View Full Version : Tòng cách: tòng cường / tòng vượng / tòng sát...
Topic này thảo luận mọi thứ về Tòng Cách.
Như: tòng cường, tòng vượng, tòng sát, tòng nhi, .... các điều kiện thành cách, phá cách.
Phương pháp lấy dụng thần khi gặp Tòng Cách (vì tôi đọc nhiều tài liệu, thấy rằng ko phải lúc nào cũng lấy dụng thần là hành đang Tòng theo, thậm chí, tuy là tòng, mà phải lấy hành tiết hóa bớt).
--
Lý thuyết: (trích từ sách Tử Bình nhập môn)
* đặc điểm: Ấn suy (vô căn) hoặc khuyết hẳn Ấn tinh
TÙNG TÀI CÁCH
Ngày sinh CAN yếu đuối, 4 ĐỊA-CHI cũng ở TỬ, TUYỆT MỘ ĐỊA lại sinh nhầm tháng TÀI ĐỊA, THIÊN-CAN ĐỊA-CHI lại sinh TÀI ngày NHẬT-CHỦ không có thần nào giúp đở, nên theo TÀI mà đi, ấy là TÙNG-TÀI CÁCH.
Dụng thần: Nên lấy TÀI-TINH làm DỤNG-THẦN, kỵ TỶ, KIẾP và ẤN, nên có THỰC, THƯƠNG sinh TÀI-TINH càng tốt, gặp QUAN, SÁT cũng không ngại.
Thí dụ:
1/ sinh 13.9.1970
T.tài.............ấn........................... .thương quan
CANH TUẤT - ẤT DẬU - BÍNH THÂN - KỶ SỬU (mệnh Quí Mùi)
Ngày sinh CAN BÍNH (HỎA), sinh tháng DẬU (TỬ ĐỊA). DẬU là CHÁNH-TÀI của BÍNH (HỎA), ĐỊA-CHI toàn là THÂN, DẬU, TUẤT Tây-Phương TÀI-CỤC, THIÊN-CAN ẤT (MỘC) bị CANH (KIM) ở hàng CAN hợp HÓA-KIM, lại có KỶ (THỔ) sinh, KIM, NHẬT-NGUYÊN không có HỎA và MỘC giúp sức, nên HỎA tùng KIM, sẽ thành TÙNG-TÀI CÁCH.
2/ sinh 13.9.1848
thương........t.tài.........................c.t ài
MẬU THÂN - TÂN DẬU - ĐINH TỴ - TÂN SỬU (mệnh Kỉ Mùi)
Ngày sinh CAN ĐINH (HỎA) sinh vào tháng DẬU, DẬU là PHIẾN-TÀI (thiên tài) của ĐINH. ĐỊA-CHI toàn là TỴ, DẬU, SỬU Tây-Phương. THIÊN CAN có MẬU sinh TÂN, NHẬT-CHỦ không có hành MỘC giúp đỡ (khuyết Mộc Ấn tinh), cũng được gọi là TÙNG-TÀI CÁCH.
TÙNG SÁT CÁCH
Ngày sinh CAN suy-nhược, QUAN, SÁT nhiều mà lại vượng-thịnh, không có ẤN sinh NHẬT-CHỦ, bị SÁT khắc quá mạnh cũng như 1 người yếu-đuối ở trong đám cướp, phải theo đàn cướp mà đi, nên gọi là TÙNG-SÁT CÁCH.
Dụng thần: Nên lấy SÁT làm DỤNG-THẦN, kỵ ẤN và TỶ, KIẾP, nếu có TÀI sinh SÁT càng tốt, rất kỵ THỰC, THƯƠNG kháng SÁT.
Thí dụ : sinh 19.9.1898
c.tài............sát.........................t
MẬU TUẤT - TÂN DẬU - ẤT DẬU - ẤT DẬU
Ngày sinh ẤT (MỘ tại Tuất) mà sinh vào tháng DẬU (TUYỆT-ĐỊA), các ĐỊA-CHI khác cũng ở trong MỘ, TUYỆT, yếu đuối thái-quá, KIM-vượng, vô-chế, THẤT-SÁT DẬU (KIM) đắc thời, ẤT (MỘC) thế cô (khuyết Thủy Ấn tinh), nên theo SÁT mà đi, đó là TÙNG-SÁT CÁCH.
TÙNG NHI CÁCH
Ngày sinh CAN yếu-đuối, không có ẤN sinh, THƯƠNG-QUAN, THỰC-THẦN vượng-thịnh, hoặc THIÊN-CAN cũng có nhiều THỰC, THƯƠNG. ĐỊA-CHI hội-hợp thành CỤC, NHẬT-CHỦ bị XÍCH (bị tiết khí) thái-quá, nên theo đó mà đi. THỰC, THƯƠNG là con của NHẬT-NGUYÊN, nên gọi là TÙNG-NHI CÁCH.
Dụng thần: Nên lấy THỰC, THƯƠNG làm DỤNG-THẦN, có TÀI-TINH càng tốt đẹp, có TỶ, KIẾP cũng được, vì TỶ, KIẾP sinh THỰC, THƯƠNG. Kỵ gặp QUAN, SÁT vì QUAN, SÁT với THỰC, THƯƠNG là địch, hai hành này hại nhau. Tối kỵ là ẤN, vì ẤN khắc chế THỰC, THƯƠNG, phá-cục.
Thí dụ: sinh 23.2.1987
t.tài............kiếp.......................... ....c.tài
ĐINH MÃO - NHÂM DẨN - QUÝ MÃO - BÍNH THÌN (mệnh Tân Hợi)
Ngày sinh QUÝ (THỦY), mà sinh vào tháng DẦN, MỘC khí đương thịnh, ĐỊA-CHI toàn là DẦN, MÃO, THÌN Đông-Phương, 4 hàng không có KIM khắc MỘC và sinh THỦY (khuyết Kim Ấn tinh), NHẬT-CHỦ QUÝ (THỦY) sinh MỘC bị MỘC rút hết nước và sẽ trở thành khô-cạn. Nên theo Hành-Mộc mà đi ấy gọi là TÙNG-NHI CÁCH.
* đặc điểm: Ấn vượng, Tỉ Kiếp vượng
TÙNG VƯỢNG CÁCH
4 hàng toàn là TỶ, KIẾP lại thêm ẤN sinh TỶ, KIẾP không có QUAN, SÁT chế TỶ, KIẾP, vượng thịnh thái quá, nên theo Vượng Thần mà đi, ấy gọi là TÙNG-VƯỢNG CÁCH.
Dụng thần: Nên lấy TỶ, KIẾP làm DỤNG-THẦN, rất kỵ những hành TÀI, QUAN THỰC, THƯƠNG nếu gặp phải 1 trong các hành trên, thì tai-họa sẽ xảy ra lập-tức.
Thí dụ : sinh 12.3.1963
ấn.............kiếp.........................ki ếp
QUÝ MÃO - ẤT MÃO - GIÁP DẦN - ẤT HỢI (mệnh Ất Mão)
Ngày sinh CAN GIÁP (MỘC) sinh tháng MÃO NHẬN-ĐỊA vượng-thịnh, LỘC tại DẦN, sinh tại HỢI (Giáp trường sinh tại Hợi), CAN có ẤT (KIẾP), QUÝ (ẤN) cho nên quá vượng, 4 hàng không gặp TÀI, QUAN, THỰC, THƯƠNG (khuyết hẳn Kim Quan Sát), nên theo vượng Mộc mà đi, ấy là TÙNG-VƯỢNG CÁCH.
TÙNG CƯỜNG CÁCH
4 hàng ẤN nhiều mà TỶ, KIẾP cũng nhiều, NHẬT-CHỦ cũng không yếu-nhược, lại không có TÀI, QUAN, THỰC, THƯƠNG, nên thuận theo luồng Vượng-khí mà đi nên gọi là TÙNG-CƯỜNG CÁCH.
Thí dụ: sinh 3.4.1972
t.ấn..........c.ấn.........................t
NHÂM TÝ - QUÝ MÃO - GIÁP TÝ - GIÁP TÝ (mệnh Nhâm Dần)
GIÁP (MỘC) sinh tháng MÃO NHẬN-ĐỊA, các THIÊN-CAN NHÂM QUÝ (ẤN) sinh GIÁP, lại có TỶ (GIÁP) giúp sức, không có TÀI, QUAN, THỰC, THƯƠNG, nên theo THỦY, MỘC mà đi, ấy là TÙNG-CƯỜNG CÁCH.
(thí dụ này tứ trụ quá đặc biệt, vì chỉ có 2 hành Thủy Mộc)
Xem Tòng cách như thế nào:
1. Đọc sách, nhất là cổ thư, đều thấy rằng mệnh Tòng cách đều có thành tựu để đời, thực ra không phải vậy, các mệnh danh nhân thuộc Tòng Cách mà cổ thư đã ghi nhận đều có một dụng thần tốt, hoặc có dụng thần điều hậu,... Nếu dụng thần vô lực hoặc không thấy dụng thần điều hậu thì chỉ là mệnh bình thường. Cho nên đừng thấy mệnh Tòng Cách liền cho rằng quý cách, cho rằng có thành tựu là sai lầm lớn.
[Lưu Kim Tài - Bát tự tạo hóa chân tích]
2. Bản chất của Tòng cách là nhật chủ không có chổ dựa phải tòng theo thế, thì Tòng chính là cách lớn càng tốt, càng thuần càng hay, chứ không phải nhật chủ càng suy càng tốt. Khi nào luận Tòng, khi nào luận theo Thân nhược, thật khó phân biệt. Tôi có kinh nghiệm như sau:
- Nhật chủ vô căn , vô sinh phù thì tòng;
- Nhật chủ hữu căn, nhưng căn bị xung hỏng thì tòng;
- Nhật chủ vô căn nhưng có Ấn, song Ấn lại vô căn thì tòng.
Dấu hiệu nào cho biết căn (gốc) bị hỏng ? Gốc bị địa chi mạnh, hữu lực bên cạnh xung mất hoặc căn vì hội, hợp cục mà chuyển hóa, mất đi nguyên tính. Vả lại gốc ở gần khác biệt nhiều, gốc đóng tại niên chi xa nhất, nguyệt chi hơi gần, nhật chi gần nhất, thời chi thì vừa vừa. Gốc ở xa thì nhật chủ không có chổ nương tựa, thường phải tòng.
Cách xem tòng cách có hai cái sai lầm lớn. Một là, tòng nhược cách, tức cho rằng nhật chủ càng nhược càng tốt , không quan tâm nhật chủ tòng gì; cái khác là tòng cách hoàn nguyên, cho rằng rất dễ hoàn nguyên, đây là cách lập luận sai lầm, bẻ cong lý lẽ cái gọi là cách cục chuyển hóa chưa từng tồn tại trong bát tự.
[Hác Kim Dương khẩu quyết]
3. Tòng cách: nhật nguyên thất lệnh, tức nguyệt chi ko phải là ấn tinh tỷ kiếp, trongbát tự cũng ko có Tỷ Kiếp hay Ấn tinh trợ nhật nguyên. Giả sử có đi nữa thì lại bị khắc chế, mà còn khắc theo kiểu dươg khắc dương, âm khắc âm (nếu âm khắc dương hoặc dương khắc âm thì chưa tận khí, không luận tòng cách, cần luận dụng thần vô lực, cũng chẳng phải giả tòng, dường như mệnh cách loại này rất kém) thì mới tính là Tòng cách; còn giả như trong bát tự có hai sinh trợ tinh, bất kể là Ấn hay là Tỉ kiếp, mặc kệ có hay không việc bị kiềm chế, khắc trụ thì xem theo Chính cách với dụng thần vô lực.
[Tư Oách cư sĩ - Bát tự tiết thiên cơ]
4. Bất kể Tòng gì đi nữa thì trong thực tế là cách cục Khí mệnh tòng thế (bỏ mệnh theo thế), tức thuận theo thần cường vượng trong bát tự. Người có cách này tính tình khôn khéo tài giỏi, dễ thích ứng trào lưu, giỏi nắm bắt cơ hội, có năng lực xử lý tình huống phức tạp, cũng như dễ dàng được quý nhân hay thủ trưởng đề bạt, lên như diều gặp gió. Về phương diện khác, nhật chủ cực nhược, đa số thường không yên, như một cây 1 lá, 1 mình một thuyền, người quỷ quyệt trong ba đào hung dữ, nước trôi thì bèo trôi, bên ngoài thì gượng cười vui vẻ, nhưng nội tâm có uẩn khuất khó nói. Tuy dễ bề phú quý nhưng phúc phận khó đầy đủ, phải khiếm khuyết phương diện nào đó như lục thân, sức khỏe, tuổi thọ, v.v...
Cách cục là Chân Tòng phần lớn sinh ra trong nhà phú quý, nếu hành vận thuận lợi thì mệnh chủ lên rất nhanh, thăng quan tiến chức, cho dù gặp vận không thuận lợi, miễn là không quá cường vượng thì cũng không có gì nguy hiểm.
Khi Tòng không thực thì cách cục dễ biến hóa khi gặp Tuế Vận.
Cách cục Giả Tòng thì không thuần, đang tòng thì bị một hành, thần khắc/ hao/ tiết, phần lớn mệnh chủ sinh trong gia đình bình thường. Tuy giả tòng như khi đi đến vận Chân Tòng, ngũ hành vận sinh phù vượng thần, mệnh chủ cũng có thể phát phú phát quý. Tiếc là vận phát thường ngắn ngủi, khi gặp vận trình phá hoại, mệnh chủ nhiều khả năng xuống dốc không phanh, tai nạn bệnh tật, hoặc trở về mặt đất (địa vị cũ). Giả Tòng tuy là cách cục phổ thông dễ dàng phát phú phát quý nhưng cũng nhiều người cũng gặp khó khăn, phiêu lưu mạo hiểm.
Thường Tòng Vượng cách thành công thì hỷ hành vận trợ vượng thần, kị kiến vận trình hao tiết vượng thần.
[Trích từ Chu Tổ Hạ - Mệnh lý ứng dụng tinh giải]
Tài
Thương
Thương
CANH
MẬU
ĐINH
MẬU
Thìn
DẦN
Hợi
Thân
Đinh hỏa sinh tháng giêng, Tài tinh và Thương quan thiên vượng, nhìn như cần chọn hỏa làm dụng thần, thực tế do hợi thủy hợp dần, dập tắt hỏa trong dần, mà còn thấp mộc không thể nào sinh hỏa, nhật chủ cực suy không chổ dựa, nhật chủ tất phải Tòng, hoặc Tòng Thương Quan, hoặc là Tòng Quan tinh, do hợi dần tương hợp nên hợi thủy cũng bị hợp mất nên không thể Tòng Quan. Nhật chủ nắm quyền sống sẽ bỏ mệnh để tòng? Tòng hay không tòng phải coi ý hướng (nguyện vọng) của nhật chủ, nguyệt lệnh vốn sinh nhật chủ đã bị hủy, trong tứ trụ đầy khắc tiết, đương nhiên khiến phải tòng, dĩ nhiên âm nhật can cũng là nguyên nhân chủ yếu khiến tòng, "Ngũ dương tòng khí bất tòng thế, ngũ âm tòng thế vô tình nghĩa". Âm nhật chủ nhược, gặp thế cường vượng bên ngoài sẽ tòng mà chẳng quan tâm đến Ấn thụ sinh thân.
Cách xem tòng cách có hai cái sai lầm lớn. Một là, tòng nhược cách, tức cho rằng nhật chủ càng nhược càng tốt , không quan tâm nhật chủ tòng gì; cái khác là tòng cách hoàn nguyên, cho rằng rất dễ hoàn nguyên, đây là cách lập luận sai lầm, bẻ cong lý lẽ cái gọi là cách cục chuyển hóa chưa từng tồn tại trong bát tự.
[Hác Kim Dương khẩu quyết]
Đồng ý với tác giả ở quan điểm này.
Tòng mang nghĩa tuân theo, do độc hành làm chủ chi phối toàn trụ. Nếu nhật chủ quá suy nhược xét về mặt tâm tính cá nhân sẽ không có khả năng tự chủ, bị chi phối bởi yếu tố khác như bù nhìn. Xét về cân bằng vượng nhược thì trụ không còn khả năng thăng bằng nữa dù có bổ cứu bằng cách nào (như khuyết hành).
Tòng cách hoàn nguyên theo em hiểu là chân tòng thì luận tốt nhưng ở đây tác giả nhấn mạnh không dễ dàng. Vì chúng ta chỉ xem toàn cục chưa xét hành đại vận có thuận lợi cho tòng không ? Ở trường hợp này còn xuất hiện kiêm cách do đó nếu xét kĩ vẫn là giả tòng.
Tòng là theo, vì nhược mà theo, vì cường vượng cũng theo, ý chính là Thân không tự kiểm soát lại các lực chung quanh. Như Tòng Tài, Tòng Sát, Tòng Nhi là vì thân nhược nên tòng; Tòng Cường, Tòng Vượng là thân vượng, ấn vượng nên tòng theo vượng khí.
Căn bản là vậy, đó là xét bản thể tứ trụ. Công dụng của cách Tòng thì lại tòng theo đại vận, nghĩa là hoàn toàn sống nhờ ở đại vận. Điểm này có khác với Cách không tòng, bởi vì đã phải tòng thuận, tất không thể phản tòng; nếu nghịch lại thì muôn sự hung ác. Vì sự mâu thuẫn quá lớn, mà đầu tiên là xuất phát từ tâm trí của ta, giống như 1 sự tranh đấu hơn thua vô vọng, biết trước là thua nhưng vẫn làm.
Thí dụ:
1/
CANH TUẤT
ẤT DẬU
BÍNH THÂN
KỶ SỮU
Ngày sinh CAN BÍNH (HỎA), sinh tháng DẬU (TỬ ĐỊA). DẬU là CHÁNH-TÀI của BÍNH (HỎA), ĐỊA-CHI toàn là THÂN, DẬU, TUẤT Tây-Phương TÀI-CỤC, THIÊN-CAN ẤT (MỘC) bị CANH (KIM) ở hàng CAN hợp HÓA-KIM, lại có KỶ (THỔ) sinh, KIM, NHẬT-NGUYÊN không có HỎA và MỘC giúp sức, nên HỎA tùng KIM, sẽ thành TÙNG-TÀI CÁCH.
2/
MẬU THÂN
TÂN DẬU
ĐINH TỴ
TÂN SỮU
Ngày sinh CAN ĐINH (HỎA) sinh vào tháng DẬU, DẬU là PHIẾN-TÀI của ĐINNH. ĐỊA-CHI toàn là TỴ, DẬU, SỮU Tâyn-Phương. THIÊN CAN có MẬU sinh TÂN, NHẬT-CHỦ không có hành MỘC giúp đở, cũng được gọi là TÙNG-TÀI CÁCH.
2 thí dụ ở Tòng Tài cách cho thấy điều vừa nói. Thí dụ thứ nhất có đại vận Mậu Tí, Kỉ Sửu, nhất là Kỉ Sửu toàn Thương sinh Tài, nên cực tốt. Thí dụ thứ hai thì cực xấu, vì đại vận Quí Hợi, Giáp Tí, Ất Sửu là vận thủy Quan Sát sinh Ấn, đấy là kị vận, cưỡng lại Tòng Tài cách. Vậy nếu nói Quan Sát không tốt không xấu trong Tòng Tài cách là chưa đủ. Bởi vì Quan Sát có thể sinh Ấn mà phản cách. Tâm tính phân vân, lưỡng lự, không thông đạt ở cả học vấn và kiếm tiền đều khó khăn thể hiện ở những cách Tòng Tài mà vận phản cục là như vậy.
Cơ bản của 2 thí dụ này cũng cho thấy rõ nguyên nhân chính là "tài đa thân nhược", không có gì lạ. Nhận xét thêm là "Tòng" bởi vì địa chi tam hội, tam hợp quá rõ ràng. Nếu hàng địa chi có khắc Tài, hình Tài, phá Tài thì nhất định không thể Tòng, hoặc Giả Tòng.
Tài
Thương
Thương
CANH
MẬU
ĐINH
MẬU
Thìn
DẦN
Hợi
Thân
Đinh hỏa sinh tháng giêng, Tài tinh và Thuơgn quan thiên vượng, nhìn như cần chọn hỏa làm dụng thần, thực tế do hợi thủy hợp dần, dập tắt hỏa trong dần, mà còn thấp mộc không thể nào sinh hỏa, nhật chủ cực suy không chổ dựa, nhật chủ tất phải Tòng, hoặc Tòng Thương Quan, hoặc là Tòng Quan tinh, do hợi dần tương hợp nên hợi thủy cũng bị hợp mất nên không thể Tòng Quan. Nhật chủ nắm quyền sống sẽ bỏ mệnh để tòng? Tòng hay không tòng phải coi ý hướng (nguyện vọng) của nhật chủ, nguyệt lệnh vốn sinh nhật chủ đã bị hủy, trong tứ trụ đầy khắc tiết, đương nhiên khiến phải tòng, dĩ nhiên âm nhật can cũng là nguyên nhân chủ yếu khiến tòng, "Ngũ dương tòng khí bất tòng thế, ngũ âm tòng thế vô tình nghĩa". Âm nhật chủ nhược, gặp thế cường vượng bên ngoài sẽ tòng mà chẳng quan tâm đến Ấn thụ sinh thân.
Thí dụ này thì có thể nói là "phi bần tắc yểu", bởi vì thân thế nhược, Thương và Tài mặc sức tung hoành, đúng là có Ấn mà cũng như không. Quả là Tòng theo không phải là dễ. Nhưng Chân tòng, Thuần tòng và cả đại vận cũng thuận tòng thì cực kỳ hiếm có. Chúng ta ở đời thường toàn gặp Giả Tòng là nhiều, hoặc Tòng bất thuần.
5. Chân tòng và Giả tòng
- Chuyên vượng cách bao gồm Chân chuyên vượng cách và Giả chuyên vượng cách, tòng cách cũng được tính đối với trường hợp mà mệnh cục ngoài nhật chủ ra còn có một phe cánh của mình (can/chi là Ấn tinh hoặc Tỷ Kiếp). Quy luật cơ bản là:
+ Thiên can chỉ thấy MỘT phe đảng của mình nhưng lại hư phù.
+ Địa chi chỉ thấy MỘT phe đảng (chủ khí) nhưng không thấu.
+ Nguyệt lệnh đề cương (chủ khí) tuyệt đối không thể là phe đảng của nhật chủ, nếu bị giáp bên khắc, có thể trở thành Giả Tòng Thế cách.
+ Ngoài ra còn có, như mệnh cục xuất hiện HAI can/chi phe đảng, trong đó một lại bị hợp hóa thành dị đảng (tức chỉ phe cách khác), v.v....
6. Chuẩn tắc phân định Tòng Tài cách
- Tiêu chuẩn cao nhất của Tòng Tài cách, đương nhiên là ngoài Nhật chủ, mệnh cục tất cả đều là Tài, nhưng trường hợp này rất ít thấy.
- Tiếp nữa là trừ Nhật chủ, chủ khí can chi khác đều là dị đảng nhưng lấy Tài làm chủ, tức Tài tinh nắm lệnh thấu can và không bị khắc. Nếu nguyệt chi không phải Tài tinh, nhưng cùng các chi bên cạnh hợp hóa thành Tài, hội thành Tài cục thì cũng được.
- Nếu Tài tinh nắm lệnh thấu can, còn mệnh cục xuất hiện một phe đảng, phe đảng này lại hợp hóa thành dị đảng, thì cũng coi như Chân Tòng Tài cách.
- Nếu Tài tinh nắm lệnh thấu can, Thiên can có một phe đảng mà hư phù, tức nó không thông căn ở địa chi bất luận chi nào chủ khí, thì thành Giả Tòng Tài cách.
- Nếu mệnh cục có phe đảng hai mặt (vừa thuộc phe cánh nhật chủ, vừa thuộc phe cánh khác), bất kể đóng ở Thiên can hay Địa chi chủ khí, dù Tài tinh nắm lệnh thấu can kết bè, cũng không có thể luận Tòng Tài cách, ngay cả Giả Tòng Tài cách cũng không.
- Thiên can chỉ có một Ấn, mà đóng ngay Quan Sát, cũng không thể Tòng Tài.
- Mặc dù Thiên can chỉ có một phe đảng hư phù, nhưng địa chi phe đảng là dư khí quá nhiều thì cũng không thể Tòng Tài.
- Nguyệt chi tọa Kiếp Tỉ, hoặc nhật chi tọa Kiếp Tỉ, tuyệt đối không thể Tòng Tài.
- Nhật chi tọa Ấn, Ấn có thể sinh nhật chủ, cơ bản không thể tòng. Nhưng nếu Ấn tinh bị hai Tài giáp bên khắc chế, thì lại có thể tòng.
** Tòng Tài cách đương nhiên thích nhất Tài tinh, Tài cũng là tiền bạc, hành Tài vận liền có tiền, nhưng bất luận cách cục gì cũng đều sợ Hỉ thần cô lộ (thấu ra trơ trọi một mình). Sao gọi là Hỉ thần cô lộ ? Lấy Tòng Tài cách làm thí dụ, sợ Thiên can chỉ thấy Tài tinh mà không thấy Quan Sát; hoặc chỉ thấy Tài không thấy Thương Thực. Bởi vì Tài thì mới sợ Kiếp Tỉ, nếu vô Quan Sát khắc chế Kiếp Tỉ để hộ Tài tinh, vận trình vào đại vận Kiếp Tỉ liền khắc phá Tài tinh. Hữu Tài vô Quan thì cần Thương Thực, có Thương Thực thông quan thì Kiếp Tỉ mới không khắc Tài, mới có thể an toàn.
7. Cá tính và lục thân trong Tòng Tài cách
Tòng Tài cách lấy Tài làm Dụng thần. Thông thường mà nói, loại mệnh này thạo buôn bán, giỏi kinh doanh, yêu tiền tài như mạng mình. Có khi yêu Tài hơn cả tính mạng, chỉ cần họ tin là có lợi thì lập tức vạch kế hoạch tính toán, có thể không tiếc sinh mệnh để đánh cuộc. Tài Quan cùng thấy phú quý song toàn. Thương Tài tịnh dụng, danh lợi song thâu.
Mệnh cục tòng Tài, còn đại vận đều là Ấn Kiếp Tỉ, tức là người này chỉ có chí cao, mà không có bản lĩnh lớn. Chẳng những không thể phát tài, mà chí thì to còn tiền thì thiếu, hoặc vì Tài mắc họa.
Phương diện quan hệ giao tế, vì Ấn (mẹ), Kiếp Tỉ (bạn bè, anh em) đều làm Kị thần, ắt hẳn xung đột với Tài (vợ) và cha, cho nên người Khí mệnh tòng Tài đã sớm chịu tang, bằng hữu khó gần. Điểm đặc biệt là người này coi trọng sự nghiệp, lo lắng thái quá cho sự nghiệp của mình, tựa như trong bài thơ "Tỳ Bà Hành" của Bạch Cư Dị có câu: "Thương nhân trọng lợi khinh biệt ly" (kẻ buôn bán trọng tiền bạc mà coi thường sự ly biệt), người Tòng Tài cách thường thích đi xa, phiêu bạt ly hương, bởi vậy thường bỏ qua không chú trọng gia đình, lơ là các mối quan hệ gia đình xã hội.
Phàm ngũ hành mệnh cục thiên khô (mất căn bằng), về phương diện cá tính không nên chấp họ vì tâm tính người này thường ôm hận, vấn vương trong lòng. Cho nên người Tòng cách dù phát đạt, khi phát lên thì nội tâm vẫn trống rỗng, cô đơn hiu quạnh.
(còn tiếp)
Đoạn trên , tức luận về Tòng Tài, tiếp theo sẽ là Tòng Sát, và Tòng Nhi cách được trích từ Chu Thước Kiều Mệnh Lý.
Cách xem tòng cách có hai cái sai lầm lớn. Một là, tòng nhược cách, tức cho rằng nhật chủ càng nhược càng tốt , không quan tâm nhật chủ tòng gì; cái khác là tòng cách hoàn nguyên, cho rằng rất dễ hoàn nguyên, đây là cách lập luận sai lầm, bẻ cong lý lẽ cái gọi là cách cục chuyển hóa chưa từng tồn tại trong bát tự.
[Hác Kim Dương khẩu quyết]
Đồng ý với tác giả ở quan điểm này.
Tòng mang nghĩa tuân theo, do độc hành làm chủ chi phối toàn trụ. Nếu nhật chủ quá suy nhược xét về mặt tâm tính cá nhân sẽ không có khả năng tự chủ, bị chi phối bởi yếu tố khác như bù nhìn. Xét về cân bằng vượng nhược thì trụ không còn khả năng thăng bằng nữa dù có bổ cứu bằng cách nào (như khuyết hành).
Tòng cách hoàn nguyên theo em hiểu là chân tòng thì luận tốt nhưng ở đây tác giả nhấn mạnh không dễ dàng. Vì chúng ta chỉ xem toàn cục chưa xét hành đại vận có thuận lợi cho tòng không ? Ở trường hợp này còn xuất hiện kiêm cách do đó nếu xét kĩ vẫn là giả tòng.
Hoàn nguyên,theo tôi hiểu là trở về lại bản chất Nhật chủ do gặp vận Thân vượng, và trường hợp này chỉ xảy ra đối với giả tòng cách (nếu là chân tòng thì vĩnh viễn không thể hoàn nguyên nên mới bị phản cục) . Hay nói cách khác là không có cái gọi là Giả tòng, mà chỉ nên là cách cục phổ thông luận theo Thân nhược (chờ vận hỉ).
Có 1 thí dụ này, bước đầu có thể khó hiểu khi gọi là "hóa Thổ" hay "giả tòng Tài", vì Thổ là hóa cách mà Tài tinh thủy lại rơi vào cách xác định của tòng thân nhược. Vì vậy gọi là hóa cách (thổ) hay giả tòng (thủy)? Thật là khó quá nhỉ! Vì dụng thần của 2 thế cục đó khác nhau hoàn toàn, sai 1 ly là ra 1 dặm.
Nhưng qua xác định mạnh/yếu của tam đắc thì rõ ngay cách cục.
Nam sinh 16.1.1984, 00:30
Tài........Sát....................Quan
Quí Hợi - Ất Sửu - Kỉ Dậu - Giáp Tí (mệnh Bính Thìn)
- Kỉ sinh tháng Sửu là nhược, Ấn tinh hỏa yếu ớt (chỉ lộ ra ở Bính cung mệnh), hầu như hỏa thổ tuyệt khí
- Gặp Giáp kề bên, Giáp có căn ở Hợi, Kỉ sinh tháng Sửu gọi là có thể hóa Thổ (Kỉ thổ bản khí, vậy là chân hóa)
- Thế nhưng hàng địa chi tạo tam hội Hợi Tí Sửu, có Quí lộ ra, thêm Tân kim là bè phái của thủy, Sửu là khố địa của Kim. Vậy hóa thổ bất thành, chuyển sang tòng Tài cách.
- Tòng Tài này cũng là một giả tòng, vì bản thể của Sửu là Thổ, mà lại muốn hóa.
Vậy nói là "giả" chỉ là để phân biệt rõ bản chất vấn đề, có khi nhờ đại vận đoạt thời cơ chuyển hóa thành "chân".
Người này hiện đang là tỉ phú (đồng VN), các bạn gọi là đại gia đấy. Còn trẻ mà lãnh đạo 1 công ty lớn, môi giới qua đường hàng hải. Gia đình có gốc gác mạnh, nói chung là thời cơ đang ở vận cực tốt. Điểm xấu là sức khỏe! Lý do là tướng phì đại lộ diện quá xấu.
Mời các bạn xem thử cách luận TÒNG CÁCH của Đoàn Kiến Nghiệp :
Tác giả : Đoàn Kiến Nghiệp
Chương 5, Luận Dụng Thần
Trang 43 - 74
Luận dụng thần
Dụng thần là thần (khí) mà Bát tự dùng được. Thông thường ngũ hành nhân mệnh lấy bình hành làm mừng, thái quá và bất cập đều là "bệnh", bệnh thì tất nhiên cần "dược"; dược chính là "dụng thần". Thân hàn ưa hỏa làm ấm thân, thân táo (nóng) ưa dụng thủy để nhuận; vượng tất nên tiết nên khắc, suy tất nên sinh nên trợ. Bát tự có dụng thần, đại vận gặp được nó như nắng hạn gặp mưa rào (khô miêu đắc vũ - mầm khô mà được mưa), bộc phát hưng thịnh, nhẹ bước đường mây (hồng mao ngộ phong - nhẹ như lông hồng mà còn được gió), ung dung mà có thành quả; Bát tự không có dụng thần hoặc đại vận không hành đất dụng thần, tất cuộc đời tẻ nhạt vô vị, chẳng có gì đặc sắc, hoặc có chí mà khó vung vẩy. Sát Thương Kiêu Nhận tuy là hung thần nhưng nếu dùng được đều có thể thành bậc kỳ tài sự nghiệp to lớn; Tài Quan Thực Ấn tuy là cát thần nhưng không dùng được lại thành hại mà vô ích, cho nên dụng thần là mấu chốt của bát tự, cũng là điểm nan giải trong bát tự, phượng phát luận dụng thần trong các sách có rất nhiều nhưng tóm lại chỉ có vài phép: một là Phù ức; hai là Điều hậu ; ba, Bệnh dược và bốn là Tòng thế.
.........................
Tiết 4. TÒNG THẾ THỦ DỤNG
Ngũ hành Bát tự vốn hỷ trung hòa, cân đối. Thông thường vượng thì nên tiết nên thương, suy thì hỷ bang hỷ trợ. Song, trong trụ có thần khí cực vượng liền chuyển thành chuyên vượng thì không thể chịu khắc, khi khắc tổn sẽ kích khởi vượng thần, chẳng những vô ích mà ngược lại còn có hại. Cho nên trong mệnh có thần khí chuyên vượng thì chỉ nên thuận theo cường thế, hoặc sinh trợ hoặc tiết khí, không được khắc hao. Phép tòng thế phân thành hai loại:
1, Nhật chủ quá vượng mà Tài Sát vô khí, kiến Tài Sát phản thành Bệnh thần, chỉ có thể thuận theo thế vượng của Nhật chủ, Dụng thần có thể là Ấn thụ, Tỉ Kiếp và Thương Thực, nhưng tùy tình hình mà sử dụng sẽ khác.
Trích Thiên Tủy: "Ngũ hành suy vượng hữu điên đảo chi lý, mộc thái vượng nhi tự kim, hỷ hỏa chi luyện dã; mộc cực vượng nhi tự hỏa, hỷ thủy chi khắc dã". (Ngũ hành suy vượng mang lý lẽ điên đảo, mộc thái vượng tựa như kim, hỷ hỏa luyện; mộc cực vượng tựa như hỏa, ưa thủy khắc). Cho nên Nhật chủ thái vượng thì hỷ Thương Thực tiết bớt, Nhật chủ cực vượng thì thích được Ấn thụ sinh cho.
- Nhật chủ vượng mà thấu tiết thần (thần tiết khí), trong cục Ấn khinh lại không thể khắc tiết thần thì gọi là nhật chủ thái vượng, khi đó hỷ tiết không hỷ sinh, và cũng hỷ Tỉ Kiếp;
- Nhật chủ vượng mà vô tiết thần, trong trụ nhiều thần khí sinh trợ, gọi là nhật chủ cực vượng, thích được sinh mà không thích tiết, Tỉ Kiếp cũng thích hợp;
- Ngoài ra còn có Ấn thụ vượng mà vô Thương Thực, lại vô Tài tinh chế Ấn, gọi là mẫu tử tình y (tình mẫu tử gắn bó, nương tựa nhau), hỷ Tỉ Kiếp mà không thích bị tiết khí, Ấn thụ khả dụng.
- Nhưng cũng có mệnh vừa hỷ sinh vừa thích tiết và cả hỷ Tỉ Kiếp, gọi là Tỉ Kiếp chuyên quyền, hữu Ấn thụ thì đều quy về Tỉ Kiếp, sinh thì không được thương tiết, tiết thì không thể có Ấn.
Ví dụ 5.35 (trích từ Trích Thiên Tủy)
Giáp Dần / Đinh Mão / Ất Mùi / Đinh Hợi
Mậu Thìn - Kỷ Tỵ - Canh Ngọ - Tân Mùi - Nhâm Thân - Quý Dậu
Trụ này Hợi Mão Mùi hội mộc cục, Nhật chủ cường vượng, hữu Tài nhưng tòng cục (mộc) nên không thành hỗn tạp, lưỡng Đinh hỏa lộ ra Thực Thần tiết thấu, tuy có Hợi thủy Ấn thụ vẫn tòng cục, nên không làm hại Đinh hỏa. Mệnh này Dụng thần tất tại hỏa; vận đến Tị, Đinh hỏa lâm vượng, đỗ Tiến sĩ (Giáp bảng); Canh Ngọ, Tân Mùi, vẫn là vận nam phương hỏa, kim cũng không làm hại thể dụng, hoạn lộ bình thản; vận Nhâm Thân mộc hỏa đều tổn thương, phá cách, chết ở trong quân. Đây là trường hợp minh họa Nhật chủ thái vượng dụng Thực Thần, nên tiết mà không nên sinh.
Ví dụ 5.36 (trích từ Trích Thiên Tủy)
Quý Mão / Bính Thìn / Giáp Dần / Ất Hợi
Ất Mão - Giáp Dần - Quý Sửu - Nhâm Tý - Tân Hợi - Canh Tuất
Giáp Dần Nhật nguyên, sinh vào cuối xuân, Đông phương mộc cục lại có Hợi thủy sinh mộc, Nhật chủ cường vượng. Bính hỏa lộ ra tiết tú vốn có thể làm dụng nhưng gặp Quý thủy Ấn thụ thương khắc, tự đóng ở Thìn thổ lại thành suy. Mới vào Ất Mão, Giáp Dần, phúc hỷ tự nhiên; sau giao Quý Sửu, Quý lại thương Bính, phá bại dị thường. Đến vận Nhâm Tý, Kiêu thần đoạt Thực, tan nhà nát cửa tự ải mà chết. Đây là minh họa Nhật chủ thái vượng dụng Thực Thần, trong trụ có Ấn thương khắc, kỵ hành vận Ấn thụ.
Ví dụ 5.37 (trích từ Trích Thiên Tủy)
Quý Hợi / Giáp Tý / Nhâm Thân / Canh Tý
Quý Hợi - Nhâm Tuất - Tân Dậu - Canh Thân - Kỷ Mùi - Mậu Ngọ
Nhâm Thân nhật sinh tháng Tý, niên thời là Hợi Tý, can thấu Canh Quý, thủy thế cuồn cuộn không thể chặn được. Nguyệt can Giáp mộc khô héo lại gặp kim phạt, không thể dung nạp thủy nên bỏ đi không dùng, trái lại dụng Canh Thân kim để thuận theo khí thế. Sơ vận Quý Hợi, tòng theo vượng thần của trụ nên phúc phận đại hảo; vận Nhâm Tuất thủy bất thông căn, Tuất thổ kích động thủy thế, gia cảnh gặp nạn, tang chế, phá hao; Tân Dậu Canh Thân nhập học tu thân, gia nghiệp ngày càng tăng tiến; giao vận Kỷ Mùi, kích động thế nước đang chảy mạnh và khắc liền 3 Tý, phá hao dị thường, đến Mậu vận thì chết.
So trụ này và trụ trước, giống nhau ở nguyệt can thấu xuất Thực Thần bị Ấn khắc, tại sao trụ kia kỵ Ấn còn trụ này hỷ Ấn? Lý do là lý tính ngũ hành khác nhau, vượng mộc gặp một chút hỏa có thể tiết bớt, nên khi hỏa thụ khắc là Dụng thần bị thương; vượng thủy gặp mộc khô nhược (cây khô) thì không thể dung nạp thủy, mộc vốn đã vô dụng thụ khắc thì ngại gì nữa? Ví dụ này nói rõ Nhật chủ thái vượng, trong trụ Thực Thần vô dụng, thành ra hỷ dụng Ấn thụ.
Ví dụ 5.38 (trích từ Trích Thiên Tủy)
Mậu tuất / Bính thìn / Kỷ tị / Kỷ tị
Đinh Tỵ - Mậu Ngọ - Kỷ Mùi - Canh Thân - Tân Dậu - Nhâm Tuất
Tứ trụ hỏa thổ, hoàn toàn không có tiết thần, thổ cực vượng, nên sinh không nên tiết. Sơ vận Nam phương, hưởng di nghiệp cha ông phong túc, Ngọ vận nhập học, Kỷ Mùi thi hương thi hội, nổi trội hơn người nhưng không được tiến cử; giao vận Canh Thân, Thanh phù hóa điệp (ý nói sâu Thanh phù vốn rất đẹp, hình thù giống con ve và con bướm, còn có tên là Thần tiền, tượng trưng cho tiền tài, hóa ra điệp, con bướm, thì thành vô dụng), gia nghiệp dần mai một; vận Tân Dậu tiền tài ví như sau xuân lại gặp sương tuyết, sự nghiệp tiêu điều; Nhâm vận bị đoàn Tỉ tranh cướp nên mất tại vận này. Đây là Nhật chủ cực vượng dụng Ấn thụ, nên sinh không nên tiết.
Ví dụ 5.39 (trích từ Trích Thiên Tủy)
Nhâm Tý / Tân Hợi / Giáp Dần / Giáp Tý
Nhâm Tý - Quý Sửu - Giáp Dần - Ất Mão - Bính Thìn - Đinh Tị
Giáp Dần nhật nguyên, sinh tháng Hợi thủy vượng mộc chắc, cực kỳ vượng. Một ít Tân kim tòng theo thế thủy, bình yên hòa thuận nên không thành hỗn cục. Càng hỷ tứ trụ không hỏa thổ, thủy mộc nhất khí, tình mẫu tử tựa nhau. Sơ vận Bắc phương, nhập học đăng khoa; hai vận Giáp Dần Ất Mão, tòng theo vượng thế, làm quan danh tiếng một vùng; vận Bính Thìn vẫn còn tình nghĩa củng hợp, tuy bị cách chức nhưng tránh được hung họa; vận Đinh Tị gặp cảnh xung kích đề cương (bản thể nguyệt lệnh), trái nghịch kỳ thế của trụ nên vong mạng. Ví dụ này thuyết minh Ấn thụ vượng mà không có Thương Thực, Nhật chủ hỷ được sinh hoặc tỉ trợ, không thích tiết.
Ví dụ 5.40 (trích từ Trích Thiên Tủy)
Giáp dần / Ất hợi / Ất mão / Quý mùi
Bính tý - Đinh sửu - Mậu dần - Kỷ mão - Canh thìn - Tân tị - Nhâm ngọ - Quý mùi
Mệnh này Hợi Mão Mùi hội mộc cục, niên chi Dần mộc, tứ trụ vô kim, hỏa không thấu xuất. Hợi thủy Ấn thụ đã hợp mà hóa mộc, Quý thủy vốn nhược tất tòng cường thế. Khí Tứ trụ quy hết về Tỉ Kiếp. Hành vận Bính Tý, Đinh Sửu, Mậu Dần, Kỷ Mão đều thuận lợi. Vận Canh Thìn, Tân Tị hoạn nạn tang chế đổ vỡ, hoạn lộ cũng lao đao. Đến ngoài 60, hành vận Nhâm Ngọ, Quý Mùi, từ Huyện lệnh mà thăng Tư Mã, dấn bước đến chốn quan trường rồi được thăng lên chức Quan Sát, thẳng một mạch như dương phàm đại hải (thuyền có buồm làm bằng cây liễu mỏng manh mà ra được biển lớn, ý nói thành quả thần kỳ). Bởi vậy xem đến cách chuyên vượng, Tỉ Kiếp thừa quyền, Đông nam bắc vận đều thuận lợi; chỉ sợ kỵ vận Tây phương kim khắc phá mà thôi.
Ví dụ 5.41 (trích từ Trích Thiên Tủy)
Canh dần / Kỷ mão / Ất hợi / Quý mùi
Canh thìn - Tân tị - Nhâm ngọ - Quý mùi - Giáp thân
Xem sơ qua thì trụ này và trụ trước đó đại đồng tiểu dị, tựa hồ cũng thành tòng cường cách. Nhưng mà mệnh này can thấu Canh kim, xung quanh không thủy dẫn hóa, còn thấu Kỷ Tài tương trợ, tất bất hòa với mộc đang vượng. Canh kim thành Bệnh thần, tứ trụ không thấy hỏa khắc khử khiến Nhật chủ có xu hướng đến hợp với nó, cách Tòng cường liền bị Canh kim phá hỏng. Bất đắc dĩ Nhật chủ phải đổi dụng Tài Quan, lại thấy Tài hội Kiếp cục, Quan lâm tuyệt địa, Dụng thần không chỗ dựa. Cho nên gia nghiệp phá hao, học cũng chẳng xong, học thì nhiều mà chẳng có gì thành. Tiền tài hao phá, xa lìa người thân, xuống tóc đi tu. Trường hợp này thuyết minh Tòng cường cách kiến Quan sát, vô Ấn hóa giải tất phá cách.
Tóm lại,
Nhật chủ vượng để thành tòng vượng cách, đầu tiên kỵ hỗn Tài Quan Sát, nếu tạp Tài hội hay hợp với cường thần thì không kỵ, hoặc tạp Quan tạp Sát bị Ấn thụ tiết tận cũng không kỵ; kế đến là kỵ dụng Thương Thực mà bị Ấn tinh khắc phá, Thương Thực và Ấn thụ không gặp nhau thì được. Vượng cách đã thành, thần khí sở dụng có thể là sinh, hoặc tiết, hoặc bang trợ vượng khí. Như trong trụ Tỉ Kiếp đông đảo, gặp Thương Thực thì gọi là "anh hoa phát tú" (hoa đẹp đang nở), cần nguyên cục vô Ấn mới tránh được phản khắc làm hại thì danh lợi mới thành toại; kiến Ấn thụ mà trong cục vô Thương Thực, gọi là "sinh trợ cường thần" cũng chủ vẻ vang thuận lợi; kiến Tài tinh tất bị đoàn Tỉ tranh đoạt cần có Thương Thực tòng trung dẫn hóa mới tránh được tai ương; kiến Quan sát, gọi là phạm vượng, hung họa khó tránh khỏi.
2, Nhật chủ cô lập vô khí, Tứ trụ không có ý hướng sinh phù mà dù có sinh phù cũng bị thần khí khác khắc phá, Nhật chủ chỉ có thể tòng theo vượng khí, cần xem xét vượng khí quy về thần nào, nếu Tứ trụ Tài Quan (Sát) đều vượng, không thấy Thương Thực, thế tất ở Quan (Sát), cho dù có Thương Thực cũng có thể được Tài tinh hóa hợp để không tranh đấu với Quan (Sát), khi đó thành cách Tòng Quan, Tòng Sát, hỷ hành Tài vận và Quan (Sát) vận; nếu tứ trụ Thương Thực Tài tinh cùng vượng không thấy Quan Sát, thế ắt hẳn do Tài, cho dù hữu Quan Sát cũng có thể hợp hội thành vượng thần để không tạp loạn thì có thể thành cách Tòng Tài hoặc Tòng Nhi, hỷ hành Thương Thực vận và Tài vận. Tòng cách đều kỵ hành Tỉ Kiếp Ấn thụ vận.
Ví dụ 5.42 (trích từ Trích Thiên Tủy)
Ất mão / Kỷ mão / Mậu thìn / Quý hợi
Mậu dần - Đinh sửu - Bính tý - Ất hợi - Giáp tuất - Quý dậu
Mậu thổ sinh trọng xuân, mộc đang nắm quyền, đóng nơi Thìn thổ, tuy là thông căn lại bị vượng mộc khắc phá, huống chi Thìn thổ vốn có công nuôi dưỡng mộc và hàm chứa thủy, lại còn được giờ Hợi thủy vượng sinh mộc, thế ấy ắt hẳn ở Quan. Nhật chủ suy nhược, vô hỏa sinh hóa, vô kim hỗn cục, chọn cách Tòng Quan chứ cũng không luận thành Thân suy. Tuy không phải xuất thân khoa giáp, vận đến Bính Tý, Ất Hợi, liên tiếp đăng khoa quan tước, chức vị đến Phong cương (tương đương Tổng đốc, Tuần phủ); đến vận Quý Dậu, Thương Quan kiến Quan phá đi thế tòng, bị cách chức rồi chết. Đây là ví dụ Nhật chủ tuy có Tỉ Kiếp nhưng thân mình lo cũng chẳng xong nên chỉ phù hợp Tòng vượng Quan, là giả tòng, Tỉ Kiếp thành Bệnh.
Ví dụ 5.43
Giáp Ngọ / Đinh Mão / Tân Mão / Giáp Ngọ
Bính Dần - Ất Sửu - Giáp Tý - Quý Hợi - Nhâm Tuất
Đây là Nữ mệnh, tứ trụ mộc hỏa đầy trụ, Nhật chủ Tân kim tuyệt khí mà không có sinh phù, đúng thực Tòng Sát cách. Người này làm việc giỏi giang, nữ trung hào kiệt. Hành vận Giáp Tý, Quý Hợi tuy nói Tòng Sát cách kỵ Thương Thực, nhưng mà Mệnh này thiên địa can chi toàn vượng mộc hộ hỏa, thủy vận bất thương khắc hỏa trái lại còn có ý hướng sinh mộc, cho nên sau năm Bính Dần một bước lên mây (thanh vân trực thượng), hiện đang giữ chức vụ tại một bộ quan trọng của chính phủ. Có thể thấy được cách Tòng Sát mà Tài vượng thì cũng không sợ Thương Thực.
Ví dụ 5.44 (trích từ Trích Thiên Tủy)
Mậu Tuất / Bính Thìn / Ất Mùi / Bính Tuất
Đinh Tị - Mậu Ngọ - Kỷ Mùi - Canh Thân - Tân Dậu - Nhâm Tuất
Ất mộc sinh cuối xuân, đóng gốc tại Mùi, đắc dư khí ở Thìn, tựa hồ Tài đa Thân nhược, nhưng Tứ trụ đều là Tài, kỳ thế tất phải tòng. Mùa xuân thổ khí hư chỉ có Bính hỏa là thực khí, mà hỏa chính là tú khí của mộc, thổ chính là tú khí của hỏa, ba thứ mộc hỏa thổ đầy đủ và hoàn toàn không có kim tiết, không có thủy chia cắt. Hơn nữa, càng mừng gặp vận Nam phương hỏa địa vốn là nơi tú khí lưu hành. Cho nên khoa cử thềm son, danh đề bảng vàng. Ví dụ này minh họa Tòng Tài cách, dụng Thương Quan Bính hỏa dẫn hóa, Thương nhược Tài vượng, gặp Quan vận vô hại.
Ví dụ 5.45 (trích từ Trích Thiên Tủy)
Mậu tuất / Đinh tị / Giáp dần / Kỷ tị
Mậu ngọ - Kỷ mùi - Canh thân - Tân dậu - Nhâm tuất - Quý hợi
Giáp Dần nhật nguyên sinh tháng Tị, Bính hỏa nắm lệnh, tuy tọa ở Lộc nhưng tinh chất bị tiết tận. Hỏa vượng mộc bị thiêu, hỷ thổ để lưu khí hỏa, vượng khí quy về thổ, Nhật chủ suy cực tất Tòng Tài. Sơ vận Mậu Ngọ Kỷ Mùi, thuận theo hỏa thổ, tổ nghiệp thịnh vượng, lại đỗ tú tài; vận Canh Thân nghịch hỏa tính, kim tiết khí thổ; đến Quý Hợi xung kích hỏa thế mà chết. Đây là Tòng Tài cách, Thương Thực vượng tướng, kiến Quan sát có hại, gặp phải thủy đại họa.
Ví dụ 5.46
Mậu Ngọ / Ất Mão / Canh Thìn / Mậu Dần
Giáp Dần - Quý Sửu - Nhâm Tý - Tân Hợi
Nữ mệnh, Canh sinh trọng xuân, địa chi Dần Mão Thìn hội mộc cục, Ất Canh lại hợp, tựa hồ Tòng Tài. Song, ngại rằng can thấu lưỡng Ấn, lại có Ngọ hỏa tiết Tài trợ Ấn, càng ngại không có Thương Thực dẫn hóa Nhật chủ, tuy Tài vượng nhưng có Ấn nên không thể tòng được. Luận theo Tài đa Thân nhược vốn có thể dụng Ấn Kiếp phù thân, nhưng kỵ nhật chủ tham hợp, không đoái hoài gì đến Dụng thần trợ giúp mình, cho nên sinh ra tính cách bốp chát, ăn nói bừa bãi, hay lật lọng, tham tiền thất trinh, không có gì kiêng dè cả. Ví dụ này cho biết, Tòng Tài cách cần phải có Thương Thực, còn gặp Quan Sát tiết Tài lại kỵ.
Ví dụ 5.47
Nhâm ngọ / Nhâm dần / Quý mão / Giáp dần
Quý mão - Giáp thìn - Ất tị - Bính ngọ - Đinh mùi - Mậu thân
Trụ này Quý sinh đầu xuân, mộc vượng thừa quyền, tuy lộ ra Kiếp tài nhưng tứ trụ vô kim, gặp mộc bị tiết hết đi. Vượng khí quy hết về mộc, thành thủy mộc Tòng Nhi cách. Mừng năm có chi Ngọ hỏa, Thương Thực sinh Tài, tú khí lưu hành, đây gọi là Tòng Nhi cách mừng gặp được Tài, chuyển thành tâm ý mẹ sinh cho con. Trung niên hành vận Nam phương, hoạn lộ hanh thông, giữ chức trưởng thanh tra trọng yếu. Đây là Tòng Nhi cách mừng gặp được Tài, gặp Tỉ Kiếp thành Bệnh thần.
Ví dụ 5.48 (trích từ Trích Thiên Tủy)
Mậu Tuất / Ất Sửu / Bính Thìn / Kỷ Sửu
Giáp Tý - Quý Hợi - Nhâm Tuất - Tân Dậu - Canh Thân
Mệnh này tứ trụ đều là thổ, Mệnh chủ Bính hỏa tận tiết cho thổ, tựa hồ Tòng nhi cách, nhưng Tứ trụ vô kim, vượng thổ không thấy sinh, tất khí bế thần khô. Huống chi nguyệt can Ất mộc trợ hỏa khắc thổ, tình ý Nhật chủ tất theo về Ất mộc, không thể Tòng nhi được. Song Ất mộc khô héo lấy gì trợ hỏa? Cho nên năm 34 tuổi mắc bệnh mà chết. Đây thuyết minh trường hợp Tòng Nhi cách kiến Ấn tất phá. Nếu chỉ cần thấu xuất Tài tinh khắc khử Ấn thụ thì Thương Thực lại có thể sinh Tài ắt hẳn trở thành quý cách rồi!
Tóm lại:
Nhật chủ suy yếu mà tòng theo cường thần, chỉ có hai loại, hoặc là Tòng Tài Quan (Sát), hoặc Tòng Thương Thực Tài. Tòng Quan (Sát) cần dụng Tài để phụ trợ; Tòng Tài cần dụng Thương Thực lấy hóa Kiếp; Tòng Thương Thực lại cần phải có Tài tinh để lưu thông.
Nhưng Tòng cách lại phân ra cao thấp: Tòng Quan thuần không nên hỗn Sát, Tòng Sát thanh lại không nên hỗn Quan, dễ thành Quan sát hỗn tạp, khi ấy Nhật chủ đang tòng liền vô định hướng, coi như tổn hại quý cách; Tòng Tài cách tuy chẳng phân biệt thiên chính (Tài) nhưng cần Thực Thương nở hoa (tiết tú), chẳng những công danh hiển đạt mà còn cả đời chẳng có tai họa lớn, do Tòng Tài tối kỵ Tỉ Kiếp vận, trong trụ hữu Thương Thực năng hóa Tỉ Kiếp (nếu có) để sinh Tài thì cũng tốt đẹp; Tòng Nhi cách cần Thương Thực sinh Tài, lại cần hành Tài vận, không gặp Tài vận thì không phú quý, mà khi được tú khí lưu hành, người tất thông minh xuất chúng, học vấn tinh thâm.
Giả như Nhật chủ suy nhược, Thương Thực, Tài tinh, Quan Sát đều vượng, Nhật chủ tòng theo thần nào? Đây tất dụng Tài để được hòa thuận, dẫn thông khí Thương Thực, trợ Quan sát, nhằm chuyển thành Thương Thực sinh Tài, Tài sinh Quan sát, vượng khí quy về Quan sát. Chỉ cần Thương Thực và Quan sát không tranh đấu với nhau thì cũng có thể thành quý cách. Tối kỵ Nhật chủ suy nhược mà có phù trợ, mong tòng mà không thể tòng, mà thần khí phù trợ lại không đủ lực phù không nổi, không có đường để đi thì thân lâm tuyệt cảnh, đây ắt hẳn sống mà như phế nhân. Tòng và bất tòng, quý hay tiện đều theo đó mà ra, người học cần cố gắng nhận thức rõ.
Chào các bác.
Tôi biết 1 bát tự thuộc Tòng cách nhưng băn khoăn chưa xác định thuộc loại tòng cách nào, mong muốn tham khảo ý kiến của các bác.
Càn tạo: Giáp Dần - Canh Ngọ - Nhâm Dần - Quý Mão.
Xin cảm ơn !
2, Nhật chủ cô lập vô khí, Tứ trụ không có ý hướng sinh phù mà dù có sinh phù cũng bị thần khí khác khắc phá, Nhật chủ chỉ có thể tòng theo vượng khí, cần xem xét vượng khí quy về thần nào, nếu Tứ trụ Tài Quan (Sát) đều vượng, không thấy Thương Thực, thế tất ở Quan (Sát), cho dù có Thương Thực cũng có thể được Tài tinh hóa hợp để không tranh đấu với Quan (Sát), khi đó thành cách Tòng Quan, Tòng Sát, hỷ hành Tài vận và Quan (Sát) vận; nếu tứ trụ Thương Thực Tài tinh cùng vượng không thấy Quan Sát, thế ắt hẳn do Tài, cho dù hữu Quan Sát cũng có thể hợp hội thành vượng thần để không tạp loạn thì có thể thành cách Tòng Tài hoặc Tòng Nhi, hỷ hành Thương Thực vận và Tài vận. Tòng cách đều kỵ hành Tỉ Kiếp Ấn thụ vận.
Đọc đoạn văn này tôi cảm thấy giật mình: có lẽ vì chủ đề là tòng nên ta cứ hướng về tòng mà quên rằng đó chẳng phải là 1 trong 8 cách phổ thông hay sao? Chẳng lẽ đây là cơ sở để Manh phái, TB truyền thống (Hoàng Đại Lục) cho rằng chẳng nên quan trọng hóa vấn đề Thân vượng suy? Các bạn nghĩ sao?
Đọc đoạn văn này tôi cảm thấy giật mình: có lẽ vì chủ đề là tòng nên ta cứ hướng về tòng mà quên rằng đó chẳng phải là 1 trong 8 cách phổ thông hay sao? Chẳng lẽ đây là cơ sở để Manh phái, TB truyền thống (Hoàng Đại Lục) cho rằng chẳng nên quan trọng hóa vấn đề Thân vượng suy? Các bạn nghĩ sao?
Hi hjmama,
Khi luận lá số thường bàn về tài quan. Muốn đạt tài quan cần thân vượng. Nhìn xung quanh cuộc sống, để ý thấy có người vì tài quan mà đoản mệnh, mệnh càng lớn lại càng nhiều nguy nan. Mặt khác, có người lại khỏe mạnh, sống thọ, vẫn minh mẫn nhưng không nhiều tiền chứng tỏ là thân không vượng.
Đôi khi gặp hai lá số giống nhau, đều có kiêm cách, lại phát triển theo hai hướng khác nhau. Khó có câu trả lời nếu bỏ qua bản chất của trụ là cách cục thông thường, cách đương số chọn con đường cho mình, nơi đương số sinh sống (hoàn cảnh sống).
Hầu như khi gặp lá số thuộc ngoại cách là xét ngay, bỏ qua việc xét cách cục thông thường, thêm vào đó không xét đại vận có lợi cho cách nào phát huy. Sau khi phân tích được điều này, mới nên xem xét thân vượng nhược để chân cách và ngoại cách phát huy như thế nào ? ( Kết hợp cách cục và vượng suy làm một như bài dịch Trăm năm mệnh lý què quặt )
Chào các bác.
Tôi biết 1 bát tự thuộc Tòng cách nhưng băn khoăn chưa xác định thuộc loại tòng cách nào, mong muốn tham khảo ý kiến của các bác.
Càn tạo: Giáp Dần - Canh Ngọ - Nhâm Dần - Quý Mão.
Xin cảm ơn !
Hi Khanh,
Bạn cứ mạnh dạng phân tích theo hướng bạn hiểu. Các anh chị sẽ giúp đỡ thêm cho bạn. Học đi đôi với hành mới hiệu quả được.
2, Nhật chủ cô lập vô khí, Tứ trụ không có ý hướng sinh phù mà dù có sinh phù cũng bị thần khí khác khắc phá, Nhật chủ chỉ có thể tòng theo vượng khí, cần xem xét vượng khí quy về thần nào, nếu Tứ trụ Tài Quan (Sát) đều vượng, không thấy Thương Thực, thế tất ở Quan (Sát), cho dù có Thương Thực cũng có thể được Tài tinh hóa hợp để không tranh đấu với Quan (Sát), khi đó thành cách Tòng Quan, Tòng Sát, hỷ hành Tài vận và Quan (Sát) vận; nếu tứ trụ Thương Thực Tài tinh cùng vượng không thấy Quan Sát, thế ắt hẳn do Tài, cho dù hữu Quan Sát cũng có thể hợp hội thành vượng thần để không tạp loạn thì có thể thành cách Tòng Tài hoặc Tòng Nhi, hỷ hành Thương Thực vận và Tài vận. Tòng cách đều kỵ hành Tỉ Kiếp Ấn thụ vận.
Đọc đoạn văn này tôi cảm thấy giật mình: có lẽ vì chủ đề là tòng nên ta cứ hướng về tòng mà quên rằng đó chẳng phải là 1 trong 8 cách phổ thông hay sao? Chẳng lẽ đây là cơ sở để Manh phái, TB truyền thống (Hoàng Đại Lục) cho rằng chẳng nên quan trọng hóa vấn đề Thân vượng suy? Các bạn nghĩ sao?
Theo tôi thì không phải là không còn chú trọng đến vấn đề thân vượng hay suy, mà khi đã đến nhận định Tòng hay không là đã thông qua Vượng/Suy rồi, nên không nhắc lại nữa. Tức là điều kiện quan trọng nhất để gọi là "tòng" tất nhiên thân đã cực nhược hoặc thân thái cường.
Tử Bình từ trước đến nay vẫn có phân biệt 8 cách thông thường và Tòng cách (1 trong những ngoại cách); Manh Phái hay phái tân thời hiện đại nào khác chỉ là mong muốn triển khai chúng theo suy nghĩ của họ.
Chúng ta cũng không vì các nhận định cưỡng cầu thế nào mà hiểu rằng không có cách Tòng, hoặc nói đến Tòng là không đúng. Nên thấy rằng các danh xưng là thế, như nói "tòng Hỏa thế" hay là "hóa Hỏa" mà cùng có Dụng là Hỏa thì thật tế không khác biệt cơ bản về mặt dụng thần là gì. Thế nhưng đi sâu vào chi tiết mới thấy "hóa" và "tòng" khác nhau ở loại biệt thân vượng hay thân suy...v.v...
(Tòng Hỏa thế có khi là Tòng Tài, Tòng Sát, Tòng Nhi... tùy theo tứ trụ)
Tôi nói "loại biệt" nghĩa là trong khi phân tích Vượng/Nhược còn nhiều tình cảnh khác nhau nữa, cổ nhân cũng gọi là "hữu tình" hay "vô tình" do địa chi xung khắc hình hợp, và đại vận có cứu giải hay không cứu giải...
Hầu như khi gặp lá số thuộc ngoại cách là xét ngay, bỏ qua việc xét cách cục thông thường, thêm vào đó không xét đại vận có lợi cho cách nào phát huy. Sau khi phân tích được điều này, mới nên xem xét thân vượng nhược để chân cách và ngoại cách phát huy như thế nào ? ( Kết hợp cách cục và vượng suy làm một như bài dịch Trăm năm mệnh lý què quặt )
Tết này cô phạt chung ăn thêm 3, 4 cái bánh chưng nữa nhé!
Hãy nhớ lại điều kiện căn bản của trình tự xét tứ trụ, làm gì có việc lấy "cách cục" và "vượng suy" làm một? Làm gì có việc "sau khi phân tích Cách rồi mới xét thân vượng hay nhược"?
Hoặc là chung phải trình bày lại thật rõ ràng ý của mình.
Tết này cô phạt chung ăn thêm 3, 4 cái bánh chưng nữa nhé!
Nói rõ ý của chị Kim Cương: chị KC nhắn bạn Chung "ăn thêm 3, 4 cái bánh chưng" một lần :emoticon-0165-muscl
:69:
Xoay quanh chủ đề tòng cách đố vui với mọi người. Tất nhiên tất cả ví dụ đều trích từ sách (tạm thời ko nói sách nào kẻo có người "ăn gian" :4: )
Ví dụ 1:
Tài
Tỷ
nhật chủ
Sát
Bính
Ngọ
Quý
Tị
Quý
Tị
Kỷ
Mùi
Hỏi:
a) Mệnh này tòng gì? lý do vì sao?
b) Phú quý hay nghèo hèn? lý do vì sao?
Ví dụ 2:
Tỉ
Sát
nhật chủ
Tài
Mậu
Tuất
Giáp
Dần
Mậu
Dần
Nhâm
Tý
Hỏi:
a) Mệnh này tòng gì? lý do vì sao?
b) Phú quý hay nghèo hèn? lý do vì sao?
Ví dụ 3:
Quan
Tài
nhật chủ
Kiếp
Tân
Hợi
Kỷ
Hợi
Giáp
Tý
Ất
Hợi
Hỏi:
a) Mệnh này tòng gì? lý do vì sao?
b) Phú quý, nghèo hèn hoặc làm nghề lĩnh vực gì? lý do vì sao?
Ví dụ 4:
Quan
Tài
nhật chủ
Tài
Canh
Dần
Kỷ
Mão
Ất
Mão
Mậu
Dần
Hỏi:
a) Mệnh này tòng gì? lý do vì sao?
b) Phú quý, nghèo hèn hoặc làm nghề lĩnh vực gì? lý do vì sao?
Tết này cô phạt chung ăn thêm 3, 4 cái bánh chưng nữa nhé!
Hãy nhớ lại điều kiện căn bản của trình tự xét tứ trụ, làm gì có việc lấy "cách cục" và "vượng suy" làm một? Làm gì có việc "sau khi phân tích Cách rồi mới xét thân vượng hay nhược"?
Hoặc là chung phải trình bày lại thật rõ ràng ý của mình.
Em chào cô,
Làm một mang ý là hợp nhất không tách rời khi luận 1 trụ . Theo trình tự xét trụ: Xét cách cục là gì ? thành bại ra sao ? tiếp theo mới định thân cường vượng suy nhược. Ví dụ : trụ là thực thần cách sinh tài; Thân nhược suy: Vào vận trợ thân sẽ đạt tài; Thân cường vượng : vào vận trợ thân sẽ bại tài .
Mong cô sửa giúp em.
Nói rõ ý của chị Kim Cương: chị KC nhắn bạn Chung "ăn thêm 3, 4 cái bánh chưng" một lần :emoticon-0165-muscl
Hi anh đăng,
Ý của cô giống thầy của Tôn Ngộ Không, canh 3 canh 4 sang gặp cô, được truyền tuyệt kĩ đầy đủ trong một lần thôi. :4: Mà em thắc mắc không biết gặp cô ở đâu bi giờ ?
Cô mà phạt em ăn bánh chưng là em chịu liền, nhưng một lần 3 4 cái chắc là ngồi nhăn răng quá.hiihiihih
Đố vui mà,hà tất gì phải ngại, chúng ta vẫn đang miệt mài học hỏi, vậy thì cố lên có gì sai thì sẽ có...đáp án sửa chữa, đúng không các bạn!
-Vd 1:mệnh này qui về Sát,trụ có 2 Quí đều tự hợp Tị (Bính ,Tị là một) nên Kỉ khó khử tuyệt. Vì nhật chủ âm can nên"ngũ âm tòng thế" song chỉ là giả tòng.Sau 2 vận đầu gặp Ấn địa mới chính là mình phú quí gồm đủ (nếu là nam).
-Vd2: Sát cách được Tài sinh, nguyệt lệnh Dần thấu 2 Mậu lại gốc Tuất đâu dễ tòng huống chi "ngũ dương bất tòng thế".Nhưng mệnh này Sát dữ quá e rằng khó hưởng phú quí.
-Vd3 và 4 mời các bạn đoán tiếp.
.............
@LucKy:những gì thực tế xảy ra thì đúng là dụng Hỏa và sẽ càng thích hợp nếu bạn theo nghề giảng dạy như bạn yêu thích. Còn Thổ cần chỉ khi bạn hướng về kinh doanh...Thân.
Hjmama nói đúng, các bạn cứ thử giải để xem thực tế có hợp với lý thuyết hay không. Vả lại, có khi 1 tứ trụ có thể nghiêng về 2 loại tòng khác nhau, mặt khác, chúng ta chỉ đoán, chưa biết thực tế. Vì qua thực tế xảy ra thì mới biết người đó tòng cách gì?
Ví dụ 1:
Tài
Tỷ
nhật chủ
Sát
Bính
Ngọ
Quý
Tị
Quý
Tị
Kỷ
Mùi
Như thí dụ 1 theo tôi là có thể tòng Sát hay tòng Tài giả, vì mấu chốt là ở Thực Thương quá khiêm nhường (Ất dư khí ở Mùi) và cả Ấn Tỉ đều không đạt; tức là cả 2 đều có thể ứng. Tòng Tài thì ắt phải đến vận hạn sinh Tài là tốt nhất. Tòng Sát thì quyền hành ở vận hạn có Tài sinh Sát.
Nhân Hjmama nhắc đến "ngũ âm tòng thế, ngũ dương bất tòng thế" tôi post lại bài đã viết trước đây ở diễn đàn cũ. Các bạn xem lại và bàn luận thêm.
Vì nhật chủ âm can nên"ngũ âm tòng thế" song chỉ là giả tòng.
Vì nhật chủ là Âm Can (Quí) nên chúng ta nhìn qua địa chi là chính, hội tụ toàn Tị Ngọ Mùi là hỏa thế và là Tài tinh nên dễ dàng tòng theo Hỏa thế. Nhưng lộ ra 1 Tỉ Kiên ở trụ tháng, cung mệnh cũng là Quí Tị, nên thuộc giả tòng, tức là không phải nhất thiết đều là "giả dối" mà ý chính là nói đến sự không thuần nhất.
Xoay quanh chủ đề tòng cách đố vui với mọi người. Tất nhiên tất cả ví dụ đều trích từ sách (tạm thời ko nói sách nào kẻo có người "ăn gian" :4: )
Ví dụ 1:
Tài
Tỷ
nhật chủ
Sát
Bính
Ngọ
Quý
Tị
Quý
Tị
Kỷ
Mùi
Hỏi:
a) Mệnh này tòng gì? lý do vì sao?
b) Phú quý hay nghèo hèn? lý do vì sao?
TRẢ LỜI:
Tòng Quan Sát cách, đa số mệnh cục tương đối khá phú quý, nhưng cũng có một số ít mệnh cục cũng hết sức nghèo hèn.
Nhật chủ Quý thủy sinh tháng Tị ở trạng thái hưu tù, nguyệt can Quý thủy Tỉ Kiên vô căn nan trợ giúp Nhật chủ, đồng thời lại bị niên can Bính hỏa hao lực, thành ra nhật chủ hưu tù không được sinh phù, thời can Kỷ thổ Thất Sát được nguyệt lệnh sinh phù, hơn nữa tự tọa cường căn, Thất Sát hữu lực, nên mệnh hiển nhiên làm Tòng Sát cách, theo lý luận phân tích thì nhật chủ tất là người phú quý.
Thực tế: mệnh chủ hết sức nghèo khổ.
Chú ý: thời can Kỷ thổ mặc dù là Thất Sát đắc lực, nhưng Kỷ thổ có tượng hỗn trọc (vẩn đục). Phàm là Mậu Kỷ làm Tòng Sát cách, Thất Sát chế Thân quá nặng, người phú quý không nhiều lắm. Thất Sát trực tiếp khắc chế, nhật chủ Nhâm Quý thủy thụ chế quá nặng, tính cách mệnh chủ không linh hoạt, thiếu hiểu biết hay thiếu khả năng phân tích đánh giá.
Ví dụ 2:
Tỉ
Sát
nhật chủ
Tài
Mậu
Tuất
Giáp
Dần
Mậu
Dần
Nhâm
Tý
Hỏi:
a) Mệnh này tòng gì? lý do vì sao?
b) Phú quý hay nghèo hèn? lý do vì sao?
TRẢ LỜI:
Sinh tháng Dần mộc, Mậu thổ hưu tù, mệnh cục tam phương là can tháng, giờ Tài Sát chế Thân, đồng thời bị nhật chi Dần mộc khắc chế, nhật chủ bị khắc vô sinh. Mậu thổ thông căn ở chi năm Tuất thổ bản khí, đồng thời lại được can năm Mậu thổ làm hao tổn khí lực Giáp mộc, làm giảm thế khắc chế của Giáp mộc Thất Sát, nhưng vẫn không có khả năng xoay chuyển lớn. Nhật chủ tại nguyên cục hữu khắc vô sinh nhất định Tòng Sát cách. Nguyệt can Giáp mộc Thất Sát mang công dụng tốt, Thất Sát lại đại biểu quan quý, và Thất Sát bị Mậu thổ hao tiết không quá lớn.
Thực tế: mệnh chủ là trưởng phòng Tài chính một thành phố thuộc tỉnh.
NGUYÊN TẮC CẦN CHÚ Ý
- Tòng nhược, Quan Sát hỗn tạp:
Thông qua các phân tích trên, phàm là tòng nhược cách khi lấy Quan Sát làm Dụng thần, tối kị trường hợp lẫn lộn Quan Sát (hỗn tạp). Nhật chủ đã tòng nhược, Tòng Quan Sát cách, rõ rằng mệnh cục hoặc Chính quan hoặc Thất Sát đầy đủ khả năng chế phục nhật chủ rồi, bởi vậy không được Quan Sát hỗn tạp, Quan phải ra Quan, Sát phải ra Sát, nếu không khó tránh khỏi vẽ rắn thêm chân, tượng quan quý không thực.
- Tòng Quan cách khác với Thân vượng dụng Quan/Sát.
Tòng Quan/Sát, biểu thị nhật chủ tại nguyên cục cực nhược, không cần phải dụng thêm Quan Sát hỗ tương khắc chế nhật chủ.
Thân vượng dụng Quan Sát, biểu thị nhật chủ tại nguyên cục vượng cường, phải cần Quan Sát chế phục nhật chủ, ở đây Quan Sát có công dụng quan trọng. Tòng Quan Sát cách, Quan Sát cùng xuất hiện chẳng những không có ý nghĩa chế thân mà còn do Tòng Quan Sát hỗn tạp bất thanh thuần khiến mệnh chủ không thông minh sáng suốt, chỉ là người bình thường, nghèo khó.
Ví dụ 3:
Quan
Tài
nhật chủ
Kiếp
Tân
Hợi
Kỷ
Hợi
Giáp
Tý
Ất
Hợi
Hỏi:
a) Mệnh này tòng gì? lý do vì sao?
b) Phú quý, nghèo hèn hoặc làm nghề lĩnh vực gì? lý do vì sao?
TRẢ LỜI:
Nhật chủ Giáp mộc sinh Hợi nguyệt, đắc nguyệt lệnh Hợi thủy sinh phù, nhật chủ đắc lực. Nguyệt lệnh Hợi thủy thông qua Tý thủy sinh phù nhật chủ, đồng thời lại đắc thời can Ất mộc Kiếp tài trợ giúp, Nhật chủ vượng cường hữu lực.
Ngũ hành khắc hao nhật chủ ngũ hành chỉ có nguyệt can Kỷ thổ Tài tinh thiếu lực. Tài tinh hưu tù, hơn nữa lại bị niên can Tân kim hóa tiết, Kỷ thổ giảm lực, bởi vậy Kỷ thổ tại nguyên cục thực chất không có công dụng làm hao lực nhật chủ. Nhật chủ Giáp mộc vượng cường không có chế phục, là Tòng Vượng cách.
Mệnh cục trên đã cấu thành Tòng Vượng cách, nguyệt can Kỷ thổ Chánh Tài tinh là Kị thần, niên can Tân kim hóa tiết Kỷ thổ kị thần có tác dụng tốt. Do Tân kim Chính quan và Nhật chủ không sản sinh tác dụng trực tiếp, trái ngược thì có tác dụng trực tiếp với Tài tinh nên có thể phán đoán nệnh này làm quản lý có tính chất kinh doanh. Mệnh cục có kị thần Tài tinh hưu tù lại được chế phục, nói cho biết mệnh chủ hay được lợi lộc, đa số là người tiểu phú quý.
Thực tế: mệnh chủ là quản lý kinh doanh một khách sạn.
Ví dụ 4:
Quan
Tài
nhật chủ
Tài
Canh
Dần
Kỷ
Mão
Ất
Mão
Mậu
Dần
Hỏi:
a) Mệnh này tòng gì? lý do vì sao?
b) Phú quý, nghèo hèn hoặc làm nghề lĩnh vực gì? lý do vì sao?
TRẢ LỜI:
Nhật chủ Ất mộc sinh Mão nguyệt đắc lệnh, Dần Mão trùng điệp, Tòng cường cách. Tháng giờ là Mậu Kỷ thổ, tức Chính Thiên Tài là kị thần, kị thần trùng điệp kế bên bám chặt nhật chủ, cho biết địa vị mệnh chủ không cao, không phải mệnh phú quý. Niên can Chính quan hóa tiết nguyệt can Kỷ thổ kị thần khởi tác dụng tốt, Chính quan đại biểu công danh sự nghiệp, tiếng tăm. Do mệnh cục kị thần mạnh nhiều, Chính quan có tác dụng tốt, biểu hiện mệnh chủ có sự nghiệp và danh tiếng nhỏ.
Thực tế: mệnh chủ là một vị hành nghề xem phong thủy, có chút danh tiếng tại địa phương.
NGUYÊN TẮC CẦN CHÚ Ý
Phải hiểu được mấu chốt vấn đề là tòng vượng hoặc tòng cường thì không phải tòng càng thực phú quý càng cao, thực ra tòng vượng hoặc tòng cường hàm chứa tính chất phá hoại, cũng chính là kị thần mệnh cục, kị thần này lại không thể tòng theo thần khí vượng cường đông đảo, lại cũng không thể hưu tù hoặc suy yếu đến mức mất tác dụng kị thần.
Thông thường kị thần suy nhược lại được chế phục thích hợp thì mệnh chủ đa số là tiểu phú quý. Còn kị thần vượng cường mà đông đảo hoặc suy nhược đến mức không đủ tác dụng, tại mệnh cục dù được chế phục thì cũng có mức độ phú quý tương đối thấp, không đáng kể hoặc nghèo khó. Còn lý luận cho rằng tòng vượng cách đều là mệnh phú quý thì so với thực tế không khớp nhau, mọi người cần nhớ kỹ.
Chú ý rằng: tòng vượng hoặc tòng cường cách, mức độ phú quý bần tiện có thể tìm kiếm thông tin một cách cụ thể từ chổ hay chổ dở của kị thần.
NT vừa bận công việc và cũng có ý đợi mọi người tham gia giải đoán vd 3 và 4, nhưng ko thấy , có vài ví dụ mà các bạn ko tham gia đoán :emoticon-0179-headb, chỉ có bạn Hjmama và chị KC là cùng tham gia.
P/s:
Tâm tình nghệ tĩnh: bảo sao đã bao nhiêu năm mà khoa Tử bình mệnh lý ở VN lại kém phát triển đến vậy. Đã ít người học, lại càng ít người tham gia thảo luận... hihi :4: . Tham gia một số diễn đàn khác, thấy đang giải tử vi liền lôi tử bình vào để giải, thấy rất xôm tụ, mà đa số chỉ giải hạn chết (biết rồi), VN hay thật, dân tàu cũng rất ít đại sư nghiên cứu tử kỳ (hạn chết) , chỉ có VN chơi trội,... :x_x:
Tâm tình của Nhật thực là suy nghĩ chung của nhiều người muốn phát triển môn học TB. Nhưng chúng ta chẳng cưỡng cầu được, tất cả đều do nhận xét riêng của từng người và lý do tại sao không thảo luận thì rất phức tạp, nên tôi cũng chỉ mong rằng tự chúng ta vượt qua được các khúc mắc này, mục đích chính là thâm nhập được những hiểu biết có lợi cho chính mình. Bởi vì, chỉ cần 1 ngọn đèn là cả một con đường đi sẽ rõ ràng hơn.
Lý do mà tôi có thể hiểu khi luận các Cách là chúng ta không nắm chắc các quy luật cơ bản của TB. Nên khi gặp những tình huống tòng hay không tòng, chúng ta rất phân vân. Các quy luật đó chính là thân vượng hay nhược. Khi xét Vượng/Nhược là phải xét CĂN (gốc tàng của thiên can) qua mùa sinh, hội cục, sinh khắc, thấu tàng của thiên can. Xét Căn gốc trước hết là nhật chủ và ấn tinh. 2 điều này mà sinh vượng vừa phải, không thái quá, không bất cập hoặc bị phá hoại quá mức thì nhất định không cần tòng gì cả. Xét đến đại vận là khả năng phán xét Tòng cách cuối cùng được củng cố thêm.
Đọc trong các sách, chúng ta rút ra được cách lý luận của họ, nhưng nhất định không phải là tiêu chuẩn để cứ theo đó mà vận dụng. Vấn đề là hiểu được lối nhìn nhận của họ có rút ra từ các quy luật căn bản hay không? Nếu ta không chấp nhận lối xét đoán của họ thì cũng nên đưa ra thảo luận với nhau để làm sáng tỏ khúc mắc của mình. Nếu không làm thế thì đến các thí dụ khác, chúng ta vẫn cứ phân vân tiếp tục...
Tôi cũng mạn phép nói rằng, nhiều bạn chỉ muốn biết về tứ trụ của mình mà thôi. Nên các bạn vào các diễn đàn đọc các tứ trụ khác không thấy có gì "hấp dẫn" cả, vì thế mà không có gì để thảo luận. Thế nhưng, theo tôi, tứ trụ của chúng ta rốt cục chỉ là 1 phần nhỏ trong 1 mẫu hình rộng lớn; Tử Bình lại có rất nhiều mẫu hình như thế (ta gọi là bát cách, ngoại cách, v.v...); nếu chúng ta không hiểu được các mẫu hình khác ta thì cũng giống như ta sống 1 mình trong thế giới muôn vật vậy. Mà muốn thành công thì không thể chỉ hiểu được mình, rất cần phải hiểu được những người chung quanh nữa. Quy luật "cân bằng" tứ trụ thật tế không những là cân bằng được chính tứ trụ của mình mà hiểu rộng hơn là cân bằng được các tứ trụ khác nhau vậy, chính là làm sao cho vạn vật được hài hòa.
Hài hòa không phải như là chia đều mọi thứ, như chia cái bánh ra 5 phần bằng nhau, mà có nghĩa là dụng, kị xuất hiện đúng thời đúng chỗ. Trong Tử Bình nói đến việc này chủ yếu là có bệnh mà giải được. Vì mấy ai mà không hề có "bệnh"? Nhưng đoán được bệnh và thấy được "thuốc" giải thì tứ trụ đã trở lại thăng bằng.
Chỉ có những tứ trụ có bệnh mà không có thuốc giải thì mới phải tòng, nghĩa là đạt tới điểm thái quá, dù là quá vượng hay quá nhược cũng là vượt qua ranh giới, nên mệnh tòng theo như người yếu kém phải tòng theo lực mạnh hơn để sinh tồn. Trong thực tế, chúng ta hiểu sự việc này quá rõ, cho dù không phải là mệnh tòng, nhưng cũng có khi ta chiều theo hoàn cảnh vậy.
Vì thế, các tứ trụ tòng rất cần thời cơ (vận hạn) để biểu lộ được sự tòng theo của mình. Trái ngược lại là bất thuận lợi, gọi là hung mệnh, rất xấu.
Tâm tình của Nhật thực là suy nghĩ chung của nhiều người muốn phát triển môn học TB. Nhưng chúng ta chẳng cưỡng cầu được, tất cả đều do nhận xét riêng của từng người và lý do tại sao không thảo luận thì rất phức tạp, nên tôi cũng chỉ mong rằng tự chúng ta vượt qua được các khúc mắc này, mục đích chính là thâm nhập được những hiểu biết có lợi cho chính mình. Bởi vì, chỉ cần 1 ngọn đèn là cả một con đường đi sẽ rõ ràng hơn.
Lý do mà tôi có thể hiểu khi luận các Cách là chúng ta không nắm chắc các quy luật cơ bản của TB. Nên khi gặp những tình huống tòng hay không tòng, chúng ta rất phân vân. Các quy luật đó chính là thân vượng hay nhược. Khi xét Vượng/Nhược là phải xét CĂN (gốc tàng của thiên can) qua mùa sinh, hội cục, sinh khắc, thấu tàng của thiên can. Xét Căn gốc trước hết là nhật chủ và ấn tinh. 2 điều này mà sinh vượng vừa phải, không thái quá, không bất cập hoặc bị phá hoại quá mức thì nhất định không cần tòng gì cả. Xét đến đại vận là khả năng phán xét Tòng cách cuối cùng được củng cố thêm.
Đọc trong các sách, chúng ta rút ra được cách lý luận của họ, nhưng nhất định không phải là tiêu chuẩn để cứ theo đó mà vận dụng. Vấn đề là hiểu được lối nhìn nhận của họ có rút ra từ các quy luật căn bản hay không? Nếu ta không chấp nhận lối xét đoán của họ thì cũng nên đưa ra thảo luận với nhau để làm sáng tỏ khúc mắc của mình. Nếu không làm thế thì đến các thí dụ khác, chúng ta vẫn cứ phân vân tiếp tục...
Tôi cũng mạn phép nói rằng, nhiều bạn chỉ muốn biết về tứ trụ của mình mà thôi. Nên các bạn vào các diễn đàn đọc các tứ trụ khác không thấy có gì "hấp dẫn" cả, vì thế mà không có gì để thảo luận. Thế nhưng, theo tôi, tứ trụ của chúng ta rốt cục chỉ là 1 phần nhỏ trong 1 mẫu hình rộng lớn; Tử Bình lại có rất nhiều mẫu hình như thế (ta gọi là bát cách, ngoại cách, v.v...); nếu chúng ta không hiểu được các mẫu hình khác ta thì cũng giống như ta sống 1 mình trong thế giới muôn vật vậy. Mà muốn thành công thì không thể chỉ hiểu được mình, rất cần phải hiểu được những người chung quanh nữa. Quy luật "cân bằng" tứ trụ thật tế không những là cân bằng được chính tứ trụ của mình mà hiểu rộng hơn là cân bằng được các tứ trụ khác nhau vậy, chính là làm sao cho vạn vật được hài hòa.
Hài hòa không phải như là chia đều mọi thứ, như chia cái bánh ra 5 phần bằng nhau, mà có nghĩa là dụng, kị xuất hiện đúng thời đúng chỗ. Trong Tử Bình nói đến việc này chủ yếu là có bệnh mà giải được. Vì mấy ai mà không hề có "bệnh"? Nhưng đoán được bệnh và thấy được "thuốc" giải thì tứ trụ đã trở lại thăng bằng.
Chỉ có những tứ trụ có bệnh mà không có thuốc giải thì mới phải tòng, nghĩa là đạt tới điểm thái quá, dù là quá vượng hay quá nhược cũng là vượt qua ranh giới, nên mệnh tòng theo như người yếu kém phải tòng theo lực mạnh hơn để sinh tồn. Trong thực tế, chúng ta hiểu sự việc này quá rõ, cho dù không phải là mệnh tòng, nhưng cũng có khi ta chiều theo hoàn cảnh vậy.
Vì thế, các tứ trụ tòng rất cần thời cơ (vận hạn) để biểu lộ được sự tòng theo của mình. Trái ngược lại là bất thuận lợi, gọi là hung mệnh, rất xấu.
Tôi chia sẻ với chị điều này. Mà chị là AI nhỉ?
P/s:
Tâm tình nghệ tĩnh: bảo sao đã bao nhiêu năm mà khoa Tử bình mệnh lý ở VN lại kém phát triển đến vậy. Đã ít người học, lại càng ít người tham gia thảo luận... hihi :4: . Tham gia một số diễn đàn khác, thấy đang giải tử vi liền lôi tử bình vào để giải, thấy rất xôm tụ, mà đa số chỉ giải hạn chết (biết rồi), VN hay thật, dân tàu cũng rất ít đại sư nghiên cứu tử kỳ (hạn chết) , chỉ có VN chơi trội,... :x_x:
Chào bạn Nhật Thực:
Tôi biết bạn từ khi bạn post bài Vương Khánh giải tứ trụ, đến nay bạn lại viết thêm bài Tòng Cách, cả 2 nội dung đều rất sâu sắc, phản ánh sự hiểu biết về Tử Bình của bạn. Nhưng bởi vì bạn cũng ít khi tham gia thảo luận cùng với diễn đàn như ở các mục Nhờ giải tứ trụ, bình luận tổng hợp ... cho nên mọi người ko hiểu được ý tứ của bạn là như thế nào cả, vì vậy ít anh em tham gia giải đáp theo mục đố vui của bạn mà thôi.
Quả thật mà nói môn Tử Bình ở nước ta phát triển mới sau này mà phần đa là xem Tử Vi là chủ yếu, cho nên so với người Tàu thì chúng ta chậm hơn là đúng thôi. Mặt khác tài liệu về Tử Bình ở nước ta lại càng quá ít ỏi, hiện ở thị trường bày bán cũng rất nhiều nhưng toàn là các sách dzởm, còn đại đa số thì đọc sách TVH là chính. May nhờ còn có các diễn đàn để trao đổi học thuật, chứ ko thì càng tệ hơn nữa.
Riêng các sách hay ở trên mạng đa số là chữ TQ, nếu ko dịch thuật được thì cũng bó tay mà thôi. Các sách Tử Bình hay như TLMC, TBCT bình chú, Cùng thông bảo giám, Uyên Hải TB, Tích thiên tủy ( riêng sách này thì lại có nhiều người bình chú theo Nhậm Thiết Tiều làm sai lệch ý nghĩa gốc, cho nên lại càng thận trọng hơn) cũng toàn là tiếng TQ thì hỏi thử làm sao người Việt chúng ta học được bao nhiêu, chưa kể là tam sao thất bổn nữa.
Tôi thấy bạn luận rất tốt chắc có lẽ là đọc sách rất nhiều, nếu có thể bạn cho diễn đàn vài cuốn Tử Bình hay được ko? Như Tích Thiên Tủy do Nhâm Thiết Tiều bình chú chẳng hạn ( tiếng hoa cũng được), riêng sách này rất hay nhưng rất tiếc là trên mạng của Trung quốc cũng toàn là những bản ko phải gốc ( TTT xiển vi, TTT chinh nghĩa).
Còn luận về Tòng cách thì cô KC cũng nêu rất rõ rồi, riêng các ví dụ ở đời thường quả thật là rất khó xác định, vì đa số là kiêm cách cho nên rất khó luận, đòi hỏi kiến thức lẫn kinh nghiệm dày dạn mới luận nổi. Bạn có kinh nghiệm rất nhiều, hy vọng bạn tiếp tục đóng góp cho diễn ngày càng nhiều tài liệu hơn để mọi người cùng học tập. Cảm ơn bạn đã có bài viết rất hay!
Thân ái chào bạn!
Tôi có thể nói rằng, đọc nhiều sách thật tế là tham khảo thêm, vấn đề chính là nắm chắc căn bản của ngũ hành và quy luật. Vì tam sao thất bổn là 1 lẽ, chính trong các tài liệu cổ cũng không chắc là thuần lý lẽ của Tử Bình. Đã mấy ngàn năm qua, các tài liệu cho là "cổ thư" cũng là tập trung nhiều lý thuyết khác biệt nhau, nhiều phương pháp khác nhau vào một chỗ, như Tam Mệnh Thông Hội hay cả Uyên Hải Tử Bình. Không ai có thể kiểm chứng được thế nào là Tử Bình chính tông. Chúng ta chỉ có thể dựa vào quy luật ngũ hành và những phần căn bản chính yếu (thập thần, tương tác xung khắc hình hại hội họp của Can Chi) mà tự xác định một cách luận cho mình. Nhưng dĩ nhiên là học phải hành, tức là phải trải qua kinh nghiệm thực tế mới được. Chính là do thảo luận, hỏi han trả lời nhau mới có được một chút kinh nghiệm này.
Đặc biệt tài liệu Tích Thiên Tủy bấy lâu nay được xem như là 1 tài liệu quý giá cần phải thông suốt không thiếu được trong đoạn đường học Tử Bình. Thế nhưng có rất nhiều mệnh gia sau này không xem lời bình chú của Nhâm Thiết Tiều (nhất là qua các thí dụ) là chính xác nữa. Vì lý do gì? Có phải là tài liệu sai? (Trong khi đó, chưa có ai chê trách Uyên Hải Tử Bình cả, đấy là vì sách này chỉ là 1 kho dữ liệu mà thôi, không có thí dụ, không có bình chú). Chứng tỏ rằng bình chú và thảo luận sẽ làm sáng tỏ vấn đề hơn, đấy là quan trọng nhất. Còn chính ta nhận thấy thế nào là đúng, dù là tương đối, chắc chắn rằng như tôi đã nói, chỉ phải thông qua sự hiểu biết rõ ràng về những chi tiết không thể sai lệch là qui luật tương sinh tương khắc của ngũ hành.
Hiểu được như thế thì không cần quan trọng vấn đề tam sao thất bổn một cách nghiêm trọng nữa, và đọc tài liệu trên tinh thần cẩn trọng là đủ.
Vậy thì theo tôi, chúng ta đã có diễn đàn để thảo luận và học hỏi, bao lâu còn diễn đàn thì nên tận dụng sự lợi ích đó. Đọc sách là 1 chuyện, hiểu được bao nhiêu thì cứ tự nhiên bày tỏ trên tinh thần tôn trọng nhau là quí hóa nhất.
Powered by vBulletin® Version 4.1.12 Copyright © 2024 vBulletin Solutions, Inc. All rights reserved.