PDA

View Full Version : Hành lang Thiên lý mệnh cảo



menhly
01-01-13, 10:52
Để đảm bảo tài liệu này post lên được liền mạch, mọi vấn đề góp ý xin viết vào mục Hành lang này.

trân trọng,
menhly

thiếu bá
01-01-13, 11:58
Cổ vũ anh lesoi dịch tài liệu này, thiếu bá post bản Hán Việt lên để mọi người tiện theo dõi đối chiếu góp ý.

Cách viết của tiền bối Vi Thiên Lý cơ bản, mạch lạc, phù hợp với cả các bạn mới nhập môn. Các bạn khác có thể đọc chương Bổ Sung Thiên để biết quan niệm của họ Vi về các khái niệm cơ bản (gốc) của môn tứ trụ.

Link download: http://www.mediafire.com/view/?4bx0sdocpffnpf0

(Riêng chương Ứng Vận Thiên thì thiếu bá bỏ đi vì đó chỉ là cách luận tứ trụ theo quan điểm của họ Vi)

letung73
02-01-13, 00:37
đây là một tài liệu rất hữu ích cho những người mới nhập môn chúng em, Anh lesoi đã cổ vũ và giúp đỡ rất nhiều đối với những người thích tìm hiệu môn khoa học nay. E không biết nói gì hơn là chân thành biết anh. chúc anh luôn mạnh khỏe.
Thân ái

htran
02-01-13, 20:56
+ ( 4 ) Phần thổ , kim nhiều thổ dễ bị đốt ( Câu này khó hiểu?). Hỉ: Hỏa chế kim , thủy tiết kim; Kỵ: thổ trợ kim , kim cứng cáp đầy đủ .

Câu này nguyên văn là: ( 四 ) 焚土, 火多易焚, 喜火制金, 水泄金, 忌土助金, 金坚实 ( tứ: phần thổ, hỏa đa dịch phần, hỉ hỏa chế kim, thủy tiết kim, kỵ thổ trợ kim, kim kiên thực)

Phải chăng bản gốc anh dịch có lỗi chính tả chữ Hỏa thành chữ Kim?

thiếu bá
02-01-13, 22:20
Câu này nguyên văn là: ( 四 ) 焚土, 火多易焚, 喜火制金, 水泄金, 忌土助金, 金坚实 ( tứ: phần thổ, hỏa đa dịch phần, hỉ hỏa chế kim, thủy tiết kim, kỵ thổ trợ kim, kim kiên thực)

Phải chăng bản gốc anh dịch có lỗi chính tả chữ Hỏa thành chữ Kim?

Bản của mình cũng giống như anh lesoi dịch: ( 四 ) 焚土, 金多易焚, 喜火制金, 水泄金, 忌土助金, 金堅實.

Thực ra nếu để ý kỹ câu trên đã có (三 (http://www.bestbeez.com/HvDict/servlet/xHanVietChuThich#))焦 (http://www.bestbeez.com/HvDict/servlet/xHanVietChuThich#)土 (http://www.bestbeez.com/HvDict/servlet/xHanVietChuThich#),火 (http://www.bestbeez.com/HvDict/servlet/xHanVietChuThich#)多 (http://www.bestbeez.com/HvDict/servlet/xHanVietChuThich#)易 (http://www.bestbeez.com/HvDict/servlet/xHanVietChuThich#)焦 (http://www.bestbeez.com/HvDict/servlet/xHanVietChuThich#) tức Hỏa đa dịch tiêu rồi thì câu dưới ý nói về Kim là đúng. Có điều Kim đa thổ biến, có lẽ nhà in in sai từ hoặc giả tiếng Trung có sự gần giống nhau giữa 2 từ này (thiếu bá không biết tiếng Trung nên chịu :102:)

thiếu bá
02-01-13, 22:28
(1) Nguyệt lệnh vượng tướng: như nhật can là Giáp mộc, sinh tại tháng Dần.


Câu này nguyên gốc là (一 (http://www.bestbeez.com/HvDict/servlet/xHanVietChuThich#))月 (http://www.bestbeez.com/HvDict/servlet/xHanVietChuThich#)令 (http://www.bestbeez.com/HvDict/servlet/xHanVietChuThich#)旺 (http://www.bestbeez.com/HvDict/servlet/xHanVietChuThich#)相 (http://www.bestbeez.com/HvDict/servlet/xHanVietChuThich#):如 (http://www.bestbeez.com/HvDict/servlet/xHanVietChuThich#)甲 (http://www.bestbeez.com/HvDict/servlet/xHanVietChuThich#)木 (http://www.bestbeez.com/HvDict/servlet/xHanVietChuThich#)日 (http://www.bestbeez.com/HvDict/servlet/xHanVietChuThich#)干 (http://www.bestbeez.com/HvDict/servlet/xHanVietChuThich#),生 (http://www.bestbeez.com/HvDict/servlet/xHanVietChuThich#)于 (http://www.bestbeez.com/HvDict/servlet/xHanVietChuThich#)春 (http://www.bestbeez.com/HvDict/servlet/xHanVietChuThich#)冬 (http://www.bestbeez.com/HvDict/servlet/xHanVietChuThich#)。 Tức (1) Vượng Tướng ở Nguyệt lệnh (mùa sinh): như nhật chủ Giáp mộc, sinh vào mùa Xuân, Đông.

lesoi
03-01-13, 09:29
Thiếu bá thử 1 đoạn cùng anh lesoi, nếu không sai nhiều thì có thời gian sẽ phụ cùng anh:
Rất cảm ơn sư huynh, nhưng thật sự LeSoi muốn trong khi dịch thuật cố gắng dùng rất ít từ ngữ mang tính Hán Việt, chỉ ngoại trừ những thuật ngữ khi dịch ra tối nghĩa thì phải giữ nguyên.


Câu này nguyên gốc là (一 (http://www.bestbeez.com/HvDict/servlet/xHanVietChuThich#))月 (http://www.bestbeez.com/HvDict/servlet/xHanVietChuThich#)令 (http://www.bestbeez.com/HvDict/servlet/xHanVietChuThich#)旺 (http://www.bestbeez.com/HvDict/servlet/xHanVietChuThich#)相 (http://www.bestbeez.com/HvDict/servlet/xHanVietChuThich#):如 (http://www.bestbeez.com/HvDict/servlet/xHanVietChuThich#)甲 (http://www.bestbeez.com/HvDict/servlet/xHanVietChuThich#)木 (http://www.bestbeez.com/HvDict/servlet/xHanVietChuThich#)日 (http://www.bestbeez.com/HvDict/servlet/xHanVietChuThich#)干 (http://www.bestbeez.com/HvDict/servlet/xHanVietChuThich#),生 (http://www.bestbeez.com/HvDict/servlet/xHanVietChuThich#)于 (http://www.bestbeez.com/HvDict/servlet/xHanVietChuThich#)春 (http://www.bestbeez.com/HvDict/servlet/xHanVietChuThich#)冬 (http://www.bestbeez.com/HvDict/servlet/xHanVietChuThich#)。 Tức (1) Vượng Tướng ở Nguyệt lệnh (mùa sinh): như nhật chủ Giáp mộc, sinh vào mùa Xuân, Đông.

Ái chà! Đúng rồi, Giáp mộc vượng tướng là sinh vào mùa Xuân, mùa Đông.
Cảm ơn sư huynh nhé! tôi sẽ chỉnh lại.

lesoi
03-01-13, 09:39
(3) Chi thất khí: như nhật chủ Giáp mộc, gặp Tị niên Ngọ nhật Thân thời (Giáp bệnh ở Tị, Tử ở Ngọ, Tuyệt ở Thân, khí suy hoặc khí tuyệt)

Nguyên văn:
(三 (http://www.bestbeez.com/HvDict/servlet/xHanVietChuThich))支 (http://www.bestbeez.com/HvDict/servlet/xHanVietChuThich)失 (http://www.bestbeez.com/HvDict/servlet/xHanVietChuThich)气 (http://www.bestbeez.com/HvDict/servlet/xHanVietChuThich) :如 (http://www.bestbeez.com/HvDict/servlet/xHanVietChuThich)甲 (http://www.bestbeez.com/HvDict/servlet/xHanVietChuThich)木 (http://www.bestbeez.com/HvDict/servlet/xHanVietChuThich)日 (http://www.bestbeez.com/HvDict/servlet/xHanVietChuThich)干 (http://www.bestbeez.com/HvDict/servlet/xHanVietChuThich),逢 (http://www.bestbeez.com/HvDict/servlet/xHanVietChuThich)巳 (http://www.bestbeez.com/HvDict/servlet/xHanVietChuThich)年 (http://www.bestbeez.com/HvDict/servlet/xHanVietChuThich)午 (http://www.bestbeez.com/HvDict/servlet/xHanVietChuThich)日 (http://www.bestbeez.com/HvDict/servlet/xHanVietChuThich)申 (http://www.bestbeez.com/HvDict/servlet/xHanVietChuThich)時 (http://www.bestbeez.com/HvDict/servlet/xHanVietChuThich)(甲 (http://www.bestbeez.com/HvDict/servlet/xHanVietChuThich)木 (http://www.bestbeez.com/HvDict/servlet/xHanVietChuThich)病 (http://www.bestbeez.com/HvDict/servlet/xHanVietChuThich)巳 (http://www.bestbeez.com/HvDict/servlet/xHanVietChuThich)死 (http://www.bestbeez.com/HvDict/servlet/xHanVietChuThich)午 (http://www.bestbeez.com/HvDict/servlet/xHanVietChuThich)絕 (http://www.bestbeez.com/HvDict/servlet/xHanVietChuThich)申 (http://www.bestbeez.com/HvDict/servlet/xHanVietChuThich),气 (http://www.bestbeez.com/HvDict/servlet/xHanVietChuThich)衰 (http://www.bestbeez.com/HvDict/servlet/xHanVietChuThich),爲 (http://www.bestbeez.com/HvDict/servlet/xHanVietChuThich)失 (http://www.bestbeez.com/HvDict/servlet/xHanVietChuThich)气 (http://www.bestbeez.com/HvDict/servlet/xHanVietChuThich))。
( tam ) chi thất khí : như giáp mộc nhật kiền, phùng tị niên ngọ nhật thân thì ( giáp mộc bệnh tị tử ngọ tuyệt thân, khí suy, vi thất khí ).
Tạm dịch:
(3) Chi bị mất khí: Như Nhật can Giáp mộc, gặp năm Tị, ngày Ngọ, giờ Thân (Giáp mộc Bệnh ở Tị, Tử ở Ngọ, Tuyệt ở Thân, khí suy là mất khí).

tuhynhan
03-01-13, 15:43
+ ( 4 ) Phần thổ , kim nhiều thổ dễ bị đốt ( Câu này khó hiểu?). Hỉ: Hỏa chế kim , thủy tiết kim; Kỵ: thổ trợ kim , kim cứng cáp đầy đủ .


Câu này nguyên văn là: ( 四 ) 焚土, 火多易焚, 喜火制金, 水泄金, 忌土助金, 金坚实 ( tứ: phần thổ, hỏa đa dịch phần, hỉ hỏa chế kim, thủy tiết kim, kỵ thổ trợ kim, kim kiên thực)

Phải chăng bản gốc anh dịch có lỗi chính tả chữ Hỏa thành chữ Kim?

tác giả: kimcuong

Sách: Uyên Hải Tử Bình -Chương 4-

Ngũ hành vượng khí:
Kim vượng đắc Hỏa,phương thành khí mãnh
(thí dụ Canh Tân trong mùa Thu là vượng khí, cần có Hỏa mới được luyện thành đồ dùng, ý là thành danh)
Hỏa vượng đắc Thủy,phương thành tương tể
(Bính Đinh vượng cần có Thủy mới nên công nên việc, có nghĩa là cần được chế hãm bớt sức mạnh để không quá kiêu căng)
Thủy vượng đắc Thổ,phương thành trì chiểu
(Nhâm Quý mùa đông cần có Thổ ngăn lại thành ao hồ, không thì trôi chảy không có bến bờ vô định)
Thổ vượng đắc Mộc,phương năng sơ thông
(Mậu Kỷ cần Mộc chế bớt thì mới mong hiển đạt)
Mộc vượng đắc Kim,phương thành đống lương
(Giáp Ất cần có Kim bao bọc, tài năng phi thường)


Cường Kim đắc Thủy,phương tỏa kì phong
(khí thế dữ dội, biến trá ghê gớm)
Cường Thủy đắc mộc,phương tiết kì thế
(hành động, thế lực vô song)
Cường Mộc đắc Hỏa,phương hóa kì ngoan
(làm càn bậy, tham lam, chơi đùa quá mức)
Cường Hỏa đắc Thổ,phương chỉ kì diễm
(lửa cháy cao, khí thế nồng nàn)
Cường thổ đắc Kim,phương chế kì hại
(gặp tai hại, bị ghen ghét)

Ngũ hành tương sanh
Kim lại Thổ sanh,thổ đa kim mai
(Kim nhờ Thổ sinh cho nhưng Thổ nhiều quá thì Kim bị vùi lấp trở thành ngu muội)
Thổ lại Hỏa sanh,hỏa đa thổ tiêu
(Thổ là con của Hỏa, nhưng hỏa nhiều thì thổ bị cháy khét)
Hỏa lại Mộc sanh,mộc đa hỏa sí
(Mộc nhiều thì hỏa càng cháy lớn; ý nói đạo tặc thêm mạnh)
Mộc lại Thủy sanh,thủy đa mộc phiêu
(Mộc là do Thủy sinh, nhưng thủy quá nhiều thì mộc trôi)
Thủy lại Kim sanh,kim đa thủy trọc
(Thủy nhờ Kim sinh, nhưng Kim nhiều thì nước không trong, thủy đục)

Kim năng sanh Thủy,thủy đa kim trầm
(Thủy nhiều Kim chìm đắm sâu dưới nước)
Thủy năng sanh mộc,mộc thịnh thủy súc
(Mộc quá thịnh thì thủy co rút lại, hình thể tiêu tàn)
Mộc năng sanh Hỏa,hỏa đa mộc phần
(Hỏa nhiều Mộc cháy khét)
Hỏa năng sanh Thổ,thổ đa hỏa mai
(Thổ nhiều hỏa bị chôn vùi)
Thổ năng sanh Kim,kim đa thổ biến
(Kim nhiều Thổ biến đổi hình dạng)

Ngũ hành tương khắc
Kim năng khắc mộc,mộc kiên kim khuyết
(Kim khắc Mộc nhưng mộc cứng quá thì kim sứt mẻ)
Mộc năng khắc thổ,thổ trọng mộc chiết
(Mộc đi khắc Thổ nhưng thổ quá nặng thì mộc gẫy)
Thổ năng khắc thủy,thủy đa thổ lưu
(Thổ khắc Thủy nhưng nếu thủy lại quá nhiều thổ sẽ trôi giạt, như đất bùn)
Thủy năng khắc Hỏa,hỏa đa thủy nhiệt
(Thủy đi diệt Hỏa nhưng gặp hỏa mạnh thì thủy nóng sốt, ý nói mất cả bản chất lạnh của thủy)
Hỏa năng khắc Kim,kim đa hỏa tức
(Hỏa khắc Kim nhưng kim nhiều hơn thì hỏa tắt; ý nói mất tích hay bị tiêu mòn)

Kim suy ngộ Hỏa,tất kiến tiêu dong
(Kim đang suy mà gặp Hỏa sẽ bị tiêu tan)
Hỏa nhược phùng Thủy,tất vi tức diệt
(Hỏa yếu gặp thủy tất nhiên là tắt)
Thủy nhược phùng thổ,tất vi ứ tắc
(Thủy ít mà Thổ nhiều là bế tắc)
Thổ suy ngộ Mộc,tất tao khuynh hãm
(Thổ suy gặp mộc sẽ bị vùi lấp, hãm hại)
Mộc nhược phùng kim,tất vi khảm chiết
(Mộc đã yếu lại gặp kim thì gãy nát)

Sách "Tích Thiên Tủy" cũng nói đến sự cân bằng cần thiết của ngũ hành:

- Thổ sinh Kim, nhưng trong mùa Hạ hành Thổ táo khô, cần phải có Thủy nhuận thì Thổ mới sinh Kim được.

- Kim sinh Thủy, nhưng cuối Thu sang mùa Đông hàn lạnh, chi Kim thành đống băng nên không thể sinh Thủy được, cần phải có Hỏa ôn.

- Mộc sinh Hỏa, mùa Xuân cường tráng, cũng cần có Thủy nhuận có căn là mộc hỏa vừa phải không phát tán khí lực quá sớm.

- Thủy sinh Mộc, nếu hàn đóng băng thành đống, thủy chẳng sinh được cho Mộc, cần Hỏa cho Mộc được tiết khí thì mới phồn vinh.

Tức là về thể chất mà nói thì Hạ lệnh không thể không có Thủy, Đông lệnh không thể không có Hỏa. Vì thế mới nói rằng, Sinh chẳng phải là Sinh, Khắc Tiết cũng là Sinh.

Cần phải tỏ rõ sinh vượng khắc chế là nắm được cơ bản của sự vận động ngũ hành.

tuhynhan
03-01-13, 16:30
+ ( 4 ) Phần thổ , kim nhiều thổ dễ bị đốt ( Câu này khó hiểu?). Hỉ: Hỏa chế kim , thủy tiết kim; Kỵ: thổ trợ kim , kim cứng cáp đầy đủ .


"Phần thổ" : "phẫn thổ, kim đa dị phẫn, hỉ hỏa chế kim, thủy tiết kim, kị thổ trợ kim, kim kiên thực"

phần, ko phiên âm là phần, mà là phẫn, nghĩa là hỏng, hư, suy kiệt.

--> phẫn thổ, kim nhiều thì thổ bị suy kiệt, hỉ hỏa chế kim (để cứu thổ), thủy để tiết kim,... ví như: động thai, phải bỏ con mà cứu mẹ,...

Thổ mà sinh kim thái quá, thì thổ phải kiệt sức, nên gọi là đất mất chất dinh dưỡng.

Cứ lấy thổ sinh kim như ...ca dao Việt mô tả bà mẹ đẻ nhiều con:

Gái một con trông mòn con mắt
Gái hai con, con mắt liếc ngang
Ba con, cổ ngoảnh, răng vàng
Bốn con quần áo đi ngang khét mù
Năm con tóc rối tổ cu
Sáu con, yếm trụi, váy dù vắt ngang.

lesoi
03-01-13, 17:49
"Phần thổ" : "phẫn thổ, kim đa dị phẫn, hỉ hỏa chế kim, thủy tiết kim, kị thổ trợ kim, kim kiên thực"

phần, ko phiên âm là phần, mà là phẫn, nghĩa là hỏng, hư, suy kiệt.

Thật là cảm ơn bạn Đăng đấy nhé!
LeSoi khi dịch đoạn này thấy khó hiểu vì không nghĩ ra được chữ "Phẫn" mà chỉ biết là chữ "Phần". Cứ mãi nghĩ là thổ bị đốt nóng, mà kim nhiều thì làm sao mà thổ bị đốt nóng, cho nên mới để là khó hiểu. Đúng là "Dịch Thuật Gia" rồi.
Mong ý kiến của Bạn tiếp tục nhé, để LeSoi học thêm vậy.

lesoi
03-01-13, 17:58
Kính chào các bạn, ở tiết mục Ngũ hành sau này LeSoi sẽ post tiếp chương Bổ sung ( TLMC) các bạn sẽ thấy T/g luận ngũ hành đảo điên và ở Tích Thiên Tủy cũng có phần này hay lắm. Chúng ta sẽ tiếp trở lại vấn đề này để bàn luận trong thời gian tới.

thiếu bá
05-01-13, 10:26
+ Địch Sát: Sát trọng thân khinh, hết cử động gây ra bị kềm chế, cũng thích Thương Quan. Thương Quan có thể địch Sát để bảo vệ thân, khiến cho bản thân được tự do. Ví như:
Mậu Tý/ Tân Dậu/ Ất Dậu/ Bính Tý
Ất mộc sinh Mùa Thu vốn là điêu tàn, sợ nhất là Tân kim Thất Sát khắc phạt. May mắn có Bính hỏa Thương Quan chế địch Sát, giải nguy cho Nhật nguyên vậy.


Ví dụ này không biết Vi tiền bối có "quá vội vàng" khi cho là Địch sát không ? Mong mọi người cho ý kiến.

thiếu bá
05-01-13, 10:32
* Thương Quan là Hỉ:
+ Sinh thân: Nhật can cường, thích hợp có Thương Quan. Đã gặp Thương, mừng gặp Tài để lưu thông; Nhật can nhược, sợ Thương Quan. Đã gặp Thương, mừng có Ấn thụ để chế phục.
+ Sinh Tài: Thân cường thì thích Thương Quan. Đã gặp Thương, mừng có Tài nhiều để phát sinh hưng thịnh; Thân nhược Tài nhiều có Thương Quan. Đã gặp Thương, mừng có Ấn thụ lấy để chế phục.
+ Địch Sát: Sát trọng thân khinh, thích Thương Quan. Đã gặp Thương, mừng có Tỉ Kiếp Thực Thương sinh trợ; Thân cường Sát ít sợ Thương Quan, tức là gặp Thương, hỉ gặp Tài để hòa giải.
+ Tổn Quan: Quan trọng Thân khinh, mừng gặp Thương Quan. Đã gặp Thương, hỉ có Tỉ Kiếp Thực Thần để sinh trợ; Thân cường Quan nhược, sợ Thương Quan, đã gặp Thương, hỉ gặp Tài để hòa giải.
* Thương Quan là Kỵ:
+ Tiết thân: Nhật can cường, thích Thương Quan. Đã gặp Thương, kỵ gặp Ấn để khắc khứ; Nhật can nhược, sợ Thương Quan, đã gặp Thương thì lại tiếp tục sinh Tài, thân chuyển thành tiết nhược.
+ Sinh Tài: Thân cường Tài nhược khắc Thương Quan, đã gặp Thương thì kỵ gặp Ấn để khắc khứ; Thân nhược Tài nhiều, sợ Thương Quan, đã gặp Thương, kỵ tiếp tục sinh Tài, chuyển thành tiết nhược.
+ Địch Sát: Sát trọng Thân khinh, thích Thương Quan. Đã gặp Thương, kỵ Tài vượng sinh Sát; Thân cường Sát ít, sợ Thương Quan. đã gặp Thương, kỵ Tỉ Kiếp Thực Thương để sinh trợ.
+ Tổn Quan: Quan nhiều Thân nhược, thích Thương Quan. Đã gặp Thương, kỵ Tài vượng sinh Quan; Thân trọng Quan khinh, sợ Thương Quan. Đã gặp Thương, kỵ Tỉ Kiếp Thực Thương để sinh trợ.

Anh lesoi kiểm tra lại các chỗ thiếu bá đánh dấu màu đỏ.

thiếu bá
05-01-13, 10:40
+ Tổn Quan: Thân trọng Quan khinh, cũng sợ Thương Quan. Phương bản thân lấy Quan làm tôn kính, sao kham nổi tiếp tục gặp Thương Quan làm tổn hại. Ví như:
Giáp Dần /Bính Dần /Ất Mão /Canh Thìn
Bát tự bên trong chứa đến 5 mộc. Rừng đầy dãy, hoàn toàn nhờ Thời thượng ( can giờ) Canh kim Chính Quan, phạt mộc thành vật dùng, không may gặp Bính hỏa Thương Quan khắc Canh, cùng với ví dụ ở trên để lại đồng nhất một sự đáng tiếc.


Canh kim vô căn, Bính hữu căn tiến khí.

Dần Mão Thìn hội thấu Giáp kiếp tài. Mộc thái trọng như vậy nên dùng Canh hay dùng Bính ? Mong mọi người cho ý kiến.

lesoi
05-01-13, 11:17
Anh lesoi kiểm tra lại các chỗ thiếu bá đánh dấu màu đỏ.
Cảm ơn Thiếu Bá, đúng là lỗi của đánh máy, lesoi quên kiểm tra.
+ Tiết thân chứ không phải là sinh thân.
+ Kị Thương Quan: Thân vượng, Tài yếu là thích Thương Quan sinh Tài chứ ko phải "Khắc".
Cảm ơn bạn.

tuhynhan
05-01-13, 12:03
Anh lesoi cứ tự nhiên nhé, a cần giúp gì thì cứ hú người có trách nhiệm ở đây nhé, cụ thể là chị KC, menhly, đăng,...

A cần phụ chuyển ngữ chương nào, phần nào, chổ nào khó hiểu, chưa hiểu rõ,... thì cứ hú Đăng nhé, Đăng biết sẽ phụ anh một tay.

Kính anh, :emoticon-0167-beer:

kimcuong
05-01-13, 12:37
+ Địch Sát: Sát trọng thân khinh, hết cử động gây ra bị kềm chế, cũng thích Thương Quan. Thương Quan có thể địch Sát để bảo vệ thân, khiến cho bản thân được tự do. Ví như:
Mậu Tý/ Tân Dậu/ Ất Dậu/ Bính Tý
Ất mộc sinh Mùa Thu vốn là điêu tàn, sợ nhất là Tân kim Thất Sát khắc phạt. May mắn có Bính hỏa Thương Quan chế địch Sát, giải nguy cho Nhật nguyên vậy.

Ví dụ này không biết Vi tiền bối có "quá vội vàng" khi cho là Địch sát không ? Mong mọi người cho ý kiến.

Đối đầu với bất cứ thập thần nào cũng đều có lợi hoặc có hại, như Vi Thiên Lý viết. Vậy "đối địch với Sát" cũng có khi cần, khi không. Trong khi đó, các giải luận đều quá ngắn gọn, nhưng là để tập học thuộc những chức năng của thập thần. Đi sâu vào chi tiết thì cần xét lại thân nhược, vượng, thập thần nhược, vượng trong tứ trụ.

Nói đến vượng là mùa sinh và căn gốc, nói đến nhược là thất lệnh, vô căn, gặp hình xung..v.v...

Với thí dụ trên thì nhật chủ thuộc Thất Sát cách, tức Sát đắc lệnh, nhật chủ tọa Tuyệt ở Dậu, lại không có Mộc trợ, Ấn không thấu. Bính là Thương quan muốn giải cứu Ất bằng cách "địch Sát" tức là hợp khứ Tân kim, hiềm là Bính lộ vô văn, lực quá yếu! Tài tinh sinh Sát kề bên Sát, tuy Mậu cũng vô căn, nhưng chỗ này hợp quy luật "gần hơn xa" nên lại cố sinh trợ cho Sát chế thân quá đáng.

Mặt khác, nếu đã áp dụng quy luật "gần hơn xa" thì Ất gần Bính tức phải tiết thân sinh Bính (vì mộc sinh hỏa là quy luật sinh thuận, cứ thấy là sinh!), vậy Ất mộc càng nhược!

Tóm lại, nói là Thương quan địch Sát có lợi ở trường hợp này khó mà hoàn hảo.

Nhưng với hành vận Nhâm Tuất, Quí Hợi, Giáp tí, Ất Sửu, Mộc được Thủy sinh trợ nên thân nhược được vượng lên, đến vận Bính Dần (khoảng 49 tuổi) mới hoàn toàn có thể địch Sát cứu thân.

Nếu giải thích như thế và với nghiệm chứng cụ thể thì mới có thể tin tưởng "Thương quan có lợi" trong trường hợp này.

kimcuong
05-01-13, 13:15
Lại nói đến thí dụ "địch Sát" mà Thương quan chi tệ (Thương quan là kị):


+ Địch Sát: Thân cường Sát yếu, tức là sợ Thương Quan. Thân là nơi mượn Sát làm quyền, cớ sao lại còn tiếp tục gặp Thương Quan đối địch mà khứ mất. Ví như:

Bính Dần / Tân Mão / Ất Hợi / Quý Mùi

Cũng là "địch Sát", nhưng Ất nhật chủ trong trường hợp này rõ ràng là quá vượng, vì đây là Kiến lộc cách, lại thêm Hợi Mão Mùi tam hợp. Ất mộc này mà không cần Sát chế ngự mới là điều lạ! Nhưng Tân kim là Sát cũng lại vô căn! Trong khi đó, Thương quan Bính hỏa có căn ở Dần và Mùi, nên rõ ràng là Thương quan kị thần có khí thắng Sát.

Thế nhưng, giải luận sâu sắc hơn thì phải thấy rằng, ở đây Quí thủy (thiên ấn) mới là cái gai trước mắt, vì thân vượng không nên được sinh phò thêm nữa. Chức năng của Thương vẫn là có dụng ở đây, bởi vì Thực Thương tiết tú nhật chủ khi nhật chủ quá vượng. Tóm lại, cả Sát và Thương ở đây đều có ích, nhưng cả hai hợp nhau làm mất khí lực của nhau.

Vận hành là Nhâm Thìn, Quí Tị, Giáp Ngọ, Ất Mùi, Bính Thân, Đinh Dậu, ta thấy 4 vận đầu làm cho thân quá vượng, cụ thể e là một thí dụ của tính ù lì, lười học, ham chơi...v.v...

kimcuong
05-01-13, 17:07
Đây là Hành lang Thiên lý mệnh cảo, nhưng đang nói đến "thương-sát", tiện thể nói thêm về Thương Quan gặp Quan/Sát.

Ta biết rằng nói chung thì Quan nhiều kể như Sát, còn Thực Thương thì Thương nhiều kể là Thương. Đó là vì thứ nhất, tính theo tâm tính nào hiển lộ, thứ nhì là tính cách "đương đầu" mà thập thần ẩn dụ. Thương quan đối với nhật chủ là khác tính Âm Dương, còn Sát thì cùng tính Âm Dương, nhưng kể về tính cách đối nghịch, hung nhiều hơn cát v.v... thì Thương gặp Sát là họa khó lường; dù là anh hùng thế cái, cái chết vẫn là một sự bất ngờ, hiểm trọng. Nếu cái chết không phải là mình thì cũng là gây cho người khác.

Đây là tứ trụ của 1 chính trị gia, bộ trưởng của 1 tiểu bang tại Đức, ở vận Quan/Sát đột nhiên gặp tai nạn gây chết người, từ đó phải bỏ chính trường chuyển sang làm nhân viên cho 1 hãng xe hơi.

Dieter Althaus, sinh 29.6.1958, giờ Tí.

thương......thương.....................Tài
Mậu Tuất - Mậu Ngọ - Đinh Sửu - Canh Tí (mệnh Quí Hợi)
......................đinh....................... .....

Vận: Kỉ Mùi, Canh Thân, Tân Dậu, Nhâm Tuất, Quí Hợi, Giáp Tí

Đinh sinh tiết Mang Chủng, kiến lộc cách, khuyết Ấn mộc, Thương Quan làm chủ, Tỉ Kiếp không dư hơn 1 chữ Đinh lệnh tháng. Chính tài tiết thổ, hóa hỏa, nhật chủ thuộc tòng Nhi cách. Dụng Thương quan sinh Tài là chính, rất kị Quan tinh. Các vận đầu rất tốt đẹp, được giữ chức Bộ Trưởng tiểu bang không phải là việc nhỏ.

Đến vận Quí Hợi, Quan Sát xuất hiện, quả là "họa bách đoan"! Đầu tiên là đi trượt tuyết đụng phải 1 người khác, cô này chết vì vết thương nặng, mà lỗi là hoàn toàn của vị bộ trưởng này. Sau đó, bị kết án phải đền bù thiệt hại, nhưng tai tiếng (vì không trả tiền thiệt hại), thời điểm đó đảng đang bị mất phiếu nhiều, cuối cùng phải từ chức. Gần đây thấy tin tức cho biết ông đang làm việc cho một hãng chế tạo xe hơi.

Thương quan là 1 nguyên tố rất sáng chói trong tứ trụ, vì bẩm tính là tiết tú nhật chủ, nên người Thương quan hầu như rất thông minh, dàn xếp việc khéo léo..v.v... Thế nhưng, dù thế nào, Thương quan cũng có kẻ thù của nó, như Thổ thì khắc Thủy là bẩm năng của Thổ. Thủy quá vượng thì có tình trạng phản khắc xảy ra, chúng ta thường nghe nói là "thương quan gặp quan họa bách đoan" là như thế, nhưng chính thực ra là "gặp Sát" nghĩa là đối đầu với tính cách của Sát; Sát vượng thì Sát công phá thân. Đó là những thời điểm mà ta phải đương đầu với nghịch cảnh. Thân vượng hay thân nhược đều có những tình huống cứu giải khác nhau.

kimcuong
05-01-13, 17:36
Còn một thí dụ khác, nữ, sinh 9.11.1958, giờ Mùi. Các bạn xem tại sao đến vận Mậu Ngọ, năm 2007 Đinh Hợi lại bị tai tiếng thị phi, dẫn đến bị đuổi việc và phá sản?

Kiêu..........Thương...................Thương
Mậu Tuất - Quí Hợi - Canh Dần - Quí Mùi kv (mệnh Quí Hợi)
.....................nhâm: thực thần cách.......

Vận: Nhâm Tuất, Tân Dậu, Canh Thân, Kỉ Mùi, Mậu Ngọ, Đinh Tị

menhly
07-01-13, 10:28
Mậu chế Quý, bản tính Thương quan... Vận Mậu Ngọ, Dần Ngọ Tuất thế hỏa mạnh chực bùng lên, kịp đến Đinh Hợi thì Quan tinh thấu xuất, thủy hỏa tương tranh, thân yếu tất có nhiều biến động bất lợi. Thị phi ở đây tất chịu ảnh hưởng từ Quan tinh mà ra, cộng với bản tính đương số mà bị đuổi việc phá sản.

kimcuong
07-01-13, 14:51
menhly luận rất đúng với trình tự tai họa của cô này. Bản tính Thương quan là Thủy mà nội tâm đã chất chứa ngòi nổ là Hỏa (dần ngọ bán hợp). Vận tam hợp Hỏa, Đinh hỏa lưu niên xuất ra, nên lúc này đột phá nói ra tư tưởng xã hội của mình mà đấy lại là điều công kích mọi người. Nếu là người bình thường, không phải là người của công chúng (cô này làm nghề phát thanh viên, làm show của đài truyền hình) thì họa nhỏ hơn, vì nói ra 1 lời là cả triệu người nghe!

Thị phi nổ ra, mất việc, không có lương, tiếng tăm xấu, lại nợ nhà nợ cửa... thì việc phá sản là tất nhiên.

thiếu bá
07-01-13, 19:42
Tòng Nhi cách
Nhật Chủ suy nhược, Quan vượng mà nhiều, không có Ấn sinh thân , thân thật sự không thể đảm nhận Quan, cho nên lấy Tòng Quan cách để luận . Kỳ dụng thần là Hỉ hay Kị , cùng Tòng Sát cách là tương đồng .


Câu này thừa nên bỏ đi anh ạ.

lesoi
08-01-13, 10:05
Nhật Chủ suy nhược, Quan vượng mà nhiều, không có Ấn sinh thân , thân thật sự không thể đảm nhận Quan, cho nên lấy Tòng Quan cách để luận . Kỳ dụng thần là Hỉ hay Kị , cùng Tòng Sát cách là tương đồng .


Câu này thừa nên bỏ đi anh ạ.

Đồng ý với bạn Thiếu Bá, câu này là thừa. Tôi nhờ Admin chuyển câu trên lên để ở dưới phần Tòng Sát cách làm thành câu ghi chú, nhằm giúp cho các bạn mới nhập môn hiểu thêm.
Cảm ơn bạn Thiếu Bá.

menhly
08-01-13, 13:22
Đồng ý với bạn Thiếu Bá, câu này là thừa. Tôi nhờ Admin chuyển câu trên lên để ở dưới phần Tòng Sát cách làm thành câu ghi chú, nhằm giúp cho các bạn mới nhập môn hiểu thêm.


Đã nói thân suy nhược thì Quan cũng là Sát, vì vậy mà chỉ nói Tòng Sát cách chứ không nói Tòng Quan cách!?

Menhly tạm bỏ câu này đi, nếu được sự đồng ý của bạn lesoi.

trân trọng,
menhly

lesoi
08-01-13, 16:37
Đã nói thân suy nhược thì Quan cũng là Sát, vì vậy mà chỉ nói Tòng Sát cách chứ không nói Tòng Quan cách!?

Menhly tạm bỏ câu này đi, nếu được sự đồng ý của bạn lesoi.

Ừ nhĩ, bạn xóa câu này dùm. Cảm ơn bạn.

trgiang
13-04-13, 15:55
chất chứa ngòi nổ là Hỏa (dần ngọ bán hợp)
Kính thưa cô Kim Cương, lời đầu tiên xin chúc cô mau mạnh khỏe (em nghe nói mấy bữa nay cô bệnh). Xin cô cho em hỏi ở đây nguyệt lệnh Hợi Thủy thì dần ngọ đâu có bán hợp được mà chờ vận phải không ạ? Vậy vận mạnh hơn Nguyệt lệnh?

anhsau
13-04-13, 22:47
Xin cô cho em hỏi ở đây nguyệt lệnh Hợi Thủy thì dần ngọ đâu có bán hợp được mà chờ vận phải không ạ? Vậy vận mạnh hơn Nguyệt lệnh?

Cô kc viết nhầm... đó là Dần Tuất bán hợp trong nguyên cục...gặp Ngọ ở vận là đủ bộ Dần Ngọ Tuất.
Mà nguyệt lệnh thì nguyệt lệnh chứ làm sao cản trở bán hợp được?,
Thường thì anhsau thấy Cao thủ hay luận "ý hợp"..., chắc là để tìm ra phúc hay họa ở vận...

thaymo
13-04-13, 23:28
Đây là Hành lang Thiên lý mệnh cảo, nhưng đang nói đến "thương-sát", tiện thể nói thêm về Thương Quan gặp Quan/Sát.

Ta biết rằng nói chung thì Quan nhiều kể như Sát, còn Thực Thương thì Thương nhiều kể là Thương. Đó là vì thứ nhất, tính theo tâm tính nào hiển lộ, thứ nhì là tính cách "đương đầu" mà thập thần ẩn dụ. Thương quan đối với nhật chủ là khác tính Âm Dương, còn Sát thì cùng tính Âm Dương, nhưng kể về tính cách đối nghịch, hung nhiều hơn cát v.v... thì Thương gặp Sát là họa khó lường; dù là anh hùng thế cái, cái chết vẫn là một sự bất ngờ, hiểm trọng. Nếu cái chết không phải là mình thì cũng là gây cho người khác.

Thương quan là 1 nguyên tố rất sáng chói trong tứ trụ, vì bẩm tính là tiết tú nhật chủ, nên người Thương quan hầu như rất thông minh, dàn xếp việc khéo léo..v.v... Thế nhưng, dù thế nào, Thương quan cũng có kẻ thù của nó, như Thổ thì khắc Thủy là bẩm năng của Thổ. Thủy quá vượng thì có tình trạng phản khắc xảy ra, chúng ta thường nghe nói là "thương quan gặp quan họa bách đoan" là như thế, nhưng chính thực ra là "gặp Sát" nghĩa là đối đầu với tính cách của Sát; Sát vượng thì Sát công phá thân. Đó là những thời điểm mà ta phải đương đầu với nghịch cảnh. Thân vượng hay thân nhược đều có những tình huống cứu giải khác nhau.

Bài viết này của bác kimcuong liên quan đến chủ đề e đưa ra, tuy nhiên kiến thức của e chưa đủ để hiểu hết, chỉ có thể hiểu phần nào để giải thích cho tứ trụ: quý hợi-ất sửu-mậu thân-giáp dần, e đưa lên diễn đàn như bác cũng đã giải thích là khi vào vận thương quan gặp tâm tính chủ đạo của tứ trụ là thất sát mà gặp hoạ là do không tương quan về lực lượng vậy.

em rất thắc mắc về "cách cứu giải" khi đọc sách Thiệu Vỹ Hoa cũng thấy đề cập đến nhưng không thấy nói cụ thể là cái gì? như thế nào? liệu đây có phải là những phương pháp bí truyền riêng ko? rất mong được các bác giải đáp thắc mắc.
theo thông tin trgiang ở trên, cũng cầu mong cho bác kimcuong mau được mạnh khoẻ.
trân trọng thaymo.

trgiang
18-04-13, 20:51
Em biết anh lesoi không muốn dịch chương này nhưng em thích các ví dụ vì nó mới giúp mình gần thực tiễn hơn. Nhờ anh lesoi xem giùm em ví dụ này sao lại luận mậu thổ có lực mậu quý hợp rồi mà?(ví dụ 12 chương ứng vận thiên sách Thiên lý mệnh cảo)
戊子 癸亥 庚寅 戊寅
九岁 甲子
十九 乙丑
廿九 丙寅
三九 丁卯
四九 戊辰
五九 己巳

此为洗冠生大实业家命造。冼先生赤 创办冠生园,范围由狭而广,所制粮 饼干,现已媲美外货,挽回漏厄,不 可胜计。其精神既属可敬,其宗旨更 可钦。因由薛君介绍,来询休咎于余 余简为批曰:庚金生于初冬水令,地 支水木林立,财重身轻,得力于时上 土之偏印,制水帮身,功莫大焉。自 杀力胜人,思想锐敏。已往之运,泰 半属火,生土而暖金,故如枯苗得雨 勃然兴之,又如疾风劲草,再接再历 四十九岁交进戊运,帮助用神,后来 居上,更可翱翔云天,卓立伟业。辰 亦有喜无忧,己运稍逊,夕阳虽好, 不矣多时矣。
mậu tử quý hợi canh dần 
mậu dần 
 
cửu tuế giáp tử 
 
thập cửu ất sửu 
 
nhập cửu bính dần 
 
tam cửu đinh mão 
 
tứ cửu mậu thần 
 
ngũ cửu kỉ tị thử vi tẩy quan sanh đại thật nghiệp gia mệnh tạo。冼 tiên sanh xích thủ sang bạn quan sanh viên, phạm vi do hiệp nhi nghiễm, sở chế lương quả bính can, hiện dĩ bễ mĩ ngoại hóa, vãn hồi lậu ách, bất khả thắng kế。 kì tinh thần kí chúc khả kính, kì tông chỉ canh chúc khả khâm。 nhân do tiết quân giới thiệu, lai tuân hưu cữu vu dư。 dư giản vi phê viết: canh kim sanh vu sơ đông thủy lệnh, địa chi thủy mộc lâm lập, tài trọng thân khinh, đắc lực vu thì thượng mậu thổ chi thiên ấn, chế thủy bang thân, công mạc đại yên。 tự tất sát lực thắng nhân, tư tưởng duệ mẫn。dĩ vãng chi vận, thái bán chúc hỏa, sanh thổ nhi noãn kim,cố như khô miêu đắc vũ、 bột nhiên hưng chi, hựu như tật phong kính thảo, tái tiếp tái lịch。tứ thập cửu tuế giao tiến mậu vận, bang trợ dụng thần, hậu lai cư thượng, canh khả cao tường vân thiên, trác lập vĩ nghiệp。 thần vận diệc hữu hỉ vô ưu, kỉ vận sảo tốn, tịch dương tuy hảo, hồng bất hĩ đa thì hĩ。
Mà ví dụ này có hợp:
壬寅 丁未 乙巳 戊寅
七岁 戊申
十七 己酉
廿七 庚戌
三七 辛亥
四七 壬子
五七 癸丑
六七 甲寅

人之疾病,亦可由命中推测,然有验 不验,盖命该究患何疾,只能言其端 ,不能指其微。大抵以寒暖燥湿推之 ,百不失一焉。如文学家兼书法家倪 莲先生,久耳余名,嘱评其造。余曰 乙木生于夏令,精华发泄,外有余而 内实虚脱。地支无不藏火,壬水为丁 合,时上之戊,又为阳土,燥之极矣 暖之极矣,一无金水以济之,肺病血 疾,在所不免。纯阳燥热之体,尤敢 断焉。戍运为火库,更属可危。然甲 年又多一库,诚如雪上加霜。既已幸 越,或无生命之忧矣。三十七后,运 西北,一路康壮,非惟功名利禄,与 俱进,体格亦矫健胜昔,勉哉。倪君 赞不绝口,旋蒙其备加你颂,并将感 之意,刊诸社会晚报。

thiếu bá
19-04-13, 11:01
Càn tạo: Mậu tý / quý hợi / canh dần / mậu dần

Ý của trgiang là Mậu trụ năm hợp Quý, tuy nhiên ý trong bài là Mậu trụ giờ "... , đắc lực vu thì thượng mậu thổ chi thiên ấn, chế thủy bang thân, công mạc đại yên".

trgiang
19-04-13, 11:40
Đúng là mình ngớ ngẩn thật

lesoi
19-04-13, 16:55
Càn tạo:



Kiêu
Thương
Nhật nguyên
Kiêu


Mậu Tý
Quý Hợi
Canh Dần
Mậu Dần


Quý
Nhâm,Giáp
Giáp,Bính,Mậu
Giáp,Bính,Mậu


Thương
Thực,T.Tài
T.Tài,Sát,Kiêu
T.Tài,Sát,Kiêu


Tử
Bệnh
Tuyệt
Tuyệt



Đại vận: Giáp Tý (9 tuổi)/Ất Sửu (19 tuổi)/Bính Dần (29 tuổi)/Đinh Mão ( 39 tuổi)/Mậu Thìn (49 tuổi)/Kỷ Tị (59 tuổi)/Canh Ngọ (69 tuổi)/Tân Mùi (79 tuổi).

Mệnh này của Tiển Quán sinh trong gia đình rất giàu có. Dư giản vi bình luận: Canh kim sinh ở đầu mùa Đông thủy lệnh, Địa chi thủy mộc thành rừng, Tài trọng Thân khinh, được lực ở can giờ Mậu thổ là Thiên Ấn, chế thủy trợ thân, sự nghiệp lớn lao chỗ này, đương nhiên nhất định lực của Sát mạnh hơn bản thân, tư tưởng nhạy bén. Đã đến vận, quá nửa là thuộc hỏa, sinh thổ mà ấm kim, cho nên như “Khô Miêu đắc Vũ” ( Mầm khô mà gặp mưa), bỗng nhiên hưng thịnh, lại như gió mạnh mà cây mạnh. 49 tuổi, đến Mậu vận, trợ giúp dụng thần, về sau lên cao, càng có thể bay lượn trời mây, lập nên sự nghiệp vĩ đại. Thìn vận, cũng có hỉ mà không có lo; Kỷ vận hơi kém, màng đêm buông xuống mặc dù tốt, đẹp đẽ cũng không lâu dài vậy.

Bạn Thiếu Bá nói rất đúng vậy!

thiếu bá
20-04-13, 09:46
Đúng là mình ngớ ngẩn thật

trgiang, bàn thì thế thôi chứ TB thấy độ khả tín mệnh này không cao... Vi tiền bối thứ tội.

lesoi
21-04-13, 07:46
Chào bạn TrGiang và các bạn nhập môn Tử Bình.

Tôi sẽ post lên tiếp phần Chương Bình đoán mệnh (TLMC) và một số tứ trụ mẫu ( chương Ứng Vận) để các bạn dễ phân tích tứ trụ, nhưng với điều kiện là các bạn hãy cố gắng đọc kỹ những phần cơ bản mà Vi tiền bối viết.
Riêng các sách như Thần Phong thông khảo và TBCTBC thì thâm sâu rồi, cho nên nhất thiết các bạn phải tập dựng tứ trụ và luận mệnh trình tự theo TLMC và các phần cơ bản khá đầy đủ mà cô KC đã post trên diễn đàn. Sau đó các bạn thử luận một vài tứ trụ mẫu ( quen biết với mình) đưa lên diễn đàn để các anh chị có kinh nghiệm hướng dẫn thêm cho các bạn, có như vậy mới mong tiến bộ được.

Thân ái chào các bạn!

Nemo
19-03-14, 17:29
Mong được mọi người giải thích đoạn dưới đây, luận là thân nhược có đúng không. Em xin cảm ơn.
-------------
Trích dẫn từ Thiên lý mệnh cảo, chương lục thần, mục Chính Quan.
+ Sinh Ấn: Thân nhược, Ấn cường, lại càng sợ gặp Chính Quan. Ấn nhiều thì thân ít, Mẫu đa Tử bệnh, sao lại kham thêm Chính Quan hại thân sinh Ấn. Ví như:



C.Quan

C.Ấn
Nhật chủ
C. Ấn


Quý Mão

Ất Mão
Bính Tý
Ất Mùi


Ất

Ất
Quý
Kỉ,Đinh,Ất


C.Ấn

C.Ấn
Quan
Thương,Kiếp,Ấn


Mộc dục

Mộc dục
Thai
Suy




Bính hỏa sinh ở mùa xuân, lại vừa gặp 4 mộc, Ấn nhiều mà vượng, tức không khỏi Mẫu đa Tử bệnh. Quý thủy Chính Quan khắc thân chắc chắn không phải mừng, nhưng mà kỳ sinh Ấn chẳng những trợ giúp gánh vác mà càng làm gia tăng gây ra tai vạ vậy.
-----------

Theo thông thường, thì nhật can Bính được lệnh, được sinh vượng mạnh, ít khắc tiết thì xác định là thân vượng.
Dựa trên đó, yếu tố Ấn quá nhiều sinh cho mà gây bệnh, thì mình mới lấy hỉ là:Kim, thổ. Và kỵ thần là: mộc, thủy.
Em xin cảm ơn.

PhuocLoc
19-03-14, 17:58
Trích dẫn từ Thiên lý mệnh cảo, chương lục thần, mục Chính Quan.
+ Sinh Ấn: Thân nhược, Ấn cường, lại càng sợ gặp Chính Quan. Ấn nhiều thì thân ít, Mẫu đa Tử bệnh, sao lại kham thêm Chính Quan hại thân sinh Ấn. Ví như:



C.Quan
C.Ấn
Nhật chủ
C. Ấn


Quý Mão
Ất Mão
Bính Tý
Ất Mùi


Ất
Ất
Quý
Kỉ,Đinh,Ất


C.Ấn
C.Ấn
Quan
Thương,Kiếp,Ấn


Mộc dục
Mộc dục
Thai
Suy




Bính hỏa sinh ở mùa xuân, lại vừa gặp 4 mộc, Ấn nhiều mà vượng, tức không khỏi Mẫu đa Tử bệnh. Quý thủy Chính Quan khắc thân chắc chắn không phải mừng, nhưng mà kỳ sinh Ấn chẳng những trợ giúp gánh vác mà càng làm gia tăng gây ra tai vạ vậy.


Ý là Quý thủy khắc thân cứng chắc , không thể khắc nổi mà còn nối giáo cho giặc, càng thêm khó chấp nhận.

PhuocLoc
19-03-14, 18:16
Mong được mọi người giải thích đoạn dưới đây, luận là thân nhược có đúng không. Em xin cảm ơn.

------------
Theo thông thường, thì nhật can Bính được lệnh, được sinh vượng mạnh, ít khắc tiết thì xác định là thân vượng.
Dựa trên đó, yếu tố Ấn quá nhiều sinh cho mà gây bệnh, thì mình mới lấy hỉ là:Kim, thổ. Và kỵ thần là: mộc, thủy.


Xác định thân cường nhược, bạn đọc lại chương Thân cường nhược (http://kimtubinh.net/showthread.php?387-TLMC-Ch%C6%B0%C6%A1ng-C%C6%B0%E1%BB%9Dng-Nh%C6%B0%E1%BB%A3c).

thiensa1
20-03-14, 10:07
Cho em hỏi

"Chương Ứng Vận

Một số tứ trụ mẫu.



Mệnh của Tưởng Giới Thạch.




Kiêu

Thương

Nhật nguyên

Thương



Đinh Hợi

Canh Tuất

Kỷ Tị

Canh Ngọ



Nhâm,Giáp

Mậu,Tân,Đinh

Bính,Mậu,Canh

Đinh,Kỷ



Tài,Quan

Kiếp,Thực,Kiêu

Ấn,Kiếo,Thương

Kiêu,Tỉ



Thai

Dưỡng

Đế vượng

Lộc




Đại vận: Kỷ Dậu (9 tuổi)/Mậu Thân (19 tuổi)/Đinh Mùi (29 tuổi)/Bính Ngọ ( 39 tuổi)/Ất Tị (49 tuổi)/Giáp Thìn (59 tuổi)/Quý Mão ( 69 tuổi)
Canh kim Thương Quan, đã được tháng 9 dư khí, huống chi bao phủ song thấu Canh kim ở 2 bên nhật chủ, kỳ diệu là có hỏa Ấn chế Thương, trời sinh thân thể cường tráng.
《 Tam Mệnh Thông Hội 》 có ghi: "Kim thần nhập hỏa hương" . Nói đến lấy Thương Quan bội Ấn làm dụng, vận hỉ gặp Ấn, không nên tiếp tục gặp lại Thương Thực. Thời niên thiếu Thân Dậu, có cốt cách tinh thần sung mãn nhưng không được tự do phải than thở trong nhà tù. Đinh Mùi vận hỏa lực chưa đủ, rồng còn ở ẩn nơi hang sâu. Cho đến Bính Ngọ vận, thời gian hỏa có lực mạnh mẽ, mây gió hội tụ đầy đủ. Ất Tị vận mộc hỏa đẹp như nhau, vẫn theo chỗ tâm ý mong muốn. Giáp Thìn vận, Thương Quan kiến Quan, từ quan về vườn, vốn là thượng sách."

Lại có đoạn luận Mệnh Vi Thiên Lý viết:
““Tử Bình Chân Thuyên” nói: "Đắc tam bỉ kiên, bất như đắc nhất trường sinh lộc nhận"”

Như vậy mệnh họ Tưởng có Mậu trong tuất, mậu trong tỵ và và kỷ trong ngọ là có 3 tỉ kiên, thân vượng sao lại hỉ Hỏa (ấn) các bác giải thích cho em với

thachmoc
20-03-14, 11:27
Nên xem xét Ấn có tác dụng gì: sinh thân hay phối hợp chế Thương? Ngoài ra xem tương quan thế lực của thân, Ấn, Thương mạnh yếu như thế nào.

Nói "Thương quan bội Ấn" là theo quan điểm của cách cục.

Nemo
20-03-14, 13:27
Mong được mọi người giải thích đoạn dưới đây, luận là thân nhược có đúng không. Em xin cảm ơn.
-------------
Trích dẫn từ Thiên lý mệnh cảo, chương lục thần, mục Chính Quan.
+ Sinh Ấn: Thân nhược, Ấn cường, lại càng sợ gặp Chính Quan. Ấn nhiều thì thân ít, Mẫu đa Tử bệnh, sao lại kham thêm Chính Quan hại thân sinh Ấn. Ví như:



C.Quan
C.Ấn
Nhật chủ
C. Ấn


Quý Mão
Ất Mão
Bính Tý
Ất Mùi


Ất
Ất
Quý
Kỉ,Đinh,Ất


C.Ấn
C.Ấn
Quan
Thương,Kiếp,Ấn


Mộc dục
Mộc dục
Thai
Suy




Bính hỏa sinh ở mùa xuân, lại vừa gặp 4 mộc, Ấn nhiều mà vượng, tức không khỏi Mẫu đa Tử bệnh. Quý thủy Chính Quan khắc thân chắc chắn không phải mừng, nhưng mà kỳ sinh Ấn chẳng những trợ giúp gánh vác mà càng làm gia tăng gây ra tai vạ vậy.
-----------
Theo thông thường, thì nhật can Bính được lệnh, được sinh vượng mạnh, ít khắc tiết thì xác định là thân vượng.
Dựa trên đó, yếu tố Ấn quá nhiều sinh cho mà gây bệnh, thì mình mới lấy hỉ là:Kim, thổ. Và kỵ thần là: mộc, thủy.
Em xin cảm ơn.

Xác định thân cường nhược, bạn đọc lại chương Thân cường nhược (http://kimtubinh.net/showthread.php?387-TLMC-Ch%C6%B0%C6%A1ng-C%C6%B0%E1%BB%9Dng-Nh%C6%B0%E1%BB%A3c).
Cảm ơn anh, em đã đọc kỹ phần này rồi. Nếu luận theo phần này thì thân là vượng. Nhưng nếu lại nói về lý Mẫu đa Tử bệnh thì lại thành nhược. Rút cuộc, là luận nhược đúng hay vượng đúng.
Thanks.

galeria
20-03-14, 14:10
Thì câu
nhưng mà kỳ sinh Ấn chẳng những trợ giúp gánh vác mà càng làm gia tăng gây ra tai vạ vậy. là xác định vượng mà vượng quá mức thì dụng thần phải tìm cách chế ngự cái quá đáng, dụng Thổ Kim là phải. Nhưng mà Kim thiếu, Thổ suy, có thể hiểu là thân nhược vì không đủ sức lực chế ngự Ấn.
Không phải chỉ có 2 cực điểm là thân vượng hay nhược mà còn có quá nhược, quá vượng nữa, trường hợp thái quá thì bắt đầu xét tòng cách. Đừng chỉ nhắm vào xác định vượng hay nhược là hết, nên linh động một chút.

galeria
20-03-14, 14:15
Như vậy mệnh họ Tưởng có Mậu trong tuất, mậu trong tỵ và và kỷ trong ngọ là có 3 tỉ kiên, thân vượng sao lại hỉ Hỏa (ấn) các bác giải thích cho em với
mọi người cứ chăm chú vào vượng hay nhược, thiệt là sách ông Thiệu Vĩ Hoa đã ăn sâu bám rễ quá sức rồi...

thachmoc
20-03-14, 14:30
Rút cuộc thân vượng là đúng rồi. Tuy nhiên Nemo cần xem xét từng bước một, có phải ban đầu thân không quá vượng (sinh tháng Mão, có gốc tại Mùi nhưng tọa Tý thủy) sau do Ấn quá nhiều mà vượng hẳn lên không? Với Ấn đã cường như vậy lại thêm Chính Quan sinh tiếp cho Ấn không phải gây hại thì là gì?

sun-beam
20-03-14, 14:58
Cho em hỏi

"Chương Ứng Vận

Một số tứ trụ mẫu.



Mệnh của Tưởng Giới Thạch.




Kiêu
Thương
Nhật nguyên
Thương


Đinh Hợi
Canh Tuất
Kỷ Tị
Canh Ngọ


Nhâm,Giáp
Mậu,Tân,Đinh
Bính,Mậu,Canh
Đinh,Kỷ


Tài,Quan
Kiếp,Thực,Kiêu
Ấn,Kiếo,Thương
Kiêu,Tỉ


Thai
Dưỡng
Đế vượng
Lộc



Đại vận: Kỷ Dậu (9 tuổi)/Mậu Thân (19 tuổi)/Đinh Mùi (29 tuổi)/Bính Ngọ ( 39 tuổi)/Ất Tị (49 tuổi)/Giáp Thìn (59 tuổi)/Quý Mão ( 69 tuổi)
Canh kim Thương Quan, đã được tháng 9 dư khí, huống chi bao phủ song thấu Canh kim ở 2 bên nhật chủ, kỳ diệu là có hỏa Ấn chế Thương, trời sinh thân thể cường tráng.
《 Tam Mệnh Thông Hội 》 có ghi: "Kim thần nhập hỏa hương" . Nói đến lấy Thương Quan bội Ấn làm dụng, vận hỉ gặp Ấn, không nên tiếp tục gặp lại Thương Thực. Thời niên thiếu Thân Dậu, có cốt cách tinh thần sung mãn nhưng không được tự do phải than thở trong nhà tù. Đinh Mùi vận hỏa lực chưa đủ, rồng còn ở ẩn nơi hang sâu. Cho đến Bính Ngọ vận, thời gian hỏa có lực mạnh mẽ, mây gió hội tụ đầy đủ. Ất Tị vận mộc hỏa đẹp như nhau, vẫn theo chỗ tâm ý mong muốn. Giáp Thìn vận, Thương Quan kiến Quan, từ quan về vườn, vốn là thượng sách."

Lại có đoạn luận Mệnh Vi Thiên Lý viết:
““Tử Bình Chân Thuyên” nói: "Đắc tam bỉ kiên, bất như đắc nhất trường sinh lộc nhận"”

Như vậy mệnh họ Tưởng có Mậu trong tuất, mậu trong tỵ và và kỷ trong ngọ là có 3 tỉ kiên, thân vượng sao lại hỉ Hỏa (ấn) các bác giải thích cho em với

Ba Kiếp, ko phải Tỷ kiên. Tiên quyết phải so nhật can với nguyệt lệnh, coi CHI THÁNG có bản khí /trung khí/ dư khí hay không (tức có được Sinh / Lộc / Nhận hay không) thì mới nhận định là "đắc lệnh" hay gọi là VƯỢNG; sau mới so thêm Tỷ Kiếp / Ấn / Quan Sát / hình xung hại phá mới quyết được THÂN NHƯỢC / VƯỢNG. Cho nên sách nào cũng dặn đi dặn lại cần phân biệt rõ VƯỢNG SUY với CƯỜNG NHƯỢC.

Đã gọi là "bội Ấn", sách nhập môn ghi nhất định phải là THÂN NHƯỢC, nguyên do vì nhược lại còn bị Thương vượng tiết khí thái quá nên mới cần dụng Ấn chế Thương. Bài trên cụ Vi luận rõ ràng Thương Quan vượng, và muốn dụng được Thương Quan thì cần phải đeo Ấn để cả hai đều dùng được. Thương (tài năng) Ấn (uy quyền) tịnh dụng thì còn gì bằng.

sun-beam
20-03-14, 15:09
mọi người cứ chăm chú vào vượng hay nhược, thiệt là sách ông Thiệu Vĩ Hoa đã ăn sâu bám rễ quá sức rồi...

Đúng đó, ông Thiệu chẳng dạy chúng ta điều gì , tác giả Nguyễn Văn Mậu rõ ràng sai lầm lớn khi chọn dịch, xuất bản & du nhập "trường phái" Tử Bình (được nhà nước TQ lăng xê kiểu ca sĩ Ưng Hoàng Phúc) về để "hưng khởi" nền học thuật Tử Bình VN là một sai lầm lớn. Vì cái gì đầu tiên cũng ăn sâu vào tâm trí người đọc / người học ; sau muốn bỏ cũng rất khó bỏ.

Nhiều nhà mệnh lý học cho rằng vứt cách cục đi cũng xem được mệnh ; tuy nhiên tường tận cách cục sẽ tốt hơn, nhất là nhập môn và dùng để phân biệt "cao" và "thấp" (xem lại chương Luận cách cục cao thấp của TBCT bình chú có trong thư viện); nhưng học cách cục , đừng chăm chăm vào chính cách mà phải chú trọng vào BIẾN CÁCH , vì chính cách gặp rất ít , mà BIẾN CÁCH thì cực nhiều (ko tin các bạn sưu tầm lá số người thân quen coi tỷ lệ chính cách và biến cách như thế nào!).

Thông thạo BIẾN CÁCH thì sau đó học về TƯỢNG sẽ bổ sung cho nền tảng lý luận rất nhiều ; dần dần tích lũy thêm kinh nghiệm THỰC TẾ thì các bác thành cao thủ TB ko khó.

sun-beam
20-03-14, 15:26
Trích dẫn từ Thiên lý mệnh cảo, chương lục thần, mục Chính Quan.
+ Sinh Ấn: Thân nhược, Ấn cường, lại càng sợ gặp Chính Quan. Ấn nhiều thì thân ít, Mẫu đa Tử bệnh, sao lại kham thêm Chính Quan hại thân sinh Ấn. Ví như:



C.Quan
C.Ấn
Nhật chủ
C. Ấn


Quý Mão
Ất Mão
Bính Tý
Ất Mùi


Ất

Ất
Quý
Kỉ,Đinh,Ất


C.Ấn
C.Ấn
Quan
Thương,Kiếp,Ấn


Mộc dục
Mộc dục
Thai
Suy





Bính hỏa sinh ở mùa xuân, lại vừa gặp 4 mộc, Ấn nhiều mà vượng, tức không khỏi Mẫu đa Tử bệnh. Quý thủy Chính Quan khắc thân chắc chắn không phải mừng, nhưng mà kỳ sinh Ấn chẳng những trợ giúp gánh vác mà càng làm gia tăng gây ra tai vạ vậy.

Đọc bài của ông, rõ ràng ông Vi luận THÂN NHƯỢC, do BÍNH hỏa THẤT LỆNH, VÔ CĂN ; khi đã thất lệnh, vô căn thì rất sợ sinh , kiểu như bệnh nặng mà ko uống thuốc trị bệnh mà toàn uống thuốc bổ ; hỏa nại mộc sinh, mộc đa hỏa tắc (hỏa chịu mộc sinh nhưng mộc nhiều thì hỏa bị bịt nút, không cháy được) , điều này cũng tương tự như "thổ đa mai kim" (thổ nhiều chôn kim).

sun-beam
20-03-14, 15:33
Bài trên người dịch chưa chính xác lắm, cho nên chưa hiểu hết được câu ý của tác giả .

"Ấn nhiều thì thân ít" ít là dịch từ chữ Hán là "quả" tức mồ côi mẹ (tương tự như vậy Cô là mồ côi cha), mà Ấn tượng là mẹ, mẹ mà nhiều tức là mẹ mất sớm, trợ trọi một mình, thành thử Ấn là Kỵ , gặp thêm Quan (vốn sinh Ấn) khắc thân thì là đại kỵ.

Nemo
20-03-14, 16:14
Rút cuộc thân vượng là đúng rồi. Tuy nhiên Nemo cần xem xét từng bước một, có phải ban đầu thân không quá vượng (sinh tháng Mão, có gốc tại Mùi nhưng tọa Tý thủy) sau do Ấn quá nhiều mà vượng hẳn lên không? Với Ấn đã cường như vậy lại thêm Chính Quan sinh tiếp cho Ấn không phải gây hại thì là gì?
Cảm ơn anh. Đúng là ảnh hưởng TVH quá nhiều nên khó định hình khi đọc sách khác.
Ở phần này có thể nói là, xét về vượng nhược kiểu TVH thì đây là nhật can vượng, cần khắc.
Nhưng nhìn tổng thể phía nhật can, được sinh quá mạnh, có căn có gốc vượng. Lực khắc thân thì kém (Quan tinh lại sinh Ấn). Nên phải hiểu là người này coi là nhược, là mất căn bằng và vận trình trong cuộc đời sẽ có nhiều cái ko thuận lợi, ....

sun-beam
20-03-14, 16:19
Trích dẫn từ Thiên lý mệnh cảo, chương lục thần, mục Chính Quan.
+ Sinh Ấn: Thân nhược, Ấn cường, lại càng sợ gặp Chính Quan. Ấn nhiều thì thân ít, Mẫu đa Tử bệnh, sao lại kham thêm Chính Quan hại thân sinh Ấn. Ví như:



C.Quan
C.Ấn
Nhật chủ
C. Ấn


Quý Mão
Ất Mão
Bính Tý
Ất Mùi


Ất
Ất
Quý
Kỉ,Đinh,Ất


C.Ấn
C.Ấn
Quan
Thương,Kiếp,Ấn


Mộc dục
Mộc dục
Thai
Suy





Bính hỏa sinh ở mùa xuân, lại vừa gặp 4 mộc, Ấn nhiều mà vượng, tức không khỏi Mẫu đa Tử bệnh. Quý thủy Chính Quan khắc thân chắc chắn không phải mừng, nhưng mà kỳ sinh Ấn chẳng những trợ giúp gánh vác mà càng làm gia tăng gây ra tai vạ vậy.

Bài trên người dịch chưa chính xác lắm, dịch lại như sau :



+ Sinh Ấn:

Thân nhược, Ấn cường lại càng sợ gặp Chính Quan. Ấn nhiều thì thân côi cút, Mẫu đa Tử bệnh, sao có thể kham thêm Chính Quan trói thân sinh Ấn.

Ví như:

Quý Mão / Ất Mão / Bính Tý / Ất Mùi

Bính hỏa sinh vào mùa xuân, lại thấy bốn mộc, Ấn nhiều và vượng, tức không tránh khỏi Mẫu đa Tử bệnh. Quý thủy Chính Quan khắc thân VỐN không mừng, mà việc [QUÝ] sinh Ấn GIỐNG NHƯ NỐI GIÁO CHO GIẶC, càng ĐÁNG GHÉT thêm.

thiensa1
20-03-14, 16:35
Vâng em vừa đọc 1 bài của Hoàng Đại Lục trong KTB, cũng luận thân vượng nhưng dùng ấn
"Mệnh Tưởng Giới Thạch: Đinh Hợi/ Canh Tuất/ Kỷ Tị/ Canh Ngọ.

Nếu như tháng Tuất là táo thổ không thể sinh kim, như vậy mệnh này sẽ là hỏa đa hỏa vượng, cần phải lấy Thực Thương thổ tú luận. Mệnh chủ thì kị đến hỏa vận. Nhưng mà, mệnh chủ chính là ở vận Bính Ngọ năm Bính Dần, Đinh Mão trong một lúc lưu niên vượng hỏa, thăng vinh đảm nhận Tổng Tư lệnh quân Bắc phạt, Chủ tịch chính phủ Quốc Dân, quét sạch các lộ quân phiệt, hoàn thành thống nhất đại nghiệp. Còn ở Thìn vận, các năm Mậu Tý, Kỷ Sửu là tuế vận hối hỏa bị Trung Cộng đánh thảm bại thoái lui, lưu lạc côn đảo. Rất là rõ ràng, mệnh này mặc dù thấy chữ hỏa nhiều, thực ra thì bởi vì tháng Tuất thổ kim đều vượng, Thương quan quá nặng, cần phối Ấn để chế Thương quan, cách thành Thương quan phối Ấn cách, mà không phải Thổ tú cách vậy."
P/S:Do xem trọng cách cục hay do các cụ cố lờ Kim thần cách của họ Tưởng nhể

thachmoc
20-03-14, 16:51
P/S:Do xem trọng cách cục hay do các cụ cố lờ Kim thần cách của họ Tưởng nhể

Thì Kim thần cũng là một cách cục đấy thôi. Xưa các cụ lấy Kim thần chỉ có 3 giờ: Quý Dậu, Kỷ Tị, Ất Sửu, thời hiện đại thêm tiếp vào 3 ngày này. Việc gán ghép cho ông Tưởng cách Kim thần cũng là khiên cưỡng. Dù sao Kim thần cách muốn thành cũng phải phối hợp với các điều kiện thỏa đáng không khác gì Thương quan phối Ấn ở trên. Tóm lại có nhiều cách diễn đạt để đi đến cùng một chân lý.

Hjmama
21-03-14, 15:23
Vâng em vừa đọc 1 bài của Hoàng Đại Lục trong KTB, cũng luận thân vượng nhưng dùng ấn
"Mệnh Tưởng Giới Thạch: Đinh Hợi/ Canh Tuất/ Kỷ Tị/ Canh Ngọ.

Nếu như tháng Tuất là táo thổ không thể sinh kim, như vậy mệnh này sẽ là hỏa đa hỏa vượng, cần phải lấy Thực Thương thổ tú luận. Mệnh chủ thì kị đến hỏa vận. Nhưng mà, mệnh chủ chính là ở vận Bính Ngọ năm Bính Dần, Đinh Mão trong một lúc lưu niên vượng hỏa, thăng vinh đảm nhận Tổng Tư lệnh quân Bắc phạt, Chủ tịch chính phủ Quốc Dân, quét sạch các lộ quân phiệt, hoàn thành thống nhất đại nghiệp. Còn ở Thìn vận, các năm Mậu Tý, Kỷ Sửu là tuế vận hối hỏa bị Trung Cộng đánh thảm bại thoái lui, lưu lạc côn đảo. Rất là rõ ràng, mệnh này mặc dù thấy chữ hỏa nhiều, thực ra thì bởi vì tháng Tuất thổ kim đều vượng, Thương quan quá nặng, cần phối Ấn để chế Thương quan, cách thành Thương quan phối Ấn cách, mà không phải Thổ tú cách vậy."
P/S:Do xem trọng cách cục hay do các cụ cố lờ Kim thần cách của họ Tưởng nhể
Cách cục Thương quan phối ấn (xưa nay giới mệnh lý thường cho là như vậy) hay là Ấn khứ thương quan đây? Trước nhìn vậy sao giờ nhìn thấy không phải vậy. Không biết cái nhìn của mình có đúng không?

menhly
21-03-14, 16:21
"Mệnh Tưởng Giới Thạch: Đinh Hợi/ Canh Tuất/ Kỷ Tị/ Canh Ngọ.
...
P/S:Do xem trọng cách cục hay do các cụ cố lờ Kim thần cách của họ Tưởng nhể

Ai dám đảm bảo mệnh này của TGT ? vậy nên chỉ nên bàn theo ý người đưa ra thôi.

menhly
21-03-14, 16:23
Cách cục Thương quan phối ấn (xưa nay giới mệnh lý thường cho là như vậy) hay là Ấn khứ thương quan đây? Trước nhìn vậy sao giờ nhìn thấy không phải vậy. Không biết cái nhìn của mình có đúng không?

Thương quan phối Ấn thì cách cục này thấp, nếu đúng mệnh biết đâu phát lại ở yếu tố khác chăng !?

kimcuong
22-03-14, 11:34
Tôi cũng nghĩ Tưởng Giới Thạch thuộc cách Thương Quan phối Ấn là hợp lý, nhưng nói là Ấn phối Thương cũng được, vì tháng Tuất chỉ có Mậu, Tân và Đinh.

Tháng Tuất tọa KV, nhưng cái hay là Kim và Hỏa lộ ra rõ ràng nên thoát KV. Còn Hợi trụ năm cũng bị KV, nên Nhâm Tài và Giáp Quan kể như không tính. Tứ trụ này có thật phải gọi là chuyển biến đặc biệt, vì chỉ còn 2 khí Hỏa Kim, thân vượng, nên dụng được những lợi ích này mà làm nên tính cách riêng của mình và tạo được sự nghiệp lớn.

Nemo
10-04-14, 17:56
Nhờ các anh chị giải thích rõ hơn phần dưới đây. Em xin cảm ơn.
Chương Nhân Nguyên, mục Phá hư tinh hoa của Thiên can, địa chi.
Xét Ví dụ:
---Quan -----------Tỉ -------------nn------------------ Thực
--Ất Mùi------- Mậu Dần --------- Mậu Thìn --------- Canh Thân
Kỷ Ất Đinh --- Giáp Bính Mậu ---- Mậu Quý Ất ----- Canh Nhâm Mậu

Mậu thổ quá nặng ( trọng), đương tiết tú khí tại Canh Thân nhị kim, sao không thể là quá đẹp;
thế nhưng, ở trong Dần lại tàng chứa Bính hỏa, đã có thể khắc khứ can giờ là Canh kim. Mà chi giờ là Thân bên trong có chứa Canh kim, cũng phá vỡ Dần trong tàng chứa Bính hỏa xung khứ, sao không phải là tinh hoa đã bị phá hỏng hết ư.

Xin được hỏi ý nghĩa đoạn dịch này.
Vì : Bính hỏa chỉ tàng ko thấu, sao khắc được Canh kim (vừa thấu vừa thông gốc tự vượng). Hơn nữa, chi giờ Thân cách xa lệnh tháng thì sao khắc nhau được?
Em xin cảm ơn.

chung
10-04-14, 18:29
Nhờ các anh chị giải thích rõ hơn phần dưới đây. Em xin cảm ơn.
Chương Nhân Nguyên, mục Phá hư tinh hoa của Thiên can, địa chi.
Xét Ví dụ:
---Quan -----------Tỉ -------------nn------------------ Thực
--Ất Mùi------- Mậu Dần --------- Mậu Thìn --------- Canh Thân
Kỷ Ất Đinh --- Giáp Bính Mậu ---- Mậu Quý Ất ----- Canh Nhâm Mậu

Mậu thổ quá nặng ( trọng), đương tiết tú khí tại Canh Thân nhị kim, sao không thể là quá đẹp;
thế nhưng, ở trong Dần lại tàng chứa Bính hỏa, đã có thể khắc khứ can giờ là Canh kim. Mà chi giờ là Thân bên trong có chứa Canh kim, cũng phá vỡ Dần trong tàng chứa Bính hỏa xung khứ, sao không phải là tinh hoa đã bị phá hỏng hết ư.

Xin được hỏi ý nghĩa đoạn dịch này.
Vì : Bính hỏa chỉ tàng ko thấu, sao khắc được Canh kim (vừa thấu vừa thông gốc tự vượng). Hơn nữa, chi giờ Thân cách xa lệnh tháng thì sao khắc nhau được?
Em xin cảm ơn.

Hi Nemo,

Lệnh tháng là dần. Mộc vượng, hỏa tướng. Ở đây, tác giả muốn đề cập dần thân xung cách trụ. Hỏa, kim đều có lực nên lực xung ảnh hưởng nhiều tới tứ trụ.

Nhật chủ là mậu thổ, toàn trụ là thổ. Nhật chủ vượng, cần kim -thực thương tiết khí. Trong khi đó ất quan tinh tại trụ năm đắc căn nên lực khắc chế nhật chủ mạnh. Quan tinh ở trường hợp này có thể xem là sát để luận. Do đó lấy canh- thực chế sát là tốt nhất. Vì dần thân xung, gốc của thực bị phá, canh-thực không đủ lực chế sát nên nói tinh hoa bị phá là vì vậy.

Nemo
17-04-14, 11:10
Em cảm ơn anh Chung nhiều. Lời phân tích rất sâu sắc.
Ở ví dụ này, nếu Thiên can ko thấu Kim (Canh Tân),thì ta coi là lực của Thân kim ko còn mạnh nữa. Thì Dần Thân cách ngôi, ta sẽ ko xét là xung nữa đúng ko anh.
Em cảm ơn anh nhiều.

chung
18-04-14, 20:31
Em cảm ơn anh Chung nhiều. Lời phân tích rất sâu sắc.
Ở ví dụ này, nếu Thiên can ko thấu Kim (Canh Tân),thì ta coi là lực của Thân kim ko còn mạnh nữa. Thì Dần Thân cách ngôi, ta sẽ ko xét là xung nữa đúng ko anh.
Em cảm ơn anh nhiều.

Hi Nemo,

Trong tử bình, lấy Can làm ngọn, Chi làm gốc. Vì thế khi luận trụ người ta thường phân tích rõ Hình-Xung-Hội-Hợp của Địa Chi là vì vậy.

Nếu không thấu Tân, Canh thì khi đó chúng ta không nhìn thấy ưu hay nhược điểm của Thân. Chứ không nói là Thân mất lực. Vì Thân vẫn là Thân, nó là gốc rễ của Canh và Tân. Dần Thân vẫn xét xung như thường lệ.

Ghi chú: Đôi khi một số tác giả bỏ qua việc xét Xung cách trụ như trụ năm và trụ giờ, trụ năm - trụ ngày hay trụ tháng - trụ giờ. Tại sao làm điều này ?

1. Căn bản chúng ta cần quan tâm đến lệnh tháng. Vì chúng ta biết lệnh tháng rất quan trọng, dù lực xung yếu thì vẫn ảnh hưởng rất lớn đến cách cục. Nên thận trọng khi phân tích Xung cách trụ với lệnh tháng.

2. Xung cách trụ vẫn được xét trong bất kì trường hợp. Chúng ta nên dựa vào lệnh tháng để xét lực xung mạnh hay yếu như thế nào?

3. Ở trình độ sơ cấp, có thể bỏ qua xung cách trụ khi luận. Nhưng sau này cần quan tâm đến nó khi ở trình độ cao hơn.