PDA

View Full Version : Tản mạn thú tiêu khiển ngày xuân



chung
29-01-13, 09:38
Xuân Quý Tỵ đã gần về. Em lập topic này với mục đích góp một chút ít không khí tết cho diễn đàn. Hy vọng các anh chị em có những bài viết về các hoạt động vui chơi từ mọi miền có thể gửi lên nhé.

Chân thành cám ơn.

chung
29-01-13, 09:52
Hoa Xuân

Cứ mỗi dịp xuân về , người ta trở lên bận bịu hơn với đủ loại công việc : Trang trí lại nhà, mua sắm tết, chăm lo con cái…… Nhưng không thể thiếu trong không khí tết đó là những chậu hoa xuân.

79 80

Hoa thì muôn vẻ, muôn sắc. Ngoài những loại truyền thống đặc trưng vùng miền như Đào miền bắc, Mai miền nam, Quất, Nụ tầm xuân…… Thêm vào đó là màu sắc rực rỡ của mọi loại hoa như màu vàng của cúc, hướng dương, màu hồng của sen trên những bàn thờ…..

82

Cuộc sống ngày càng được cải thiện mang lại cho người ta nhiều sự lựa chọn phù hợp với sở thích và túi tiền. Những năm gần đây thú chơi chè xanh ngày tết đem lại sự thích thú mới. Màu xanh của chè mang đến cho lòng con người ta cảm thấy thanh thản, không khí gian phòng trở nên vui tươi trong lành hơn.

83

chung
29-01-13, 10:04
Bên cạnh đó với những ai có sở thích uống chè xanh, cùng với tiết trời se lạnh buổi sáng, nấu ấm nước sôi là bạn có thể thưởng thức được cái vị chan chát, mùi thơm nhè nhẹ, hòa quyện vào làn khói bay lên từ chiếc tách chứa những lá chè còn tươi vừa được hái.

84

Khác với sự thưởng thức chè xanh, người ta có thể chọn cho mình một cây phật thủ, thuộc họ cam chanh, nguồn gốc từ Trung Quốc và Nhật nhưng khi về Việt Nam, cây lại lưu luyến với vùng Đắc Sở (Hoài Đức, Hà Nội). Hình thù kì quái như những ngón tay . Khi chín có màu vàng chanh , thêm vào đó mùi hương toát ra từ lớp tinh dầu trên vỏ cũng làm cho sắc xuân phảng phất trong gian nhà bạn.

85 86

Theo y học dân tộc, phật thủ có vị cay, đắng và chua, tính ấm, đi vào hai kinh phế và tỳ, có tác dụng hành khí chỉ thống, hóa đờm, kiện vị, chỉ khái, giúp tiêu hóa, cầm nôn mửa, chữa ho

88

Phật thủ được dịch là bàn tay phật. Mang ý nghĩa cầu mong được phật trời ban phúc lộc, che chở bình an trong năm mới. Nhiều gia đình bày Phật Thủ trong mâm quả hay chưng nguyên cây chiết với chùm quả vàng óng.

( Mỗi bài viết cho post 4 hình, nên em phải ngắt bài. Mong mọi người thông cảm)

chung
31-01-13, 11:16
Chọi gà

Xung quanh các hoạt động ngày tết, có lẽ chọi gà là thú chơi đặc trưng của mọi vùng miền. Với địa linh phát võ tướng, có thể nói dân ta lúc thường nhật rất hiền lành, chất phác nhưng khi có biến là chung sức đứng lên. Chính sự khơi dậy tinh thần thượng võ trong con người, gà chọi mang lại niềm đam mê hơn cả.

93

Lúc sinh thời, tả tướng quân Lê Văn Duyệt rất mê nuôi và chơi gà chọi. Ông thường nói với thuộc hạ tả hữu xung quanh mình rằng : “ Một chú gà trống luôn hội tụ đủ 5 yếu tố là biểu tượng cho phẩm chất cao quý, tuyệt vời như một trang dũng tướng hay đấng nam nhi đại trượng phu . Tức là có đủ cả trí-vũ-dũng-uy-nhân. Những yếu tố cơ bản ấy được phô diễn, biểu lộ ra bên ngoài trong dáng đứng, dáng đi, dáng ngủ, lúc chiến đấu với địch thủ”.

94

Chọi gà là thú chơi giải trí, người xem chiêm nghiệm đấu pháp, tài nghệ của những chú gà qua các đòn đánh. Nó thể hiện kĩ thuật của người nuôi dạy . Mang ý nghĩa tâm linh là bói lộc đầu năm, gà làng xã nào thắng là năm đó có lộc, làm ăn sẽ phát đạt. Đồng thời khuyến khích chăn nuôi, bảo tồn các giống gà hay.

95 96

Chơi gà chọi đòi hỏi một sự kỳ công lớn của người nuôi: Từ việc chọn giống phải là gà chọi "nhà nòi"! Theo câu truyển khầu: “ Chó giống cha, gà giống mẹ”. Mái bổn là quan trọng nhất, bầy con sẽ có lối đánh và gan lì giống mẹ. Để có mái bổn, người nuôi phải lai tạo rất nhiều đời từ những cặp bố mẹ hay chưa thuần chủng. Thông thường chỉ giữ lại vài con mái, còn bao nhiêu là loại bỏ, chỉ sợ rơi vào tay người khác. Trống dùng để lai tạo phải chọn thắng nhiều trận, dáng đẹp, đòn hay... Khi trứng nở đền lúc tách bầy, gà con lại được lựa từ dáng vẻ chân, mỏ, mình, đầu...Tiếp theo là quá trình chăm sóc, tỉa lông, chuốc cựa cho sắc, nhọn theo thế đánh của gà.

97

chung
31-01-13, 11:28
(tiếp theo)

Sau khi có được những chú gà chiến. Để thi đấu được, người chơi phải biết luyện gà. Mỗi người đều có bí quyết riêng của mình. Gà chiến được nuôi rất công phu và cho tập luyện với các con khác cùng trình độ để làm quen dần với những trận chiến đấu. Có những hiệp đấu của những cặp gà kéo dài tới hàng tiếng đồng hồ không phân thắng bại. Hai con gà chọi với cái đầu đỏ gay lừa mổ nhau, đập cánh lao vào nhau, nhảy lên đá móc vào nách, cổ họng, ức của đối phương thật quyết liệt hoặc ghì đầu, đè cánh đạp chân như những đấu thủ trên sàn đấu. Những cú mổ hiểm hóc vào mắt, vào cổ đối phương đến chảy máu, những cú đá móc với những chiếc móc sắc nhọn đến toạc ngực làm người xem xung quanh la hét, bàn tán, tranh cãi rất say sưa.

98


Ngày nay, bên cạnh giống gà tre, gà nòi thuần chủng, nhà nuôi tạo cho ra nhiều giống gà chọi lai nhằm đáp ứng cho thị trường gà chọi. Người ta gắn thêm cựa sắt, tẩm thuốc vào mào….nhằm hạ gục nhanh đối thủ để thu lợi. Đây là biến tướng của thú chơi này, đánh mất đi cái thú thưởng thức các đòn đánh, cách nuôi dưỡng, huấn luyện của chủ gà.

100

Đối với những người đam mê chọi gà như một nghề chơi “lắm công phu”, thì đây thực sự là một thế giới kỳ thú…Ngày xuân, đi xem chọi gà, vừa được thưởng thức một trò chơi dân gian truyền thống, cũng là dịp để sống lại cảm giác lễ hội Tết thuần Việt rất riêng và độc đáo.

101

Tham khảo từ bài viết tác giả Thảo Nguyên- tamnhin.net; baobinhdinh.com.vn

kimcuong
31-01-13, 13:36
Người ta gắn thêm cựa sắt, tẩm thuốc vào mào….nhằm hạ gục nhanh đối thủ để thu lợi. Đây là biến tướng của thú chơi này, đánh mất đi cái thú thưởng thức các đòn đánh, cách nuôi dưỡng, huấn luyện của chủ gà.

Chỉ ở VN mới có "thú vui" chọi gà như thế, tất nhiên là thuộc tập quán, thói quen. Nhưng phải nói là nếu ở nước ngoài thì sẽ tuyệt đối không được đón chào, vì chọi gà hay đấu bò đều bị Hội bảo vệ thú vật nghiêm khắc lên án. Hãy cứ nhìn cái móng sắt cột vào chân gà để chúng tử chiến với nhau, người thì hỉ hả và nôn nóng, lại thêm giải thưởng mang về nhà..., quả tình là tôi thấy đau lòng. Nếu chúng ta giải bớt oan khiên cho chúng, đúng là tự giải được "kị thần" SÁT trong tứ trụ của mình, không cần phải hỏi "đại vận nào thì tốt"!!!

letung73
31-01-13, 17:40
Tản mạn ngày xuânTác giả: Huệ Lưu
Tác giả: Huệ Lưu
Khi những đợt gió lạnh kéo về thoáng như những tiếng gọi vọng từ núi xa báo hiệu cái ra sẽ đi đã sắp lên đường và cái đang về đã kề cận. Bước chân lạc lõng phiêu du của những đứa con xa đang chuẩn bị quay về lại nơi mà chúng đã ra đi, nơi ấy có người mẹ hiền đang ngày đêm ngóng trông con về. Những chiếc lá đã bắt đầu vươn mình đón bắt ánh nắng cho lẽ sống sau những ngày dữ dội của tiết trời đông lạnh. Cảm giác cần sự ấm áp lúc này đây trở nên giá trị hơn bao giờ hết. Đông chí nghĩa là báo hiệu lập xuân. Đợi chờ điều may mắn hay niềm vui cũng đang trào dâng sau một năm trời vất vả với lý tưởng hay mưu sinh, tựa những làn sóng gặp cơn gió nhẹ. Đất trời vẫn không ngừng quấn quýt để đưa con người về gần nhau hơn, cùng nhau hát khúc ca mà tạo hóa đã ban tặng ngay từ khởi thủy của hoàng hôn đó là khúc ca mang hai chữ "Hòa Bình". Không gian văn hóa và thời gian văn hóa vốn khu biệt từ xa xưa, giờ đây sự khu biệt ấy đã không còn cái cớ để tồn tại. Sự tiến triển của khoa học hiện đại tạo dựng một nền văn minh tiến bộ, hẳn nhiên không bó buộc trong một khuôn khổ hạn định nào, những gì trước kia tưởng là chỉ của riêng mình giờ không còn của riêng mình nữa. Một chiếc cầu như chiếc cầu ô Thước của Ngưu Lang-Chức Nữ được tạo nên không phải từ sắt thép bê tông mà được tạo từ chính những giai điệu của bản sonate đã trình tấu nên vũ trụ này. Vũ trụ tưởng là rộng lớn nhưng lại bé nhỏ. Người không quen biết người nhưng lại có những tương duyên hết sức thú vị, thế chẳng phải bé nhỏ sao? Đông-Tây đang hướng về nhau tạo nên một thế giới đại đồng, nay Đông đang hướng sang Tây và Tây đang hướng về Đông như những lời mẹ dặn người con trước khi ra đi rằng: " Con ơi! chân cứng đá mềm, nay chân mềm đá cứng con lại trở về". Đó, cái tất nhiên trong tiến trình phát triển để tồn tại. Đời sống vật chất và đời sống tinh thần cần bổ trợ cho nhau, hai phương diện sống ấy đang dần hợp tác để mang sức sống đến cho cuộc sống. Phật Đản, Noel, Thankgivings day, Father, Mother day,... giờ đã không còn của riêng quốc gia, lãnh thổ nào. Minh chứng cho điều đã nói. "Hạnh Phúc”, "Tự do", “Hòa bình”: những giá trị nhân bản mang tính chất phổ quát hẳn như những tiếng gọi thắm thiết từ chính những con tim biết yêu thương sự sống vẫn đang tìm về trôi cùng dòng sông Seine thơ mộng nơi Paris hoa lệ, cùng dòng sông Hằng huyền bí nơi Varasani cổ kính. Chúc mọi người khi cái lạnh khắc nghiệt của mùa đông đã qua, nụ cười hoan hỷ của đức Phật Di Lặc nhân xuân về sẽ sưởi ấm tất cả những gì được xem là giá lạnh!

tuhynhan
31-01-13, 17:54
Tản Mạn Về Chữ “Phúc”



http://gxdaminh.net/hinhanh/tongiao/phuc.jpgTrong quan niệm cổ truyền của gia đình người Việt, chữ “Phúc” có vị trí quan trọng hàng đầu. "Nhà có phúc" là ước vọng, là niềm vinh dự của người Việt Nam. Vì lẽ đó, cứ Tết đến xuân về, người ta thường viết chữ “phúc” trên một tờ giấy đỏ vuông dán ngoài cửa và xem như là một lá bùa chúc tụng điều may mắn trong năm.

Uớc vọng đầu năm của hầu hết người dân Việt không thể thiếu chữ “Phúc”. Cụ Nguyễn Công Trứ có đôi câu đối vừa hóm hỉnh nhưng không kém phần tinh tế và sâu sắc của hương vị ngày xuân: Chiều ba mươi, nợ réo tít mù, co cẳng đạp thằng “Bần” ra cửa/ Sáng mồng một, rượu say túy lúy, giơ tay bồng ông “Phúc” vào nhà. Lại nữa, có một câu chuyện trong dân gian kể rằng: đời vua Gia Long, có người lập nhiều công trạng, nhà vua hỏi muốn được thưởng gì thì người ấy thưa rằng: “Hạ thần chỉ xin được một chữ “Phúc” mà thôi”.

Vua cười đáp rằng: “Tiền bạc, chức tước thì ta có thể ban, chứ Phúc thì chỉ có trời ban mà thôi, cả dòng họ ta chỉ nhờ có chữ Phúc mà vinh hiển nhiều đời”. Thật vậy, dòng họ nhà Nguyễn đã lót chữ Phúc vào tên của mình (vua Gia Long là Nguyễn Phúc Ánh). Trên khắp nước Việt Nam, nhiều địa danh đã chọn chữ “Phúc”: tỉnh Vĩnh Phúc, huyện Phúc Thọ (Hà Nội)...

Chữ “Phúc” là từ Hán Việt, người miền Nam đọc là “phước”. Chữ “Phúc” trong giáp cốt văn là hình tượng hai bàn tay bưng hũ rượu đứng trước bàn thờ. Như vậy, chữ “Phúc” vốn được xem là điều tốt lành do cầu cúng mà có được.

Theo đó, “Phúc” có nghĩa là “thuận lợi”, “đồng thuận”. Thuận có nghĩa là từ dưới lên trên, từ trong ra ngoài đều thông suốt, không có gì trở ngại. Trên thuận trời đất, dưới thuận vua tôi, dưới nữa thuận cha mẹ, con cái. Đời sống tinh thần bên trong và đời sống vật chất bên ngoài đều thuận lợi không có gì trắc trở, như vậy gọi là thuận, là Phúc. Một điều thật thú vị là câu chúc Tết của người phương Tây thường đề cập đến hạnh Phúc, sức khỏe và thành đạt, đứng ở góc độ nào đó có sự tương đồng như Phúc, Lộc, Thọ mà ở phương Đông người ta tâm niệm.

Cả Âu lẫn Á đều đặt “Phúc” lên vị trí hàng đầu, nhưng nếu tìm hiểu kỹ thêm một chút mới thấy chữ “Phúc” của phương Đông rất rộng lớn, mênh mông và tinh tế. Người Trung Hoa chơi chữ bằng cách vẽ hai con dơi đâu cánh lại, ngụ ý là trùng phúc, họ còn vẽ thêm một lúc năm con dơi biểu tượng cho ngũ phúc (ngũ phúc lâm môn) mà sách Hồng Phạm viết: “Ngũ phúc, nhất viết Thọ, nhị viết Phú, tam viết Khang minh, tứ viết Du hảo đức, ngũ viết Khảo chung mệnh” (Năm phúc: sống thọ, giàu có, bình an, đức tốt, chết vào tuổi già).

Theo Từ điển Khai Trí Tiến Đức thì “Phúc” là điều hay, điều tốt, do việc làm nhân đức mà ra. Vì vậy, không phải ngẫu nhiên trong tâm thức của người Việt, từ lâu đã quan niệm phúc bao giờ cũng đi đôi với đức. Thuật ngữ "Phúc đức" luôn gắn liền nhau. Chính điều này đã làm sâu sắc thêm triết lý nhân duyên của nhà Phật và đem lại màu sắc tích cực cho hai chữ họa phúc (Họa vô đơn chí, phúc bất trùng lai). Phúc dày hay mỏng cũng do chính con người can dự quyết định.

Chữ Phúc chính là một ân huệ mà con người tự tạo ra qua những hành động tốt của mình. Nó là những hạt giống tốt được tay người tự gieo trên những mảnh đất mà ta thường gọi là phúc điền (ruộng phước). Do quan niệm họa phúc ở đời là sợi dây gieo nhân gặt quả, nên người Việt Nam chú trọng đến việc “làm ơn, làm phước”.

Hơn thế nữa, mỗi hành động, việc làm của chúng ta không những ảnh hưởng đến bản thân ta mà còn lưu lại kết quả cho thế hệ sau. Nhà có phúc là nhà có được cuộc sống bình yên thanh thản, đặc biệt là có hậu vận tốt. Muốn được đức phải có phúc và ngược lại đức sẽ đem lại phúc, đó là quy luật. Nội dung của đức phụ thuộc điều kiện lịch sử, xã hội, văn hóa, tôn giáo,... Ví như đức của Nho giáo là ngũ thường, đức của Phật giáo là ngũ giới (năm điều cấm), đức của Kitô giáo là 10 điều răn của Chúa... Dù văn chương chữ nghĩa có khác nhau, nhưng chung quy về đức ở mỗi dân tộc, mỗi thời đại đều có chung quan niệm nhằm mưu cầu lợi ích cho mọi người.

Ngày nay, khi kinh tế có chiều khởi sắc, dường như người ta ít đặt, hay lãng quên chữ “Phúc” trong mối quan hệ với “đức” hay “thiện” (phúc đức, phúc thiện) mà thường đặt “Phúc” trong mối quan hệ với chữ “đạt” (thành đạt) hay “lợi” (phúc đạt, phúc lợi).

Ngạn ngữ Lào có câu: “Hạnh phúc là kết quả của những hành vi đạo đức”. Hi vọng rằng dù lịch sử có thay đổi như thế nào đi nữa thì quan niệm về chữ “Phúc” của dân tộc, của mỗi gia đình, của mỗi người chúng ta sẽ mãi mãi là “mã di truyền” tốt đẹp trong đời sống văn hóa người Việt.

NGUYỄN HIẾU TÍN

tuhynhan
31-01-13, 17:57
Vào những ngày giáp tết, bước dạo quanh bức tường cổ Văn Miếu câu thơ trên bỗng ngân vang trong ta như một sự diệu kỳ: Cố thi sĩ Vũ Đình Liên ngỡ như đang sánh bước bên ta, người trẻ trung và hứng khởi xuất thần đọc lên những vần thơ chân thật và mơ màng.


“Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già

Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đồng người qua”



Người Hà Nội của thế kỷ 21 với dư âm ngày Đại lễ ngàn năm Thăng Long Hà Nội vẫn giữ được nét tinh tế, hào hoa, thanh lịch với vẻ đẹp văn hóa thật đáng trân trọng.



PHÚC – LỘC – THỌ - AN – NINH – KHANG



Những thông điệp thật gọn như một cuốn thư để người đời sau mang về nhà trân trọng thành kính mở ra, ngồi đọc, suy ngẫm trong yên tĩnh, lắng đọng tiếp nhận những điều dạy bảo chí tình, chí nghĩa của tổ tiên.



Trong bộ tam đa từ xưa đến nay sự sắp đặt thứ tự như một niêm luật không thể thay đổi PHÚC – LỘC – THỌ.



Chữ PHÚC luôn và mãi mãi đứng ở vị trí khởi nguồn.



Với một cấu trúc mã tự vuông vức đầy đặn, hoàn chính chữ PHÚC mang nghĩa Cát tường, may mắn, tốt lành.



Bộ bên trái – Bộ ký – trông tựa một cây cổ thụ xum xuê cành lá, bao trùm, che chở. Bộ ký mang hàm ý: Thần đất, sự phụng thờ. Bên phải là ba chữ ghép lại chữ nhất, chữ Khẩu, và chữ Điền mang ý nghĩa. Điều may mắn nhất, điều sung sướng nhất, điều tốt lành nhất là con người được sinh ra trên đồng ruộng để cày cấy, gieo trồng có cái ăn cái mặc, để hưởng thụ được nói, giao tiếp, học hỏi điều hay lẽ phải.



Vậy nên cứ tết đến mọi người thường rước chữ Phúc về nhà treo trước cửa để NGHIÊNG XUÂN TIẾP PHÚC và kính mời “PHÚC ĐẠO GIA MÔN” nhiều nhà còn treo “NGŨ PHÚC LÂM MÔN”
Rước cả 5 cái PHÚC vào nhà.



1. Thọ
2. May mắn, tốt lành
3. Khỏe mạnh
4. Tu thân tốt
5. Thi cử đỗ đạt.



Có nhà treo câu đối trang trọng



HÒA KHÍ NHẤT ĐƯỜNG SINH BÁCH PHÚC
BÌNH AN NHỊ TỰ TRỊ THIÊN KIM



(Một nhà hòa thuận thêm trăm phúc
Hai chữ bình an giá ngàn vàng)

http://www.nguoihanoi.com.vn/uploads/Untitled-1_5.jpgChữ Phúc được nhiều nhà đặt tên cho con


Nhiều nhà đặt tên cho con: HỒNG PHÚC, HẠNH PHÚC, MINH PHÚC, PHÚC HẬU, PHÚC ĐỨC…



Nhiều địa phương đặt tên làng xã VẠN PHÚC, VĨNH PHÚC, VINH PHÚC…



Người khỏe mạnh có “khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang”, tính tình điềm đạm tốt bụng hay giúp người. Mọi người thường khen “Ông ấy, bà ấy thật PHÚC HẬU”.



Gia đình sống thuận hòa, quan tâm đến nhau, vì nhau, tôn trọng người trên yêu thương kẻ dưới đó là một gia đình HẠNH PHÚC.



Ngày hôn lễ của lứa đôi CHỮ HẠNH PHÚC in đỏ tươi trong thiếp mời, treo rạng rỡ trên sảnh đường của phòng cưới.



Những điều tốt đẹp đến với con cái nhân gian thường nói “PHÚC ĐỨC TẠI MẪU” để ghi nhớ công ơn của mẹ mà sống hiểu thảo.



Một dòng họ ăn nên làm ra con cháu học hành đỗ đạt mọi người nhắc nhở nhau đấy chính là PHÚC ẤM – PHÚC ĐỨC của tổ tiên ban cho, hãy tri ân.



Các cụ ông, cụ bà khỏe mạnh sống lâu. Ngày thượng thọ con cháu dâng lên bức trướng.



PHÚC NHƯ ĐÔNG HẢI
THỌ TỶ NAM SƠN



Ngày đầu năm, bạn bè họ hàng gặp gỡ nhau chúc cho nhau những điều tốt đẹp. Đó chính là những lời CHÚC PHÚC.



Có thể nói CHỮ PHÚC ẩn hiện vào mọi phương diện văn hóa đời sống con người ăn sâu vào tâm linh, đạo giáo.



CHỮ PHÚC luôn là mục tiêu tìm kiếm của con người. Vậy chữ PHÚC từ đâu tới?



Cứu một người “PHÚC ĐẲNG HÀ SA”



Cuộc sống của con người trên trái đất là vô cùng quan trọng. Hãy bảo vệ cuộc sống.



Cứu một người Phúc nhiều như cát trên sông vậy.



Có lẽ vì vậy mọi sinh hoạt của con người đều hướng tới điều thiện “Cứu người, làm phúc” những hành động đi ngược với điều thiện đều bị lên án và trừng phạt.



Cuộc sống phải là bất diệt. Cái hội chữ thập đỏ, hội từ thiện, quỹ vì người nghèo, giúp đỡ người khuyết tật xây nhà tình nghĩa, cứu trợ đồng bào lũ lụt, thiên tai được phát động và hưởng ứng mạnh mẽ, sâu rộng trên toàn thế giới.



Chúng ta đang sống những năm đầu của thế kỷ 21 văn minh, hiện đại, nhưng cũng là một thế kỷ phải đối đầu với thảm họa môi trường cực kỳ gay gắt. Những trận động đất, cháy rừng, sạt lở núi, bão táp, lũ lụt, nóng nắng dữ dội, bão tuyết nặng nề xảy ra liên miên phá hoại cuộc sống bình an của trái đất.



Hơn lúc nào hết mục tiêu lớn nhất của loài người lúc này là phải chung tay góp sức làm mọi công việc để bảo vệ môi trường sống, giảm thiểu những thảm họa thiên tai mà chính chúng ta đã vô tình hay hữu ý gây nên.



Chữ phúc mà chúng ta tôn thờ trân trọng sẽ không đến với loài người nếu chúng ta không chung tay làm những điều thiện ích. Hãy cùng nhau cứu lấy trái đất để chữ PHÚC là một ngôi sao tỏa sáng rạng ngời trên mặt đất, như niềm mơ ước “PHÚC TINH CAO CHIẾU”




Lê Nhật Tăng

letung73
31-01-13, 20:02
Xin chữ ông đồ, nét đẹp ngày xuân người Hà Nội

Đi du xuân trên phố ông đồ (Văn Miếu - Quốc Tử Giám) và xin chữ trong ngày đầu năm mới là nét đẹp văn hóa của người Hà thành đã nhiều năm qua.

Từ sớm mùng Một Tết, trong tiết trời lạnh giá đặc trưng của miền Bắc, nơi này đã đông như mở hội.

Trên vỉa hè Văn Miếu là cảnh các ông đồ mặc áo the, khăn xếp ngồi cạnh những ông đồ đi giầy Tây, đội mũ phớt đang nắn nót thảo những dòng chữ như rồng bay phượng múa.

Còn dưới lòng đường và cũng cả trên vỉa hè là khách du xuân - từ cụ ông, cụ bà đến những gia đình trẻ, những nam thanh, nữ tú đến những cô, cậu học trò - tấp nập dạo phố. Mỗi khi xin được một chữ đắc ý thì niềm hân hoan, hạnh phúc thấy rõ trên nét mặt khách chơi xuân.

Lẫn trong dòng người náo nức mở hội đầu năm là khá đông khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam ghé thăm Văn Miếu Quốc Tử Giám. Họ cũng ngạc nhiên dừng chân bên các bàn thư pháp Việt Nam, tò mò ghi tên để được thầy đồ cho chữ.

Thổ lộ về chuyến du xuân ngày đầu năm ở phố Thày Đồ, bác Phạm Nguyên An, 65 tuổi, ở Lạc Trung, Hai Bà Trưng, cho biết ngày đầu năm, đi cùng gia đình đến Văn Miếu thắp nén nhang, dâng lễ trước ban thờ Khổng Tử và các bậc tiên hiền trong Đại Bái Đường, cùng ban thờ danh nhân Chu Văn An trong nhà Thái Học để mong cho một năm mới tốt đẹp, việc học trôi chảy là nếp nhà đã lâu nay của gia đình. Đó cũng là một trong những nét đẹp văn hóa của Thủ đô so với những nơi khác trong cả nước.

“Ai cũng mong có được những con chữ thể hiện công lao sinh thành, tình cảm phụ mẫu thiêng liêng hay những ước vọng cho năm mới, những lời chúc xuân, chúc sức khỏe, an khang. Mỗi câu đối, khung chữ, liễn đối bằng mành trúc... có giá khác nhau, từ 150.000 đến 500.000 ngàn đồng và hơn thế nữa, tùy theo chất liệu và kích thước. Nhìn cảnh các bạn trẻ đến xin chữ ở Văn Miếu, tôi mong rằng nét đẹp văn hóa này được giữ mãi cho đến thế hệ tương lai, nhân rộng lên để làm giàu đội ngũ trí thức, giúp đất nước phát triển” - chị Ngọc Huyền, 32 tuổi, một khách du xuân tâm sự.

Vừa nắn nót thảo lên trang giấy đổ “Phúc” cho một đôi bạn trẻ, thày đồ Lê Phúc vừa cho biết năm nay phố ông Đồ được tổ chức từ ngày 20 tháng Chạp và kết thúc vào ngày rằm tháng giêng.

Hơn 50 ông đồ đến từ 2 câu lạc bộ thư pháp lớn ở Hà Nội là câu lạc bộ thư pháp của UNESCO và câu lạc bộ thư pháp Hương Nam góp phần làm đẹp hơn bức tranh xuân phố phường Hà Nội.

“Mỗi một chữ thư pháp đều ẩn chứa một ý tứ riêng. Người chơi phải có sự am hiểu nhất định và cũng phải có được cái nhìn tinh tế mới thấy được nét đẹp, ý nghĩa sau mỗi nét uyển chuyển của con chữ. Nét chữ là nét người,” ông Phúc tâm sự.

Cách không xa đó, ông đồ Nguyễn Khánh Toàn, Câu lạc bộ thư pháp Hương Nam, ngồi hỏi ước nguyện năm mới của cặp vợ chồng trẻ trước khi cho chữ. “Chữ An chiết tự thì gồm có trên là bộ Miên - nghĩa là mái nhà, và dưới là chữ Nữ - nghĩa là người con gái.

"Người con gái ở trong nhà thì bình an vô sự và nhà luôn có cơm dẻo, canh ngọt, nhà cửa ấm êm. Năm Nhâm Thìn này, bạn sinh con gái thì nên lấy chữ này” - ông đồ Toàn giảng giải ý nghĩa từng câu chữ để người xin chữ nhận ra ý nghĩa, triết lý sống của chữ “An” rồi mới thong thả, từ tốn uốn lượn từng nét chữ rồng bay trên giấy đỏ.

“Mỗi năm hoa đào nở. Lại thấy ông đồ già. Bày mực tàu giấy đỏ. Trên phố đông người qua…” Ngày Tết cổ truyền du xuân được thưởng lãm hình ảnh “Ông đồ” với mực tàu giấy đỏ trên phố có cảm giác thật nôn nao./.
Anh Tùng (TTXVN/Vietnam+)
103

chung
02-02-13, 10:25
Thú chơi trầm của người Hà Nội - (Diendanhanoi/Vietnam+)


Trước kia, vào thời khắc giao thừa của đêm 30 Tết, đâu đó ở những góc phố Hà Nội người ta được ngửi thấy váng vất mùi hương trầm. Đó là lúc trầm được đốt trong nhiều Đình ở đây. Mùi hương đó rất đặc trưng, nó thơm thanh tao và thiêng liêng, không một hương thơm nào có thể so sánh được. Ngoài ra, vào những ngày hội đặc biệt của các bậc chí sĩ, các gia đình quyền quý thường được thắp một nén trầm. Mới thấy trầm quí biết nhường nào. Nó không phải là sản vật để dùng đại trà.

104

Trên thế giới người ta dùng Trầm làm một trong những thành phần sản xuất thứ nước hoa đắt tiền, làm dầu để người đạo Hồi cử hành lễ. Người phương đông xưa dùng trầm để cho vào nước tắm của các bậc vương giả hay để trong rương hòm quần áo mong ám được mùi thơm của nó.

107

Trầm là một sản phẩm đặc biệt của thiên nhiên ban tặng. Nó chỉ có trong rừng đại ngàn của vùng nhiệt đới. Nhưng không phải rừng nào cũng có. Ở Việt Nam trầm tồn tại duy nhất ở vùng rừng Khánh Hòa. Trầm xuất hiện trong thân cây gỗ gió và trong hàng ngàn hàng vạn cây mới may ra có một cây hóa trầm. Bởi thế tìm được Trầm là cả công cuộc gian truân, bao người đã chết vì rừng thiêng nước độc, vì đói khát và thú dữ. Điều này được một số tác phẩm văn học và tài liệu xưa đề cập đến.

105

Thời phong kiến, ai khai thác được trầm chỉ được phép bán cho nhà vua. Sau này trầm được dùng phổ biến hơn trong những gia đình quyền quý. Nó là thứ không thể thiếu trong đời sống văn hóa thiêng liêng của người Việt nói chung và của người Hà Nội nói riêng.

Song, những năm chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ trở lại đây, người dân mải ly tán loạn lạc, mải lo đánh giặc, rồi mải gây dựng cuộc sống mới cho nên họ đã bị thất lạc thú chơi rất thanh tao này. Trầm đã vắng bóng trên thị trường. Phần lớn người Hà Nội bây giờ thuộc các vùng khác tới. Tất cả đều mải miết chạy theo cuộc sống thị trường nhiều xô bồ. Ít người có dịp lắng lòng mình hưởng thụ, di dưỡng những khoảnh khắc thiêng liêng, quý báu của tâm hồn.

106

Thơ thì phá cách, nhạc cách tân, văn ngắn gọn và phá phách hết độ. Tất cả chạy theo cuộc sống gấp gáp, cùng với sự lạ hóa không đường lối. Nhưng với người thuộc thế hệ cũ, mùi trầm thiêng của những ngày đặc biệt vẫn là niềm nhớ, vẫn ẩn náu trong tâm hồn. Bởi thế thú chơi trầm đã được một người Hà Nội khôi phục lại. Đó là ông Phan Văn Huy.

Ông là giáo viên kỹ thuật của trung tâm kỹ thuật tổng hợp số I, nhưng ông lại ham mê văn học. Và những tác phẩm của Nguyễn Tuân về thú chơi trầm của tầng lớp quý tộc xưa đã ảnh hưởng tới ông rất nhiều. Hơn nữa, gia đình ông ngày trước luôn đốt trầm vào mỗi dịp Tết. Mùi trầm thiêng đã khiến ông nhớ và trăn trở đi tìm kiếm lại suốt bao nhiêu năm.

chung
02-02-13, 10:31
(tiếp theo)

Nhân một chuyến đi công tác vào Nam theo đoàn công ty điện ảnh Hà Nội để nghiên cứu về việc lắp đặt hệ thống điều hòa đầu tiên cho rạp chiếu bóng Tháng Tám, ông Huy đã mải miết đi tìm và đã bắt được mối mua trầm. Dùng bột keo quện bột trầm viên thử vài viên để đốt và ông nảy ra công nghệ làm trầm đầu tiên ở Việt Nam. Keo là một loại cây bóc được vỏ và xay thành bột, khi gặp nước tạo thành chất dính. Cây này có ở Quảng Ninh, Đắc Lắc, Đồng Tháp Mười. Sau khi thắp chừng chục viên thấy ưng ông Huy mới định hình công thức và bắt tay vào sản xuất. Đó là vào năm 1985. Hai năm đầu ông làm bằng tay, sau đó nhiều người mua hơn, ông đã làm bằng khuôn.

109


Vì được thừa hưởng công nghệ làm hương gia truyền và một cửa hàng bán hương tại số 40 phố - Đồng Xuân - Hà Nội, nên vợ chồng ông Huy đã có những kỹ thuật riêng trong việc sản xuất viên trầm đốt đỉnh. Khách hàng thời ấy tới mua hương thấy viên trầm lạ thường hỏi: “Đây là cái gì?”. Sản phẩm đã đi vào truyền thống nhưng lúc này lại trở thành mới hoàn toàn. Ông Huy và vợ không nề hà giải thích cặn kẽ sự quý giá, nguồn gốc của trầm và thú chơi trầm, rồi biếu họ một viên về thắp thử. Hầu hết những người đó đều quay lại mua trầm nhà ông.

110

Ngoài công việc chuyên môn, ông Huy đã hình thành một xưởng sản xuất trầm nho nhỏ bên cạnh công việc làm hương truyền thống của gia đình. Công việc này chỉ thực hiện được trong sáu tháng mùa khô của năm, vì trời mưa không phơi được. Thu nhập về trầm không đáng là bao, nhưng tiền bạc đâu thể mua được niềm hạnh phúc của nỗi đam mê tận trong tâm. Hiệu trầm của ông đặt tên là Diệu Thịnh. Đây là tên mẹ của ông Huy, một tín đồ Phật giáo và lấy lô gô là hình tượng Phật Di Lạc.
Giờ đây, người chơi trầm đã nhiều gấp hàng trăm lần xưa. Trầm của ông đã mặt trên khắp toàn quốc, được nhiều khách nước ngoài và Việt kiều ưa chuộng.

108

Mùi trầm đã trở lại phảng phất linh thiêng trên những đỉnh đồng của nhiều gia đình Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung. Đó là minh chứng cho một nền văn hóa được phục hồi sau vết thương chiến tranh, minh chứng cho sự no đủ an nhàn trong cuộc sống của người dân Việt Nam thời hiện đại.

111

chung
06-02-13, 14:46
Xứ Huế với thú vui bói Tết ( trích tapchisonghuong )

Trong nhiều trò chơi Tết ở Huế thì bói Tết là trò chơi được ưa chuộng và gần như đã trở thành một tập tục đẹp, đậm nét văn hóa của miền quê này. Bói Tết có nhiều kiểu bao gồm:

1. Bói bài

112


Ngày Tết, nhà nào ở Huế cũng có trò chơi bài bạc. Bài bạc ở đây không cốt để ăn thua nhau bằng tiền, đó chỉ là cái cớ để giải trí thư giãn nhẹ nhàng.
Người ta thường đoán vận mệnh hên xui trong năm bằng cách nhìn qua sự thắng thua trên từng ván bài. Trong dân gian, nhất là ở miền quê, thường sử dụng bộ bài tới để bói, trong bài tới có nhiều con bài chỉ có nét đen tuyền và một số con bài có đóng dấu đỏ. Vì vậy, trò chơi cờ bạc thường được gọi chung là trò đỏ đen.


2. Bói hoa mai

113


Tết ở Huế không thể thiếu hoa mai. Người Huế quan niệm mai tượng trưng cho đức tính của người quân tử. Càng gầy guộc, cây mai càng khiến người ta yêu thích, gọi là lão mai. Khoảng 28 Tết trở đi hoa mai trở thành thứ người ta mua bán và quan tâm nhiều nhất ở chợ Tết. Đó cũng là thời kỳ diễn ra phong tục bói hoa mai.


Hoa mai thường có 5 cánh; bắt đầu từ mồng 1 Tết trở đi, những cánh hoa rụng đổ trên mặt đất tạo thành “bóng” mai. Người chơi hoa thường giữ gìn những cánh hoa rụng, không quét dọn nó đi vì sợ mất hên.


Nếu hoa mai có 6, 7 cánh trên một cành được xem là điềm lành của gia đình; nếu hoa mai chỉ có 4 cánh là loại hoa quý hiếm và được coi là vận may trong cả năm của gia chủ. Đóa mai 4 cánh được gìn giữ trên cành và được chủ nhà lưu ý đặc biệt.


Những người trẻ tuổi thường hay quan tâm tới chủ đề tình yêu, vì thế mà cũng rất nhiều người chọn hoa cúc để bói.



3. Bói xăm hường

114

Hường là một mặt tứ màu đỏ trong bộ tào cáo. Mỗi ván xăm hường được mở đầu bằng cách mỗi người lần lượt vốc bộ nắm xăm hường trong tay rồi thả ra lòng một cái bát. Khi bộ tào cáo đã ổn định thì các mặt tào cáo giống nhau (tất cả có 6 con) sẽ làm thành một tổ hợp. Các tổ hợp sẽ hợp thành một cấu trúc có ý nghĩa, đem lại cho người đổ một số thẻ.


Xăm hường là trò chơi đổ bát gợi lại ý niệm về thi cử ngày xưa, phù hợp với nguyện vọng và tính ăn, thua nhẹ nhàng của phụ nữ giới quý tộc ở Huế, cầu mong cho con thành đạt.

Trong bói toán người đổ xăm hường thích chí nhất là đổ ra suốt hơn là trạng anh vì nó bao hàm việc làm ăn hanh thông; hoặc thích lục phú đen hơn là lục phú hường vì tin rằng đỏ quá hóa đen.


4. Bói tuồng

115


Người Huế thường bói tuồng ở các rạp hát, đặc biệt là rạp Bà Tuần. Đó là rạp hát tư nhân thường trực nổi tiếng khắp Đông Dương do vua chúa, quý tộc thời Nguyễn dựng lên.
Ở rạp Bà Tuần, người ta thường xào xáo một chương trình tuồng Tết, gồm những vở tuồng có đoạn nói về tình duyên rất thu hút các trai gái trẻ tuổi đến xem. Ví dụ tuồng Phụng Nghi Đình (hay gọi là Lữ Bố hí Điêu Thuyền); Tôn Phu Nhân Quy Thục; Mạnh Lệ Quân thoát hài... Đôi khi người ta diễn cả tuồng Lộ Địch của Ưng Bình Thúc Giạ. Đây là vở tuồng do cụ Thúc Giạ phóng tác phỏng theo vở bi kịch Le Cid của Corneille (nhà biên kịch, nhà thơ lớn của Pháp) nhưng có thay đổi đôi chút để phù hợp với sân khấu hát bội và hợp với “gu” của người Huế.



5. Bói đò

116

Ở Huế, giữa chợ Gia Lạc (vùng Vĩ Dạ) và chợ Dinh (vùng Gia Hội) trên sông Hương có một bến đò ngang người ta cho là rất thiêng. Đây là bến đò ngang duy nhất để người dân vùng Gia Hội có thể xuất hành trong ngày Tết. Xuất hành ngày Tết là tục lệ rất quan trọng của người Huế, vì vậy chuyến đò ngang này càng đóng vai trò quan trọng trong vận mệnh đầu năm của họ.


Đến bến đò chợ Dinh, nếu con đò vẫn đang nằm chờ hoặc vừa mới ghé vào bờ thì đó là vận may, buôn bán hanh thông suốt năm.
Bói Tết là một nét đẹp có từ lâu đời của người dân xứ Huế. Nó góp phần làm cho cuộc sống thêm thi vị, mộng mơ.

chung
09-02-13, 18:20
Chơi chim - tham khảo giaoduc.net.vn

Bên cạnh nhiều hoạt động náo nhiệt ngày tết. Ngồi nghe chim hót bên sắc hoa xuân, thưởng thức tách trà hay ly cà phê có thể xem là tận hưởng đầy đủ cảnh thiên nhiên sau những ngày làm việc bận rộn.

122

Chim có nhiều loại như Họa Mi, Chích Chòe, Khướu, Sơn Ca, Sâu Đầu Đỏ……. Nhưng Chào Mào lại phù hợp cho giới bình dân. Không phải do chi phí thấp mà chim đánh mất tinh thần thượng võ trên sàn đấu.Thêm vào đó Chào Mào chỉ cần đủ nước uống, nước tắm, không trọng công chăm sóc như các loài chim khác.

118

Theo tiêu chuẩn đánh giá khả năng mỗi chú Chào mào gồm 30% là phẩm chất, 40% là khả năng huấn luyện của mỗi chủ chim, 30% còn lại phụ thuộc vào thức ăn cho chào mào ăn. Để tập chơi, ta chọn mua chim mới lớn chưa biết hót ở Huế vì dáng to, thông minh. Sau đó mua 1 chú chim chào mào bổn vùng Bình Dương để dạy hót cho chúng. Đặc trưng chào mào Bình Dương có giọng hót thanh, vang và khả năng ríu tốt. Lưu ý không chọn mua chào mào tai nổi màu đỏ về dạy vì có thể làm hư nguyên bầy chim nhà.

121

Chào Mào phân bố mọi vùng miền của nước ta.Theo các chủ chim tùy theo điều kiện sống các vùng sẽ sản sinh nhiều giọng hót có đặc trưng riêng. Chào mào sống tại miền Trung có giọng hót khỏe, và gần như hót mau mỏ trong cả buổi thi đấu. Chào mào vùng đồng bằng Bắc bộ, trước mỗi trận đầu thường có những động tác xòe cánh, xù lông dọa đối thủ. Nhưng gặp đối thủ hót đều mỏ, tiếng hót vang kêu to thì thường sớm bỏ cuộc.

120

Thể lệ mọi cuộc thi Chào Mào đều giống nhau. Khi thi đấu nếu chào mào nào hót mỏ không đều, rỉa lông, ăn thức ăn… được cho là thái độ thi đấu không tốt sẽ bị loại. Ngược lại nếu lồng nào chào mào hót đều mỏ, xòe cánh liên tục, bay nhảy, dựng lông dọa nạt đối thủ, hót âm lớn trên tiếng đối thủ sẽ lọt vào vòng trong.

chung
09-02-13, 18:32
Thời khắc Giao Thừa năm Quý Tỵ cũng gần đến rồi. Xin gửi MV này để thêm không khí tết. Chúc mọi thành viên năm mới an lành.


http://www.youtube.com/watch?v=NnDL5_T7gZc

thiếu bá
18-02-13, 17:29
Cờ Người - Trò chơi dân gian mang đậm bản sắc dân tộc Việt
(sưu tầm)

Cuộc đấu cờ người thường được tổ chức trong các hội hè. Ở các hội làng, bàn cờ là sân đình, sân chùa, hay bãi ruộng khô phẳng gần nơi đình chùa. Cuộc đấu cờ người được chuẩn bị chu đáo hàng tháng trời. Trong các lễ hội dân gian Cờ Người là một trong những cuộc thi đấu thu hút được rất nhiều người đến xem và cổ vũ. Cờ Người thực chất đó là môn cờ tướng nhưng vì quân cờ do người đóng nên được gọi là Cờ Người, cũng vẫn sử dụng luật lệ của cờ tướng, mỗi ván cờ lúc bắt đầu phải đủ 32 quân, mỗi bên 16 gồm quân chia thành 7 loại cấp bậc khác nhau.

http://www.nto.com.vn/images/news/NTO_824201173259PMKT_400x300_856.jpg Ðịnh được bàn cờ, sân bãi chỉ mới là việc phụ. Ðầu tiên là việc tuyển tìm người. Quân cờ là những nam thanh nữ tú được làng kén chọn, vừa phải đẹp người, vừa phải đẹp nết. Cả 32 nguời này đều là các chàng trai, cô gái chưa chồng, chưa vợ, không có "bụi" tức là không có tang hay phạm các điều "kiêng kỵ" trong làng. Số lượng cần thiết là 16 nam,16 nữ. Trong số này phải chọn ra hai người: một nam làm tướng Ông, một nữ làm tướng Bà. Ngoài ra, không thể thiếu người thứ 33 là tổng cờ (trọng tài) trực tiếp giúp Ban giám khảo theo dõi cuộc đấu. 3 người này (tổng cờ và hai tướng) là thuộc loại gia đình khá giả, phong lưu, có thể "khao quân" khi cần thiết. Chọn xong, tổng cờ họp hai đội nam, nữ thông báo về trang phục, dặn dò về phong thái trong lúc làm nhiệm vụ "quân cờ". Quần áo mỗi người tự sắm, song phải thống nhất trong từng phe (quân đen, quân đỏ) khi ra sân bãi, bàn cờ được tạo ra một màu sắc rực rỡ nhiều màu dưới trời hội xuân.

http://www.nto.com.vn/images/news/NTO_824201185201PMKT_400x300_857.jpg Trang phục của các "quân cờ" phải chỉnh tề và thống nhất. Tướng được phục trang như sau: đội mũ tướng, soái, mặc triều phục bá quan văn võ, chân đi hài thêu, lọng che. Sĩ đội mũ cánh chuồn có tua vàng. Mỗi người trong đội cờ cầm một chiếc trượng phía trên có gắn biểu tượng quân cờ được trạm trổ tinh xảo, sơn son thếp vàng lộng lẫy.
Ở nhiều hội chơi, mỗi quân cờ và người cầm quân của mỗi bên đều có lộng xanh viền đỏ để che đầu, riêng hai tướng được ngồi trên bệ cao hơn. Cử chỉ các quân cờ phải nghiêm túc và đứng đắn, tình cảm và động tác biểu hiện phù hợp với nước đi. Để điều khiển cuộc chơi ở nhiều hội đều cử ra một người cầm trịch, còn người ngồi phía sau quân tướng ở mỗi bên là một đấu thủ xuất sắc được lựa chọn từ những vòng đấu loại trước đó và thường được ngự trên ghế cao để cầm quân (chỉ huy quân) của bên mình. Nhưng để thực hiện được một nước đi thì mỗi bên phải có thêm một người phụ giúp (dẫn quân) căn cứ vào hiệu lệnh của người cầm quân, theo quy định thì người dẫn quân chỉ được đứng ở hai biên, trừ khi có hiệu lệnh của người cầm quân xướng thì mới được vào làm nhiệm vụ để thực hiện một nước đi.

http://www.nto.com.vn/images/news/NTO_824201173253PMKT_400x300_855.jpg Trước khi vào vị trí của mỗi người trên sân cờ, cả đội cờ múa theo tiếng trống, đàn, phách. Sau khi quân cờ đã vào các vị trí, một hồi trống dài nổi lên, hai đấu thủ cờ mặc áo dài, khăn xếp xuất hiện để được giới thiệu danh tính, mỗi người cầm một cây cờ đuôi nheo ngũ sắc nhỏ để chỉ huy trận đánh. Theo quy định đấu thủ cầm quân đỏ được đi trước, sau đó đến bên đen và luân phiên thứ tự cho đến khi kết thúc ván cờ, nhưng ở hội cờ người ngày xuân thì thường là trận chung kết, nên để tìm bên đi trước người ta thường tổ chức bốc thăm. Chính bằng những quy ước khoa học này mà nhiều đời nay đã thống nhất, nên các thế hệ sau này vẫn có thể chiêm ngưỡng được chi tiết từng nước đi ở một ván đấu của những bậc tiền nhân.

http://www.nto.com.vn/images/news/NTO_824201185207PMKT_400x300_858.jpg Quanh sân, hàng trong thì khán giả ngồi, hàng ngoài đứng, chăm chú thưởng thức ván cờ và bàn tán râm ran. Khi cờ đến hồi gay cấn, cả sân xôn xao, một nước xuất thần, cả sân đều ồ lên khoái trá. Nếu quân cờ nào đó đi hơi chậm là có tiếng trống bỏi lanh canh vui tai nhắc nhở "cắc...tom tom". Bên lề sân có một cái trống to thỉnh thoảng được gióng lên một hồi điểm cho những nước đi. Mỗi khi đi một nước cờ hoặc khi một bên "ăn" quân của đối phương thì người cầm trịch đánh một tiếng trống làm hiệu lệnh. Ngay cả khi hai bên vi phạm luật chơi của hội hay có điều gì cần...đều nhất nhất phải tuân thủ nghiêm ngặt theo hiệu lệnh trống của người cầm trịch. Thời gian cho từng nước đi đều có quy định và mọi người phải tuyệt đối tuân theo. Khi Tướng bị chiếu, tiếng trống dồn dập, đám đông lại càng đông hơn, đã náo nhiệt lại càng náo nhiệt thêm. Đặc biệt hơn trong một số lễ hội, thỉnh thoảng người ta còn đọc những lời thơ ứng khẩu bình những nước đi trong sân trên chiếc loa ở sân.

http://www.nto.com.vn/images/news/NTO_824201185214PMKT_400x300_859.jpg "Trong phép đánh cờ quý ở chỗ nghiêm túc, cẩn thận, người cao cờ đánh ở trung tâm, người thấp cờ đánh ở ngoài biên, người vừa vừa đánh ở các góc, đó là lối thường trung đạo trong đánh cờ". Trong phép đánh cờ có nói rằng: "thà thua một ván, không bỏ một quân" đánh tả phải xung hữu, đánh xa phải nhìn gần, trước sau phòng bị,... Thưa thì không nên trống nhiều, mau thì không nên chặt quá. Giữ quân để cầu toàn, không bằng thí quân mà thủ thắng.

http://www.nto.com.vn/images/news/NTO_824201185220PMKT_400x300_860.jpg Trò chơi Cờ Người trong các lễ hội dân gian cổ truyền không chỉ là một trò chơi giải trí đơn thuần mà còn là một cuộc đấu trí đầy mưu lược. Một ván chơi cờ tướng chẳng khác gì một trận chiến đấu. Hai bên chơi cờ, muốn chiến thắng phải có những nước đi sắc bén nhưng mưu mẹo cao lừa đối phương để giành chiến thắng. Như vậy người chơi cờ phải nắm được mọi thế cờ, phải biết giành lấy những thời cơ và phải có những bước đi thật thông minh, tài giỏi. Người đi xem cũng phải hiểu luật chơi cờ, thường suy nghĩ với bên chơi cờ như chính mình là người cầm quân đánh trận, thi tài. Do đó các ván cờ trong lễ hội thực sự là những cuộc thi tài, đấu trí rất căng thẳng, mỗi quân cờ phải thể hiện được các tình huống: vui sướng, sôi nổi hoặc trầm tư,... đó chính là cái nét văn hóa tạo lên sự hấp dẫn lôi cuốn của trò chơi này, sự say mê của người đấu, người xem.

http://www.nto.com.vn/images/news/NTO_824201185227PMKT_400x300_861.jpg Cờ Người có trong lễ hội dân gian cổ truyền ở nhiều vùng, như Nam Hà có hội Lịch Diệp từ mùng 5 đến mùng 7 tháng giêng; Hà Nội (http://www.nto.com.vn/vn/kham-pha-va-trai-nghiem/ha-noi-d43/): hội Đống Đa mùng 5 tháng giêng, hội Cổ Loa mùng 6 tháng giêng,... Riêng ở Bắc Giang (http://www.nto.com.vn/vn/kham-pha-va-trai-nghiem/bac-giang-d12/) trong những năm gần đây Cờ Người cũng đã xuất hiện trong các ngày lễ tết ở một số nơi, như ở lễ hội Xương Giang tổ chức vào mùng 6 và mùng 7 tháng giêng ...

http://www.nto.com.vn/images/news/NTO_824201185253PMKT_400x300_862.jpg Chúng ta có thể thấy thông qua trò chơi Cờ người ở lễ hội dân gian một vẻ đẹp đặc sắc, đó chính là sự vang vọng của kiểu đấu trí thời xưa mà dư âm của nó còn đọng lại và thể hiện qua trò chơi dân gian này. Mỗi người đi dự hội khi cùng hòa vào mình để ngắm các quân cờ, đều tự cảm thấy dâng lên trong lòng mình những cảm giác thật thanh thản đẹp đẽ và cả sự hoài cảm về một thời vẻ vang của dân tộc. Cùng với nhiều trò chơi dân gian khác, trò chơi Cờ Người đã đem lại cho các lễ hội dân gian cổ truyền sự hấp dẫn, sự cuốn hút lớn lao. Cùng với thời gian, trò chơi Cờ người vẫn tồn tại và phát triển, vượt qua ý nghĩa là môn thể thao trí tuệ, lành mạnh. Có thể nói Cờ Người đã trở thành một nét sinh hoạt văn hóa tao nhã sánh vai cùng các loại hình giải trí văn hóa khác vốn rất nổi tiếng của người Việt Nam. Chính sự hấp dẫn này là một trong những nhân tố quan trọng tạo ra sức sống lâu bền của các lễ hội dân gian.

thiếu bá
18-02-13, 17:42
Tổ tôm điếm trong hội làng ngày xuân
(sưu tầm)

Làm trai biết đánh tổ tôm
Uống trà mạn hảo xem nôm Thúy Kiều

Tổ tôm điếm là một thú chơi tao nhã trong những ngày đầu xuân được phổ biến và khá thịnh hành ở nhiều làng quê miền bắc quãng những năm 1980 trở về trước.
Tuy là là một thú chơi tao nhã với luật chơi rất nghiêm ngặt, nhưng với tổ tôm điếm lại thể hiện rõ nét văn hoá dân gian trong những ngày hội xuân bởi tính quần chúng của nó thông qua hình thức tổ chức, lối chơi và đặc biệt là những câu thơ được ứng dụng rất linh hoạt, tài tình từ những tác phẩm văn học như truyện Kiều, Lục Vân Tiên... hoặc những câu ứng khẩu của người chạy bài - nhân vật không thể thiếu trong thú chơi tao nhã này- được thể hiện qua cách nói thơ hay cao hơn nữa được chính những người chạy bài ngâm nga theo những làn điệu vẫn thường dùng trong nghệ thuật chèo truyền thống hay lẩy Kiều để diễn tả. Tất nhiên với thể loại này, với người chạy bài ngoài yêu cầu phải là người nhanh nhẹn, hoạt ngôn còn phải là người có chất giọng tốt, biết và thuộc nhiều làn điệu dân ca và nhiều câu thơ trào lộng để có thể đảm bảo sức thu hút người trong cuộc cũng như những khán giả là người ngoài cuộc đến đây mục đích chính không hẳn là để xem các vị cao niên chơi tổ tôm, mà còn là để xem và nghe người chạy bài - nghệ nhân dân gian thể hiện những câu hát dí dỏm hài hước cho mỗi quân bài trong cỗ bài tổ tôm.
Trong một khoảng sân đất rộng nơi đình làng hay bất cứ nơi nào có thể, trong những ngày đầu xuân được dựng lên một sân chơi dành riêng cho tổ tôm điếm. Phát triển từ cách chơi tổ tôm với bộ bài giấy 120 quân dành cho năm người chơi với những luật lệ thưởng phạt..nghiêm ngặt rất chặt chẽ. Thay vì năm người cùng ngồi chung một chiếu để chơi trong phạm vi gia đình,tổ tôm điếm lại được đưa ra sân đình( sân làng) với căn 5 chòi dựng bằng tre, gỗ (điếm) quây cót lợp tranh lát ván sàn đủ chỗ cho ba, bốn người cùng ngồi, để lên chòi nhất thiết phải dùng thang. Năm điếm nhỏ bao quanh một điếm lớn ngay giữa sân, trong có bày vài ba chiếc bàn dùng để chia bài và đặt những thứ dùng trong suốt thời gian chơi tổ tôm điếm. Quân bài được làm bằng gỗ mỏng độ 0,5 cm dài độ 10 cm và rộng cỡ 7- 8 cm bào trơn quang dầu, một mặt dùng sơn hoặc mực tàu viết tên quân bài bằng chữ nho. Trong tổ tôm điếm thường vẫn dùng hai bộ bài gỗ , một bộ chia sẵn trong khi bộ kia đang chơi, ngoài ra có thêm ít nhất một bộ bài bằng giấy bình thường. Khi chia bài gỗ thành từng phần trong cuộc chơi,người ta cũng chia luôn bài giấy như vậy, và khi những đấu thủ đang diễn ra ván bài thì tại đây người phụ trách cũng lần lượt sắp đặt từng phần bài theo đúng vị trí của mỗi điếm con trong quá trình ăn, đánh...để theo dõi. Chặt chẽ như vậy nên chỉ cần ai đó trong 5 điếm phạm luật đều bị phát hiện và xử lý ngay.Cách chơi tổ tôm gần giống với lối đánh chắn (chắn, cạ, chiếu...). Khác chăng với tổ tôm là có nhiều nước ăn nước đánh hơn.Ví như ngoài ăn chắn. ăn cạ... tổ tôm còn ăn theo hàng dọc (phu) cứ ba quân bài thuộc một bộ liền nhau thành một phu như các quân tam vạn, tứ vạn và ngũ vạn chẳng hạn. Với một khoảng sân rộng ở đình làng, bố trí năm điếm cách xa nhau nên vai trò của người chạy bài với những câu rao gọi bài hết sức quan trọng. Đã là một thú chơi , tất nhiên khi người nghệ nhân dân gian này bốc từ trong nọc ra một quân bài , để tăng thêm phần chú ý và hồi hộp của người chơi cũng như những khán giả dự thính , bắt đầu người nghệ nhân này có những động tác hài hước với những câu thơ được nói lối hay được ngâm nga kéo dài như đánh đố người nghe về tên quân bài mà mình vừa bốc được. Ví như khi nghe câu: Gió tốt anh chạy Nghệ An- (anh) viết thư để lại, em hãy khoan lấy chồng...được ngâm nga theo điệu sa mạc chẳng hạn, thì những người tinh ý , thành thạo những quân bài có thể biết đây là quân Ngũ sách với hình vẽ một chiếc thuyền buồm...
120 quân bài, cũng là 120 câu thơ minh hoạ vận dụng trong kho tàng thơ ca có, và ứng khẩu cũng có, rất nhiều câu thể hiện những ước mong của người dân quê trong cuộc sống như:

Chiều chiều vác cuốc ra đồng
Ơn trời phù hộ cho nhà nông được mùa (quân Lục vạn).

Để phê phán những thói hư tật xấu của những kẻ có chức có quyền, chỉ tỏ ra mẫn cán mỗi khi thấy có lợi cho bản thân gia đình như:

Cốc, cốc đánh mõ đi tuần
Cha mi nói dối đau chân nằm nhà
Ngày mai làng làm thịt gà
Con ơi đưa gậy cho cha đi tuần (quân Nhị sách).

Lại có những câu về chuyện tình trai gái cho dù chịu ảnh hưởng khá nặng nề về lễ giáo phong kiến nhưng với quân bài Thất sách tổ tôm điếm thì:

Thương chồng cắp nón sang sông
Mẹ kêu mặc mẹ, thương chồng (em) phải đi...

Còn nữa nhiều lắm, ít nhất theo như được biết thì cứ mỗi quân trong 120 quân bài có một câu thơ thì cũng đã có 120 câu rồi còn gì? Chưa kể có nhiều quân có từ hai đến ba bốn câu thơ minh hoạ, tuy khác nhau về lời nhưng tất cả đều diễn tả chung tên và tính cách của một quân bài mà thôi. Ví như quân Chi Chi trong hàng Nhất chẳng hạn:

Chi chị , chi em buôn chi bán chi
Mười phiên chợ Hiếu em đi cả mười.
Hay: Chi chị, chi em lại bán chi
Đòn triêng kẽo kẹt chân đi vòng kiềng (hình vẽ quân bài Chi Chi là một người đứng với hai chân vòng kiềng).

Tả cái vẻ thanh nhàn của quân bát sách:

Khi vui thuốc lá phì phèo
Khi buồn lại giở Kim Vân Kiều ra xem ( chẳng là quân bài này được vẽ một người đàn ông ngồi hút thuốc lá !)

Cũng là chơi tổ tôm, hay đánh chắn, nhưng nếu chỉ một nhóm dăm bảy người cùng chơi với nhau trong phạm vi gia đình trong những ngày xuân thường diễn ra rất yên lặng không ồn ào. Nhưng với tổ tôm điếm công khai trước bàn dân thiên hạ với mục đích vui xuân có thưởng ,tuy chỉ là những khoản thưởng, phạt nho nhỏ mang tính tượng trưng khích lệ tinh thần. Cùng với tiếng trống con chát.. chát...tom.. tom điểm từng nhịp theo quy định luật chơi như hỏi, ăn quân, khàn , phỗng...hay trống báo hiệu đã ù kết thúc ván chơi trong một hội, tiếng rao bài được cất lên với những cung bậc làn điệu ngân nga đi cùng những động tác điệu bộ hài hước dí dỏm của người chạy bài quả thật đã làm không khí ngày xuân trong hội tổ tôm điếm thực sự sôi động.Đặc biệt mỗi khi có ai đó ù được một ván bài to như Thập hồng, Lèo... chẳng hạn, thì người chạy bài như cũng vui lây với niềm vui của người đó nên càng hưng phấn hơn với những câu hát và điệu bộ khích lệ hết sức vui nhộn... Ở quê tôi, vùng chợ Hiếu - Phủ Quỳ những năm 1980 trở về trước, mỗi khi địa phương tổ chức tổ tôm điếm trong ba ngày Tết nhất khoát phải mời bằng được ông Nguyễn Đức Trạch (mọi người vẫn quen gọi thân mật là ông Hoe Trạch) - Một người rất có duyên với thú chơi tao nhã này - đến để nhận vai trò người cầm trịch chạy bài. Quả thật ở vùng quê tôi có rất nhiều người có thể làm tốt vai trò người chạy bài với những thể hiện thật sự sống động trong hội bài ngày xuân. Nhưng chắc chắn không ai có thể qua được người đàn ông nhỏ con với những nét hài hước dí dỏm rất nghệ sỹ này. Ông là người duy nhất ở vùng Chợ Hiếu Phủ Quỳ thuộc lòng hầu như toàn bộ hàng trăm câu thơ minh hoạ cho những quân bài trong tổ tôm điếm , kể cả những câu do ông ngẫu hứng sáng tác ra. Khi được hỏi về cái thú chơi tổ tôm điếm, ông như bừng sáng với những câu thơ minh hoạ tinh nghịch dí dỏm ví von những quân bài. Tuy không còn như xưa, nhưng giọng người chạy bài xuất sắc một thuở một thời này vẫn còn vang lắm. Ông chỉ ước ao làm sao trước lúc về với tổ tiên dù chỉ một lần được sống lại trong cái không khí náo nức của một hội tổ tôm điếm ngày xưa. Trong câu chuyện vẫn nguyên nét hài hước ngày nào như để nói về mình, ông cất giọng lẩy Kiều:

Ngày nay anh mới yếu hèn
Ngày xưa hai mắt (anh) (cũng sáng) như đèn ô tô.

Ông cười cười: Quân cửu sách đó... Mới năm 2007 trong dịp về quê,tôi còn được ông ngân nga lẩy mấy câu Kiều trong thú chơi tao nhã. Nay ông đã là người thiên cổ mang theo cả gia tài thơ phú chạy bài... Nghĩ mà tiếc!
Làng quê mỗi dịp vào xuân, những trò vui dân gian với sân cờ thẻ, cờ người, những cột đu tiên bằng những cây tre cao vút lên xuống nhịp nhàng theo nhịp nhún của trai tài gái sắc phấp phới những dải lụa đào trong gió xuân... Tất cả đang dần dần trở thành ký ức... Bây giờ hầu hết trên những làng quê, những trò vui dân gian dần dần vắng bóng, đang có nguy cơ mai một. Thay thế vào đó là những môn thể thao và các trò chơi hiện đại. Nhưng chắc chắn một điều đó là hẳn không mấy trò chơi hiện đại và cả những môn thể thao đó lại có thể gây được ấn tượng sâu sắc trong tâm trí bao người trong những ngày đầu xuân như những trò vui dân dã ngày xưa. Với tổ tôm điếm trong những ngày hội xuân quê tôi ngày nào, chỉ kéo dài trong ba ngày tết nhưng mỗi lần nhớ đến lại như được sống trong không khí hội hè với những câu hát chạy bài để đời./.

thiếu bá
22-02-13, 12:09
Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn - Hải Phòng
(Sưu tầm)


"Dù ai buôn đâu bán đâu,
Mồng chín tháng tám chọi trâu thì về, Dù ai buôn bán trăm nghề,
Mồng chín tháng tám thì về chọi trâu" Không biết từ bao giờ, câu ca mộc mạc trên đã trở thành tiếng gọi của quê hương, nhắc nhở người Đồ Sơn nhớ về nơi "chôn rau cắt rốn". Nơi có lễ hội truyền thống "độc nhất vô nhị" tại Việt Nam. Đó là Lễ hội chọi trâu được tổ chức hàng năm tại quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng.
Lễ hội chọi trâu có từ bao giờ và bắt đầu từ đâu thì không ai biết, nhưng những truyền thuyết về lễ hội này thì có rất nhiều, mỗi truyền thuyết đều gắn với một sự tích kỳ bí khác nhau nhưng tất cả đều khẳng định: Hội chọi trâu là mỹ tục hào hùng mang đậm tính thượng võ, tính táo bạo và lòng quả cảm rất độc đáo của người Đồ Sơn.


http://dulichhaiphong.com.vn/uploads/Image/Choi%20Trau%20Do%20Son/Choi_trau-do-son5.jpg
Được tổ chức vào ngày 9/8 Âm lịch hàng năm. Vòng đấu loại được tổ chức vào tháng 6 Âm lịch hàng năm. Hội chọi trâu cũng được xem như là ngày Tế lễ "Thần Hùng Trấn điểm tước" (Vị thuỷ thần và cũng là Thành Hoàng chung cho cả vùng Đồ Sơn), để trong cả năm cư dân Đồ Sơn đi biển gặp nhiều may mắn. Mở đầu trận đấu là màn múa cờ tưng bừng của mấy chục thanh niên khỏe mạnh. Sau hiệu lệnh, từng cặp trâu được dẫn vào. Cuộc đấu diễn ra rất quyết liệt giữa các đối thủ bằng những miếng nhà nghề. Theo quy định, hễ con nào bỏ chạy là thua. Trâu thắng trận được rước trang trọng về đình làng trong tiếng reo hò hân hoan của cộng đồng. Lệ cũng quy định trâu thắng hay thua đều được xẻ thịt làm lễ cúng thần và chia cho các gia đình cùng hưởng lộc.

Để có những ngày hội náo nức, người dân Đồ Sơn phải chuẩn bị rất công phu trong khoảng 8 tháng trời. Theo người dân Đồ Sơn thì điều quan trọng bậc nhất là việc tìm và nuôi dưỡng trâu. Thông thường, sau Tết Nguyên đán, các sới chọi đều cử người có nhiều kinh nghiệm đi khắp nơi để mua trâu, có khi họ phải lặn lội hàng tháng trời vào các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Nam Định, Thái Bình, thậm chí lên tận Tuyên Quang, Bắc Cạn... mới tìm được con trâu vừa ý.

http://dulichhaiphong.com.vn/uploads/Image/Choi%20Trau%20Do%20Son/Choi_trau-do-son4.jpg

Qua nhiều năm lặn lội tìm mua trâu, người Đồ Sơn nhận thấy rằng, những con trâu mua được ở chợ Gồi (Nam Định), Thủy Nguyên (Hải Phòng), Thanh Hà (Hải Dương) thường "giật" giải nhiều hơn. Bởi thế, cứ sau Tết âm lịch hằng năm, người Đồ Sơn lại đổ xô đến những địa phương trên lùng mua trâu.
Một chủ trâu có nhiều năm kinh nghiệm cho biết: "Chọn trâu là một công việc cầu kỳ và tỷ mỉ, trâu đủ tiêu chuẩn phải là những con trâu đực khỏe mạnh, có khả năng chống chịu được đòn của đối phương (nghĩa là phải gan lỳ). Thông thường, những chú trâu da đồng, lông móc, một khoang bốn khoáy, hàm đen, tóc tráp (lông trên đầu cứng, dày để tránh nắng)... là trâu gan. Trâu phải có ức rộng, cổ tròn dài và hơi thu nhỏ về phía đầu, lưng càng dày, càng phẳng càng tốt. Háng trâu phải rộng nhưng thu nhỏ về phía hậu càng nhọn càng quý. Sừng trâu phải đen như mun, đầu sừng vênh lên như hai cánh cung, giữa hai sừng có túm tóc hình chóp trên đỉnh đầu là khoáy tròn. Mắt trâu phải đen, tròng đỏ. Mặt trâu giống mặt ngựa là trâu chọi hay...".


http://dulichhaiphong.com.vn/uploads/Image/Choi%20Trau%20Do%20Son/Choi_trau-do-son.jpg
Việc chọn mua trâu đã khó khăn, việc chăm sóc, huấn luyện trâu càng khó khăn gấp bội. Những người được giao nhiệm vụ chăm sóc huấn luyện trâu thường là những người có nhiều kinh nghiệm. Trâu chọi được nuôi ở chuồng riêng, tách biệt và kín đáo. Điều đặc biệt là không được để cho trâu chọi trông thấy trâu nhà cốt để trâu chọi khôi phục bản năng hoang dã, đơn độc của nó. Trường huấn luyện trâu thường là những bãi đất rộng, có nhiều người đứng xung quanh gõ chiêng trống và hò hét.
Khi huấn luyện, người ta còn phủ cờ đỏ lên đầu trâu, mình trâu để cho trâu quen dần với không khí của ngày hội. Người huấn luyện còn dạy cho trâu có những miếng đánh hay, đòn hiểm và độc đáo. Sau khi huấn luyện, trâu nào được chọn làm trâu chọi sẽ được gọi một cách tôn kính là "ông trâu". Trâu nào đoạt giải nhất, được tôn lên thành "cụ trâu".

http://dulichhaiphong.com.vn/uploads/Image/Choi%20Trau%20Do%20Son/Choi_trau-do-son2.jpg
Ở Đồ Sơn, phường nào cũng có người mê trâu chọi, có kinh nghiệm tìm mua trâu, chăm sóc, huấn luyện trâu chọi, những người này được coi là nghệ nhân. Trong ngày lễ hội, tên của họ được nhắc đến với tư cách là chủ của "ông trâu"…
Mở đầu hội chọi trâu là lễ tế thần Điểm Tước (vị thuỷ thần, và cũng là Thành hoàng làng của cả vùng Đồ Sơn). Lễ tế thần ngày hội chọi trâu là lễ lớn nhất trong năm của người Đồ Sơn.
Tuy nhiên, phần hội chọi trâu luôn có sức hấp dẫn lạ kỳ thu hút đông đảo du khách bốn phương đến cổ vũ.Vào hội, ai cũng náo nức, hồi hộp, chờ đợi… Từ hai phía của sới chọi, "ông trâu" được dẫn ra có người che lọng và múa cờ hai bên. Khi hai "ông trâu" cách nhau 20m, người dắt nhanh chóng rút "sẹo" cho trâu rồi khẩn trương thoát ra ngoài sới chọi. Hai trâu lao vào nhau với tốc độ khủng khiếp, hai đôi sừng đập vào nhau kêu chan chát... Cứ thế, hai trâu chọi nhau quyết liệt giữa tiếng hò reo vang dậy của hàng ngàn khán giả.
Trước khi ra xới trâu được quây kín, để chiến đấu quyết liệt hơn khi thấy đối thủ. Hàng vạn khán giả nín thở theo dõi trận đấu. Kết thúc hội chọi trâu là một cuộc rước giải trâu nhất về đình làm lễ tế thần. Cuộc rước này phải có tất cả mọi người dân Đồ Sơn (cả chủ trâu thua cuộc) biểu thị sự đoàn kết, vô tư, cùng đồng lòng mừng ngày vui chung. Trâu nhất hàng tổng được phần thưởng là một lá cờ vóc hồng thêu hai chữ "Thượng Đẳng" bằng kim tuyến, một bát hương bằng đá xanh đem theo đám rước trở về.
Theo tập tục của địa phương, các trâu tham gia chọi, dù thắng, dù thua, đều phải giết thịt, dân Đồ Sơn lấy một bát tiết cùng một ít lông của trâu (mao huyết) để cúng thần, sau đó đổ xuống ao để tiễn thần... Du khách đến dự lễ hội có thể mua thịt trâu về ăn để cầu may và chúc phúc…
Với những nét văn hóa truyền thống độc đáo vốn có, Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn đã trở thành một sản phẩm du lịch độc đáo thu hút du khách bốn phương đến với Hải Phòng. Năm 2000, Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn được Nhà nước công nhận là một trong 15 lễ hội lớn của cả nước.

thiếu bá
22-02-13, 12:14
Lễ hội rước pháo Đồng Kỵ, Bắc Ninh
(Sửu tầm)

Sáng 13/2, phường Đồng Kỵ, thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh đã tưng bừng tổ chức Lễ hội rước pháo Đồng Kỵ.

Lễ hội rước Pháo Đồng Kỵ năm nay gồm 2 phần chính: Lễ rước pháo và rước ông Đám. Hai quả đại pháo và tràng pháo được người dân Đồng Kỵ trạm đúc tinh xảo với biểu tượng Long - Phụng chào đón xuân Qúy Tỵ được rước từ nhà truyền thống và đặt trang trọng ở sân đình trong sự chứng kiến và háo hức của hàng nghìn khách thập phương.

Tương truyền, vào thời Hùng Vương thứ 6, tướng Thiên Cương sau khi đánh dẹp giặc Xích Quỷ trở về lại gặp nạn giặc Ân sang xâm chiếm nước ta. Vì ngài cùng với Thánh Gióng có công đánh đuổi giặc Ân nên khi trở về, làng đã mở hội khao quân. Trong hội khao quân có đốt pháo làm vui nên từ đó trở đi tập tục này vẫn được dân làng Đồng Kỵ duy trì cho đến ngày nay.



http://congly.com.vn/data/news/2013/2/14/39/phaojpg1360801365.jpg
Các thanh niên trai tráng khỏe mạnh trong làng được chọn để rước pháo
http://congly.com.vn/data/news/2013/2/14/39/MediumAVVH7242950jpg1360801365.jpg
Quả pháo dài 6m, đường kính 60 cm được rước trong ngày khai hội

http://congly.com.vn/data/news/2013/2/14/39/MediumAVVH7242948jpg1360801365.jpg
Rước pháo qua cổng đình
http://congly.com.vn/data/news/2013/2/14/39/MediumAVVH7242953jpg1360801365.jpg
Các trai làng rước bốn Quan đám (cùng 50 tuổi) ra sân đình múa lễ cầu cho mưa thuận gió hòa
(bốn vị này tượng trưng cho các vị thần mưa, gió, sấm, chớp).

thiếu bá
22-02-13, 12:31
Hội chợ Viềng - Nam Định
(Sưu tầm)

Nam Định vốn nổi danh là vùng đất của lễ hội với hàng trăm lễ hội lớn nhỏ trải dài suốt năm. Những ngày đầu năm mới, ngoài lễ khai ấn Đền Trần thì hội chợ Viềng (bao gồm chợ Viềng Nam Giang và chợ Viềng Phủ Dày) là một trong những điểm đến thu hút khách thập phương nhiều nhất.

Chợ Viềng họp một phiên duy nhất trong năm, bày bán cây cảnh và đồ cổ, nông cụ, trong đó đồ cổ*, đồ giả cổ có lẽ là mặt hàng đặc biệt thu hút nhất.

Ở Nam Định có tới bốn chợ Viềng, thứ nhất là chợ Viềng ở xã Mỹ Trung (huyện Mỹ Lộc), song chợ này giờ chỉ còn tồn tại như một địa danh. Từ thành phố đi lên chợ Viềng Mỹ Trung chỉ vài cây số, bình thường nói “lên Viềng” hay “đến chợ Viềng” người ta hiểu là nơi ấy. Còn khi nói “đi chợ Viềng” hay "đi chơi chợ Viềng” người ta thường hay nghĩ tới ba cái chợ còn lại, những nơi mà tên gọi “Viềng” chỉ thực sự có ý nghĩa một ngày trong một năm: chợ Viềng ở chợ Chùa (thị trấn Nam Giang, huyện Nam Trực) và chợ Viềng Phủ Dày (thôn Trung Thành, xã Kim Thái, huyện Vụ Bản), chợ Viềng ở Hải Lạng (huyện Nghĩa Hưng) thì nay còn rất ít người biết tới.




http://media.thethaovanhoa.vn/2013/02/17/11/18/Di-cho-Vieng-chua-hay-cho-Vieng-phu2%20%282%29.JPG
Đồ cổ, giả cổ từ khắp nơi được bày bán với hàng trăm quầy tại chợ Viềng Chùa. Ảnh Lan Hương



Chợ Viềng Nam Giang (hay còn gọi là chợ Viềng Chùa) và chợ Viềng Phủ Dày (chợ Viềng Phủ) đều họp từ sáng ngày mồng 7 kéo dài đến hết ngày mồng 8 đón khách thập phương tới du xuân, mua sắm nông cụ, cây giống để xuống đồng hay cây cảnh, đồ cổ về để trưng trong nhà. Khác với sự xô bồ của những phiên chợ thông thường, chợ Viềng còn mang ý nghĩa tâm linh. Chợ Viềng Nam Giang là nơi có chùa Đại Bi thờ Thiền Sư Từ Đạo Hạnh. Chợ Viềng Kim Thái, Trung Thành là nơi có quần thể di tích Phủ Dày thờ Thánh mẫu Liễu Hạnh.

Tiếng là "hội chợ" nhưng chợ Viềng không bán mua những sản phẩm ngoại lai cao cấp, hào nhoáng đắt tiền như ở các hội chợ tỉnh, thành phố lớn. Sản phẩm được đem ra mua bán ở đây chủ yếu là các cây trồng, vật nuôi: từ cây trồng để lấy gỗ, cây hoa cây cảnh, các loại cây ăn quả, thậm chí cả cây cà, cây chanh, cây ớt. Và sau nữa là đến các vật dụng sản xuất nhỏ của nhà nông. Người ta có thể tìm mua ở đây từ cái cày cái cuốc đến các vận dụng nhỏ như đôi quang thúng, cái đòn gánh, hay những thực phẩm cần thiết cho cuộc sống con người như gạo, thịt, quần áo, giày dép…du khách còn có thể tìm thấy ở đây những bộ tế khí, những chiếc lư hương bằng đồng, cùng trăm ngàn thứ vật dụng linh tinh khác. Bởi vậy, nếu gọi chợ Viềng Chùa là “chợ đồ cổ” thì cũng không hẳn quá lời. Chợ đồ cổ thì nhiều nơi có, nhưng một năm chỉ họp một lần như chợ Viềng Chùa thì chắc hẳn không nhiều. Có lẽ chính sự “ít ỏi” ấy làm nên sự độc đáo, cũng là nét thu hút của phiên chợ này.

Ngoài ra, còn có thứ thực phẩm được người bán kẻ mua rất tưng bừng náo nhiệt. Ðó là thịt bò non. Nói đúng ra là thịt bê được thui vàng ươm nguyên cả con, bán rất nhiều dọc các ngả đường đi vào chợ. Có thể nói không ngoa rằng "Trên là trời, dưới là thịt bò bê". khách mua ai thích phần nào có thể tuỳ chọn, mà giá lại rất phải chăng, hợp với túi tiền của "người nhà quê".




http://media.thethaovanhoa.vn/2013/02/17/11/20/Di-cho-Vieng-chua-hay-cho-Vieng-phu1.JPG

Thịt bò là thực phẩm không thể thiếu tại mỗi phiên chợ Viềng. Ảnh Lan Hương





Cái hay ở chợ Viềng là thế, nó như một cái sàn giao dịch để những người cùng sở thích gặp nhau. Một điều thú vị nữa là chợ Viềng không có cảnh đốt vía, đuổi khách hay nói kháy, mỉa mai khách như ở các chợ khác… Cả trăm chủ hàng, không ai nặng lời với khách, dù khách có trả bằng 1/10 giá họ nêu ra, người bán hàng coi ngày đầu xuân đi chợ là để mua may bán rủi, họ đến đây tìm bạn tâm giao, tìm người cùng niềm đam mê là chính. “Văn hóa bán hàng” đặc biệt đó đã làm nên sức quyến rũ rất riêng của phiên chợ Viềng mỗi năm một lần duy nhất này.

“Giá năm có mấy tháng Giêng
Mỗi Giêng năm bảy lần Viềng em ơi”

Tháng Giêng từ lâu được coi là “tháng ăn chơi”, là mùa bắt đầu của những lễ hội dân gian độc đáo. Để rồi mỗi khi tới mồng 7, mồng 8 âm lịch, người ta lại nô nức rủ nhau đi Nam Định, tìm tới chợ Viềng – phiên chợ cầu may đặc biệt, nơi “mua may bán rủi” để thêm lộc về nhà mở đầu năm mới tốt lành. Người bán không cầu lỗ lãi, người mua không tham đắt rẻ. Đặc trưng rất riêng ấy đã trở thành một trong những điểm thú vị thu hút của phiên chợ bày bán cây cảnh và đồ cổ này.