View Full Version : Cách tính ngày vào vận cho tứ trụ
mong chị KC, Chung và tất cả ace trong diễn đàn hướng dẫn chi tiết về cách lấy đại vận cho tứ trụ. nhất là xác định từ tiết khí đến ngày sinh là chuẩn xác được bao nhiêu ngày bao giờ để vào đại vận.
(Bài này cũng để trả lời bạn Hjmama luôn thể, vì bạn hỏi cách tính ngày tháng đại vận mà tôi chưa trả lời được).
Áp dụng cơ bản
3 ngày = 1 năm
1 ngày = 4 tháng
1 giờ = 5 ngày
cách tính của tôi tính như sau.
Thí dụ letung sinh 20.1.1974, lúc 22 giờ, năm Quí Sửu, âm nam tích nghịch. Dùng excel làm bài toán rất gọn.
- Tiết Tiểu Hàn bắt đầu vào 6 giờ sáng ngày 6.1.1974 (lấy tròn giờ cho dễ tính)
- Đếm từ 6.1.1974 đến 19.1.1974 (không phải đếm đến 20.1.1974 !) được 14 ngày.
- 14 ngày chia cho 3, được 4,6666667 (lưu ý: con số 4 này chưa phải là tuổi đại vận)
- Tính tháng: 14 ngày chia cho 4, được 3,5
- Giờ sinh tính đến giờ giao tiết là 8 tiếng (chênh lệch 16 tiếng, nhưng định số giờ thiếu để được tròn 1 ngày)
Bây giờ ta quy tất cả con số trên ra được bao nhiêu ngày. Cơ bản là tính 365 ngày/năm, 30 ngày/tháng và 1 tiếng đồng hồ = 5 ngày.
- 4,6666667 x 365 = 1703
- 3,5 x 30 = 105
- 8 x 5 = 40
- Tổng cộng là 1848 ngày
Tính từ ngày sinh 20.1.1974 cộng thêm 1848 ngày => 11.2.1979
Như thế, có thể đoán ngày 11 tháng 2 năm 1979 là 6 tuổi vào vận.
Năm Kỷ Mùi 1979, ngày mùng 1 Tết là ngày 28.1.1979, như thế nghĩa là sau Tết mới chính thức vào vận. Các năm sau thì cũng định cứ 11.2. mới gọi là vào hạn lưu niên mang tên can chi của năm đó, như 11.2.1980 là hạn Canh Thân bắt đầu.
Thí dụ của letung là tháng 2, gần với ngày chuyển năm âm lịch nên không có gì là khó suy nghĩ. Những người có hạn bắt đầu sau giữa năm chẳng hạn, lúc này mới phải để ý Can Chi trước hạn và sau hạn để tính cho đúng hơn.
Các bạn đã hỏi tính đến tận ngày thì mới áp dụng như trên. Ngoài ra, nếu tính đơn giản, chỉ cần biết số năm tuổi vào vận thì cứ định "3 ngày=1 năm". Năm tuổi thì nên nhớ là tuổi mụ, tức là cộng thêm 1.
Cô ơi em tính như sau. Cô kiểm tra giúp em nhé. Vụ tính này sao em hay bị sai quá. Cám ơn cô.
06h00 6/1/1974 ( tiểu hàn) đến 06h00 7/1/1974 tính là 1 ngày.
06h00 6/1/1974 ( tiểu hàn) đến 06h00 20/1/1974 tính là 14 ngày. Sinh vào lúc 22g00 20/1/1974 thêm được 16 giờ.
Tổng là 14 ngày 16 giờ. lấy 14 chia 3 được 4 dư 2 = 4 năm 8 tháng ( 12 tháng ~ 3). 16 giờ x 5 = 80 ngày ~ 3 tháng thiếu 10 ngày.
Hành đại vận : 4 năm 8 tháng + 3 tháng thiếu 10 ngày = 5 năm 1 tháng thiếu 10 ngày. Từ ngày sinh 20/01/1974. Ta được : 10/02/1979 vào đại vận
Tính với nhiều cách thì tùy theo thói quen của các bạn, chủ yếu là biết được tháng là tốt rồi. Chênh lệch vài ngày và có khi không tính được ngày là vì mọi người không nhớ rõ giờ sinh . Nếu đã không nhớ giờ sinh thì trong 1 canh giờ (2 tiếng đồng hồ) có biết bao nhiêu là ngày khác nhau! Ngày cuối tháng lại khác xa ngày đầu tháng. Lại có người chỉ tính 1 năm có 360 ngày, 1 tháng không phải có chẵn 30 ngày, mà 29 ngày lẻ...v....
Vì thế tôi cũng chỉ xét tháng là chủ yếu. Dùng excel là nhanh nhất, chỉ có vài bước là có kết quả. Và chính yếu là biết ngày cuối tháng hay đầu tháng. Nếu là cuối tháng thì sẽ xét tháng sau (trong trường hợp không nhớ rõ giờ sinh).
Thói quen tôi vẫn xét tứ trụ là luôn luôn mở excel và lịch tiết khí. Các bạn học ở HKLS còn nhớ cách nhìn ngũ hành qua đồ hình qua excel phải không? Tôi vẫn dùng cách này để có 1 cái nhìn đại để trực quan về ngũ hành nhiều ít, khuyết hãm, v.v...
Nếu chung có hứng thú, hãy chỉ lại các bạn nhập môn cách nhìn đồ hình này.
Chép ra từ sách Tử Bình Nhập Môn:
CÁCH KHỞI VẬN
CÁCH KHỞI-VẬN LÀ 3 NGÀY KỂ LÀ 1 NĂM, 1 NGÀY KỂ LÀ 120 NGÀY, 1 THÌN (2 GIỜ) KỂ LÀ 10 NGÀY, ĐÓ LÀ LUẬT-CỐ ĐỊNH.
DƯƠNG –NAM, ÂM-NỮ phải đếm theo chiều-thuận.
ÂM-NAM, DƯƠNG-NỮ đếm theo chiều nghịch đến TIẾT sắp tới hay TIẾT đã qua.
Thí-dụ : Sinh ngày 12 tháng 3 giờ DẬU.
Sau TIẾT THANH-MINH 2 ngày (Trong VẠN-NIÊN LỊCH ghi là mùng 10 TIẾT THANH MINH, kể là tháng 3), TIẾT sắp tới là LẬP-HẠ (tháng 4 và ngày mùng 10 tháng 4 giờ DẬU giao đúng, là DƯƠNG-NAM hay ÂM –NỮ nên đếm theo chiều thuận từ ngày 13 tháng 3 đến ngày 10 tháng 4 được 28 ngày.
Trong 28 ngày đó sẽ chia ra thành 28 + 3 = 9 và dư 1, tức là 9 năm và 120 ngày.
Do đó, Số-Mệnh này sẽ bắt đầu khởi vận từ 9 tuổi và 120 ngày.
Ghi-chú : Nếu chia chẵn thì xem như số năm chẵn và khỏi cộng thêm số ngày dư lại.
Nếu là số ÂM-NAM hay DƯƠNG-NỮ, chúng ta đếm theo chiều-nghịch về TIẾT đã quan.
Vì sau TIẾT THANH-MINH 2 ngày, nên đếm theo chiều-nghịch từ 12 tháng 3 về ngày 10 tháng 3 là được 2 ngày. Như vậy tức là 240 ngày. Cho nên số này bắt đầu khởi vận từ 1 tuổi và thiếu 120 ngày.
Chúng ta đã biết mấy tuổi khởi-vận rồi, thì CAN CHI của VẬN-HẠN phải bắt đầu tính từ tháng sinh. Như sinh tháng QUÝ-MÃO, DƯƠNG-NAM, ÂM-NỮ theo chiều-thuận
là : GIÁP-THÌN, ẤT-TỴ, BÍNH-NGỌ… ÂM-NAM, DƯƠNG-NỮ theo chiều nghịch là : NHÂM-DẦN, TÂN-SỮU, CANH-TÝ…
Từ mấy tuổi khởi vận cũng nên đặt số tuổi đó ở trước CAN CHI của VẬN HẠN.
Thí dụ : Lấy số GIÁP-TÝ lập thành CỤC để phân-biệt.
Năm GIÁP-TÝ, sinh ngày 1 tháng 1 giờ NGỌ.
LẬP-THÀNH:
GIÁP TÝ / BÍNH DẦN / GIÁP DẦN / CANH NGỌ
VẬN – HẠN:
10 ĐINH MÃO
20 MẬU THÌN
30 KỶ TỴ
40 CANH NGỌ
50 TÂN MÙI
60 NHÂM THÂN
Vì Mùng 1 giờ TỴ giao LẬP-XUÂN và sinh vào giờ NGỌ đã qua khỏi LẬP-XUÂN, nên kể là tháng DẨN, từ 1 tháng 1 đến 2 tháng 2 TIẾT KINH-TRỰC cộng lại là 30 ngày, vậy chúng ta ghi là 10 tuổi khởi-vận.
Có nhiều cách tính lắm, các bạn cứ mở Excel lên là tính tốt lắm.
Dùng hàm INT() : chia lấy phần nguyên , tức được số năm.
Dùng hàm MOD(): chia lấy phần dư, được số ngày còn lại ( <3) để tính 1 ngày là 120 ngày (hoặc 4 tháng).
Ví dụ: Nam sinh vào lúc 22g00 (giờ Hợi) ngày 20/1/1973 DL.
THAO TÁC TRÊN EXCEL NHƯ SAU:
Ta vào trang tiết khí của HNĐ chép ra tiết khí của năm sinh để biết mình sinh trong khoảng thời gian nào. Âm nam đếm ngược lại, nên ta sẽ đếm đến tiết Tiểu hàn.
1973
Ngày giờ Sóc
Ngày giờ các Tiết khí
04/01 22:43
05/01 18:25 - Tiểu hàn
20/01 11:48 - Đại hàn
03/02 16:23
04/02 06:04 - Lập xuân
19/02 02:01 - Vũ Thủy
05/03 07:07
06/03 00:13 - Kinh trập
Vậy ta biết Tiểu hàn bắt đầu từ giờ Dậu, ngày 05/01.
Ta lấy ngày sinh trừ đi ngày giao tiết, tức ngày 20/1 - 05/1 = 15 ngày, ta INT / 3 = 5 năm.
Ta lại lấy số ngày đó (15) MOD / 3 = 0 ,tức ko dư ngày nào.
Vậy khởi vận lúc 5 năm, còn vào tháng nào thì...ta tính tiếp.
Ta thấy, đến giờ Dậu ngày 20/1 là tròn 15 ngày, nhưng còn dư ra 2 giờ là giờ Tuất và Hợi thì mới đến giờ sinh, tức ta phải tính 2 giờ này.
2 canh giờ theo lý thuyết bên trên là 20*2 = 20 ngày.
Vậy ta đã có khởi vận từ 5 tuổi 20 ngày: tức ngày 20/1/1973 + 5 năm = 20/1/1978 ; rồi ta cộng cho 20 ngày nữa : 20/1/1978 + 20 ngày = 09/02/1978 vào vận thứ nhất.
HAHA, ĐÃ KIỂM TRA LẠI THÌ THẤY BẠN LETUNG SINH ĐẦU NĂM 1974 CHỨ KO PHẢI ĐẦU 1973, VẬY LÀ ĐÃ LỘN. VẬY CÁC BẠN COI NHƯ 1 VD KHÁC, TỨC TÍNH CHO ĐƯƠNG SỐ SINH NGÀY 20/01/1973 LÚC 22 GIỜ NHÉ.
File excel tính nháp đây, bạn tính thử lại giúp coi có nhầm ko ... vì khác kết quả so với các bạn tính trước, cũng khác so với kq của chị KC.
http://www.mediafire.com/view/?6xu1x4j68c4p45y
Có cách nào nhập Tiết khí vào file excel không vậy lão ?
Ví dụ: Nam sinh vào lúc 22g00 (giờ Hợi) ngày 20/1/1973 DL.
Ta vào trang tiết khí của HNĐ chép ra tiết khí của năm sinh để biết mình sinh trong khoảng thời gian nào. Âm nam đếm ngược lại, nên ta sẽ đếm đến tiết Tiểu hàn.
Ngày 20.1.1973 chưa đến tiết Lập Xuân, nên vẫn còn là năm Nhâm Tí, dương nam phải tính thuận.
Lúc Đăng xem lại ngày giờ sinh của letung, chắc là vội quá nên nhầm xem lại Can Chi của năm sinh.
2 canh giờ theo lý thuyết bên trên là 20*2 = 20 ngày.
Chị tính 1 giờ = 5 ngày, vậy 1 canh giờ = 10 ngày.
Đăng ghi nhầm, phải là 10*2.
Có cách nào nhập Tiết khí vào file excel không vậy lão ?
Chị cũng đã thử tự ghi vào excel và dùng hàm liên kết để lập ra 1 phương trình nhỏ. Nhưng viết cả mấy trăm năm vào dữ liệu chưa xong! :) Bạn nào biết lập trình thì có lẽ dễ hơn.
Powered by vBulletin® Version 4.1.12 Copyright © 2024 vBulletin Solutions, Inc. All rights reserved.