PDA

View Full Version : Thuật ngữ trong tử bình (Phân loại ngũ hành)



chung
29-12-12, 15:22
Trích từ Thiên Lý Mệnh Cảo - Anh lesoi dịch.

1. Kim

Cường kim , tức là nắm lệnh hoặc được sinh
Nhược kim , tức là kim không được nắm lệnh hoặc kim quá ít
Mai kim , thổ nhiều thì kim dễ bị chôn vùi
Trầm kim , thủy nhiều thì kim dễ bị chìm
Khuyết kim , mộc nhiều thì kim dễ bị gãy
Dong kim , hỏa nhiều thì kim dễ bị chảy

2. Mộc

Cường mộc , đương lệnh hoặc được sinh mà mạnh mẽ
Nhược mộc , thất lệnh hoặc rất ít là Nhược
Phù mộc , thủy nhiều dễ dàng bị phù phiếm ( trôi nổi)
Phần mộc , hỏa nhiều thì mộc dễ bị thiêu đốt
Chiết mộc , thổ nhiều thì mộc dễ bị gãy.
Đoạn mộc , kim nhiều thì mộc dễ dàng bị chặt đứt

3. Thủy

Cường thủy , đương lệnh hoặc được trợ mạnh là Cường
Nhược thủy , thất lệnh hoặc quá ít
Trệ thủy , kim nhiều thủy dễ dàng đình trệ.
Súc thủy , mộc nhiều thủy dễ bị cạn.
Phí thủy , hỏa nhiều thủy dễ thành nước sôi
Ứ thủy , thổ nhiều thủy dễ ứ đọng

4. Hỏa

Cường hỏa, đương lệnh hoặc được sinh phù.
Nhược hỏa , thất lệnh hoặc quá thiểu
Sí hỏa, Mộc nhiều dễ bị mờ.
Hối hỏa , thổ nhiều thì dẽ bị mờ.
Tức hỏa , kim nhiều hỏa dễ bị tắt
Diệt hỏa , thủy nhiều dễ bị biến mất

5. Thổ

Cường thổ , đương lệnh hoặc sinh phù nhiều
Nhược thổ , thất lệnh hoặc quá thiểu
Tiêu thổ , hỏa nhiều thổ dễ bị cháy khét.
Phần thổ , kim nhiều thổ dễ bị đốt
Lưu thổ , thủy nhiều thổ dễ bị đỗ
Khuynh thổ , mộc nhiều thổ dễ bị ngả nghiêng

lesoi
29-12-12, 20:11
Chào Chung!
Anh đã nói để xem lại bổ khuyết cái đã, vì mới dịch chỉ là bản thảo thôi.
Sách Thiên lý Mệnh Cảo, chứ không phải là "Thông".

tuhynhan
30-12-12, 00:57
Thiên Lý là tên tác giả, tức Vi Thiên Lý (có người dịch là Vĩ Thiên Lý).

chung
30-12-12, 08:05
Chào Chung!
Anh đã nói để xem lại bổ khuyết cái đã, vì mới dịch chỉ là bản thảo thôi.
Sách Thiên lý Mệnh Cảo, chứ không phải là "Thông".

Hi anh lesoi,

Em thấy trong tài liệu có phần viết về thuật ngữ nên gửi các thành viên tham khảo. Vì đôi khi em đọc vài tài liệu viết bằng thuật ngữ cũng không hiểu được. Lập topic này để mọi người có thể cung cấp thêm nhiều thuật ngữ khác.

Anh bỏ qua cho em nhé. Em không up hay share cho ai đâu khi anh chưa đồng ý.ihihiihiih

Nhờ ban quản trị sửa giúp tên Thông thành Thiên. Cám ơn nhiều.

thiếu bá
30-12-12, 08:56
thiếu bá đưa lên phần HV để tiện tham khảo:

Kim

Chủng loại: kim phân lục loại, các hữu hỉ kị.
(Nhất) cường kim, đương lệnh hoặc phồn vi cường, hỉ mộc phân lực, hỏa đoán luyện, thủy thổ tú, kị thổ sanh kim, kim gia trọng.
(Nhị) nhược kim, thất lệnh hoặc đồi thiểu vi nhược, hỉ thổ sanh kim, kim tỉ trợ kị thủy phân lực, hỏa khắc chế thủy tiết khí.
(Tam) mai kim, thổ đa dịch mai, hỉ mộc chế thổ, kị hỏa trợ thổ
(Tứ) trầm kim, thủy đa dịch trầm, hỉ thổ khắc thủy, thủy tiết mộc, kị kim trợ thủy phiếm.
(Ngũ) khuyết kim, mộc đa dịch khuyết, hỉ thổ sanh kim, kị mộc gia trọng.
(Lục) dong kim, hỏa đa dịch dong, hỉ thủy chế hỏa tồn kim, thổ tiết hỏa sanh kim, kị mộc trợ hỏa sí.

Mộc

Chủng loại: mộc phân lục loại, các hữu hỉ kị.
(Nhất) cường mộc, đương lệnh hoặc phồn thịnh vi cường, hỉ thổ phân lực, kim chước tước, hỏa thổ tú, kị thủy sanh mộc, mộc gia trọng.
(Nhị) nhược mộc, thất lệnh hoặc hi thiểu vi nhược, hỉ thủy sanh mộc, mộc tỉ trợ, kị thổ phân lực, kim khắc hại, hỏa tiết khí.
(Tam) phù mộc, thủy đa dịch phù, hỉ thổ chế thủy, kị kim trợ thủy.
(Tứ) phần mộc, hỏa đa dịch phần, hỉ thủy khắc hỏa, thổ tiết hỏa, kị mộc sanh trợ, hỏa sí liệt.
(Ngũ) chiết mộc, thổ đa dịch chiết, hỉ thủy sanh mộc, kị thổ gia trọng.
(Lục) đoạn mộc, kim đa dịch đoạn, hỉ hỏa chế kim tồn mộc, thủy tiết kim sanh mộc, kị thổ trợ kim, kim kiên nhuệ.

Thủy

Chủng loại: thủy phân lục loại, các hữu hỉ kị.
(Nhất) cường thủy, đương lệnh hoặc phồn thịnh vi cường, hỉ hỏa phân lực, thổ chỉ phòng, mộc tiết tú, kị kim sanh thủy, thủy gia trọng.
(Nhị) nhược thủy, thất lệnh hoặc hi thiểu vi nhược, hỉ kim sanh thủy, thủy tỉ trợ, kị hỏa phân thổ, thổ khắc chế, mộc tiết khí.
(Tam) trệ thủy, kim đa dịch trệ, hỉ hỏa chế kim, kị thổ trợ kim.
(Tứ) súc thủy, mộc đa dịch súc, hỉ hỏa tiết mộc, kim chế mộc, kị thủy sanh trợ, mộc phồn thịnh.
(Ngũ) phí thủy, hỏa đa dịch phí, hỉ kim sanh thủy, kị hỏa gia trọng.
(Lục) ứ thủy, thổ đa dịch ứ, hỉ mộc khắc thổ tồn thủy, kim tiết thổ sanh thủy, kị hỏa trợ thổ, thổ kiên thật.

Hỏa

Chủng loại: hỏa phân lục loại, hòa hữu hỉ kị.
(Nhất) cường hỏa, đương lệnh hoặc phồn thịnh vi cường, hỉ kim phân lực, thủy tương tế, thổ tiết tú, kị mộc sanh hỏa, hỏa gia trọng.
(Nhị) nhược hỏa, thất lệnh hoặc hi thiểu vi nhược, hỉ mộc sanh hỏa, hỏa tỉ trợ, kị kim phân lực, thủy khắc tức, thổ yểm hối.
(Tam) sí hỏa, mộc đa dịch hối, hỉ kim khắc mộc, thổ phân lực, kị thuỷ sanh mộc, mộc kiên trọng.
(Tứ) hối hỏa, thổ đa dịch hối, hỉ kim tiết thổ, mộc chế thổ, kị hỏa sanh thổ, thổ kiên trọng.
(Ngũ) tức hỏa, kim đa dịch tức, hỉ mộc sanh hỏa, kị kim gia trọng.
(Lục) diệt hỏa, thủy đa dịch diệt, hỉ thổ chế thủy tồn hỏa, mộc tiết thủy sanh hỏa, kị kim trợ thủy, thủy thịnh vượng.

Thổ

Chủng loại: thổ phân lục loại, các hữu hỉ kị.
(Nhất) cường thổ, đương lệnh hoặc phồn thịnh vi cường, hỉ thủy phân lực mộc sơ thông, kim tiết tú, kị hỏa sanh thổ, thổ gia trọng.
(Nhị) nhược thổ, thất lệnh hoặc hi thiểu vi nhược, kị thủy phân lực, mộc khắc chế, kim tiết khí, hỉ hỏa sanh thổ, thổ tỉ trợ.
(Tam) tiêu thổ, hỏa đa dịch tiêu, hỉ thủy chế hỏa, kị mộc trợ hỏa.
(Tứ) phần thổ, kim đa dịch phần, hỉ hỏa chế kim, thủy tiết kim, kị thổ trợ kim, kim kiên thật.
(Ngũ) lưu thổ, thủy đa dịch lưu, hỉ hỏa sanh thổ, kị thủy gia trọng.
(Lục) khuynh thổ, mộc đa dịch khuynh, hỉ kim chế mộc tồn thổ, hỏa tiết mộc sanh thổ, kị thủy trợ mộc, mộc phồn thịnh.

kimcuong
30-12-12, 13:51
Bài của Thiếu Bá chép ra đầy đủ hơn, vì chương này nói về sự phân loại ngũ hành và quan trọng là các điều Hỉ, Kị và Dụng của chúng. Một câu đều chia ra 2 phần:

1- Danh gọi như "Cường Hỏa" là nói đến nhật chủ sinh đắc lệnh hoặc thất lệnh mà phản lại thành cường thịnh (nhờ Tỉ Kiếp và Ấn)
2- Nếu loại vào Cường Hỏa thì cần gì để cân bằng; thế cân bằng bao giờ cũng gồm có chế hay tiết

Thí dụ như trong câu "(Nhất) cường hỏa, đương lệnh hoặc phồn thịnh vi cường, hỉ kim phân lực, thủy tương tế, thổ tiết tú, kị mộc sanh hỏa, hỏa gia trọng."

Phần thứ nhất là từ "cường hỏa, đương lệnh hoặc phồn thịnh vi cường",
phần thứ nhì là "hỉ kim phân lực, thủy tương tế, thổ tiết tú, kị mộc sanh hỏa, hỏa gia trọng."

Ta hiểu là gặp nhật chủ thuộc Cường Hỏa thì cần có 1 trong những điều kiện sau:
- Kim làm cho lực của Hỏa phải phân tán ra, vì Hỏa khắc Kim > Tỉ kiếp khắc Tài, tức là thân vượng gặp Tài
- Thủy khắc bớt Hỏa > Quan sát kềm chế bớt hỏa tính
- Thổ tiết khí Hỏa > Thực thương tiết khí nhật chủ
- kị gặp thêm Mộc, Hỏa > Ấn tinh sinh cho nhật chủ, Tỉ Kiếp bầu bạn với nhật chủ, đâm ra "thái quá hóa cuồng". (trường hợp này thường trở nên tòng cường, tòng vượng cách)

Những điều kiện trên cũng đã trình bày ở chương khác:
- Hỏa vượng đắc Thủy, phương thành tương tể
- Hỏa cường đắc Thổ, phương chỉ kỳ diễm
- Hỏa lại Mộc sanh, Mộc đa hỏa sí

kimcuong
30-12-12, 14:51
Nói về Mộc, các bạn để ý trong Thiên Lý Mệnh Cảo không có danh từ như "hoạt mộc", "tử mộc" mà các bạn theo Manh Phái gọi là "mộc sống", "mộc chết". Như Giáp Dần là "hữu căn hữu khí" nên gọi là hoạt mộc, Giáp Ngọ vì không có Mộc hay Thủy trong Ngọ nên cho là "tử mộc".

Thật ra cũng là ý nói mộc vượng hay cường, mộc nhược và suy.

Khác biệt là MP giải "Hoạt mộc sợ Kim" mà lại "hỉ Hỏa tiết tú", trong khi TLMC nói là "cường mộc, đương lệnh hoặc phồn thịnh vi cường, hỉ thổ phân lực, kim chước tước, hỏa thổ tú, kị thủy sanh mộc, mộc gia trọng", nghĩa là Mộc mà cường thịnh thì cần Kim đẽo gọt, đấy là tinh thần nhờ Kim chẻ nhỏ Mộc thành đồ dùng hữu ích (thân vượng hỉ Quan Sát).

Nhưng thế của Kim không được thái quá, vì Kim nhiều quá thì sẽ trở thành "đoạn mộc, kim đa dịch đoạn, hỉ hỏa chế kim tồn mộc, thủy tiết kim sanh mộc, kị thổ trợ kim, kim kiên nhuệ", tức là Quan Sát quá nhiều thì lúc này cần có Hỏa chế Kim, tức là có Thực Thương chế ngự Quan Sát.

(Hiện thời lưu hành quá nhiều giáo trình MP, mà có lẽ đều do học trò ghi lại, nên có khi thiếu 1 chữ hay hiểu sai ý thầy là trở thành tình cảnh khó hội nhập nguyên lý căn bản cho người đọc.)

Đại để, những tình huống trong chương Phân luận Ngũ Hành của TLMC là rõ ràng rành mạch, nhưng hiếm có tứ trụ như thế, chúng ta thường gặp nhiều sự mâu thuẫn nhau, nên phải có 1 lý luận căn bản để giải.

Những điểm căn bản thì cần nghiêm túc xác định, không nên mông lung nghĩ ngợi đúng hay sai do học nhiều trường phái khác nhau cùng 1 lúc, đó là tứ đắc: "đắc lệnh, đắc căn, đắc sinh, đắc trợ".

lesoi
31-12-12, 20:20
Anh bỏ qua cho em nhé. Em không up hay share cho ai đâu khi anh chưa đồng ý.ihihiihiih

Em hiểu sai ý anh rồi, anh thì cẩn thận hơn bởi vì khi đưa lên diễn đàn thì phải dịch cho chuẩn để cho tất cả mọi thành viên đều hiểu,
chứ không phải là anh không muốn giữ bo bo những gì mình hiểu đâu.
Em nói là góp ý cho bản thảo sao không thấy?

lesoi
31-12-12, 20:26
Bài của Thiếu Bá chép ra đầy đủ hơn, vì chương này nói về sự phân loại ngũ hành và quan trọng là các điều Hỉ, Kị và Dụng của chúng.
Đúng như cô KC nói, Thiếu Bá ghi chép ra đầy đủ hơn vì đó là Chương Ngũ Hành (TLMC). Khi dịch Lesoi ghi đầy đủ nhưng Chung lại cắt bớt để làm ra phần những Thuật ngữ thường dùng trong Tử Bình.

chung
01-01-13, 19:26
Em hiểu sai ý anh rồi, anh thì cẩn thận hơn bởi vì khi đưa lên diễn đàn thì phải dịch cho chuẩn để cho tất cả mọi thành viên đều hiểu,
chứ không phải là anh không muốn giữ bo bo những gì mình hiểu đâu.
Em nói là góp ý cho bản thảo sao không thấy?

Hôm nay anh gửi Thiên Lý Mệnh Cảo. Vài hôm nữa cô và các anh chị sẽ góp ý cho anh. Em đọc qua tác phẩm này thấy viết đầy đủ, dễ hiểu cho phần nhập môn.

Cám ơn anh đã gửi tài liệu. Em không nói anh bo bo gì đâu nè. Có thể câu chữ khiến anh hiểu sai ý em:4:. Cho em xin lỗi nhé.