo cô:
Thiên Can hợp và hóa khí phải hội đủ 5 điều kiện:
1- Thời lệnh (tiết khí tháng sinh):
- Hợi, Mão, Mùi, Dần> Đinh Nhâm hóa Mộc
- Tị, Dậu, Sửu, Thân > Ất Canh hóa Kim
- Dần, Ngọ, Tuất, Tị > Mậu Quí hóa Hỏa
- Thân, Tí, Thìn, Hợi > Bính Tân hóa Thủy
- Thìn, Tuất, Sửu, Mùi > Giáp Kỉ hóa Thổ
Tôi thấy các trường hợp
- Đinh Nhâm hóa hỏa
- Ất Canh hóa mộc
- Mậu Quí hóa thủy
- Bính Tân hóa hỏa
cô không nói tới, vậy ta phải làm sao vói các phần này
Mong cô giúp đỡ.
Bác GiacVien xem "Đinh Nhâm hóa Hỏa" ở tài liệu nào, bác cho biết thêm, nếu có cả thí dụ (trong tài liệu đó) thì tốt nhất.
Bác GiacVien chắc trích từ "Tử bình chân thuyên bình chú" ra !?
Trong chương 5- luận thập can hiệp nhi bất hiệp, phần cuối phụ luận có trích.
Can chi hội hiệp hóa biểu (lục " tử bình tứ ngôn tập dịch ")
Chinh nguyệt tiết (dần nguyệt)
Đinh nhâm hóa mộc (chánh hóa)
Mậu quý hóa hỏa (thứ hóa)
Ất canh hóa kim (nhất vân ất quy giáp bất hóa)
Bính tân bất hóa (trụ hữu thân tý thìn khả hóa)
Giáp kỷ bất hóa (mộc thịnh cố bất hóa)
Dần ngọ tuất hóa hỏa
Hợi mão mùi hóa mộc
Thân tý thìn bất hóa
Tị dậu sửu phá tượng
Thìn tuất sửu mùi thất địa
Nhị nguyệt tiết (mão nguyệt)
Đinh nhâm hóa mộc
Mậu quý hóa hỏa
Ất canh hóa kim (bất hóa dĩ ất quy giáp gia dã)
Bính tân thủy khí bất hóa
Giáp kỷ bất hóa
Dần ngọ tuất hóa hỏa
Hợi mão mùi hóa mộc
Thân tý thìn bất hóa
Tị dậu sửu thuần hình
Thìn tuất sửu mùi tiểu thất
Tam nguyệt tiết (thìn nguyệt)
Đinh nhâm bất hóa (mộc khí dĩ quá cố bất hóa)
Mậu quý hóa hỏa (tiệm nhập hỏa hương khả hóa)
Ất canh thành hình (thìn thổ sanh kim cố hóa)
Bính tân hóa thủy (thìn vi thủy khố cố hóa)
Giáp kỷ ám tú (chánh hóa)
Dần ngọ tuất hóa hỏa
Hợi mão mùi bất hóa
Thân tý thìn hóa thủy
Tị dậu sửu thành hình
Thìn tuất sửu mùi vô tín
Tứ nguyệt tiết (tị nguyệt)
Đinh nhâm hóa hỏa
Mậu quý hóa hỏa (chánh hóa)
Ất canh kim tú (tứ nguyệt kim sanh khả hóa)
Bính tân hóa hỏa (hóa hỏa tắc khả, hóa thủy bất khả)
Giáp kỷ vô vị
Dần ngọ tuất hóa hỏa
Hợi mão mùi bất hóa
Thân tý thìn thuần hình
Tị dậu sửu thành khí
Thìn tuất sửu mùi bần quản
Ngũ nguyệt tiết (ngọ nguyệt)
Đinh nhâm hóa hỏa (bất năng hóa mộc)
Mậu quý phát quý (hóa hỏa)
Ất canh vô vị
Bính tân đoan chánh (bất hóa)
Giáp kỷ bất hóa
Dần ngọ tuất chân hỏa
Hợi mão mùi thất địa
Thân tý thìn hóa dung
Tị dậu sửu tân khổ
Thìn tuất sửu mùi thân tiện
Lục nguyệt tiết (mùi nguyệt)
Đinh nhâm hóa mộc (mùi vi mộc khố cố khả hóa dã)
Mậu quý bất hóa (hỏa khí dĩ quá cố bất hóa)
Ất canh bất hóa (kim khí chánh phục cố bất hóa)
Bính tân bất hóa (thủy khí chánh suy cố bất hóa)
Giáp kỷ bất hóa (kỷ thổ tức gia cố bất hóa)
Dần ngọ tuất bất hóa
Hợi mão mùi bất hóa
Thân tý thìn bất hóa
Tị dậu sửu hóa kim
Thìn tuất sửu mùi hóa thổ
Thất nguyệt tiết (thân nguyệt)
Đinh nhâm hóa mộc (khả hóa)
Mậu quý hóa hỏa
Ất canh hóa kim (chánh hóa)
Bính tân tiến tú học đường
Giáp kỷ hóa thổ
Dần ngọ tuất bất hóa
Hợi mão mùi thành hình
Thân tý thìn đại quý
Tị dậu sửu vũ dũng
Thìn tuất sửu mùi diệc quý
Bát nguyệt tiết (dậu nguyệt)
Đinh nhâm bất hóa
Mậu quý suy bạc
Ất canh tiến tú
Bính tân tựu thê
Giáp kỷ bất hóa
Dần ngọ tuất phá tượng
Hợi mão mùi vô vị
Thân tý thìn thanh
Tị dậu sửu nhập hóa
Thìn tuất sửu mùi tiết khí
Cửu nguyệt tiết (tuất nguyệt)
Đinh nhâm hóa hỏa
Mậu quý hóa hỏa (tuất vi hỏa khố diệc chánh hóa)
Ất canh bất hóa
Bính tân bất hóa
Giáp kỷ hóa thổ (chánh hóa)
Dần ngọ tuất hóa hỏa
Hợi mão mùi bất hóa
Thân tý thìn bất hóa
Tị dậu sửu bất hóa
Thìn tuất sửu mùi chính vị
Thập nguyệt tiết (hợi nguyệt)
Đinh nhâm hóa mộc (hợi trung hữu mộc)
Mậu quý vi thủy
Ất canh hóa mộc
Bính tân hóa thủy
Giáp kỷ hóa mộc
Dần ngọ tuất bất hóa
Hợi mão mùi thành tài
Thân tý thìn hóa thủy
Tị dậu sửu phá tượng
Thìn tuất sửu mùi bất hóa
Thập nhất nguyệt tiết (tý nguyệt)
Đinh nhâm hóa mộc
Mậu quý hóa thủy
Ất canh hóa mộc
Bính tân hóa tú (chánh hóa)
Giáp kỷ hóa thổ (thập nhất nguyệt thổ vượng cố khả hóa)
Dần ngọ tuất bất hóa
Hợi mão mùi hóa mộc
Thân tý thìn hóa thủy
Tị dậu sửu hóa kim
Thìn tuất sửu mùi bất hóa
Thập nhị nguyệt tiết (sửu nguyệt)
Đinh nhâm bất hóa
Mậu quý hóa hỏa
Ất canh hóa kim (thứ hóa)
Bính tân bất hóa
Giáp kỷ hóa thổ (chánh hóa)
Dần ngọ tuất bất hóa
Hợi mão mùi bất hóa
Thân tý thìn bất hóa
Tị dậu sửu bất hóa
Thìn tuất sửu mùi hóa thổ
Thật ra cái này đâu phải hóa, chỉ là bị hợp chặt do đắc nguyệt lệnh nên bị kéo theo thôi!
Như Bính Tân lộ tháng Tỵ thì Bính vượng tướng lại có gốc nên hợp chặt Tân theo. Giả sử Nhật Can là Tân có Bính là quan tinh là cách chỉ hợp và bị chi phối bởi Quan tinh... Ví như con người không thể phát huy được khả năng vì bị luật pháp hạn chế!
Trước hết là cám ơn mệnh lý đã giúp đỡ tải nguyên 12 tiết tháng của "Tử bình chân thuyên bình chú"
Thực sự tôi Giác Viễn còn “lung tung” về thiên can hợp hóa, lúc hoá mộc, lúc hóa hỏa của Đinh Nhâm v v…
Tôi đề cập còn sót cho Giáp Kỷ
- Giáp Kỷ hóa mộc (thay vì thông thường hóa thổ)
theo VuTham:
Thật ra cái này đâu phải hóa, chỉ là bị hợp chặt do đắc nguyệt lệnh nên bị kéo theo thôi!
Như Bính Tân lộ tháng Tỵ thì Bính vượng tướng lại có gốc nên hợp chặt Tân theo. Giả sử Nhật Can là Tân có Bính là quan tinh là cách chỉ hợp và bị chi phối bởi Quan tinh... Ví như con người không thể phát huy được khả năng vì bị luật pháp hạn chế!
phần này thì phần "sai" này của "Tử bình chân thuyên bình chú" là do lỗi in ấn hay là của người dịch, hay là
"Tử bình chân thuyên bình chú" đã luận "sót"
Mong VũTham nói rõ thêm và nhờ các bậc cao minh, và quý vị thân hữu chỉ dạy.
ô
Đoạn nói về hóa khí trong Tứ ngôn tạp dịch nói trên không giải thích tường tận và không có thí dụ kèm theo, nên muốn theo bảng hóa khí đó phải tự tìm hiểu ngọn nghành. Thật là đòi hỏi quá nhiều công phu.
Ta thấy không những có những câu nói về hóa khí không giống căn bản như bác GiacVien thắc mắc, mà còn có những câu viết về "bất hóa" cũng khác thường nữa. Chẳng hạn như Giáp Kỷ bất hóa ở tháng Mùi. Tháng Mùi là tháng hỏa vượng, thổ tướng, điều kiện tốt để hóa Thổ, tại sao lại bất hóa? Phải chăng là vì Kỷ thổ không như Mậu thổ?
Điều đó có thể giải thích như trong Tích Thiên Tủy, Nhâm Tiết Thiều đã bình chú rằng, hóa thần cần cơ bản có đủ sinh và tiết, như hóa Thổ thì cần có Hỏa và cả có Kim. Vì Hỏa là để sinh trợ cho khí hóa Thổ, còn Kim là để tiết tú. Cả hai đều hỗ trợ cho Thổ không bị quá thiếu hay quá thừa. Vì thế Giáp Kỷ ở tháng Mùi, Mùi tàng Kỉ, Đinh, Ất là hỏa quá dư; Giáp Kỷ ở tháng Tuất, Tuất tàng Mậu, Tân, Đinh là nhờ có Kim mà cân đối.
Thế nhưng Nhâm Tiết Thiều không nói là "bất hóa" hay "hóa ra khí khác" (như Giáp Kỷ hóa Mộc ở tháng Hợi!). Ở Tích Thiên Tủy chỉ có "chân hóa" và "giả hóa", tức là hóa thật và hóa giả. Thật và Giả chỉ nói lên rằng, điều kiện hóa khí đầy đủ, cân bằng hay không.
Tôi chưa từng dám luận Giáp Kỷ hóa Mộc trong tháng Hợi như vậy bao giờ, vì cho dù mùa đông thủy vượng, mộc tướng, nhưng vẫn là mùa của Thủy, không phải mùa của Mộc!
Lại còn Đinh Nhâm hóa Mộc ở tháng Thân! Cho dù gọi là "khả hóa" (có thể hóa), nhưng cũng không tùy tiện như thế được, vì không có giải thích tường tận, hậu học sinh không thể nào nắm vững nguyên lý Hóa Khí! Nói chung, nếu mà kiên cưỡng, thì ai cũng có thể tự lập luận hóa ra khí nào đó ở tháng nào đó và kết luận là "khả hóa".
Tóm lại, tôi không dùng bảng phân loại hóa khí trên, vì muốn đưa vào áp dụng, quả thật là rất mông lung, chắc phải lập ra trường phái chuyên về Hóa Khí, tức là chỉ nói về hóa khí, không nói về cách cục, không nói về vượng nhược...v.v... thì mới có khả năng giải thích sâu sắc được.
Các bạn tuy có tài liệu đó trên tay, vậy đã có bao giờ thấy 1 thí dụ nào áp dụng đúng đắn và chính xác như thế không? Tôi nghĩ là không.
Cuối cùng thì "hóa khí" là gì? Có phải là mộc+thổ thành Thổ (Giáp Kỷ), mộc+kim thành Kim (Ất Canh), hỏa+mộc thành Mộc (Đinh Nhâm), hỏa+kim thành Thủy (Bính Tân), thổ+thủy thành Hỏa (Mậu Quí)?
Xem ra thì chẳng có cái lý gì chung nhất cả. Nguyên lý thực sự của hóa khí là gì đây? Chúng ta nên tìm hiểu nguyên lý đó trước khi luận hóa khí vậy.
Vâng, VT xin chia sẻ một số các hiểu biết của VT về hóa khí. Hóa khí cần khá nhiều điều kiện, mà VT ví von nó như định luật Le Chatelier trong cân bằng phản ứng hóa học. Giả sừ ta có can A hợp can B cho ra C, ta có Pư như sau: A+B--->C
Điều kiện:
- Lượng chất A phải bằng lượng chất B thì hóa mới xày ra hoàn toàn, tức 2 thiên can (ngũ hành) phải có độ vượng bằng nhau hay "số lượng" bằng nhau... Do đó vì vậy ta thường thấy trải qua vận hạn nào đó làm 1 trong 2 thiên can vượng lên thì sư hợp sẽ không thành... (như bài viết của VT ở trên giải thích vì sao tài liệu đó lại ghi Bính Tân hóa hỏa) Cứ ví như A nhiều quá thì sau phản ứng thứ thu được vẫn là chất A.
- Chất C tạo thành phải được hỗ trợ tối đa nghĩa là ngũ hành tạo thành phải được sinh phù và tiết tú hợp lý. Vd như phản ứng tạo muối trong hóa học, nếu như muối tạo thành ko tan (ko được tiết tú) hay không dược hỗ trợ bằng môi trường phản ứng (sinh phù) thì hành hóa không được tạo ra...
- Nếu tác chất A, B bị ảnh hunog73 bởi điều kiện khác như đại vận (hình, xung,...) thì phản ứng vẫn ko xảy ra được!
Vài lời chia sẻ, sẽ bổ sung thêm....
Tuy là khéo ví von cuộc đời tựa như một phương trình hóa học, nhưng tôi nghĩ không phải bảng phân loại của Tứ ngôn tạp dịch giải thích theo hướng này.
Chẳng hạn ĐINH + NHÂM ở tháng Thân hóa ra Mộc? Nếu giản tiện mà nói A+B=>C thì Đinh+Nhâm ở tháng Kim vượng sao lại hóa Mộc? Mộc là chất gì ở điều kiện hỏa gặp thủy? Hay lại nói là vì tháng Thân là tháng Kim vượng Thủy tướng, và vì Thủy tướng nên Mộc được sinh? Nếu trong tứ trụ lại hoàn toàn thiếu Mộc, vậy Mộc được hóa ra ở đâu?
Đó là đang nói về mệnh cục, chưa kể đến đại vận. Phải có thật thể (hóa được rồi) thì mới nói đến hành vận. Đại vận là mùa ảo, chỉ có thể có tác dụng nào đấy (tốt hay xấu) tùy theo mệnh cục.
Vâng, VT xin chia sẻ một số các hiểu biết của VT về hóa khí. Hóa khí cần khá nhiều điều kiện, mà VT ví von nó như định luật Le Chatelier trong cân bằng phản ứng hóa học. Giả sừ ta có can A hợp can B cho ra C, ta có Pư như sau: A+B--->C
Điều kiện:
- Lượng chất A phải bằng lượng chất B thì hóa mới xày ra hoàn toàn, tức 2 thiên can (ngũ hành) phải có độ vượng bằng nhau hay "số lượng" bằng nhau... Do đó vì vậy ta thường thấy trải qua vận hạn nào đó làm 1 trong 2 thiên can vượng lên thì sư hợp sẽ không thành... (như bài viết của VT ở trên giải thích vì sao tài liệu đó lại ghi Bính Tân hóa hỏa) Cứ ví như A nhiều quá thì sau phản ứng thứ thu được vẫn là chất A.
- Chất C tạo thành phải được hỗ trợ tối đa nghĩa là ngũ hành tạo thành phải được sinh phù và tiết tú hợp lý. Vd như phản ứng tạo muối trong hóa học, nếu như muối tạo thành ko tan (ko được tiết tú) hay không dược hỗ trợ bằng môi trường phản ứng (sinh phù) thì hành hóa không được tạo ra...
- Nếu tác chất A, B bị ảnh hunog73 bởi điều kiện khác như đại vận (hình, xung,...) thì phản ứng vẫn ko xảy ra được!
Vài lời chia sẻ, sẽ bổ sung thêm....
VT "hoá học hoá" về hoá khí, như vậy là VT theo trường phái "Hoá thì mất" rồi đó :4: ! Nếu vậy thì khi đó cách cục, vượng nhược, thập thần luận sao đây ?
@ Bác GiacVien: không thể nói là TBCTBC nhầm vì đây là phần Phụ luận trích từ "tứ ngôn tạp dịch" bác ạ. Có lẽ trước tiên phải xem lại tài liệu gốc...
Nói chung theo TB bài này đặt nặng yếu tố mùa sinh, từ tiết lệnh mà suy ra. Song kết quả thì không thể đảo ngược như vậy được. Chỉ nên dừng ở mức độ giả hoá và chánh hoá là hay nhất...
Thưa các bạn,từ lâu tôi đã thường dựa vào "phản ứng cân bằng hóa học" để giải quyết vấn đề thiên can hợp hóa nhưng vẫn phải giữ đúng nguyên tắc ngũ hợp hóa của tử bình. Ví dụ:lệnh tháng là dần mão.
1/ Đinh hợp Nhâm lượng chất bằng nhau (tương đối) thì hóa mộc thành công,và trong trường hợp này cả đinh lẫn nhâm đều không còn tác dụng nữa (còn gọi là hợp trói) khi gặp vận hỏa hoặc thủy đến thì hành nào vượng sẽ khử hành kia.
2/ Nếu Đinh vượng Nhâm suy vẫn hóa mộc, trường hợp này hỏa có dư tiếp tục sinh khắc các hành khác, còn Nhâm thủy bị hợp mất,trói, hoặc khử tùy lượng chất thủy trong tứ trụ.
3/ Nếu Nhâm vượng Đinh suy thì luận tương tự như trên.
Không những “tử Bình Chân Thuyên Bình chú”, mà sách của cụ Lâm Thế Đức cũng đề cập tới thiên can ngũ hợp trong 12 tiết khí.
Để rộng đường tham luận, nay Giác Viễn xin trích:
(Sách xb1973 trang,103,104
và
http://www.tuvilyso.com (http://www.tuvilyso.com/)
Page 58, 59,60,61 of 90)
THIÊN-CAN NGŨ-HỢP CŨNG CÓ PHÂN-BIỆT
ÂM gặp DƯƠNG tương-khắc mà lại hợp thành 1 hành khác, cũng nên chia ra 24 TIẾT-KHÍ có biến-hóa hay không, nay chúng tôi xin liệt-kê như sau :
- Tháng giêng :TIẾT-LẬP XUÂN.
ĐINH, NHÂM hóa-MỘC.
MẬU, QUÝ hóa-HỎA.
BÍNH, TÂN không hóa-THỦY (vì THỦY BỆNH tại DẦN).
GIÁP, KỶ không hóa-THỔ (vì KỶ THỔ TỬ-ĐỊA)
ẤT CANH hóa KIM.
- Tháng 2 : TIẾT KINH-TRỰC.
ĐINH, NHÂM hóa-MỘC.
MẬU, QUÝ hóa-HỎA.
ẤT, CANH hóa KIM.
BÍNH, TÂN không hóa-THỦY (vì THỦY BỆNH tại DẦN).
GIÁP, KỶ không hóa-THỔ
- Tháng 3 : TIẾT THANH-MINH.
ĐINH, NHÂM hóa-MỘC.
MẬU, QUÝ hóa-HỎA.
ẤT, CANH thành-hình (có nhiều CANH, TÂN, THÂN, DẬU hóa-KIM).
BÍNH, TÂN hóa-THỦY.
GIÁP, KỶ hóa-THỔ.
- Tháng 4 : TIẾT LẬP-HẠ.
ĐINH, NHÂM hóa-HỎA (đặc biệt vì tháng 4 HỎA-vượng, THỦYTuyệt).
MẬU, QUÝ hóa-HỎA.
ẤT, CANH hóa KIM.
BÍNH, TÂN hóa-HỎA (đặc biệt vì tháng 4 HỎA-vượng, THỦYTuyệt).
GIÁP, KỶ vô-vị không hóa.
- Tháng 5 : TIẾT MAN-CHỦNG.
ĐINH, NHÂM hóa-HỎA (đặc biệt vì tháng 5 HỎA-vượng).
MẬU, QUÝ hóa-HỎA phát-quý.
ẤT, CANH vô-vị không-phát.
BÍNH, TÂN đoan-chính (không hợp, chia nhau).
GIÁP, KỶ không HÓA-THỔ.
- Tháng 6 : TIẾT TIỂU-TRỮ
ĐINH, NHÂM hóa-MỘC.
MẬU, QUÝ không hóa-HỎA.
ẤT, CANH không hóa KIM.
BÍNH, TÂN không hóa-THỦY.
GIÁP, KỶ hóa-THỔ.
- Tháng 7 : TIẾT LẬP-THU.
ĐINH, NHÂM hóa-MỘC.
MẬU, QUÝ hóa-THỦY (đặc biệt)
ẤT, CANH hóa KIM.
BÍNH, TÂN hóa THỦY.
GIÁP, KỶ hóa-THỔ.
- Tháng 8 : TIẾT BẠCH-LỘ.
ĐINH, NHÂM hóa-MỘC.
MẬU, QUÝ hóa-HỎA (nhưng rất yếu).
ẤT, CANH hóa-KIM.
BÍNH, TÂN hóa-THỦY.
GIÁP, KỶ không HÓA-THỔ.
- Tháng 9 : TIẾT HÀN-LỘ.
ĐINH, NHÂM hóa-HỎA (vì TUẤT là khố HỎA).
MẬU, QUÝ hóa-HỎA.
ẤT, CANH không hóa-KIM.
BÍNH, TÂN không hóa-THỦY.
GIÁP, KỶ HÓA-THỔ.
- Tháng 10 : TIẾT LẬP-ĐÔNG.
ĐINH, NHÂM hóa-MỘC.
MẬU, QUÝ hóa-THỦY (đặc biệt)
ẤT, CANH hóa MỘC (đặc biệt).
BÍNH, TÂN hóa THỦY.
GIÁP, KỶ hóa-MỘC (đặc biệt).
- Tháng 11 : TIẾT ĐẠI-TUYẾT.
ĐINH, NHÂM hóa-MỘC.
MẬU, QUÝ hóa-THỦY (đặc biệt)
ẤT, CANH hóa MỘC (đặc biệt).
BÍNH, TÂN hóa THỦY.
GIÁP, KỶ hóa-THỔ.
- Tháng 12 : TIẾT TIỂU-HÀN.
ĐINH, NHÂM không hóa-MỘC.
MẬU, QUÝ hóa-HỎA.
ẤT, CANH hóa KIM.
BÍNH, TÂN không hóa THỦY.
GIÁP, KỶ hóa-THỔ.
Chúng ta biết tử bình chân thuyên có trước, nên có thể tác giả Lâm Thế Đức tham khảo thêm sách này để liệt kê. Bác Giacvien gửi tài liệu có phần hóa khí đặc biệt nhưng thiếu phần kiến giải của tác giả cho trường hợp này.
Nếu chúng ta tìm hiểu về trường hợp hóa khí phổ thông, nghiệm chứng trên thực tế còn gặp nhiều khó khăn. Nay lại tìm hiểu thêm về hóa khí đặc biệt có lẽ sẽ khó khăn gấp bội. Nếu để ý kĩ chúng ta sẽ thấy trường hợp này chỉ xoay quanh vấn đề vượng nhược, chế hóa, tổ hợp giữa các hành trong trụ lấy lệnh tháng làm trung tâm của luận tứ trụ. Khi đó đưa ra vấn đề khác: Luận tứ trụ lấy nhật chủ hay lệnh tháng làm trung tâm?
Nhờ các anh chị cho ý kiến.
chào Chung tôi cũng là người mới nhập môn. Thú thực với bạn ko có điều kiện để được tham gia học trực tiếp môn tử bình , mà chỉ mua sách về đọc cho nên trình độ còn rất non nhưng cũng xin mạo muội trả lờii câu hỏi của bạn. còn khi xem mệnh thì về nguyên tắc là phải xét toàn bộ mệnh cục, điều này thì chắc bạn đã quá hiểu. nhưng câu hỏi mà bạn đặT ra thì theo tôi hiểu là trụ tháng là trung tâm mà còn cực kỳ quan trọng, còn trụ ngày là cung mênh, cung mệnh thì chỉ quyết định sự tốt xấu của mệnh đó. Nhưng muốn xem được trụ ngày thì đương nhiên chúng ta phải xét đến Lệnh tháng vì lệnh tháng nó quan trọng như thế nào thì bạn là người rất rõ rồi. theo tôi được hiểu thì lệnh tháng nó như một cái cân để nó đong đo các sự vượng suy của ngũ hành trong mệnh cục, cái nào yếu thì có thể bổ xung, cái nào mạnh thì có thê bớt đi vì vậy mà theo chủ quan của tôi lệnh tháng luôn là trung tâm của mệnh. vì nó hầu như chi phối toàn mệnh cục. Vậy khi học TB hầu như tôi thấy sách nào cũng vậy đều luôn nhấn mạnh đến lệnh tháng. Tớ có gì nói ko phải thì mong ban bỏ qua cho nhé. Vì mới nhập môn thôi.
Thân
chào Chung tôi cũng là người mới nhập môn. Thú thực với bạn ko có điều kiện để được tham gia học trực tiếp môn tử bình , mà chỉ mua sách về đọc cho nên trình độ còn rất non nhưng cũng xin mạo muội trả lờii câu hỏi của bạn. còn khi xem mệnh thì về nguyên tắc là phải xét toàn bộ mệnh cục, điều này thì chắc bạn đã quá hiểu. nhưng câu hỏi mà bạn đặT ra thì theo tôi hiểu là trụ tháng là trung tâm mà còn cực kỳ quan trọng, còn trụ ngày là cung mênh, cung mệnh thì chỉ quyết định sự tốt xấu của mệnh đó. Nhưng muốn xem được trụ ngày thì đương nhiên chúng ta phải xét đến Lệnh tháng vì lệnh tháng nó quan trọng như thế nào thì bạn là người rất rõ rồi. theo tôi được hiểu thì lệnh tháng nó như một cái cân để nó đong đo các sự vượng suy của ngũ hành trong mệnh cục, cái nào yếu thì có thể bổ xung, cái nào mạnh thì có thê bớt đi vì vậy mà theo chủ quan của tôi lệnh tháng luôn là trung tâm của mệnh. vì nó hầu như chi phối toàn mệnh cục. Vậy khi học TB hầu như tôi thấy sách nào cũng vậy đều luôn nhấn mạnh đến lệnh tháng. Tớ có gì nói ko phải thì mong ban bỏ qua cho nhé. Vì mới nhập môn thôi.
Thân
Hiểu biết về tử bình của em là do cô kimcuong và các anh chị trong lớp học chỉ dạy. Em đồng ý với anh là lệnh tháng tối quan trọng trong tử bình. Khi anh dùng lệnh tháng để đo độ vượng suy, dẫn đến thêm bớt hành là đang theo trường phái vượng suy. Trong diễn đàn này, cô đang hướng dẫn mọi người theo hướng kết hợp cách cục và vượng suy.
Em có nhận xét :
Can nhật chủ phối các can khác thành 10 thần. Vậy 10 thần đó là từ nhật chủ xuất phát ra. Dẫn đến nhật chủ là cốt lõi.( Bản chất)
Dùng thần tàng chi tháng luận cách và đo độ vượng nhược của các thần trong trụ ảnh hưởng đến nhật chủ như thế nào? (Hiện tượng)
Hai mặt này không thể tách rời nhau và chúng phản ánh lẫn nhau. Nên khi luận trụ, cách cục thông thường vẫn là yếu tố quan trọng vì nó phản ánh chân thật nhật chủ. Nếu chưa có lời giải hợp lý, chúng ta mới xem xét cách cục đặc biệt (hiện tượng). Có lẽ qua đây, Một số tác giả vẫn xét kiến lộc và dương nhẫn là cách cục thông thường.
Xin ý kiến của anh chị
Cảm ơn chung đã chỉ cho mình rất nhiều về kiến thức TB: Mình chỉ ước mong có một dịp nào đó để được tham gia một lớp TB. Nhưng công việc của mình chắc ko được. Vì mình nghĩ chỉ đọc sách mà ko có thày cô chỉ bảo thì thật khó có thành tựu trong môn học mà mình thích này. Thường mình thấy trong nam phong trào học các môn mênh lý, PT, dich học rất nhiều. Hình như mình cảm thấy mình ko có duyên với môn học này hay sao ấy?
Chẳng hạn ĐINH + NHÂM ở tháng Thân hóa ra Mộc? Nếu giản tiện mà nói A+B=>C thì Đinh+Nhâm ở tháng Kim vượng sao lại hóa Mộc? Mộc là chất gì ở điều kiện hỏa gặp thủy? Hay lại nói là vì tháng Thân là tháng Kim vượng Thủy tướng, và vì Thủy tướng nên Mộc được sinh? Nếu trong tứ trụ lại hoàn toàn thiếu Mộc, vậy Mộc được hóa ra ở đâu?
Đó là đang nói về mệnh cục, chưa kể đến đại vận. Phải có thật thể (hóa được rồi) thì mới nói đến hành vận. Đại vận là mùa ảo, chỉ có thể có tác dụng nào đấy (tốt hay xấu) tùy theo mệnh cục.
Thật ra, VT chưa có dịp đọc tài liệu "Tứ ngôn tạp dịch" và cũng luôn có lối tư duy phê phán khi đọc tất cả mọi tài liệu. Với mấy câu bình giải trên thì giải thích cỡ nào cũng giải thích được nhưng khi đọc lại lần nào cũng thấy được lỗi sai. Ví như Định Nhâm lại hóa Mộc trong tháng Thân thì giả sử giải thích như sau: Nhâm lộ tháng Thân là thứ thủy thanh thuần khiết tuy mộc tử ở Thân nhưng xem ra lại như là không tử được gia thêm Giáp Ất thấu can nữa thì Đinh Nhâm lúc này có thể hỗ trợ cho mộc thành công. Và xin nhắc lại đây không phải là hóa. Rõ ràng như vậy... Đinh hỏa khắc kim, nhâm thủy tiết khí kim, tạo vòng tương sinh thủy mộc hỏa, có thể nói mộc tử xem như là không tử.
VT "hoá học hoá" về hoá khí, như vậy là VT theo trường phái "Hoá thì mất" rồi đó :4: ! Nếu vậy thì khi đó cách cục, vượng nhược, thập thần luận sao đây?
Anh thiếu bá thân, Cân bằng Le Chatelier là cân bằng động nghĩa là A+B <==> C... Do đó vẫn luận thập thần bình thương...
Tóm lại, VT không theo trường phái tử bình nào hết... Mọi kết luận hay quy tắc rút tỉa được đều từ nghiệm lý lá số mà có... Vì thế tài liệu xem như là chỉ tham khảo thôi... Nhân trắc học là một môn khoa học, đã là khoa học thì mọi quy tắc đều phải rút tỉa từ thực nghiệm mà ra...
Tử Bình tuy phải “thực nghiệm” nhưng khác hẳn hóa học, vì yếu tố “địa lý thiên nhiên” khác nhau, và “phúc phần”, ”gen” di truyền của mỗi người khác nhau, v v ... tuy cùng tứ trụ.
Tuy nhiên, VũTham cho rằng:
Ví như Định Nhâm lại hóa Mộc trong tháng Thân thì giả sử giải thích như sau: Nhâm lộ tháng Thân là thứ thủy thanh thuần khiết tuy mộc tử ở Thân nhưng xem ra lại như là không tử được gia thêm Giáp Ất thấu can nữa thì Đinh Nhâm lúc này có thể hỗ trợ cho mộc thành công. Và xin nhắc lại đây không phải là hóa. Rõ ràng như vậy...
Xin VT giải trình rõ hơn “tại sao không phải là hóa “ ?
và ĐinhNhâm trong trường hợp này theo VT là gì? Mà TBCTBC và cụ LTĐức gọi là “hóa mộc”.
Để ý một điểm là “kiến” Thân chỉ là tiết “Lập Thu”, hơn nữa Thân tàng Mậu, Nhâm, Canh mà chỉ Nhâmthủy “sinh”, Canhkim “lộc”, mà Mậuthổ “bệnh”.
Mong VT nói “cặn kẽ” chỗ này, Giác Viễn xin được học hỏi ở VT ở phần này.
Cảm ơn chung đã chỉ cho mình rất nhiều về kiến thức TB: Mình chỉ ước mong có một dịp nào đó để được tham gia một lớp TB. Nhưng công việc của mình chắc ko được. Vì mình nghĩ chỉ đọc sách mà ko có thày cô chỉ bảo thì thật khó có thành tựu trong môn học mà mình thích này. Thường mình thấy trong nam phong trào học các môn mênh lý, PT, dich học rất nhiều. Hình như mình cảm thấy mình ko có duyên với môn học này hay sao ấy?
Trong diễn đàn mình, Lâu lâu cô cũng mở lớp căn bản về tử bình cho các thành viên nhập môn. Em cũng không biết khi nào cô mở lớp mới.
Có duyên hay không cũng đòi hỏi cố gắng của bản thân trong bất kì môn học nào. Hiện tại anh đang đọc sách, nếu có vấn đề gì không hiểu, anh cứ mạnh dạng gửi lên diễn đàn, các anh chị sẽ giúp đỡ anh.
Anh mới nhập môn nên dùng cuốn dự đoán tứ trụ của tác giả Thiệu Vĩ Hoa làm giáo trình. Sách này viết nền tảng rất đầy đủ.
mình rất cảm ơn những lời khuyên chân thành của Chung.
Kính chàocô kimcuong, cùng quý hảo thủ, thân hữu của Tử Bình,
GV xinđược post lại phần ý kiến, đã post với Thiếu Bá.
Ở đây,GV chỉ mong được học hỏi để có các bước lập luận chuẩn để xác cho tc 5 hợp, trướckhi học các phần khác, mong lắm thay; Kính, GV.
Sau cùng, GV phải cám ơn, cô kimcuongtrong phần chỉ đường cho các bước lập luận về thiên can 5 hợp. Tuy nhiên, GV vẫncó một số điểm không đồng ý như:
1- Thời lệnh (tiết khí tháng sinh):
- Hợi, Mão, Mùi, Dần> Đinh Nhâm hóa Mộc
- Tị, Dậu, Sửu, Thân > Ất Canh hóa Kim
- Dần, Ngọ, Tuất, Tị > Mậu Quí hóa Hỏa
- Thân, Tí, Thìn, Hợi > Bính Tân hóa Thủy
- Thìn, Tuất, Sửu, Mùi > Giáp Kỉ hóa Thổ
Thì GV lấy “Can chi hội hợp hóa biểu” Chương 5 TBCTBC làm nềncho với đk2, và cột với đk3 và đk4. Cần nhấn mạnh là ở đk 3 chỉ cần I trong 2can đang được “duyệt xét 5 hợp” phải gnNL và gnCT, là thỏa.
(Còn hóa ra hành nào hay không hóa thì ở đk 2), tuy nhiên hóathành của đk2 vẫn chưa đủ, phải thỏa thêm các đk3 và đk4.
Hơn nữa, theo cô kimcuong:
2- Nhật chủ:
- Nhật chủ là chính, như Giáp nhật chủ và Kỉ trụtháng, xét hóa Thổ
- Giáp trụ năm và Kỉ trụ tháng, chỉ luận hợp, bất hóa, trừ phi Thìn Tuất SửuMùi có đủ (biệt lệ)
Với phần tc5 hợp chỉ hạn hẹp trên nhật chủ, thì GVkhông đồng ý. Theo thiển ý, GV cho rằng: vì các can 4t cùng hiện hữu nên cáccan của 4t đều có quyền tham gia tương tác 5 hợp, chỉ có ưu tiên do “sinh trước”, “sinh sau”, và cách gần, cách xa” mà thôi. Từ đó,xét 5 hợp cho các cặp can theo thứ tư ưu tiên như sau: năm tháng, tháng ngày, ngày giờ, năm ngày, tháng giờ và cuối cùng là nămgiờ:
TD Như 4t: Quý tỵ, Mậu Ngọ, Quý Mão(nc), Mậu Ngọ.
Ta có 2 cặp để xét 5 hợp theo tứ tự ưu tiên “trước sauvà gần xa là” (năm tháng: Quý Tỵ-Mậu Ngọ), rồi (ngày giờ: Quý Mão-Mậu Ngọ). Vìtrước ngày Quý Mão là ngày Nhâm Dần, thì ở ngày Nhâm Dần cặp (năm tháng: Quý Tỵ-MậuNgọ) đã tham gia tương tác 5 hợp rồi –không cần biết hóa hay không hóa-, nênkhi sang ngày Quý Mão thì Quý Mão không còn chỗ để tham gia tương tác 5 hợp vớitháng Mậu Ngọ. Và phải chờ đến khi giờ Mậu Ngọ xuất hiện thì ngày Quý Mão mớitham gia tương tác 5 hợp với giờ Mậu Ngọ.
Mong côkimcuong cùng các hảo thủ TB cho ý kiến, xin cám ơn trước, GV.
Với thí dụ sinh ngày 6.6.2013, giờ Ngọ:
Quý tỵ, Mậu Ngọ, Quý Mão(nc), Mậu Ngọ (cung mệnh Đinh Tị)
Theo tôi thì đủ điều kiện hóa Hỏa:
- đầu tiên là xét nhật chủ Quí hợp trụ giờ Mậu >>> thiên can hợp
- sinh tháng Ngọ, tiết Mang Chủng
- Mão mộc hữu lực
- Tị trụ năm hỏa tăng lực hỏa
- giờ sinh có hỏa thổ, cung mệnh toàn hỏa
- Quí trụ năm bị Mậu trụ tháng hợp bán
Ngoài ra, xét theo bác Giác Viễn từ ngày hôm trước sang ngày hôm sau và đúng giờ Ngọ thì mới hóa, đây là ý tưởng mới của bác, xin ghi nhận.
Tôi chỉ xét trong ngày (6.6) nếu có trường hợp bất hóa (không thể hóa) hoặc giả hóa (hóa thần không thuần), như giờ Nhâm Tí (cung mệnh Quí Hợi), giờ Nhâm Tuất (cung mệnh Quí Sửu) hoặc giờ Quí Hợi (cung mệnh Nhâm Tí). Thủy trong 3 giờ này quá vượng, ngăn cản hóa khí thuần chất nên kém quí.
Cám ơn cô Kim Cương đã trả lời
Phần đưa "cung mệnh" vào 4t để xét "tương tác cho 5 hợp" là mới với GV.
GV xin ghi nhận để nghiền ngẫm thêm.
GV xin lỗi đã có sai sót trong phần lập luận
sai sót
ĐK3: 1 trong 2 tc đang xét 5hợp phải thỏa 2 gn (gn =thông căn) là: gnNL (gnNL=thông căn Nguyệt lệnh) và gnCT(gnCT= thông căn Chân Trụ, như cantrụ năm thì gnCT= thông căn tại chân trụ là chitrụ năm vv…). Trong ĐK3 này chỉ cần 1trong 2 tc đang xét 5 hợp, thỏa gnNLvà gnCT,là thỏa.
Trong ĐK3 này xin được sửa lại như sau:
ĐK3: Trong 2 tc đang xét 5hợp, thì 1 tc phải thoả gnNL và gnCT,
và tc còn lại đang xét KHÔNG được khắc nhập h 5hợp (của ĐK2), nếu khắc nhập h 5hợp thì KHÔNG được gnCT.
Xin Chân Thành Xin Lỗi phần sai sót này
Thiên can hợp trở thành một tổ hợp cát lợi hoặc không cát lợi với nhật chủ.
Vd đầu topic:
Nhâm tuất- canh tuất- ất mùi- bính tý
Ất canh hợp hoá kim. Kim đối với nhật chủ ất nhược mà nói là kỵ thần, cho nên người này không đạt quan cách, hay Canh Kim thể hiện quan tinh là công việc, công chức, tình cảm với chồng đều xấu. Đó là chưa kể. Ất mộc căn tại mùi gặp 2 tuất hình. Tuất hình mùi là sự khắc của Kim đối với Mộc. Quan sát chế khắc thân cả thiên can và địa chi. Nếu là số nữ thì khổ đường chồng.
Số này muốn tốt thì phải chế được Kim khí trong tuất, hành vận đến Mùi, Ngọ. Hoả khí trong mùi tăng lực khắc ngược tuất cứu mộc thì sẽ nhàn thân. Khổ nhiều nhưng về già sẽ được hưởng chút ít phúc đức.
Powered by vBulletin® Version 4.1.12 Copyright © 2024 vBulletin Solutions, Inc. All rights reserved.