PDA

View Full Version : Cách học Tử bình



letung73
16-12-12, 00:04
E xin chào chị KimCuong và tất cả các anh chị e trong diễn đàn. E là người mới nhập môn và có niềm đam mê môn tử bình vậy mong chị KC và các ace trong diễn đàn có phương pháp nào đó có thể học tử bình giúp cho người mới nhập môn học tốt Tử Bình được ko? Em xin chân thành cảm ơn.

chung
16-12-12, 11:11
E xin chào chị KimCuong và tất cả các anh chị e trong diễn đàn. E là người mới nhập môn và có niềm đam mê môn tử bình vậy mong chị KC và các ace trong diễn đàn có phương pháp nào đó có thể học tử bình giúp cho người mới nhập môn học tốt Tử Bình được ko? Em xin chân thành cảm ơn.

Hi anh,

Khi tiếp cận nhập môn không nên luận bất cứ trụ nào? Học từng bài 1 và thực hành để nắm nền tảng.Anh có thể tham khảo bài viết sau.Tài liệu : Tử bình nhập môn - Lâm Thế Đức, Dự đoán tứ trụ - Thiêu Vĩ Hoa.


Gồm 3 phần:

Căn bản:



Ngũ hành sinh khắc.
10 thần trong tử bình: Chính ấn, thiên ấn, chính quan…
Bảng 12 cung trường sinh.
Can tàng địa chi. Dần tàng giáp bính mậu
Tam hội, Tam hợp , Bán tam hợp, Bán tam hội, Nhị hợp,Lục xung, Tam hình.
Ngũ hợp thiên can: Đinh nhâm hợp ( hóa mộc)…..



Phần 1 : Lập 1 tứ trụ



Muốn làm tốt học cách xem tiết khí theo lịch Hồ Ngọc Đức. Do tử bình lấy lệnh tháng làm trung tâm luận cách, vượng nhược. ( Tính theo dương lịch).
An tứ trụ - 10 thần – Can tang chi – Thần sát ( Hoa cái, Thiên ất , Mã , Không vong )


Trụ nam:


Thực

Quan

Nhật

Thiên tài

Tài (Mệnh cung)



Ất
Sửu

Mậu
Dần

Quý
Tỵ

Đinh
Tỵ

Bính
Tuất



Kỉ,quý,tân

Giáp, bính,mậu

Bính, mậu, canh

Bính, mậu, canh

Mậu,tân,đinh



Sát, tỷ, kiêu

Thương,tài,quan

Tài,quan,ấn

Tài,quan,ấn

Quan,kiêu,tài



Hoa cái



Thiên ất










Tính đại vận:




Nam dương tính thuận, Nữ dương tính ngược ,( Nam âm tính ngược, Nữ âm tính thuận

) lấy trụ tháng làm chuẩn để an đại vận.


Tính năm hành dại vận theo ví dụ mẫu trên diễn đàn.


Ví dụ trụ trên: Tháng mậu dần, nam âm tính ngược






















Đinh sửu

Bính tý

Ất hợi

Giáp tuất

Quý dậu

Nhâm thân

Tân mùi

Canh Ngọ





7

17

27

37

47

57

67

77

87





Phần 2: Xác đinh cách cục của trụ


Bát cách thông thường ( Thực thần cách, thương quan cách). Ngoại cách ( Kình dương cách, kiến lộc cách , viêm thượng cách…..)
Xác định trụ có kiêm cách không?


Phần 3: Trình tự luận mệnh

letung73
16-12-12, 11:53
Mình cảm ơn chung nhiều nhé.
cho mình hỏi về Bảng TS: vậy muôn nhớ bảng này thì có phương pháp nào để cho dễ nhớ ko. Vì mình chỉ nhớ được là TS là Dần, Thân, TỴ, Hợi còn Tử là Tý, Ngọ, Mão, Dậu. đó là các Can Dương và các Can Âm thì ngược lại.
còn ko nhớ được thì khi cần toàn phải phô tô ra để dung thôi Chung ạ. thân Chung!

kimcuong
16-12-12, 14:42
Theo tôi, môn học nào cũng vậy, khoa học hay mệnh lý học, đầu tiên nên hiểu rõ môn mình học dùng phương thức nào để giải thích và lập luận. Tử Bình xây dựng theo quy luật ngũ hành. Vậy đầu tiên phải thuộc các quy luật ngũ hành, các ẩn dụ, các biểu hiện của ngũ hành (luật hỗ tương sinh khắc chế hóa, thập thần, lục thân). Khi áp dụng vào tứ trụ có 2 bước căn bản như mọi sách vở trình bày:

1- Quy chiếu Can Chi ra những đại biểu liên hệ, sắp xếp vào tứ trụ, lập đại vận, lưu niên...v.v...

2- Quan trọng hơn là hiểu được Tượng Ý của tứ trụ, đó là nói đến Cách Cục, thông qua nguyệt lệnh là điểm tựa căn bản, thứ nhì là những hình thể sâu xa hơn, như Ấn bao quanh nhật chủ, hoặc Quan Sát bao quanh nhật chủ, Kiêu trước Thực sau, giờ sinh tọa trường sinh hay tọa tử, v.v...

Mục 2 thì khó hơn nhiều, đòi hỏi nhiều năm nghiên cứu mà phải thật là tập trung, không lơ là hoặc tùy hứng.

Vậy thì các bạn nhập môn hãy cứ thuộc những điều ở điểm 1 như tất cả tài liệu căn bản đều ghi chép ra. Ở điểm 2, học theo phái nào thì theo phái đó 1 thời gian gọi là khả dĩ "thấm nhuần", sau đó hãy sang phái khác, không nên thay đổi quá nhanh dễ thành tẩu hỏa (nhẹ ý là rốt cục chẳng còn căn bản nào trong đầu cả).

Phương pháp học sao cho dễ thuộc thì quả là cần nắm bắt lấy trọng điểm, từ đó phân tích thêm. Thí dụ như letung hỏi về vòng TS như thế là đúng cách. Chỉ cần nhớ các chi TS dẫn đầu chẳng hạn là suy ra các cung kế tiếp; nhớ thiên can dương Tử thì thiên can âm TS, vậy cũng suy ra các cung khác của thiên can âm. Các trục "Dần Thân Tị Hợi" và "Tí Ngọ Mão Dậu" là chính yếu; đọc lên như thế là thuận tai, nhưng đối với Can dương và Can âm thì lại cần nhớ "Hợi Dần Tị Thân" và "Ngọ Dậu Tí Mão" thì đúng hơn, bởi vì Can dương tuần tự mà ta cần thuộc lòng là Giáp Bính Mậu Canh Nhâm, Can âm tuần tự là Ất Đinh Kỉ Tân Quý.

Áp dụng như thế thì nhớ:



thiên can
trường sinh


giáp
hợi


bính, mậu
dần


canh
tị


nhâm
thân





thiên can
trường sinh


ất
ngọ


đinh, kỉ
dậu


tân



quí
mão



Đấy là hình ảnh mà ta "chụp" vào đầu, còn không thì học thuộc cách bấm ngón tay. Song song đó, cũng nên có các bảng tương ứng để bên cạnh, khi nào cần thì tra ngay.

Các bảng tra cơ bản:
1- Ngũ hành sinh khắc
2- Thiên can tàng
3- Vòng 12 cung TS
4- Địa chi sinh khắc hình hại phá
5- Thập thần

Ngoài ra, tra lịch tiết khí hoặc sách vạn niên để biết 60 năm hoa giáp, nguyệt lệnh và can chi giờ sinh.

letung73
16-12-12, 15:37
e mong chị KC và các anh chị e trong diễn đàn thường xuyên giúp đỡ e. e xin chân thành cảm ơn.

lesoi
17-12-12, 15:00
Chào LeTung73!
Học mệnh cực kỳ khó. Bạn phải đi từ cơ bản đến sâu vào các chuyên đề để luận mệnh.
Như cô KC đã nói, nền tảng luận Tử Bình bắt nguồn từ Ngũ Hành.
Trình tự học thì Chung đã có nói, nhưng phải biết xuất phát từ đâu là chính để học.
Tôi trước đây giống như bạn, nếu không có cô KC chỉ dạy về phép luận cơ bản từ Tử Bình nhập môn, thì rất khó tiếp cận.
Cho nên theo ý tôi, bạn nên nghiên cứu phần nhập môn của sách Thiệu Vỹ Hoa, nói tương đối kỹ về nhập môn.
Nếu bạn nghiên cứu quá nhiều sách vở mà lại hỏi toàn là phần ngọn thì không tiếp thu được.
Mặt khác, tôi thấy ở Diễn đàn đã có Mục Bàn luận tổng hợp, Hỏi đáp Nhập môn..., thì bạn có thể luận mệnh cơ bản rồi. Không khéo đọc
nhiều quá coi chừng "Tẩu" đó!
Bạn có dịch thuật được chữ Hán ko? nếu được bạn nên tham khảo "Thiên Lý Mệnh Cảo", viết rất rõ từ cách cơ bản đến nghiên cứu sâu hơn, sau đó đọc TBCTBC, Tích Thiên Tủy... ( Tôi cũng rất làm tiếc cho bạn là cô KC ko còn dạy tiếp nhập môn Tử Bình).
Chúc bạn học tốt môn Tử Bình!

letung73
19-12-12, 21:09
Vâng e rất cảm ơn những lời khuyên trí tình của a dành cho e. Nếu có thể anh có những tài liệu nào về nhập môn thì anh có thể post lên diễn đàn để e và mọi người nhập môn được hoch hỏi ko. Thì cũng như lời khuyên của anh và mọi người thì e cũng chỉ đọc có 2 cuấn là DĐ theo Tứ trụ của TVH và Tử bình trúc lâm tử thôi. Còn những phần e hỏi về những phần rất "Ngọn" cũng bởi vì muốn biết trong mênh của bản thân có hai Không vong thì nó ảnh hưởng thế nào tới mệnh vận thôi anh lesoi ạ. Đó cũng là tâm lí của người mới nhập môn thôi anh ơi, có gì mong anh thông cảm. chỉ mong anh là những người rất giỏi về TB có gì e cần thắc mắc thì mong a và các ace trong diễn đàn giúp đỡ. e xin chân thành cảm ơn!
thân

lesoi
20-12-12, 11:50
Chào LeTung73!
Hai quyển mà bạn nói thì cũng gần như một, riêng quyển "Thiên lý Mệnh cảo" của tác giả Vi Thiên Lý lời văn rất mạch lạc, dễ hiểu. Đây là tài liệu rất bổ ích cho những người mới học và kể cả những người đã học lâu. Từ cách hành văn giản dị nhưng không xa rời cách cục, dụng thần, thân vượng nhược cho đến từng chi tiết để luận mệnh. Trình tự để luận đoán mệnh, cách viết rất gần gũi như cách dạy của cô KC.
Bạn có thể tham khảo ở đây:
http://www.tuvilyso.net/forum/forum_posts.asp?TID=1256&PN=5
Hãy tập dịch thuật qua phần mềm QT và từ điển Thiều Chửu để hỗ trợ những từ ngữ mà trong bài viết còn thiếu sót. Tập dịch từng chương, đọc kỹ từng câu, so sánh câu cú trong khi dịch. Tôi tin tưởng bạn sẽ luận được mệnh.
Tôi thấy bạn rất ân cần với diễn đàn là điều tôi rất thích, đó chính là sự chân thành của bạn.
Còn đối với tôi thì sự dịch thuật chỉ dùng cho cá nhân bởi vì Dịch phải thật chuẩn xác như bạn Đăng thì tôi mới dám post lên được, mong bạn thông cảm.
Nếu bạn thích thì hãy cho tôi địa chỉ E Mail để tôi giúp cho bạn.
Thân!

letung73
20-12-12, 17:49
anh có thể cho ý kiến là có thể song song đọc sách của TVH và Thiên lý mệnh cảo được ko hả anh lesoi? thú thực là e cũng có thể dịch được tiếng TQ nhưng dịch sách lý số thấy nó khó quá cho nên không giám dịch nữa. Nếu e dich anh có thể sửa giúp e được ko? đay là địa chỉ email của e letung_sshn@yahoo.com. e xin chân thành cảm ơn!

lesoi
22-12-12, 06:35
Được rồi, tôi sẽ giúp bạn phân biệt cách luận mệnh của 2 quyển sách trên.
Riêng phần dịch thuật, tôi chỉ chú trọng cách luận của tác giả, còn phần hoa hòe trong lời văn tôi không quan trọng.
Cho nên khi tôi gửi tài liệu cho bạn, tôi sẽ đặt câu hỏi để bạn tự trả lời, có vậy thì bạn mới hiểu sâu được.

lesoi
22-12-12, 06:57
Bạn LeTung73, tôi không gửi được thư cho bạn, bạn kiểm tra lại địa chỉ E Mail chính xác chưa?
Đây là E Mail của tôi:
nguyenle63@gmail.com

chung
22-12-12, 10:05
Được rồi, tôi sẽ giúp bạn phân biệt cách luận mệnh của 2 quyển sách trên.
Riêng phần dịch thuật, tôi chỉ chú trọng cách luận của tác giả, còn phần hoa hòe trong lời văn tôi không quan trọng.
Cho nên khi tôi gửi tài liệu cho bạn, tôi sẽ đặt câu hỏi để bạn tự trả lời, có vậy thì bạn mới hiểu sâu được.

Hi anh lesoi,

Anh dịch xong quyển Thiên Lý Mệnh Cảo. Cho em Link để em down về đọc nhé. Cám ơn anh.

letung73
23-12-12, 11:17
e chào anh lesoi e đã gửi email cho anh rồi anh đã nhận được chua ạ?

lesoi
23-12-12, 21:37
Hi anh lesoi,

Anh dịch xong quyển Thiên Lý Mệnh Cảo. Cho em Link để em down về đọc nhé. Cám ơn anh.
Chào em Chung!
Anh rất bận việc cuối năm, nhưng cơ bản thì dịch chỉ còn một ít nữa thôi , anh sẽ Mail cho em.
Nhưng văn tự viết không trôi lắm, có gì em đọc góp ý cho anh nha.
Chúc em đêm Giáng Sinh thật vui vẽ.
Thân.

chung
24-12-12, 09:42
Chào em Chung!
Anh rất bận việc cuối năm, nhưng cơ bản thì dịch chỉ còn một ít nữa thôi , anh sẽ Mail cho em.
Nhưng văn tự viết không trôi lắm, có gì em đọc góp ý cho anh nha.
Chúc em đêm Giáng Sinh thật vui vẽ.
Thân.

Cám ơn anh nhiều,

Chúc anh và gia đình giáng sinh vui vẻ.

thaymo
22-01-13, 21:03
chào bác lesoi,
e là tv mới e cũng có nhiều thắc mắc như các tv trong topic này. bác có thể gửi cho e xin bản dịch thiên lý mệnh cảo của bác ko?
. nếu được bác gửi vào địa chỉ mail của e:biencuongxanh_t62002@yahoo.com
e xin chân thành cảm ơn bác.

letung73
22-01-13, 22:45
bạn Thaymo thân cuấn Thiên lý mệnh cảo anh lesoi đã post lên diễn đàn rồi đấy. Bạn vào toppic TLMC thì có thể xem được tác phẩm này.
chào thân ái!

thaymo
23-01-13, 21:26
e rất cảm ơn bác Kimcuong,
theo ý của bác e xin post lên diễn đàn để mọi người cùng đc tham khảo
thú thật với bác là e mới bắt đầu đọc sách của Thiệu Vĩ Hoa hơn 1 năm nay. nên e còn rất nhiều điều chưa hiểu hết được. e rất mong bác chỉ dạy cho e cách học sao cho có hiệu quả nhất. hiện tại e cũng có biết cơ bản về kinh dịch. khó khăn nhất với e bây giờ là khi gặp 1 tứ trụ e chưa biết bắt đầu luận đoán từ đâu? phân tích, tổng hợp và suy luận như thế nào cho logic nhất? rất mong bác kimcuong chỉ dạy. e xin chân thành cảm ơn.

kimcuong
24-01-13, 12:47
Trong bài Thiên Lý Mệnh Cảo bạn lesoi đưa lên, thaymo hãy xem chương Bình Đoạn Thiên, nói chung là có 8 bước luận mệnh cục. Đây là tổng hợp lớn, phần nhập môn quan trọng nhất và cơ bản không thể sai lệch là phần thứ nhất "khán Cường Nhược".

Bắt đầu từ đâu? Tử Bình dùng nhật can làm chính, nên bắt đầu từ nhật can:
- phân biệt Âm Dương, ngũ hành
- vòng trường sinh của nhật chủ ở từng trụ
- ghi nhận mệnh cung
- ghi nhận tất cả thập thần: thấu can, tàng ẩn, khuyết, sinh, khắc, hợp
- xác định rõ các tương tác của địa chi: xung, hình, hội, hợp, khắc, hóa
- ghi vài thần sát chính yếu: mã, lộc, hoa cái, văn xương hàm trì, thiên ất, tướng tinh, thiên đức, nguyệt đức

(Chú ý là phương pháp của tôi xác định thêm Mệnh Cung vào các quan hệ của Can Chi, trong khi các tài liệu hiện đại thì bỏ qua phần này, hoặc có nhắc tới nhưng không sử dụng.)

Bao giờ cũng có 1 cái nhìn khái quát về ngũ hành thông qua nhật chủ và thập thần để biết thừa thiếu, khuyết phạp.

Sau đó thì kết hợp nhật chủ với các trụ để xác định vượng nhược (gọi là Tam Đắc):
- đắc lệnh? > thiên thời (gặp mùa sinh vượng)
- đắc địa? > địa căn (có căn gốc ở địa chi)
- đắc thế? > nhân đảng (có phù trợ: kiêu ấn, tỉ kiếp)

Nếu thật là nhuần nhuyễn các điểm trên, các bạn đã có 1 bước thật vững chắc để sang phần xác định Dụng thần là phần khó nhất.

Thông thường các bạn đọc nhiều sách, nhiều phương pháp quá, nên khi vào cụ thể luận mệnh thì mới rõ là hơi bị "tẩu hỏa", vì trong đầu có nhiều khái niệm khác nhau. Theo tôi thì nên học tập bước cơ bản như trên trước đã, tuy là nhìn qua thì quá dễ (nên nhiều người lướt nhanh, muốn mau mau biết tứ trụ tốt hay xấu), nhưng đấy là những điều mà mọi phương pháp đều phải thông qua.

Phương pháp luận giải nào đi nhanh vào đoán tốt hay xấu ở vận hạn là bề nổi vấn đề, thực tế không phải gọi là "luận mệnh", vì chữ MỆNH không phải là THỜI CƠ hay chỉ chú trọng vào đoán LỤC THÂN (cha mẹ, anh em, con cái).

Phải chăng Thời cơ (vận hạn) đến sau tứ trụ? Tức là CÓ tứ trụ rồi mới biết đại vận, vậy chỉ xem trọng vận hạn là nhìn nhận sai lệch về Mệnh.

Lục thân là cha mẹ, anh em, con cái, họ đều cũng có tứ trụ của riêng họ. Phải chăng họ cũng có dụng thần, kị thần riêng của họ? Đoán lục thân trong tứ trụ của mình chỉ là đoán quan hệ sơ khởi, do các biểu dụ của thập thần mà có. Muốn xem rõ về anh em, cha mẹ, vợ con, cần phải xem chính tứ trụ của họ. Ta xem tứ trụ của ta là muốn hiểu chính mình là ưu tiên nhất, sau là quan hệ của mình ĐỐI VỚI lục thân, không phải là ngược lại (thí dụ như hỏi Tài -vợ- có thương yêu mình không? đấy là hỏi sai, mà phải hỏi là mình có thương yêu vợ con không mới đúng).

Vậy các bạn nên nhìn nhận kỹ vấn đề khi muốn luận Mệnh ở phương pháp Tử Bình.

letung73
27-01-13, 12:36
hôm nay lang thang trên mạng vô tình thấy có bài thơ khẩu quyết nói về cách nhớ can tàng trong địa chi: Đua lên để mọi người mới nhập môn tham khảo:
Hán-Việt
Tý cung quý thủy tại kỳ trung
Sửu quý tân kim kỷ thổ đồng
Dần cung giáp mộc kiêm bính mậu
Mão cung ất mộc độc tương phùng.


Thìn tàng ất mậu tam phân quý
Tị trung canh kim bính mậu tòng
Ngọ cung đinh hỏa tịnh kỷ thổ
Mùi cung ất kỷ đinh cộng tông.


Thân vị canh kim nhâm thủy mậu
Dậu cung tân kim độc phong long
Tuất cung tân kim cập đinh mậu
Hợi tàng nhâm giáp thị chân tung.

Việt ngữ

Tý kia có Quý thỏa chờ mong
Sửu tìm Kỷ Quý, dạ Tân trông
Dần qua Giáp Bính yên lòng Mậu
Mão trọn niềm Xuân, Ất bạn cùng

Thìn Mậu bao mùa ôm Quý Ất
Tị về bên Bính Mậu Canh trông
Ngọ Đinh cùng gặp người tri Kỷ
Mùi Kỷ thương Đinh, Ất chạnh lòng

Thân vọng Canh dài Mậu với Nhâm
Dậu trời Tân đó nhớ hay không
Tuất Mậu Tân hoài Đinh chốn cũ
Hợi về Nhâm xứ, Giáp mùa đông.

kimcuong
27-01-13, 14:08
Bài thơ tiếng Việt tuy không phải dịch từ bản Hán Việt, nhưng có tác dụng đọc lên rất là dễ nhớ.

Hai câu:

"Mùi Kỷ thương Đinh, Ất chạnh lòng"

"Sửu tìm Kỷ Quý, dạ Tân trông"

nếu hiểu theo sinh khắc thì có vài tình huống khác nhau xảy ra, quả là rất thâm thúy.

thaymo
28-01-13, 12:31
- vòng trường sinh của nhật chủ ở từng trụ



vòng trường sinh của nhật chủ ở từng trụ có phải là dựa vào lệnh tháng quyết định ko ạ thưa bác kimcương? ví dụ: giáp là can năm sinh tháng sửu là ở đất quan đới, hay còn phải dựa vào cả mủa sinh nữa ạ?
xin cảm ơn bác.

kimcuong
29-01-13, 12:39
Vòng trường sinh của NHẬT CHỦ tất phải xác định từ thiên can trụ ngày, không phải trụ năm. Dựa vào mùa sinh là một yếu tố cần thiết cần thiết đầu tiên để hiểu rõ hình và chất của ngũ hành. Thí dụ Giáp Ất cùng là Mộc, sinh tháng mùa Xuân là Mộc được vượng khí (đắc lệnh). Giáp sinh tháng Dần tọa Lâm Quan, sinh tháng Mão tọa Đế Vượng, sinh tháng Thìn tọa Suy, nghĩ là đến tháng Thìn sắp sang mùa hè, mộc khí bắt đầu tàn. Nhưng Ất nhật chủ thì âm can tính nghịch chiều, nên Ất sinh tháng Thìn tọa Quan đái, hiểu là hình thể thì tàn (giáp) nhưng chất vẫn còn (như cái lõi của thân cây chưa bị tiêu hủy).

Về Thổ (Mậu Kỷ) thì đặc biệt, vì Thổ chỉ vượng ở mùa hè, do có Hỏa sinh. Ngoài ra thì Thổ hưu tù.

letung73
30-01-13, 21:23
chị KC viết: Bài thơ tiếng Việt tuy không phải dịch từ bản Hán Việt, nhưng có tác dụng đọc lên rất là dễ nhớ.

Hai câu:

"Mùi Kỷ thương Đinh, Ất chạnh lòng"

"Sửu tìm Kỷ Quý, dạ Tân trông"

nếu hiểu theo sinh khắc thì có vài tình huống khác nhau xảy ra, quả là rất thâm thúy.
Em kính gửi chị Kimcuong. theo em hiểu sự xung khắc của sửu và mùi là:
trong mùi ngoài tàng bản khí kỉ thổ ra còn tàng đinh, ất và sửu cũng như vậy ngoài tàng kỉ bản khí ra thì còn tàng quý, tân cho nên sửu và mùi xung là đinh, ất khắc với quý, tân tàng trong sửu. Vậy mong chi có thể giải thích thêm cho em hiểu thêm là còn tình huống khác nào về sinh khắc ngũ hành của hai chi này, em cứ xem mãi hai câu thơ này mà ko hiểu. em xin cảm ơn chị nhiều.
thân ái!

kimcuong
31-01-13, 12:27
Câu hỏi của letung73, tôi xin giải thích như sau.

Can tàng trong Sửu Mùi xung nhau là 1 cách hiểu loại Xung giữa 2 địa chi này. Mới nhập môn cần thuộc lòng như vậy là tốt lắm. Ngoài ra, ta có thể nhìn trên thiên bàn (đồ hình 8 quẻ) để thấy Mùi ở cung Khôn, Sửu ở cung Cấn, 2 phương Tây Nam và Đông Bắc đối nghịch nhau.

Tình huống Ất khắc Tân, Đinh khắc Quí là Thương quan khắc Quan và Tài khắc Ấn. Vì ta đang xem Thổ là nhật chủ, tất Mộc (Ất) là Quan/Sát, Kim (Tân) là Thực/Thương, Hỏa (Đinh) là Ấn và Thủy (Quí) là Tài.

Như vậy là thấy Mùi bất tàng Tài, Sửu bất tàng Ấn. Vậy Mùi dụng Quan và Ấn mà Sửu thì dụng Tài và Thực Thương. Điều gọi là Dụng ở đây tức là cho ta thấy điểm mạnh của Sửu và Mùi khác nhau thế nào. Nên vì thế mà tứ trụ cùng có Sửu và Mùi thì gọi là "loạn tạp khí", cái dụng này đả thương cái dụng kia.

Tình huống khác là ngay trong Mùi có Ất (mộc) là khố, trong Sửu có Tân (kim) cũng là khố. KHỐ ở đây đang nói đến là nơi tàng trữ vạn vật trong mùa. Mùi là Mộc khố (quan). Sửu là Kim khố (thực thương).
- Tứ trụ sinh tháng Mùi là tiêu chí Quan khố rất lớn, nếu có Mộc cục (Hợi Mão Mùi) đó là tạo được điều kiện tốt nhất cho Quan phát triển. Nhưng nếu tứ trụ không có Mộc vượng mà Hỏa Thổ lại vượng, thì lúc này rất cần XUNG (Sửu xung) để khai mở Quan khố.
- Tứ trụ sinh tháng Sửu là Thực Thương khố, mà Thực Thương có thể sinh Tài, nên xung được khố này là tốt. Nhưng phải hiểu là chỉ trong tình huống tứ trụ lại gặp Thủy vượng Kim vượng thì mới cần Xung để bớt cái "rét lạnh" của tiết mùa đông.

Vì thế các bạn cũng hiểu thâm ý của việc điều hậu là như vậy.

Nên mới nói là "Ất chạnh lòng" và "dạ Tân trông", tức là có khố mà tứ trụ thiên khô, kiếm khuyết nên không được khai mở. Người ta trông đợi vào đại vận xung khai Sửu Mùi (cũng như Thìn Tuất) là vậy. Thế nhưng nếu hiểu rõ ràng nguồn căn thì tốt hơn là hiểu chung chung đại khái, và cứ gặp chữ "mộ" là nghĩ khai mộ là tốt. Thật tế còn phải tùy tình huống tứ trụ.

Do đó mà cổ nhân cũng nói "hình xung của Thìn Tuất Sửu Mùi không phải là vô dụng". Vấn đề là khi nào cần xung, khi nào không.

letung73
31-01-13, 17:32
qua bài viết của chị KC em đã thông được nhiều về phần mộ khố này. quá hay, em không biết nói gì hơn là: Em cảm ơn Chị KC thật nhiều.
thân ái!

Khanh
02-02-13, 09:10
Chào bác Lesoi.
Tôi mới bắt đầu tìm hiểu Tử bình nên kiến thức hạn chế, bác có thể chia sẻ cho tôi bản dịch cũng như phân biệt cách lập mệnh của 2 quyển sách đó được không ?
Xin cảm ơn !

lesoi
02-02-13, 20:31
Chào bác Lesoi.
Tôi mới bắt đầu tìm hiểu Tử bình nên kiến thức hạn chế, bác có thể chia sẻ cho tôi bản dịch cũng như phân biệt cách lập mệnh của 2 quyển sách đó được không ?
Xin cảm ơn !

Cách lập mệnh thì cơ bản là như nhau, nhưng cách luận mệnh thì có khác nhau.
Bạn hãy đọc tài liệu TLMC có ở diễn đàn, còn sách của TVH chắc bạn cũng đã có rồi.
Thân ái chào bạn.